Giáo án Tự nhiên xã hội 1 kì 2 - Trường tiểu học Vĩnh Hòa

TUẦN 27

Tên bài dạy: Con mèo

A. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:

- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo

- Nói về một số đặc điểm của con mèo (Lông, móng vuốt, ria, mắt, đuôi)

- Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.

- HS có ý thức chăm sóc mèo (nếu nhà em nuôi mèo)

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Các hình trong bài 26 SGK. Một con mèo thật.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

I. ổn định lớp:

II. Bài cũ: Nêu các bộ phận chính của con gà, ích lợi của việc nuôi gà?

III. Bài mới:

 

doc28 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 1 kì 2 - Trường tiểu học Vĩnh Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài cũ: Trả bài kiểm tra, nhận xét.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Thảo luận tình huống.
Chia thành 5 nhóm
GV KL: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông, chẳng hạn như: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đang ở trên phương tiện giao thông.
3. Hoạt động 2: Biết quy định về đi bộ trên đường.
GV HD HS quan sát tranh.
KL: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình, còn trên đường có vỉa hè thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè.
4. Hoạt động 3: Biết thực hiện theo những quy định về trật tự an toàn giao thông.
GV cho HS biết các quy tắc đèn hiệu. GV dùng phấn kẻ ngã tư đường phố ở sân, ai vi phạm luật sẽ bị phạt.
Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống và trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác có thể bổ sung hoặc đưa ra suy luận riêng.
Quan sát các tranh và trả lời câu hỏi.
HS từng cặp quan sát tranh theo HD của GV. Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
HS chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”
Một số HS đóng vai đèn hiệu, 1 số HS đóng vai người đi bộ, 1 số đóng vai ô tô, xe máy...
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
Để tránh xảy ra tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông như thế nào ?
Về ôn lại bài, chuẩn bị bài: Cây rau.
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 22
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Cây rau
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây rau và nơi sống của chúng
- Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau
- Nói được ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn
- HS có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- GV và HS đem các cây rau đến lớp
- Hình ảnh các cây rau trong bài 22 SGK, khăn bịt mặt.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông như thế nào ? nhận xét.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV và HS giới thiệu cây rau của mình:
GV nói tên cây rau và nơi sống của cây rau mà mình đem tới.
Ví dụ: Đây là cây rau cải, nó được trồng ở ngoài ruộng (hoặc trong vườn)
Hỏi HS: Cây rau em mang tới là gì ? Nó được trồng ở đâu ?
a. Hoạt động 1: Quan sát cây rau: HS biết tên các bộ phận của cây rau, biết phân biệt loại rau này với loại rau khác.
B1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ
B2: GV KL: GV giúp HS hiểu những ý sau: có rất nhiều loại rau.
Các cây rau đều có: rễ, thân, lá
Có loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách...
Có loại rau ăn được cả lá và thân như: rau cải, rau muống.
Có loại rau ăn thân như: su hào
Có loại rau ăn củ như: củ cải
Có loại rau ăn hoa như: thiên lý
Có loại rau ăn quả như: cà chua
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
B1: Chia nhóm 2 em
GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS.
B2: Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời.
B3: Hoạt động cả lớp
GV nêu câu hỏi.
GV rút ra kết luận
c. Hoạt động 3: TRò chơi “Đố bạn rau gì ?”
HS nói tên cây rau và nơi sống của cây rau mà em mang đến lớp.
Các nhóm quan sát cây rau và trả lời các câu hỏi
Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
HS đặt và trả lời câu hỏi dựa trên hình ảnh trong SGK.
Biết lợi ích của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
HS trả lời theo sự gợi ý của GV.
HS củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
Dặn HS nên ăn rau thường xuyên. Nhắc các em phải rửa sạch rau trước khi dùng làm thức ăn.
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 23
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Cây hoa
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây hoa và nơi sống của chúng
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa
- Nói được ích lợi của việc trồng hoa
- HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- GV và HS đem cây hoa đến lớp
- Hình ảnh các cây hoa trong bài 23 SGK.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Ăn rau có lợi ích gì cho sức khoẻ ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
GV cho HS giới thiệu cây hoa của mình
GV nói về cây hoa và nơi sống của cây hoa mà mình đem tới.
a. Hoạt động 1: Quan sát cây hoa. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. HD các em làm việc theo nhóm.
