Giáo án Tự nhiên và xã hội - Bài 47: Hoa

1. Kiểm tra bài cũ.

Trước khi bắt đầu vào bài mới, cô kiểm tra bài cũ:

Giờ học hôm trước cô trò chúng ta đã học bài gì?

Giờ học trước chúng ta đã học bài: Khả năng kì diệu của lá cây.

+Lá cây có chức năng gì? (1 HS, 1 HS nhận xét)

Trả lời: Lá cây có 3 chức năng: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.

+ Người ta sử dụng lá cây vào những việc gì? (2 HS).

Trả lời: Lá cây dùng để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà

GVNX: các bạn được kiểm tra đã rất nhớ bài cũ, cả lớp thưởng cho các bạn 1 chàng pháo tay thật to nào!

 

docx10 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội - Bài 47: Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên và xã hội
Bài 47: Hoa
Mục tiêu.
Học sinh hiểu được: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống, dài cánh và nhị.
Chuẩn bị 
HS: chuẩn bị một số loài hoa có sẵn. Phiếu thực hành.
GV: chuẩn bị các loài hoa khác nhau. Bảng phụ. Các thiết bị điện tử hỗ trợ giảng dạy.
Tiến trình bài dạy.
Kiểm tra bài cũ.
Trước khi bắt đầu vào bài mới, cô kiểm tra bài cũ:
Giờ học hôm trước cô trò chúng ta đã học bài gì? 
Giờ học trước chúng ta đã học bài: Khả năng kì diệu của lá cây. 
+Lá cây có chức năng gì? (1 HS, 1 HS nhận xét)
Trả lời: Lá cây có 3 chức năng: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
+ Người ta sử dụng lá cây vào những việc gì? (2 HS).
Trả lời: Lá cây dùng để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà
GVNX: các bạn được kiểm tra đã rất nhớ bài cũ, cả lớp thưởng cho các bạn 1 chàng pháo tay thật to nào!
Giới thiệu bài mới: 
Những tiết học trước các con đã được tìm hiểu về 1 số bộ phận của cây như: rễ, thân, lá. Và trong tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu 1 bộ phận nữa của cây đó là hoa (màn hình)
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Khởi động: Sự đa dạng của các loài hoa.
Hãy kể tên các loài hoa mà em biết.( màn hình)
Các em vừa kể tên rất nhiều loài hoa. Như vậy, thế giới hoa rất phong phú phải không nào?
b. Hoạt động 1: Hình dạng, màu sắc, mùi hương và các bộ phận của hoa. (Áp dụng PP BTNB). màn hình
Bước 1: Tình huống xuất phát nêu vấn đề.
Vậy hoa có hình dạng, màu sắc, mùi hương như thế nào? Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào? Cô trò mình cùng đi vào hoạt động thứ nhất của bài: hd1
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh.
- Các con hãy ghi những suy nghĩ, hiểu biết của mình bằng chữ viết hoặc mô tả bằng hình vẽ về hình dạng, màu sắc, mùi hương, các bộ phận của hoa vào vở thực hành trong thời gian 2 phút. 
- Bây giờ cô chia lớp thành 3 nhóm: nhóm hoa Mai/ Hồng/Lan. Nhiệm vụ của các con là thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến những hiểu biết ban đầu của mình và trình bày vào bảng nhóm. Các con tự cử ra nhóm trưởng và thư kí và quan sát viên của nhóm mình. Thời gian cho các con làm việc là 3 phút. Thời gian làm việc bắt đầu.
- Đã hết thời gian 3 phút.Mời các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình.
Nhóm hoa hồng:
+ Các loài hoa khá nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương cũng rất khác nhau (thơm ngát, thơm nức, mùi hắc..)
+ Mỗi bông hoa thường có đài hoa, cuống hoa, cánh hoa và nhị hoa
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm.
- Các con vừa được nghe đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhìn lướt qua con nào cho cô biết phần hiểu biết ban đầu của các nhóm có điểm gì giống nhau?
Giáo viên gạch chân điểm giống nhau. Cô vừa gạch chân những điểm giống nhau của các nhóm, còn lại là những điểm khác nhau.
Từ những dự đoán giống và khác nhau, các con có băn khoăn, thắc mắc hãy mạnh dạn trình bày cho cô và các bạn cùng nghe.
- Có bạn nào còn băn khoăn, thắc mắc gì nữa không?
- Mời 1 bạn đọc lại những băn khoăn, thắc mắc của các nhóm mà cô vừa ghi trên bảng.
- Theo các con, làm thế nào để chúng ta tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên.
+ Quan sát, so sánh để biết điều gì?
