Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 11: Cuộc sống xung quanh em (Tiết 1) - Năm học 2015-2016 - Lường Văn Tinh

2. Nhiệm vụ 2: quan sát và trả lời:

 Việc 1: Bạn Quan sát va đọc thông tin dưới mỗi hình 2, 3, 4, 5.

 Việc 2: Trao đổi với bạn:

H: Tên cơ quan ở H2 là gì?

TL: Trụ sở ủy ban nhân dân Thành phố Hồ chí Minh. Đó là cơ quan hành chính.

H: Vậy bạn có hiểu biết gì về Cơ quan hành chính?

TL: Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

H: Vậy ở địa phương mình có những cơ quan hành chính nào?

H: Tên cơ quan ở H3 là gì?

TL: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đó là cơ quan Giáo dục.

H: Vậy bạn có hiểu biết gì về Đại học bach khoa?

TL: Đại học Bách khoa Hà Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước,

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 11: Cuộc sống xung quanh em (Tiết 1) - Năm học 2015-2016 - Lường Văn Tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Lường Văn Tinh Ngày giảng: Tiết , thứ /11/2015
Đơn vị: Trường TH số 1 Pá Khoang	 
Môn: Tự nhiên xã hội.	
ĐIỀU CHỈNH TLHDH TN- XH LỚP 3
BÀI 11 : CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM ( Tiết 1)
Mục tiêu:
 Sau bài học em: 
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo 
dục, y tế, ở tỉnh(thành phố) nơi em sống.
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê đô thị.
* Kiểm tra bài cũ
 	Ban học tập tổ chức: Hãy nêu tên các các hoạt động ở trường?
	Bạn nhớ nhất hoạt động nào? Vì sao?
	 Ban học tập nhận xét
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
- GV giới thiệu bài, ghi bảng - HS ghi tên bài vào vở
- Mục tiêu: HS đọc và trao đổi mục tiêu với bạn, chia sẻ trong nhóm.
1. Chúng em tìm hiểu xem hình dưới đây vẽ nhưng gì.
Việc 1: Em tự đọc yêu cầu và gợi ý trong HDH/3, suy nghĩ về nội dung bức tranh
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh. 
Hỏi: Bạn hãy chỉ và nói bạn nhìn thấy những gì?
Trả lời: Đây là bệnh viện, công an tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Đài truyền hình, 
Hỏi: Bạn hiểu siêu thị là nơi như thế nào?( Là nơi buôn bán kinh doanh với đầy đủ mặt hàng tiêu dùng)
Hỏi: Bạn có nhận xét gì về nội dung bức tranh?
TL: Bức tranh miêu tả về các cơ quan, trường học, nhà cửa, đường phố, bệnh viện, nơi buôn bán kinh doanh.
Việc 3: Nhận xét nêu ý kiến. : thống nhất trong nhóm. báo cáo hoạt động với cô giáo.
GV: Nội dung bức tranh miêu tả những gì? ( miêu tả hình ảnh các cơ quan như bệnh viện, công an tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Đài truyền hình, )
* Giáo viên chốt: có rất nhiều các cơ quan khac nhau, vậy để hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, chúng ta chuyên sang nhiệm vụ 2.
2. Nhiệm vụ 2: quan sát và trả lời:
	 Việc 1: Bạn Quan sát va đọc thông tin dưới mỗi hình 2, 3, 4, 5.
 Việc 2: Trao đổi với bạn:
H: Tên cơ quan ở H2 là gì?
TL: Trụ sở ủy ban nhân dân Thành phố Hồ chí Minh. Đó là cơ quan hành chính.
H: Vậy bạn có hiểu biết gì về Cơ quan hành chính?
TL: Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
H: Vậy ở địa phương mình có những cơ quan hành chính nào?
H: Tên cơ quan ở H3 là gì?
TL: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đó là cơ quan Giáo dục.
H: Vậy bạn có hiểu biết gì về Đại học bach khoa? 
TL: Đại học Bách khoa Hà Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước,
H: Vậy bạn kể tên trường học có ở địa phương mình? Kể tên trường Đại học mà bạn biết?
H: Tên cơ quan ở H4 là gì?
TL: Đó là Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Thuộc cơ quan Văn hóa.
H: Bảo táng là để làm gì? 
TL: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa, lịch sửdựng nước và giữ nước của người Việt Nam
H: Vậy bạn kể một số bảo tàng mà bạn biết?
H: Tên cơ quan ở H5 là gì?
TL: Đó là Bện viện dung quất. Thuộc cơ quan y tế.
H: Bạn có hiểu biết gì về cơ quan y tế? 
TL: cơ quan y tế là nơi chăm sóc sức khỏe cho mọi người. 
H: Vậy bạn kể một số nơi mà bạn đến khám sức khỏe khi ốm?
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu từng thông tin và hiểu biết của mình. Thống nhất trong nhóm.
* Báo cáo thầy cô giáo.
GV đến nhóm hỏi: Cơ quan hành chình là cơ quan nào? Đâu là cơ quan văn hóa? Đâu là cơ quan giáo dục? trường học của ta thuộc cơ quan nào? 
*Chốt lại: các cơ quan vừa nêu chính là các cơ quan nhà nước của chúng ta, nhằm để phục vụ đời sống cho nhân dân. Vậy chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào?
3. Nhiệm vụ 3: Phân biệt làng quê và đô thị: 
 Việc 1: Em đọc thông tin và Quan sát hình 6,7.
 Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh:
H: Hình nào thể hiện cảnh làng quê, hình nào thể hiện cảnh đô thị? 
 TL: Hình 6 thể hiện cảnh làng quê. Hình 7 thể hiện cảnh đô thị.
 H: Vậy sự khác biệt giữa đô thị và làng quê là gì?
TL: Phong cảnh ở nông thôn thanh bình thoáng mát, nhà cửa mộc mạc, đơn sơ, đường xá , giao thông đi chưa kiên cố. Người dân sống chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
H: Vậy bạn có thể kể tên một số ngành nghề ở làng quê?
TL: trồng lúa, ngô khoai, dệt vải, chăn nuôi lợn, gà, bò,dê cừu, .
H: Theo bạn đô thị khác làng quê điểm nào? 
TL: Nhà cửa kiên cố, đường phố ồn ào, người đông, đi lại tấp lập, là nơi trung tâm của các cơ quan hành chính, giáo dục, y tê, .
H: Nơi bạn đang ở thuộc làng quê hay đô thị? 
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu từng thông tin và hiểu biết của mình. Thống nhất trong nhóm.
* Báo cáo thầy cô giáo.
GV đến nhóm hỏi: sự khác biệt giữa đô thị và làng quê là gì?
4. Nhiệm vụ 4: Liên hệ thực tế: Em tự đọc thông tin và suy nghĩ
	 * Nhóm trưởng báo cáo 
* Ban học tập điều khiển giao lưu trước lớp: 
- Bạn hãy kể tên một số cơ quan hành chính mà bạn biết?
- Tổ chức trò chơi: Thi kể tên một số ngành nghề hoặc tên cơ quan hành chinh, giáo dục, y tế, 
-	* GV nhận xét tiết học 

File đính kèm:

  • doccuoc_song_xung_quanh_em.doc