KL: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa, mỗi loại có màu sắc, hương thơm khác nhau.
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
B1: HD HS tìm bài 23 SGK
B2: Yêu cầu một số cặp lên bảng.
B3: GV nêu câu hỏi, HS thảo luận. GV nêu một số cây hoa ở địa phương.
c. Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn hoa gì ?”
HS nói tên và nơi sống của cây hoa em mang đến lớp.
HS chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa.
Phân biệt loại hoa này với loại hoa khác.
HS thảo luận câu hỏi.
Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
HS làm việc theo cặp
Đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong SGK
Biết lợi ích của việc trồng hoa.
HS lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. Kể tên các loại hoa có trong SGK.
Kể tên một số hoa em biết
Hoa dùng để trang trí, làm cảnh
HS củng cố những hiểu biết về cây hoa.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
Nêu các bộ phận chính của cây hoa ? ích lợi của việc trồng hoa ? 
Về xem lại bài, làm BT, chuẩn bị bài: Cây gỗ.
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 24
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Cây gỗ
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ
- Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ
- HS có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành ngắt lá.
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Nêu các bộ phận và ích lợi của cây hoa.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
2. Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ. KL: Giống như cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá và hoa nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán tỏa bóng mát.
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
KL: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng vào những việc khác. Cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao. Có tác dụng giữ đất, chắn gió, tỏa bóng mát. Vì vậy cây gỗ thường được trồng nhiều thành rừng hoặc được trồng ở những khu đô thị để có bóng mát, làm cho không khí trong lành.
HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ phận chính của cây gỗ.
Học sinh đặt và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong SGK.
Theo cặp, quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi. Thay nhau đọc và trả lời câu hỏi.
Một số HS trả lời, các em khác bổ sung.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
- Giáo dục HS không phá cây.
- Về xem lại bài, làm BT. Chuẩn bị bài: Con cá
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 25
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Con cá
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Kể tên một số loài cá và nơi sống của chúng (cá biển, cá sông, cá suối, cá ao, cá hồ)
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá.
- Nêu được một số cách bắt cá
- Ăn cá giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt
- HS cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- Các tranh ảnh trong bài 25 SGK.
- GV và HS đem đến lớp lọ (bình) đựng cá (mỗi nhóm 1 lọ) và các phiếu bài tập, bút chì.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Nêu các bộ phận chính của cây gỗ ? ích lợi của cây gỗ.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
GV và HS giới thiệu con cá của mình.
GV nói tên và nơi sống của con cá mà mình đem đến lớp.
Hỏi: Các em mang đến lớp loại cá gì ? Nó sống ở đâu ?
2. Hoạt động 1: Quan sát con cá được mang đến lớp.
Tên các bộ phận bên ngoài của cá ? Mô tả con cá bơi và thở ?
KL: Con cá có đầu, mình, đuôi và các vây.
Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng.
Cá thở bằng mang, cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang cá, ô xy tan trong nước được đưa vào máu cá.
3. Hoạt động 2: 
4. Hoạt động 3:
HS theo dõi GV HD.
HS nói tên và nơi sống của cá.
HS nhận ra các bộ phận của con cá.
Mô tả con cá bơi và thở
Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm lên trình bày.
HS đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK. Quan sát theo cặp, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
Cả lớp thảo luận các câu hỏi
HS làm BT 25
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
- Về xem lại bài, làm BT. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 26
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Con gà
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà; phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
- Nêu ích lợi của việc nuôi gà
- Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng
- HS có ý thức chăm sóc gà (nếu nhà em nuôi gà)
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- Các hình trong bài 26 SGK.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Nêu các bộ phận chính của con cá? ích lợi của việc nuôi cá?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
2. Hoạt động 1: 
Đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK.
KL: Trong tranh 54 SGK hình trên là gà trống, hình dưới là gà mái. Con gà nào cũng có đầu, cổ, mình, 2 chân, 2 cánh. Toàn thân gà có lông che phủ. Đầu gà nhỏ, có mào, mỏ gà nhọn, ngắn và cứng; chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắc để đào đất.
