Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 52: Cá - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thùy
Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài cơ thể cá.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: quan sát tranh và nêu tên các con cá + chỉ ra các bộ phận của chúng.
- GV gọi HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
- Cơ thể các loài cá có gì giống nhau?
- Cá sống ở đâu?
- Tùy thuộc vào môi trường sống của cá mà người ta chia cá làm 2 loại: cá nước ngọt và cá nước mặn.
- GV yêu cầu HS lên bảng phân loại các loại cá trong SGK.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Cá thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
- Bên trong cơ thể chúng có xương sống hay không?
- GV kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
Thứ tư ngày 09 tháng 03 năm 2016 Người soạn: Nguyễn Thị Thùy Ngày soạn : 08/03/2016 Ngày dạy : 09/03/2016 Môn: Tự nhiên và Xã hội Bài: CÁ MỤC TIÊU: Giúp HS: Thấy được sự đa dạng, phong phú và ích lợi của cá đối với đời sống con người. Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá. Giáo dục HS chăm chỉ học bài. CHUẨN BỊ: Tranh các loài cá; tranh về nuôi, đánh bắt và chế biến cá. Phiếu học tập. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm chung của tôm – cua. + Nêu lợi ích của tôm – cua. HS nhận xét. GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài: “Cá” Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài cơ thể cá. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: quan sát tranh và nêu tên các con cá + chỉ ra các bộ phận của chúng. GV gọi HS báo cáo kết quả. GV nhận xét. Cơ thể các loài cá có gì giống nhau? Cá sống ở đâu? Tùy thuộc vào môi trường sống của cá mà người ta chia cá làm 2 loại: cá nước ngọt và cá nước mặn. GV yêu cầu HS lên bảng phân loại các loại cá trong SGK. HS nhận xét. GV nhận xét. Cá thở bằng gì và di chuyển bằng gì? Bên trong cơ thể chúng có xương sống hay không? GV kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây. Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng của cá. GV phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu nhận xét. + Về màu sắc: (Những loài cá nào có màu sắc sặc sỡ? Màu trắng có những loài cá nào? Cá biển có màu gì?) + Về hình dạng: (Em hãy kể tên những loài cá nào mình tròn? Hãy kể tên những loài cá nào có mình dài? Những loài cá nào trông giống cái diều?) + Về các bộ phận vây, vẩy, miệng GV gọi HS báo cáo kết quả. HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận: Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm, màu sắc, hình dạng khác nhau tạo nên thế giới cá phong phú và đa dạng. Hoạt động 3: Ích lợi của cá Nuôi cá có lợi ích gì? Ngoài làm thức ăn, chúng ta còn dùng cá làm gì nữa. HS nhận xét. GV nhận xét. GV kết luận: Phần lớn cá được dùng làm thức ăn. GV yêu cầu HS nhắc lại mục Bạn cần biết. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá? HS nhận xét. GV nhận xét. GV treo tranh ảnh về các hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu HS nhắc lại mục Bạn cần biết. Chuẩn bị bài mới: Chim. Nhận xét tiết học. 2 – 3 HS trả lời. HS làm việc theo nhóm. HS báo cáo kết quả. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy. Cá sống dưới nước. 2 HS lên bảng làm bài. Cá thở bằng mang và di chuyển bằng vây, đuôi. Bên trong cơ thể cá có xương sống. HS thảo luận nhóm. Màu sắc của cá rất đa dạng: có con cá có màu sắc sặc sỡ, nhất là các loài cá cảnh như cá vàng; có loài có màu trắng bạc như cá mè; các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen; trên mình cá, sống cá thường có màu sẫm, phần bụng ngả dần sang màu trắng. Hình dạng của cá cũng rất đa dạng: có con mình tròn như cá vàng; có con mình thuôn như cá chép, cá rô phi; có con dài như cá quả, lươn; có con trông như quả trám như cá chim; có con trông giống như cái diều như cá đuối; có con cá rất bé, có con lại to như cá mập, cá voi, cá heo. Có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá quả; có con vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối; các loài cá nước ngọt thường có vảy, các loài cá biển thường có da trơn, không vảy; miệng cá có con rất nhỏ, có con miệng lại to và nhiều răng như cá mập. HS báo cáo kết quả. Nuôi cá dùng làm thức ăn. Làm cảnh, dùng làm chữa bệnh (gan cá, sụn vi cá mập), diệt bọ gậy trong nước. HS trả lời. Bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí. HS theo dõi. HS trả lời
File đính kèm:
- Bai_52_Ca.docx