Giáo án tự chọn Sinh 9 - Chủ đề 1: Bài tập về phép lai
Bài 4: (Bài 7- 126 BTD/131)- Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 TB mầm đề nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạ ra tổng số TB con có chứa 2112 TĐ
a. xác định số lần nguyên phân của mỗi TB mầm
b. Các TB con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I nguyên phân. Các tinh trùng đều than gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử.
Xác định Htinh trùng:
Ngày soạn:14 / 9 / 2009 CHỦ ĐỀ 1 BÀI TẬP VỀ PHÉP LAI*Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật của Men Đen. - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về phép lai, biện Luận và viết sơ đồ lai. - GD ý thức tự học Tiết 1. BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG A. Mục tiêu: B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các bài tập về lai 1 cặp tính trạng D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 9A3 II.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp) IIICác hoạt động dạy- học: TG Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh 19’ 18’ GV cho HS chép đề bài vào vở HS chép đề bài vào vở IV. Củng cố: 6’ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------&-------- Ngày soạn:28 / 9 / 2009 Tiết 2. BÀI TẬP LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG A. Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật của Men Đen qua giải các bài Lai 2 cặp tính trạng . - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về phép lai, biện Luận và viết sơ đồ lai. - GD ý thức tự học B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các bài tập về lai 1 cặp tính trạng D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 9A3 II.Kiểm tra bài cũ: 5’ Kiểm tra bài về nhà (Chấm điểm 3HS) IIICác hoạt động dạy- học: TG Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh 16’ 16’ GV cho HS chép đề bài vào vở Bài 1: Cho biết ở đậu Hà Lan, các gen phân li độc lập Gen A thân cao, gen a thân thấp Gen B hạt vàng, gen b hạt xanh Hãy lập sơ đồ lai để xác định kết quả con lai khi cho lai mỗi cặp P như sau: a/ P: thân cao, hạt xanh x thân thấp,hạt vàng b/ P: thân cao, hạt vàng thuần chủng x thân thấp, hạt xanh -GV hướng dẫn xác định kiểu gen của P Xác định kiểu gen thân cao; hạt xanh; thân thấp; hạt vàng? GV nhận xét bài của HS. -GV hướng dẫn xác định kiểu gen của P Xác định kiểu gen thân cao; hạt vàng thuần chủng; thân thấp; hạt xanh GV nhận xét bài của HS. *Bài 2: Lai giữa 2 cây cà chua P thu được F rồi tiếp tục cho F giao phấn với nhau. F thu được: - 630 cây cà chua thân cao, quả đỏ - 210 cây cà chua thân cao, quả vàng - 209 cây cà chua thân thấp,quả đỏ - 70 cây cà chua thân thấp, quả vàng *Biết hai cặp tính trạng về chiều cao và màu quả độc lập với nhau. a) Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F . b)Từ đó suy ra kiểu gen, kiểu hình của cặp P đã mang lai và lập sơ đồ lai minh hoạ. GV hướng dẫn cách lập luận. GV nhận xét cách làm của HS. HS chép đề bài vào vở Giải a) Lập sơ đồ lai P: thân cao, hạt xanh x thân thấp,hạt vàng Kiểu gen của P có 4 sơ đồ lai sau: P : AAbb x aaBB P : AAbb x aaBb P : Aabb x aaBB P : Aabb x aaBb HS viết từng sơ đồ lai trên bảng. HS nhận xét. b/ P: thân cao, hạt vàng thuần chủng x thân thấp, hạt xanh Kiểu gen của P: AABB x aabb Nhóm cử đại diện viết sơ đồ lai trên bảng. Nhóm khác nhận xét. Giải a) Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F . *Giải thích kết quả -Theo bài ra ta có tỉ lệ F2 là 630 : 210 : 209 : 70 = 9 : 3 : 3 : 1 -Phân tích về tính trạng chiều cao = ~ *Quy ước Gen A thân cao, gen a thân thấp -Phân tích về tính trạng màu quả = ~ *Quy ước Gen B quả đỏ, gen b quả vàng Từ đó => kết quả lập sơ đồ lai HS viết sơ đồ lên bảng. IV. Củng cố: 6’ - Nhận xét giờ học - Nhắc lại phương pháp làm bài tập. -BTVN * Ở một loài thực