Giáo án Tự nhiên và xã hội 3 bài 61, 62

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT

1. Nội dung bài áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột

- Tìm hiểu về : Tìm hiểu về Mặt Trăng trong hệ Trái Đất.

2. Mục tiêu hoạt động

- Kiến thức: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Kĩ năng: So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

3. Phương pháp tìm tòi

- Phương pháp quan sát qua tranh ảnh .

4. Đồ dùng dạy học

- GV cùng HS chuẩn bị: - Các hình minh hoạ trong SGK trang118, 119, quả địa cầu, tranh ảnh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội 3 bài 61, 62, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên và xã hội
Bài 61:Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời
1. Nội dung bài áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
- Tìm hiểu về : Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời .
- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
2. Mục tiêu hoạt động
- Kiến thức: - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời. 
- Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
- KNS: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
3. Phương pháp tìm tòi
- Phương pháp quan sát qua tranh ảnh, quả địa cầu.
4. Đồ dùng dạy học 
- GV cùng HS chuẩn bị: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 116, 117, tranh ảnh, quả địa cầu.
5. Tiến trình đề xuất
a. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
GV nêu câu hỏi: - Trình bày những hiểu biết của em về Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ?
b. Làm bộc lộ những biểu tượng ban đầu của HS
GV yêu cầu HS mô tả bằng hình vẽ ( hoặc bằng lời ) những những hiểu biết ban đầu vào vở Ghi chép khoa học sau đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình bày vào bảng nhóm.( Giấy A3)
c. Đề xuất câu hỏi( dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi 
- HS quan sát hình trong SGK và kết hợp quan sát tranh ảnh mà HS mang đến lớp, thảo luận theo gợi ý:
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
+ Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào có sự sống?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp? 
- HS nêu câu hỏi thắc mắc, GV chốt lại và ghi một số câu hỏi lên bảng.
d. Thực hiện phướng án tìm tòi
- HS ghi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học.
- HS tiến hành theo nhóm 4.
- GV tổ chức các nhóm báo cáo kết quả sau khi đã ghi vào giấy A4 dán ở bảng lớp.
e. Kết luận kiến thức
- GV kết luận kiến thức, các nhóm báo các kết quả sau khi tiến hành, đối chiếu lại với các hình vẽ, suy nghĩ, biểu tượng ban đầu để khắc sâu kiến thức. 
- HS nêu, GV ghi một số ý kết luận ở bảng lớp qua ý kiến của học sinh.
- GV giảng: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.
* GV kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành một hệ Mặt Trời.
- Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
* Củng cố, dặn dò:
- GV khuyến khích HS nêu những hiểu biết của mình về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- HS nêu lại phần kết luận của bài.
- Chơi trò chơi : Tổ chức cần, Yoga cười.
- GV nhận xét về ý thức học tập của HS. Dặn HS về chuẩn bị cho bài học sau.
 ------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
1. Nội dung bài áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
- Tìm hiểu về : Tìm hiểu về Mặt Trăng trong hệ Trái Đất.
2. Mục tiêu hoạt động
- Kiến thức: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Kĩ năng: So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
3. Phương pháp tìm tòi
- Phương pháp quan sát qua tranh ảnh .
4. Đồ dùng dạy học 
- GV cùng HS chuẩn bị: - Các hình minh hoạ trong SGK trang118, 119, quả địa cầu, tranh ảnh.
5. Tiến trình đề xuất
a. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
GV nêu câu hỏi: - Trình bày những hiểu biết của em về Mặt Trăng trong hệ Trái Đất ?
b. Làm bộc lộ những biểu tượng ban đầu của HS
GV yêu cầu HS mô tả bằng hình vẽ ( hoặc bằng lời ) những những hiểu biết ban đầu vào vở Ghi chép khoa học sau đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình bày vào bảng nhóm.( Giấy A3)
c. Đề xuất câu hỏi( dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi 
- HS quan sát hình trong SGK và kết hợp quan sát tranh ảnh mà HS mang đến lớp, thảo luận theo gợi ý:
+ Mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?
+Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
+Tại sao Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất ?
+ So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời ?
+ Tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái Đất ?
- HS nêu câu hỏi thắc mắc, GV chốt lại và ghi một số câu hỏi lên bảng.
d. Thực hiện phướng án tìm tòi
- HS ghi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học.
- HS tiến hành theo nhóm 4.
- GV tổ chức các nhóm báo cáo kết quả sau khi đã ghi vào giấy A4 dán ở bảng lớp.
e. Kết luận kiến thức
- GV kết luận kiến thức, các nhóm báo các kết quả sau khi tiến hành, đối chiếu lại với các hình vẽ, suy nghĩ, biểu tượng ban đầu để khắc sâu kiến thức. 
- HS nêu, GV ghi một số ý kết luận ở bảng lớp qua ý kiến của học sinh.
- GV giảng cho HS biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ
* Đối với HS khá giỏi: GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái Đất: Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái Đất nhưng cũng vừa quay quanh nó. Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần bằng nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc). 
- GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
- HS nêu lại phần kết luận của bài.
* Củng cố, dặn dò:
*Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
* Bước 1: GV chia nhóm xác định vị trí làm việc cho từng nhóm. GV hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.
* Bước 2: Thực hành chơi trò chơi theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sao cho từng HS trong nhóm đều được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả Địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho Mặt Trăng luôn hướng về quả địa cầu như hình vẽ ở trang 119 SGK.
* Bước 3: Gọi một số HS lên biểu diễn trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét về ý thức học tập của HS. Dặn HS về chuẩn bị cho bài học sau.
 ------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBai_61_Trai_Dat_la_mot_hanh_tinh_trong_he_Mat_Troi.doc
Giáo án liên quan