Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài: Câu sống ở đâu - Năm học 2019-2020 - Trường TH Tân Thành

3. Hoạt động 1 : Tìm hiểu cây sống ở đâu?

Bước 1: Tình huống xuất phát.

+ Em hãy kể tên các loài cây mà em biết?

+ Các loài cây này sống ở đâu?

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

- HS ghi nhanh dự đoán cá nhân vào vở nháp

- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của nhóm

- Đại diện các nhóm trỉnh bày. GV ghi nhanh ý kiến lên bảng .

Ví dụ: Các suy nghĩ ban đầu của HS.

- Loài cây sống trên cạn, trên cây, dưới nước, dưới biển.

+ Để biết cây sống ở đâu em làm thế nào?

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay phương án thực nghiệm.

- HS nêu đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về nơi sống của cây.

 Vd: Quan sát, xem tivi, hỏi bạn, hỏi GV, xem sách.

Bước 4 :Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

- Các nhóm tiến hành quan sát tranh sưu tầm, tranh SGk, mẫu vật và đưa ra kết quả

+ Em hãy kể tên một số loài cây mà em biết ? Cây đó được trồng ở đâu?

VD: Cây mít, cây đó được trồng ở ngoài vườn, trên cạn.

Cây lúa, cây đó được trồng ở ngoài đồng, trên ruộng nước.

Cây rau muống, cây đó được trồng trên ruộng nước và trên cạn.

+ Quan sát tranh SGK,( hoặc HS mang cây thật đến )để thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài: Câu sống ở đâu - Năm học 2019-2020 - Trường TH Tân Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội GIÁO ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI- LỚP 2
 Ngày soạn: Tháng 3 năm 2020
 Ngày dạy : Tháng 3 năm 2020
 Người lên lớp : Hoàng Thị Cờ
 Lớp 2A3. Trường Tiểu học Tân Thành- Lạng Sơn.
 CÂY SỐNG Ở ĐÂU ?
 (Bàn tay năn bột)
 I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: HS biết được cây cối có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
 2. Kĩ năng: HS nêu được cây sống trên cạn, dưới nước. Cây sống cả dưới nước và trên cạn: rau muống,
 3. Thái độ: HS yêu quý các loài cây, có tinh thần và trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc cây (ở nhà, ở trường và những nơi công cộng). 
 - HSNK nêu được ví dụ về cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác(tầm gửi), dưới nước
Tích hợp- BVMT: Biết cây cối có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí.
II. Đồ dùng dạy học	
GV: SGK - HS: Sách TNXH. Sưu tầm tranh vẽ các loài.
 III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Hát bài hát “Cái cây xanh xanh”
- Nói về cuộc sống xung quanh em.
- Em làm gì để cuộc sống xung quanh luôn tươi đẹp
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài :
 Bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về chủ đề Tự nhiên, trong đó bài học đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về Cây cối.
3. Hoạt động 1 : Tìm hiểu cây sống ở đâu?
Bước 1: Tình huống xuất phát.
+ Em hãy kể tên các loài cây mà em biết?
+ Các loài cây này sống ở đâu?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
- HS ghi nhanh dự đoán cá nhân vào vở nháp
- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của nhóm
- Đại diện các nhóm trỉnh bày. GV ghi nhanh ý kiến lên bảng .
Ví dụ: Các suy nghĩ ban đầu của HS.
- Loài cây sống trên cạn, trên cây, dưới nước, dưới biển....
+ Để biết cây sống ở đâu em làm thế nào?
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay phương án thực nghiệm.
- HS nêu đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về nơi sống của cây.
 Vd: Quan sát, xem tivi, hỏi bạn, hỏi GV, xem sách....
Bước 4 :Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- Các nhóm tiến hành quan sát tranh sưu tầm, tranh SGk, mẫu vật và đưa ra kết quả
+ Em hãy kể tên một số loài cây mà em biết ? Cây đó được trồng ở đâu?
VD: Cây mít, cây đó được trồng ở ngoài vườn, trên cạn.
Cây lúa, cây đó được trồng ở ngoài đồng, trên ruộng nước.
Cây rau muống, cây đó được trồng trên ruộng nước và trên cạn.
+ Quan sát tranh SGK,( hoặc HS mang cây thật đến )để thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng.
+ Đại diện 1 số nhóm trình bày, GV cùng cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung:
H1: Đây là cây thông, được trồng ở trong rừng, trên cạn. Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất.
H2: Đây là cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nước. Rễ cây sâu dưới nước.
H3: Đây là cây phong lan, sống bám ở thân cây khác. Rễ cây vươn ra ngoài không khí.
H4: Đây là cây dừa được trồng trên cạn. Rễ cây ăn sâu dưới đất.
+ Vậy em nào cho cô biết, cây có thể sống được ở những nơi đâu?
 Đại diện nhóm trình bày
 - HSNK nêu được ví dụ về cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước
Kết luận : Cây có thể sống được ở khắp nơi trên cạn, dưới nước và trên cây khác( trên cây khác tức cây sống nhờ vào cây khác). 
- VD: cây hoa phong lan sống nhờ vào cây khác. (Cây tầm gửi, cây mộc nhĩ )
 - So sánh kết quả với dự đoán ban đầu hS điền vào phiếu
Suy nghĩ ban đầu
Kết quả thực nghiệm
 Bước 5: Kết luận kiến thức mới
- Trong tự nhiên có rất nhiều cây. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước,... 
- Các em biết cây xanh sống ở khắp nơi. Vậy những loài cây sống trên cạn có đặc điểm gì khác so với các loài cây sống dưới nước. 
 4. Hoạt động 2: Triển lãm cây, tranh ảnh sưu tầm được.
- Mỗi nhóm tập trung hình ảnh trang trí vào bảng.
- Đại diện nhóm trình bày giới thiệu về tên và đặc điểm của các loài cây nhóm sưu tầm được
- GV nhận xét, tuyên dương. 
* Liên hệ thực tế:
GV: Cây rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta, em hãy kể ích lợi của chúng ?
- Lợi ích của chúng là: Có cây dùng làm thuốc, làm thức ăn, gia vị, có cây cho gỗ làm nhà, làm bóng mát cho hoa, quả, làm cảnh...
GV: Vậy chúng ta có thể làm được những việc gì để bảo vệ cây ?
- Chúng ta có thể làm được những việc để bảo vệ cây như: (tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ, ). Chúng ta không nên trèo, bẻ cành cây, ngắt hoa, nhổ cây, .
 * Tích hợp- BVMT: Biết cây cối có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí.
GV: Để bảo vệ bầu không khí thêm trong lành em cần làm gì? 
- Tuyên truyền mọi người tích cực trồng cây phủ xanh đất đồi trống, trọc, ...
GV chốt lại: Bởi thế, dù cây được trồng ở đâu, chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. Đối với chúng ta, các em có thể bảo vệ cây ở vườn trường, ở nhà,  Vậy chúng ta có thể làm được những việc để bảo vệ cây? (tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ, ). Chúng ta không nên bẻ cành cây, ngắt hoa, nhổ cây, .Tuyên truyền mọi người tích cực trồng cây phủ xanh đồi trống trọc, ...
 5. Củng cố, dặn dò: 
GV: Em thấy cây thường được trồng ở đâu ? 
 - Cây cối có thể sống ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước, sống nhờ vào cây khác (trong rừng, trong vườn trường, trong công viên, )
GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài: Một số loài cây sống trên cạn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_cau_song_o_dau_nam_hoc.doc
Giáo án liên quan