Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 22: Cuộc sống xung quanh (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Quỳnh

1. Khởi động: (2p)

 Hát: Quê Hương Tươi Đẹp

- Gv nhận xét: Cô thấy các em hát rất hay.

2. Bài cũ: (3p)

- Qua bài hát vừa rồi em cảm thấy như thế nào ?

- GV: À. Qua bài hát ta thấy quê hương thật là tươi đẹp nào là những cánh đồng xanh bát ngát thẳng cánh cò bay hay là những khung cảnh xinh đẹp với những địa danh nổi tiếng. Trong bài hát vừa rồi có rất nhiều hình ảnh về cuộc sống vùng nông thôn.

- Ai giỏi cho cô biết người dân ở nông thôn thường sống bằng nghề gì?

- GV nhận xét: Tất cả những nghề các em vừa kể rất là đúng. Cô khen các em đã nhớ kiến thức rất tốt.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 22: Cuộc sống xung quanh (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2020 
Người dạy: Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp: 2E
Môn: Tự nhiên- xã hội
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Bài 22: 	Cuộc sống xung quanh (tt)
Mục tiêu:
Sau khi học xong, học sinh sẽ đạt được:
1, Kiến Thức: 
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân thành phố
- Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân
2, Kỹ năng : 
- Phân biệt được một số ngành nghề khác nhau
- Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm
3, Thái độ: 
- Có ý thức gắn bó, yêu mến Quê hương
- Yêu thích môn học. 
II, Chuẩn bị
1, Giáo viên
 - Bài giảng điện tử: Tranh, ảnh một số nghề nghiệp 
- Sách giáo khoa
2, Học sinh
- Sách giáo khoa
III, Hoạt động Dạy – Học
Hoạt động Dạy
Hoạt động Học
1. Khởi động: (2p)
 Hát: Quê Hương Tươi Đẹp
- Gv nhận xét: Cô thấy các em hát rất hay. 
2. Bài cũ: (3p)
- Qua bài hát vừa rồi em cảm thấy như thế nào ? 
- GV: À. Qua bài hát ta thấy quê hương thật là tươi đẹp nào là những cánh đồng xanh bát ngát thẳng cánh cò bay hay là những khung cảnh xinh đẹp với những địa danh nổi tiếng. Trong bài hát vừa rồi có rất nhiều hình ảnh về cuộc sống vùng nông thôn. 
- Ai giỏi cho cô biết người dân ở nông thôn thường sống bằng nghề gì? 
- GV nhận xét: Tất cả những nghề các em vừa kể rất là đúng. Cô khen các em đã nhớ kiến thức rất tốt. 
3. Bài mới: (30p)
a, Giới thiệu bài: 
 Các em ạ, cuộc sống và nghề nghiệp của người dân ở nông thôn rất là giản dị vậy cuộc sống và nghề nghiệp của người dân ở thành thị như thế nào chúng mình cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “ cuộc sống xung quanh ( tt)” 
- Gọi học sinh nhắc lại mục bài 
b, Bài mới
- Để giúp các em hiểu được quang cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người dân thành thị cô mời các em cùng bước vào hoạt động 1.
 Hoạt động 1: Quan Sát Tranh
- Gv chiếu tranh 1 trang 46 SGK 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
- Bức tranh vẽ gì? 
- Theo em đây là bức tranh mô tả quang cảnh cuộc sống ở đâu ? 
- Vậy chúng ta đang sống ở thành thị hay nông thôn? 
- Bây giờ các con cùng lắng nghe 1 đoạn âm thanh cuộc sống ở thành thị nha. 
- Những bạn nào đã được nghe thấy âm thanh này rồi. Nghe thấy ở đâu đấy ? 
- GV: Đoạn âm thanh này cùng với bức tranh 1 vừa rồi đã thể hiện một góc quang cảnh ở thành phố ( thị trấn). Vậy người dân ở thành phố làm những nghề gì, chúng ta cùng tiềm hiểu qua hoạt động 2
 Hoạt động 2: Quan sát, Thảo luận nhóm
- Gv chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm tìm hiểu 1 bức tranh. 
