Giáo án tự học Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23

a) Cho ba câu sau :

Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sứng sốt của cô giáo làm tôi giật mình . Em tôi bước vào lớp .

( Khánh Hoài )

Câu in đậm có cấu tạo như thế nào ? Lựa chọn phương án trả lời đúng:

a.

• (1) Nó là một câu bình thường có chủ ngữ và vị ngữ .

• (2) Đó là một câu rút gọn , lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

• (3) Đó là một câu không xác định được chủ ngữ và vị ngữ

b) Nếu gọi câu in đậm ở mục a) là câu đặc biệt thì dòng nào sau đây có thể xem là khái niệm về câu đặc biệt ?

• (1) Câu đặc biệt là loại câu bị lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ .

• (2) Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ

• (3) Câu đặc biệt là loại câu mà từ ngữ trong câu có thể xem là chủ ngữ và cũng có thể xem là vị ngữ .

c) Kẻ bảng sau vào vở rồi đánh dấu (x) vào ô thích hợp .

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự học Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
TIẾT 85 
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU 
a) Hoàn thành bảng sau và cho biết : Trạng ngữ có thể bổ sung cho câu những nội dung gì ?
Đúng
Sai
(1) Thời gian diễn ra sự việc , sự kiện
(2) Nơi chốn diễn ra sự việc , sự kiện
(3) Nguyên nhan diễn ra sự việc , sự kiện
(4) Kết quả của sự việc , sự kiện
(5) Mục đich của sự việc , sự kiện
(6) Tính chất của sự việc , sự kiện
(7) Phương tiện tiến hành sự việc , sự kiện
(8) Cách thức diễn ra sự việc , sự kiện
b. Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học , hãy xác định trạng ngữ và nội dung thông tin mà trạng ngữ bổ sung cho câu trong đoạn trích sau :
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà  dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người , đời đời , kiếp kiếp. [...]
Tre với người đã như thế mấy nghìn năm . Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” cuả thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay , xay nắm thóc.
c) Ở mỗi câu có trạng ngữ, em có thể chuyển trạng ngữ sang những vị trí nào trong câu ?
d) Đọc thông tin trong bảng sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới .
Trạng ngữ có những công dụng sau :
Xác định hoàn cảnh , điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu , góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ , chính xác :
Nối kết các câu , các đoạn văn với nhau , góp phần làm cho đoạn văn , bài văn được mạch lạc .
Xác định trạng ngữ? Chỉ ra công dụng của thành phần trạng ngữ trong các câu dưới đây :
(1) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau năm ngày rằm tháng Giêng [...]
Thường thường , vào khoảng đó trời đã hết nồm , mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn , không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ . Sáng dậy , nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời , mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa . Trên giàn hoa lí , vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhị hoa . Chỉ độ tám chín giờ sáng , trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
( Vũ Bằng )
(2) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
(Đoàn Giỏi )
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 23
TIẾT 86 
CÂU ĐẶC BIỆT
a) Cho ba câu sau :
Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sứng sốt của cô giáo làm tôi giật mình . Em tôi bước vào lớp .
( Khánh Hoài )
Câu in đậm có cấu tạo như thế nào ? Lựa chọn phương án trả lời đúng: 
a.
(1)  Nó là một câu bình thường có chủ ngữ và vị ngữ .
(2) Đó là một câu rút gọn , lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
(3) Đó là một câu không xác định được chủ ngữ và vị ngữ
b) Nếu gọi câu in đậm ở mục a) là câu đặc biệt thì dòng nào sau đây có thể xem là khái niệm về câu đặc biệt ?
(1) Câu đặc biệt là loại câu bị lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ .
(2) Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ
(3) Câu đặc biệt là loại câu mà từ ngữ trong câu có thể xem là chủ ngữ và cũng có thể xem là vị ngữ .
c) Kẻ bảng sau vào vở rồi đánh dấu (x) vào ô thích hợp .
Tác dụng
Bộc lộ cảm xúc
Liệt kê , thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
Xác định thời gian, nơi chốn
Gọi đáp
Câu đặc biệt
Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán cứ từ từ  trôi
Đoàn người muốn nhốn nháo lên. Tiếng rao. Tiếng vỗ tay
“ Trời ơi”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc ngày một to hơn
An gào lên:
-Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
Chị An ơi!
Sơn đã nhìn thấy chị
d) Ghi tổng kết về tác dụng của câu đặc biệt trong giao tiếp .
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 23
TIẾT 87-88 
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG 
1. Luyện tập về trạng ngữ
a) Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại , cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì ?
(1) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt , mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu , gió lành lạnh , có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(2) Mùa xuân , cây gạo gọi đến biết bao nhiêu là chim ríu rít.
(3) Tự nhiên ai cũng thế : ai cũng chuộng mùa xuân.
(4) Mùa xuân ! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng , mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
b) Tìm thành phần trạng ngữ trong các đoạn chính dưới đây :
(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá , như báo trước mùa về của một thức quả thanh nhã và tinh khiết . Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi , ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia , có một giọi sữa trắng thơm , phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(2) Chúng ta có thể khẳng định rằng : cấu tạo của Tiếng Việt , với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây , là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó
c) Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây :
(1) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy trong nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh )
(2) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi bạn đã bị ngã . Lần đầu tiên tập bơi , bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không ? Không sao đâu vì ...[...] Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa –xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
2. Luyện tập về câu đặc biệt
Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp dưới đây và nêu tác dụng của nó.
a) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kim , rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Sáu giây...Lâu quá !
b) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
c) Chim sâu hỏi chiếc lá :
- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

File đính kèm:

  • docTU HOC NV 7A1_12758486.doc