Gà trống, gà mái và gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và tiếng kêu. Thịt gà và trứng gà cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khoẻ.
HS theo cặp quan sát tranh.
Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
Cả lớp thảo luận câu hỏi.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
- Cho HS chơi trò chơi.
- HS đóng vai con gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng. Đóng vai gà mái cục tác và đẻ trứng. Đóng vai đàn gà con kêu chíp chíp. Hát bài: Đàn gà con.
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 27
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Con mèo
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo 
- Nói về một số đặc điểm của con mèo (Lông, móng vuốt, ria, mắt, đuôi)
- Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
- HS có ý thức chăm sóc mèo (nếu nhà em nuôi mèo)
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- Các hình trong bài 26 SGK. Một con mèo thật.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Nêu các bộ phận chính của con gà, ích lợi của việc nuôi gà?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
Nhà em nào nuôi mèo ?
Nói với cả lớp về con mèo nhà em.
GV giới thiệu bài, ghi đề.
2. Hoạt động 1: 
Quan sát con mèo.
GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của các nhóm.
KL: GV nhắc lại ý chính và giảng thêm.
3. Hoạt động 2:
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
KL: Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
Móng chân mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mồi nó sẽ giương vuốt ra.
Không nên trêu chọc làm cho mèo tức giận.
Một vài HS nói với cả lớp về con mèo của mình.
HS thảo luận nhóm
HS đặt và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con mèo thật.
HS thảo luận, cả lớp biết lợi ích của việc nuôi mèo
Mô tả hoạt động bắt mồi của con mèo.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
- Cho HS chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu và 1 số hoạt dộng của con mèo”; Chơi trò “Mèo đuổi chuột” .
- Các tổ thi đua bắt chước giống tiếng kêu và 1 số hoạt động của con mèo, cả lớp ra sân chơi.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau: Con muỗi.
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 28
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Con muỗi
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi 
- Nói nơi sống của con muỗi.
- Nêu một số cách diệt trừ muỗi
- HS có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- Các hình trong bài 28 SGK. HS có thể đập chết một vài con muỗi, ép vào giấy và mang đến lớp.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một vài con cá thả trong lọ làm bằng thuỷ tin hoặc nhựa trong; 1 lọ hoặc túi ni lông đựng bọ gậy.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
2. Hoạt động 1: 
Quan sát con muỗi, chia nhóm 2 em.
GV yêu cầu 1 vài cặp lên trả lời câu hỏi.
KL: Muỗi là 1 loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh.
Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật để sống.
3. Hoạt động 2:
GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
GV KL: GV yêu cầu HS thả bọ gậy vào lọ cá và quan sát xem điều gì xảy ra.
Từng nhóm quan sát con muỗi thật hoặc hình ảnh con muỗi và trả lời câu hỏi.
Mỗi cặp chỉ hỏi và trả lời 1 câu.
HS thảo luận nhóm
Đại diện của nhóm 1 và 2 lên trình bày với cả lớp về nơi sống và tập quán của muỗi.
Các nhóm khác bổ sung
Đại diện của nhóm 3, 4 lên trình bày tác hại của muỗi.
Các nhóm khác bổ sung.
Đại diện nhóm 5, 6 trình bày về cách phòng để không bị muỗi đốt và cách tiêu diệt muỗi.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
GV nhận xét, tuyên dương
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 29
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Trời nắng, trời mưa
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- Các hình trong bài 30 SGK. 
- GV và HS sưu tầm những tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Nơi sống của muỗi ? Tác hại của muỗi ? Nhận xét bài cũ.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
2. Hoạt động 1: 
Làm việc với những tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
B1: Chia lớp thành 3, 4 nhóm.
Yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm mang đến lớp, để riêng những tranh, ảnh về trời nắng, để riêng những tranh ảnh về trời mưa.
B2:
GV KL: Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống, mọi cảnh vật, đường phố khô ráo...
Khi trời mưa có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời.
3. Hoạt động 2: Thảo luận
B1: Yêu cầu HS tìm bài 30
B2:
GV KL: Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để không bị nhức đầu, sổ mũi...
Đi dưới trời mưa phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô để không bị ướt.
4. GV cho HS chơi trò chơi
“Trời năng, trời mưa”
Nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
Mỗi HS trong nhóm nêu lên dấu hiệu của trời nắng.
Lần lượt mỗi HS nêu lên dấu hiệu của trời mưa.
Đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp.
HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
2 HS hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK.
Một số HS nói lại những gì các em đã thảo luận.
Một HS hô “Trời nắng” các HS khác cầm nhanh những tấm bìa có vẽ (hoặc ghi tên) những thứ phù hợp dùng cho khi đi nắng
Một HS hô “Trời mưa” các HS khác cầm những tấm bìa có vẽ (hoặc ghi tên) những thứ phù hợp dùng cho khi đi mưa.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
Về ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau: Gió; GV nhận xét, tuyên dương
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 30
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Thực hành quan sát bầu trời
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hàng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản.
- HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng.
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
Bút chì, bút màu (Vở BT TNXH 1 bài 31)
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Khi trời nắng, trời mưa bầu trời như thế nào ? Nhận xét bài cũ.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
2. Hoạt động 1: Quan sát bầu trời.
B1: GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát.
B2: GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em thực hành quan sát theo yêu cầu trên.
GV nêu từng câu hỏi và chỉ định 1 số HS dựa theo những gì các em đã quan sát được.
KL: Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa...
3. Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
GV khuyến khích HS vẽ theo cảm thụ và trí tưởng tượng của mình.
GV chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp.
HS quan sát, nhận xét và sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây.
HS đứng dưới bóng mát để quan sát.
HS thực hành quan sát.
HS vào lớp thảo luận câu hỏi.
Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì ?
HS dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh các em lấy giấy màu (vở BT) và bút màu để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
HS giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
Về ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau: Gió; GV nhận xét, tuyên dương
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 31
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Gió
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay mạnh.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- Các hình trong bài 32 SGK.
- Mỗi HS làm sẵn 1 cái chong chóng.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
KL: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im, gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngã.
3. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời.
GV nêu nhiệm vụ cho HS: ra ngoài trời quan sát.
GV đến các nhóm giúp đỡ và kiểm tra.
KL: Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được là khi đó trời lặng gió hay có gió.
 Khi trời lặng gió cây cối đứng im; Gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động; Gió mạnh hơn có cành lá đung đưa; Khi gió thổi vào người, ta cảm thấy mát (nếu trời nắng).
HS (theo cặp) quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
HS nhận biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt dấu hiệu cho biết có gió nhẹ, gió mạnh.
HS nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
Làm việc theo nhóm.
Nêu những nhận xét của mình với các bạn trong nhóm.
Đại diện 1 vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
3. CủNG Cố - DặN Dò: 
GV cho HS ra sân chơi chong chóng theo nhóm để đảm bảo em nào cũng được chơi.
Về ôn lại bài, chuẩn bị bài: Trời nóng, trời rét.
Môn: Tự nhiên xã hội
TUầN 32
Thứ ngày tháng năm 200
Tên bài dạy: Trời nóng, trời rét
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Nhận biết trời nóng hay trời rét.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét.
- Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết.
B. Đồ DùNG DạY - HọC: 
- Các hình trong bài 33 SGK.
- GV và HS sưu tầm thêm các tranh ảnh về trời nóng, trời rét.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Nêu những gì bạn nhận thấy khi gió thổi vào người. Nhận xét bài cũ.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài, ghi đề:
2. Hoạt động 1: Làm việc với các tranh ảnh mô tả cảnh trời nóng với các tranh, ảnh mô tả cảnh trời rét.
GV chia HS trong lớp thành 3, 4 nhóm. Kết thúc hoạt động này, GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi.
Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét)
Kể tên những đồ vật cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng hoặc lạnh.
3. Hoạt động 2: Trò chơi “Trời nóng, trời rét”.
GV nêu cách chơi theo nhóm hoặc chỉ định đại diện của các nhóm lên chơi.
Kết thúc trò chơi, GV cho HS thảo luận câu hỏi.
Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét ?
GV KL: Trang phục phù hợp thời tiết sẽ bảo vệ cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm

File đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi (HKII).doc
Giáo án liên quan