+ Ngửi sẽ cho ta biết điều gì về hoa?
+ Bóc tách hoa để khám phá điều gỉ?
- Cô nhất trí với những phương án mà các con đưa ra. Chúng ta quan sát để biết hình dạng, màu sắc; ngửi để biết mùi hương và bóc tách để tìm hiểu về các bộ phận của hoa.
Bước 4: Thực hành.
- Cô đã chuẩn bị 3 lọ hoa. Chúng ta sẽ thực hành để giải đáp những gì các con đang thắc mắc trên những sản phẩm thật này. Mời các nhóm trưởng lên nhận hoa.
- Có một số loại hoa có thể gây dị ứng khi ta tiếp xúc hay ngửi như: hoa mơ, hoa loa kèn, .. Hoa cô CB để thực hành đều rất an toàn cho sức khỏe nên các con có thể yên tâm tiếp xúc và ngửi để biết mùi hương.
Lưu ý: với những hoa có gai ta cần phải cẩn thận tránh bị gai đâm và phải thật nhẹ nhàng để tránh làm dập nát hoa. 
- Dưới sự điều hành của nhóm trưởng các nhóm thực hành rồi ghi kết quả đúng nhất vào bảng nhóm.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV yêu cầu HS đối chiếu so sánh dự đoán ban đầu với kết luận sau khi thực hành. (so với dự đoán ban đầu con thấy thế nào?)
Nhóm hoa hồng:
Qua khám phá hoa nhóm con đã chứng minh được những dự đoán ban đầu của nhóm con là đúng.
Nhóm hoa Lan:
Qua thực hành nhóm con đã biết phần dự đoán ban đầu của nhóm mình còn chưa đúng khi dự đoán về các bộ phận của hoa: thiếu bộ phận đài hoa
- Giáo viên nhận xét. Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con. 
Kết luận. Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương. Vd :..
Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. (màn hình). 
Tuy nhiên có những bông hoa lại không có cuống hoa như hoa trinh nữ (hoa xấu hổ). Có những hoa chỉ có nhị hoặc nhụy (hoa bầu, bí, đu đủ, ..) để biết đâu là nhị đâu là nhụy thì các con sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở các lớp học tiếp theo.
- Để biết hoa có chức năng và ích lợi gì cô trò mình cùng chuyển sang:
c. Hoạt động 2: Chức năng và ích lợi của hoa.
- Cả lớp cùng hướng lên màn hình quan sát và cho biết: hoa là cơ quan gì của cây?( màn hình)
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây: hoa sau khi được thụ phấn sẽ phát triển và cho quả, trong quả có chứa hạt, hạt giúp cây duy trì nòi giống.
- Theo các con, hoa dùng để làm gì? cho ví dụ.( màn hình) gọi (5-7 HS)
Chiếu 1 số hình ảnh về ích lời của hoa.
- Hoa có nhiều ích lợi như vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ hoa?
Cô mong các con sẽ thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ hoa ở nhà, ở truờng cũng như ngoài xã hội.
d. Hoạt động 3: Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
- Các con đã tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo chức năng và ích lợi của hoa hãy thể hiện sự hiểu biết của mình bằng cách phân loại các bông hoa sưu tầm được về màu sắc và ích lợi của hoa.
-Hãy để tất cả những bông hoa mà cô trò mình đã sưu tầm được lên bàn từng nhóm hãy thảo luận và phân loại hoa.( thời gian 2 phút)
- Mời nhóm hoa mai lên giới thiêu với các bạn các loài hoa mà nhóm con đã sưu tầm và phân loại.
- Các nhóm thấy sự phân loại hoa của nhóm hoa mại như thế nào
-GVNX: Nhóm hoa mai đã phân loại hoa theo màu sắc rất tốt: ngoài các màu sắc đỏ, vàng, trắng mà nhóm bạn vừa phân loại thì hoa còn rất nhiều màu sắc như tím (hoa bằng lăng, violet..) màu hông( hoa sen, hoa sung, hoa đào..) 
- Mời nhóm tiếp theo
- Cám ơn phần phân loại hoa của nhóm hoa hồng, còn nhóm hoa lan hẳn các bạn đang nóng lòng muốn giới thiệu với các bạn những bông hoa mà nhóm đã sưu tầm và phân loại xin mời nhóm hoa Lan 
- Cả 2 nhóm hoa hồng/ lan đều phân loại hoa theo ích lợi rất tốt. 
Qua sự phân loại hoa về màu sắc của nhóm hoa mai và sự phân loại theo ích lợi của 2 nhóm hoa hồng/lan ta càng thấy được sự phong phú của thế giới hoa: cúng một loài hoa nhưng lại có nhiều màu sắc khác nhau như: hoa hồng, hoa cúc. và cũng cùng một loài hoa nhưng lại có nhiều ích lợi khác nhau như hoa hồng, hoa ly hay hoa lan vừa có thể dùng để trang trí vừa dùng để làm nước hoa. 
