Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn - Lương Thị Vân
1. * Cách tiến hành:
2. – Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
3. - GV phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh về cây
4. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát và phát cho nhóm trưởng một phiếu hướng dẫn quan sát.
5. PHIẾU HƯỚNG DẪN QUAN SÁT
6. 1. Tên cây ?
7. 2. Đó là loại cây cao cho bóng mát hay cây hoa, cây ăn quả,.?
1. Thân cây và cành lá có gì đặc biệt?
2. Có thể nhìn thấy phần rễ cây không ? Tại sao?
3. Cây sống ở đâu?
4. Khi hết thời gian thảo luận thì HS trở về vị trí.
5. – Bước 2: Báo cáo kết quả thảo luận
6. - GV gọi lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Bước 3: Đánh giá nhận xét
- Gọi HS nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét kết luận khen ngợi các nhóm.
Kết luận: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn: cây ăn quả, cây lương thực, cây lấy gỗ, cây làm thuốc, làm gia vị
- Gọi HS đọc lại.
Tự nhiên và xã hội BÀI 25: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN ( GDKNS) MỤC TIÊU Biết được những loài cây sông trên cạn. Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn. Biết cách bảo vệ cây xanh. Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC GV: SGK, giáo án máy tính, máy chiếu, ..... HS: SGK, đồ dùng học tập,. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định Kiểm tra bài cũ - Tiết trước chúng ta học bài gì? - Cây có thể sống ở đâu? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới. A. Khám phá Ở tiết trước thì chúng ta đã biết cây có thể sống ở trên cạn, dưới nước và trên không. Tiết học này thì các em có thể biết thêm nhiều loài cây và biết được lợi ích của chúng qua bài “Một số loài cây sống trên cạn”. - Gọi 1 số HS nhắc lại tên tựa bài. B. Kết nối Hoạt động 1: Nhận biết một số loài cây sống trên cạn * Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. * Cách tiến hành: – Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 - GV phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh về cây - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát và phát cho nhóm trưởng một phiếu hướng dẫn quan sát. PHIẾU HƯỚNG DẪN QUAN SÁT 1. Tên cây ? 2. Đó là loại cây cao cho bóng mát hay cây hoa, cây ăn quả,...? Thân cây và cành lá có gì đặc biệt? Có thể nhìn thấy phần rễ cây không ? Tại sao? Cây sống ở đâu? Khi hết thời gian thảo luận thì HS trở về vị trí. – Bước 2: Báo cáo kết quả thảo luận - GV gọi lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Bước 3: Đánh giá nhận xét - Gọi HS nhận xét bổ sung ý kiến. - GV nhận xét kết luận khen ngợi các nhóm. Kết luận: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn: cây ăn quả, cây lương thực, cây lấy gỗ, cây làm thuốc, làm gia vị - Gọi HS đọc lại. Hoạt động 2: Lợi ích của cây. * Mục tiêu: Học sinh biết được những lội ixhs của cây trồng trên cạn. - Mời một số HS lên chỉ và nói tên từng cây trong hình. + Cây nào là cây ăn quả? + Cây nào cho bóng mát, lấy gỗ? + Cây nào là cây lương thực, thực phẩm? + Cây nào là cây vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm gia vị ? - Gọi HS nhận xét. - GV kết luận: Có rất nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn cho ta bóng mát, cho củi, gỗ, làm thuốc, gia vị,nhiều lợi ích khác. - Gọi 1 số HS đọc lại kết luận. Cây cho ta rất nhiều lợi ích như vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ cây nào? * Trò chơi: Chia lớp thành 2 đội mỗi đội cử ra 3 bạn lên chơi trò chơi. Lần lượt 3 HS nối tiếp nhau ghi tên những cây sống ở trên cạn. trong thời gian 2 phút đội nào ghi được nhiều tên hơn thì đội đó dành chiến thắng. HS dưới lớp cổ vũ. - HS dưới lớp kiểm tra kết quả thi đua. - GV nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Gọi 1 số HS kể tên các loại cây sống trên cạn và lợi ích của chúng. - 1 HS nói những lợi ích của cây sống trên cạn. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài - Xem trước bài: Một số loài cây sống dưới nước. - Cả lớp hát - Cây sống ở đâu? - Cây có thể sống trên cạn, dưới nước và trên không. - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS di chuyển chỗ về vị trí thảo luận. - HS thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. HS dưới lớp lắng nghe. 1. Cây mít: Là cây cho bóng mát, thân thẳng có nhiều cành lá, quả to có gai, có rễ bám sâu xuống đất. Là cây sống trên cạn. 2. Cây phi lao: Là cây lấy gỗ, thân tròn, lá nhọn, rễ bám sâu xuống đất. Là cây sống trên cạn. 3. Cây ngô ( bắp): Là cây lương thực, thân mềm không có cành. Rễ bám xuống mặt đất. Là cây sống trên cạn. 4. Cây đu đủ: Là cây ăn quả, thân thẳng nhiều cành. Rễ bám sâu xuống mặt đất. Là cây sống ở trên cạn. 5. Cây thanh long: Là cây ăn quả, giống cây xương rồng có nhiều nhánh nhỏ, quả mọc đầu cành. Rễ bám vào thân cây khác. Là cây sống trên cạn. 6. Cây sả: là cây vừa làm thuốc và làm gia vị. Không có thân, lá dài. Rễ bám xuống đất. Là cây sống trên cạn. 7. Cây lạc: Là cây lương thực, mọc lan trên mặt đất. Rễ và củ nằm dưới mặt đất. Là cây sống trên cạn. - HS bổ sung (nếu có) - HS đọc - 1 số HS lên thực hiện. + Cây ăn quả: cây mít, cấy đu đủ, cây thanh long. + Cây cho bóng mát, lấy gỗ: Cây mít, cây phi lao. + Cây lương thực: Cây ngô, cây lạc. + Cây vừa làm thuốc, vừa làm gia vị: cây sả. - HS nhận xét. - 1 số HS đọc lại - Trồng và chăm sóc các loại cây trong vườn nhà, vườn trường. - Thường xuyên tưới cây để cây luôn xanh tốt. - Bắt sâu bọ phá hoại cây trồng. - Không hái hoa, bẻ cành làm tổn thương đến cây. - Mỗi đội cử 3 bạn lên tham gia trò chơi. - HS dưới lớp đếm cùng GV - Hôm nay chúng ta học bài : “Một số loài cây sống trên cạn”. - HS kể - HS nói - HS lắng nghe.
File đính kèm:
- Bai_25_Mot_so_loai_cay_song_tren_can.docx