Giáo án Tự nhiên vã xã hội Lớp 2 - Bài 5: Cơ quan tiêu hóa - Lê Thị Thanh Lam
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa
a) Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
- Giáo viên mời 1 học sinh ăn 1 cái bánh quy và uống 1 ngụm nước.Theo các em, bánh quy và nước sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi sẽ đi đâu?
b) Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:
-Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả bằng lời hoặc sơ đồ những hiểu biết ban đầu của mình vào vở Ghi chép khoa học về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa , sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi chép vào bảng nhóm.
c) Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
-Từ việc suy đoán của học sinh, giáo viên tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa
- Giáo viên tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có:
+ Sau khi vào miệng, được nhai, nuốt, thức ăn sẽ đi đâu?
-Giáo viên lắng nghe, định hướng cho học sinh chọn cách quan sát hình vẽ số 1 (SGK).
Họ và tên : Lê Thị Thanh Lam Sinh viên : D9TH2 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tự nhiên xã hội 2 BÀI 5: CƠ QUAN TIÊU HOÁ MỤC TIÊU: Kiến thức Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình. Nêu được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. Kĩ năng Phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. Điền được tên các bộ phận vào cơ quan tiêu hóa. Thái độ Giáo dục học sinh ăn uống đều đặn để bảo vệ đường tiêu hóa. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên : Mô hình (hoặc tranh vẽ) ống tiêu hóa, tranh phóng to (Hình 2) trang 13 SGK; Bánh quy. Học sinh: Sách giáo khoa PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Quan sát Thực hành Trò chơi Động não Thuyết trình Bàn tay nặn bột TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: “Làm gì để cơ và xương phát triển tốt “ -Để cơ và xương phát triển tốt chúng ta cần làm gì?- Ò GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Cơ quan tiêu hoá a) Giới thiệu bài: Bạn nào cho cô biết miệng của chúng ta làm nhiệm vụ gì? Miệng là một trong nhưng cơ quan tiêu hóa thức ăn trong mỗi lần chúng ta ăn uống. Trong cơ quan tiêu hóa có rất nhiều các bộ phận, để biế thêm về cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay. Bài 5: Cơ quan tiêu hóa. b) Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa a) Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: - Giáo viên mời 1 học sinh ăn 1 cái bánh quy và uống 1 ngụm nước.Theo các em, bánh quy và nước sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi sẽ đi đâu? b) Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh: -Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả bằng lời hoặc sơ đồ những hiểu biết ban đầu của mình vào vở Ghi chép khoa học về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa , sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi chép vào bảng nhóm. c) Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: -Từ việc suy đoán của học sinh, giáo viên tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa - Giáo viên tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có: + Sau khi vào miệng, được nhai, nuốt, thức ăn sẽ đi đâu? -Giáo viên lắng nghe, định hướng cho học sinh chọn cách quan sát hình vẽ số 1 (SGK). d) Thực hiện phương án tìm tòi: - Yêu cầu học sinh viết câu hỏi 1 và dự đoán vào vở Ghi chép khoa học - Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ số 1 (SGK) e) Kết luận kiến thức: - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Hướng dẫn học sinh so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức. - Yêu cầu học sinh ghi lại (vẽ lại) đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa vào vở ghi chép khoa học - Gọi 1 số học sinh nhắc lại nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của ống tiêu hóa a) Tình huống xuất phát: - Giáo viên nêu: Chúng ta vừa tìm hiểu đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. Vậy theo các em, cơ quan tiêu hóa gồm các bộ phận nào ? b) Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: - Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả bằng lời hoặc sơ đồ những hiểu biết ban đầu của mình vào vở Ghi chép khoa học về vấn đề trên, sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi chép vào bảng nhóm. c) Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: -Từ việc suy đoán của học sinh, giáo viên tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tên các cơ quan tiêu hóa - Giáo viên tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có: + Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào? + Ngoài miệng, dạ dày, ruột non, ruột già, cơ quan tiếu hóa còn có bộ phận nào khác nữa? - Giáo viên lắng nghe, định hướng cho học sinh chọn cách quan sát cơ quan tiêu hóa (SGK) để biết được tên và vị trí của chúng. d) Thực hiện phương án tìm tòi: - Yêu cầu học sinh viết câu hỏi 1 và dự đoán vào vở Ghi chép khoa học - Giáo viên cho học sinh quan sát cơ quan tiêu hóa(SGK) e) Kết luận kiến thức: - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Hướng dẫn học sinh so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức. - Yêu cầu học sinh ghi lại các cơ quan tiêu hóa vào vở ghi chép khoa học - Gọi 1 số học sinh nhắc lại nội dung Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép chữ vào hình” * Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hóa. - Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh gồm hình vẽ các cơ quan tiêu hóa. (Tranh trống tên các bộ phận) - Giáo viên yêu cầu học sinh viết tên vào bên cạnh các cơ quan tiêu hóa tương ứng cho đúng. - Giáo viên nhận xét chung. - Hát - Cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.. - Học sinh lăng nghe -Học sinh thực hiện . - Học sinh mô tả vào vở ghi chép khoa học - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp - Học sinh nêu các câu hỏi đề xuất - Học sinh thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi - Học sinh viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học . + Câu hỏi: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa như thế nào? + Dự đoán: Đi từ miệng, xuống dạ dày rồi tan ra tại đó. + Cách tiến hành: + Kết luận: - Thực hành theo nhóm 4 - Thống nhất ý kiến - Điền các thông tin còn lại vào vở ghi chép khoa học. - Các nhóm báo cáo kết quả - Học sinh ghi lại (vẽ lại) đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa vào vở ghi chép khoa học Thức ăn à Miệng à Thực quản à Dạ dày à Ruột non à Ruột già à Thải ra ngoài. -Học sinh ghi chép vào vở ghi chép khoa học. + Cơ quan tiêu hóa gồm các bộ phận : miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. - Thảo luận nhóm 4, ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm - Trình bày kết quả trước lớp - Học sinh nêu các câu hỏi đề xuất - Học sinh thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi - Học sinh viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học + Câu hỏi: cơ quan tiêu hoa gồm những bộ phận nào? + Dự đoán: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già... + Cách tiến hành: + Kết luận: - Thực hành theo nhóm 4 - Thống nhất ý kiến - Điền các thông tin còn lại vào vở ghi chép khoa học - Các nhóm báo cáo kết quả - Học sinh ghi lại các cơ quan tiêu hóa vào vở ghi chép khoa học - Nhóm trưởng nhận tranh và phiếu, đọc yêu cầu. - Thảo luận viết tên vào bên cạnh các cơ quan tiêu hóa. - Đại diện nhóm dán lên bảng và trình bày. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: - Qua tiết học các em đã học được những gì? - Giáo viên nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài: “Tiêu hóa thức ăn”. Rút kinh nghiệm Ninh Bình, ngày 27 tháng 10 năm 2019 Người thự hiện Lê Thị Thanh Lam
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_5_co_quan_tieu_hoa_le_t.doc