- Số hoa mà các con vừa phân loại chỉ là số ít trong thế giới loài hoa thôi, còn rất nhiều loài hoa nữa nhưng cô tin các con sẽ phân loại rất tốt khi chúng.
4. Củng cố. dặn dò:
Qua bài học hôm nay em biết gì về hoa?
- Đó cũng là mục BCB trong sgk trang 91,
mời 1 bạn đọc to cho cô nào.
Phần BCB đã được cô phóng to lên màn hình mời 1 bạn đọc lại giúp cô.
Mục BCB đã khép lại tiết học hôm nay. Tiết học hôm nay cô thấy lớp mình học tập rất sôi nổi, tích cực cô khen cả lớp mình nào.
- Và chúng mình đã trả lời hết được các câu hỏi đặt ra ban đầu chưa?
- Để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo được tốt như tiết học này các con chuẩn bị cho cô một số loại quả. 
Tiết học ngày hôm nay của chúng ta đến đây là kết thúc.
- (5-7) hs kể.
- Hoa hồng, cúc, huệ, mai, đào, ly, lan, nhài, sen, sung, cẩm tú cầu, mào gà, ..
- Làm việc cá nhân. 2 phút.
- Làm việc theo nhóm. 3 phút
- Các nhóm lên trình bày tự treo bảng nhóm. VD:
Nhóm hoa mai: theo ý kiến của nhóm con:
+ Có rất nhiều loài hoa, chúng khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương.
+ Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa.
Nhóm hoa lan:
+ Các loài hoa có hình dạng khích thước rất khác nhau: to nhỏ, lớn bé, dài ngắn... cũng rất nhiều màu sắc.. đỏ, vàng, trắng, hồng, tím mùi hương không giống nhau.
+ Mỗi bông hoa thường có cuống, đài, cánh và nhị.
- Học sinh nêu những điểm giống nhau.
- học sinh có thể nêu:
+ Hoa có màu sắc, hình dạng như thế nào?
+ Mùi hương của các loài hoa giống hay khác nhau?
+ Mỗi bông hoa thường có mấy bộ phận?
- Không ạ.
- 1HS đọc.
- quan sát, so sánh, ngửi, bóc tách
+ Hình dạng, màu sắc.
+ Mùi hương.
+ Để biết các bộ phận của hoa.
- 3 nhóm trưởng lên nhận hoa.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Các nhóm lên treo bảng nhóm và trình bày.
VD như: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
+ Lúc đầu các con dự đoán
+ Sau khi thực hành chúng con thấy
Nhóm hoa mai:
Qua quan sát, so sánh, ngửi và bóc tách hoa con thấy nhóm con dự đoán chính xác về hình dạng, màu sắc mùi hương. Nhưng còn thiếu một bộ phận của hoa là:đài hoa
GV có thể giới thiệu về:
- Cuống hoa: thẳng dài,mang hoa, phần cuối của cuống hoa phình to ra (tạo thành đế hoa) để năng đỡ hoa.
+ Đài hoa: là bộ phận ngoài cùng của hoa, nâng đỡ cánh hoa,nhỏ và thường có màu xanh lục.
+ Cánh hoa: có màu sắc, mùi hương, số lượng cánh khác nhau (nhiều ít tùy thuộc vào từng loại hoa).
+ Nhị hoa: phần bên trông cùng của bông hoa
( Hs làm việc cá nhân)
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Hoa dùng để làm rau ăn (súp lơ, thiên lý, bầu, bí, hoa chuối) dùng để trang trí, làm cảnh( mai, đào,) dùng để làm nước hoa (hồng, lan, ly) dùng để ướp chè (cúc, sen, nhài) hoa dùng làm thuốc( đại, đu đủ đực, râm bụt, hồng bạch..)
- Tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây, không hái hoa, giẫm lên hoa, bẻ cành, lá..
- HS thực hành phân loại hoa đã sưu tầm.
Nhóm hoa mai: nhóm mình đã sưu tầm và phân loại hoa theo màu sắc:
+ Đỏ: hoa hông, hoa mào gà, hoa trạng nguyên
+ Vàng: hồng, cúc, 
+trắng: hồng cúc
- 1 nhóm nhận xét: nhóm bạn đã sưu tàm được rất nhiều loại hoa và phân loại theo màu sắc rất tốt.
- Nhóm hoa hồng: nhóm mình đã sưu tầm và phân loại hoa theo ích lợi. 
+ Để trang trí: hoa hồng, cúc..
+để ăn: hoa bí, hoa chuối..
+ để làm nước hoa: hồng, hoa ly
+để làm thuốc: hoa đu đủ..
- Nhóm hoa lan: đã sưu tầm và phân loại hoa theo ích lợi của hoa:
+ trang trí: hoa cúc, hoa ly, hoa lan
+ để làm nước hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa ly
+để ăn: hoa súp lơ, hoa chuối..
.
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Các loài hoa thường khác nhau về hình dang, màu sắc và mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống, đài, cánh và nhị.
( 2 HS đoc – 1 SGK – 1 màn hình)
- Rồi ạ.
- Nghe và thực hiện.
Bài thơ: Hoa Kết Trái
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió
Này các bạn nhỏ
Đừng hái hoa tươi
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái.

File đính kèm:

  • docxbai_47_hoa_Hoai.docx