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
 1, Tranh vẽ cảnh ở đâu?
 2, Người dân trong tranh làm nghề gì? 
- Gọi học sinh lên điều hành
- Gv nhận xét kết luận
- Từ đó em có nhận xét gì về các ngành nghề ở thành phố. 
- Gv: Các bức tranh trên đều thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở thành phố ( thị trấn) . Cũng như ở các vùng nông thôn khác nhau ở mọi miền tổ quốc, những người dân thành phố cũng làm nhiều ngành nghề khác nhau. 
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 
- Ở địa phương, nơi em sinh sống người dân thường làm nghề gì ? 
- Vậy bố, mẹ em làm nghề gì? 
- Em có thể mô tả lại những ngành nghề đó cho các bạn cùng biết không? 
- Ngoài những ngành nghề đã nêu trên bạn nào có thể kể thêm các ngành nghề khác mà em biết ? 
- Gv giới thiệu thêm một số nghề khác và cho hs xem tranh : Bóng đá, ca sĩ, kí sư, bác sĩ , lao công.
- Gv mở rộng: 
- Ở địa phương chúng ta chưa có nghề lao công những công nhân quét rác hay là có rất ít. Vậy chúng ta cần phải làm gì để cho đường làng ngõ xóm xanh sạch đẹp ? 
- Để giữ cho trường học chúng ta luôn sạch đẹp thì chúng ta cần phải làm gì? 
- Gv nhận xét kết luận
4, Củng cố - dặn dò:(5p) 
- Gv tổ chức trò chơi : “ Bạn làm nghề gì ?”
- Gv phổ biến cách chơi: 
- Mỗi lượt chơi gồm 1 học sinh
- Gv gắn tên một ngành nghề bất kì sau lưng học sinh đó. Học sinh dưới lớp nói 3 câu mô tả đặc điểm công việc phải làm nghề đó. Sau 3 câu gợi ý, học sinh trên bảng phải nói được đó là nghề nào. Nếu trả lời đúng được quyền chỉ định bạn khác lên chơi thay. Nếu sai, giáo sẽ thay đổi bảng gắn, học sinh đó phải chơi tiếp. 
- Giáo viên gọi học sinh lên chơi mẫu
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài học tiếp theo 
- Hs hát theo nhạc 
- Hs: Quê hương rất tươi đẹp và yêu quê hương hơn
- HS lắng nghe
- Hs: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy, hải sản, buôn bán nhỏ.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại mục bài
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tranh
- Hs: Tranh vẽ nhà ủy ban nhân dân quận, ngân hàng, công an quận, đường phố, tín hiệu đèn, nhà văn hóa, xe ô tô.
- Bức tranh mô tả quang cảnh cuộc sống ở thành thị. 
- Chúng ta đang sống ở thành thị ạ.
- Hs lắng nghe
- Hs: nghe thấy ở ngoài đường vào lúc đi học, đi chơi
- Hs lắng nghe
- Nhóm 1- nói về hình 2
- Nhóm 2 – nói về hình 3
- Nhóm 3 – nói vê hình 4
- Nhóm 4 – nói về hình 5
- Các nhóm quan sát trả lời câu hỏi: 
+ Tranh 2: - Tranh vẽ cảnh ở bến cảng.
- Nghề lái tàu, bốc vác, lái xe
+ Tranh 3: - Tranh vẽ cảnh ở chợ
 - Nghề buôn bán
+ Tranh 4: - Tranh vẽ cảnh ở nhà máy
 - Nghề may
+ Tranh 5: Tranh vẽ cảnh ở siêu thị
- Nghề bán hàng, giáo viên, bảo vệ
- 1 Hs điều hành lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Hs nhận xét chia sẻ. 
- HS nhắc lại các ngành nghề có trong tranh
- Hs: Ở thành phố cũng có rất nhiều ngành nghề khác nhau
- Hs lắng nghe
- Hs tự liên hệ trả lời
- Hs trả lời
- Hs mô tả lại nghề nghiệp
- Hs kể
- Hs quan sát lắng nghe
- Hs: Giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi.
- Bỏ rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy vẽ bẩn lên trường , vệ sinh lớp học sạch sẽ
- Hs lắng nghe
- 1 HS lên bảng chơi
- Hs chơi dưới sự hướng dẫn của Gv
- Hs chơi
- Hs lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_22_cuoc_song_xung_quanh.docx
Giáo án liên quan