vật, người ta xét hai cặp tính trạng về hình dạng hạt và thời gian chín của hạt do hai cặp gen quy định. Cho giao phấn giữa hai cây P thu được con lai F có kết quả như sau: 56,2% số cây có số hạt tròn, chín sớm 18,75% số cây có hạt tròn, chín muộn 18,75% số cây có hạt dài, chín sớm 6,25% số cây có hạt dài, chín muộn a/ Giải thích và nêu định luật di truyền điều khiển mỗi cặp tính trạng trên. b/ Tổ hợp 2 tình trạng trên thì định luật di truyền nào điều khiển? E. Hướng dẫn về nhà - RKN: 1’ - Xem lại nội dung các ĐL của Men Đen - Giải các bài tập còn lại SGK và sách bài tập. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------&-------- Ngày soạn: 12 / 10 / 2009 Tiết 3. BÀI TẬP LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (Tiết 2) A. Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật của Men Đen qua giải các bài Lai 2 cặp tính trạng . - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập. - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về phép lai, biện Luận và viết sơ đồ lai.Bài trắc nghiệm. - GD ý thức tự học B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các bài tập về lai 2 cặp tính trạng D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 9A3 II.Kiểm tra bài cũ: 5’ Kiểm tra bài về nhà (Chấm điểm 3HS) TG Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh 20’ Bài tập3 : Ở chuột, các gen phân li độc lập.Gen D quy định lông đen, gen d : lông nâu ; gen N: đuôi ngắn, n : đuôi dài Cho chuột có lông, đuôi dài thuần chủng giao phối với chuột có lông nâu, đuôi ngắn thuần chủng thu được F1 . Tiếp tục, cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen của F1 , F2 ? Hướng dẫn: Đề bài cho biết kiểu hình thuần chủng của Pà xác định được kiểu gen P. Viết được sơ đồ lai ÚXác định được kiểu gen, kiểu hỉnh F1 ,F2 . GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ lai? Nhận xét kiểu hình của F2: Giải: Theo đề: Gen D: lông đen, gen d : lông nâu Gen N: đuôi ngắn, gen n : đuôi dài - Chuột P thuần chủng lông đen, đuôi dài có kiểu gen DDnn Chuột P thuần chủng lông nâu, đuôi ngắn có kiểu gen ddNN - Sơ đồ lai: P: Lông đen, đuôi dài x Lông nâu, đuôi ngắn DDnn ddNN G: Dn dN F1 : DdNn Kiểu hình F1 : 100% lông đen, đuôi ngắn F1 tiếp tục cho giao phối với nhau: F1 : DdNn x DdNn GF1: DN, Dn, dN, dn DN, Dn, dN, dn F2: ♂ ♀ DN Dn dN dn DN DDNN Đen, ngắn DDNn Đen, ngắn DdNn Đen, ngắn DdNn Đen, ng Dn DDNn Đen, ngắn DDnn Đen, dài Ddnn Đen, ngắn Ddnn Đen, dài dN DdNN Đen, ngắn DdNn Đen, ngắn ddNN Nâu, ngắn ddNn Nâu, ng dn DdNn Đen, ngắn Ddnn Đen, dài ddNn Nâu, ngắn ddnn Nâu, dài Tỉ lệ kiểu hình F2: 9 D -N- : 9 lông đen, đuôi ngắn 3 D- nn : 3 lông đen, đuôi dài 3 ddN- : 3 lông nâu, đuôi ngắn 1 ddnn : 1 lông nâu, đuôi dài Bài tập vận dụng. 12’ Câu 1: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì: a/ Sự phân li của tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng khác. b/ F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:2:1 c/ F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. d/ F2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 Câu 2:Menđen cho rằng: các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập vì: a.Tất cả F1 có kiểu hình vàng trơn b.Tỉ lệ kiểu hình F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó c.F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9 vàng,trơn: 3 vàng,nhăn: 3xanh,trơn: 1 xanh,nhăn. d.Cả b và c đúng Câu 3: Ở chuột, màu sắc chiều dài lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng do một gen chi phối. Khi lai hai dòng thuần chủng lông đen, dài với chuột lông trắng, ngắn được F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhua được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào trong các trươngh2 hợp sau: a.9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài: 1 lông trắng, ngắn b.9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, ngắn: 1 lông trắng, dài. c.9 lông trắng, ngắn: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài: 1 lông đen , ngắn d.9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn: 1 lông trắng, dài IV. Củng cố: 6’ - Nhận xét giờ học - Nhắc lại phương pháp làm bài tập. E. Hướng dẫn về nhà - RKN: 1’ - Xem lại nội dung các ĐL của Men Đen - Giải các bài tập còn lại SGK và sách bài tập. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------&-------- Ngày soạn:24 / 9 / 2009 CHỦ ĐỀ 2 BÀI TẬP VỀ NHIỄM SẮC THỂ *Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về NST, biện Luận và phương pháp giải. - GD ý thức tự học Tiết 4. BÀI TẬP VỀ NGUYÊN PHÂN A. Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về nguyên phân, NST ở các kì - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về nguyên phân. - GD ý thức tự học B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các bài tập cơ bản D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 9A3 II.Kiểm tra bài cũ: Chữa các bài tập giờ trước IIICác hoạt động dạy- học: TG Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh Vấn đề 1: Phân bào nguyên nhiễm: 1. Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm: 2. Các công thức cơ bản: GV cung cấp những kiến thức cơ bản 3. Bài tập Bài 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy: Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái. Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768. 1. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát? 2. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu. Số tế bào con được tạo ra: 2x - Số tế bào con mới được tạo thêm: 2x -1 - Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra: 2n. 2x - Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp: 2n.(2x -1) - Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp:2n.(2k -2) - Số lần NST nhân đôi: x - Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra: 2n. 2x - Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm: 2n. (2x -1) - Tổng số tế bào con hiện diện qua các đợt phân bào: 2x+1 - 1 Giải: 1)Tỷ lệ giữa tế bào SDĐ &SDC Là 1:1 NST ở cả 2 loại tế bào SDĐ &SDC là 1:2 Vậy số NST ở tế bào SDĐ là: 768 : 3 = 256 Vậy số tế bào SDĐ là: 256:8=32 Vậy số NST ở tế bào SDC là: 32 2) Số lần nguyên phân là: 2 = 32 => n = 5 Bài tập vận dụng. 12’ Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8. Tổng số crômatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360. Hãy xác định. 1. Số lần phân bào của tế bào A, B, C, D Số tế bào con được tạo thêm từ tế bào A, B, C,D? 2. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho? IV. Củng cố: 6’ - Nhận xét giờ học - Nhắc lại phương pháp làm bài tập. E. Hướng dẫn về nhà - RKN: 1’ - Xem lại nội dung của nguyên phân. - Giải các bài tập còn lại SGK và sách bài tập. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------&-------- Tiết 5. BÀI TẬP VỀ GIẢM PHÂN A. Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về giảm phân, NST ở các kì - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về giảm phân. - GD ý thức tự học B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các bài tập cơ bản D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 9A3 II.Kiểm tra bài cũ: Chữa các bài tập giờ trước IIICác hoạt động dạy- học: TG Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1- 126 BTDT/117 10 TB mầm của chuột cái (2n=40) đều nguyên phân 2 lần. Cá TB con đều trở thành noãn bào b1 và giảm phân tạo trứng a. Tính số lượng trứng đã được tạo ra trong quá trình trên, số NST có trong trứng b. Tính số thể định hướng và số NST của các thể định hướng GV hướng dẫn cách giải. Bài 2- 126BTDT/117. Có 1 số tinh bào b1 trên cơ thể của 1 cá thể đực qua giảm phân đã tạo ra 256 tinh trùng số NST có trong các tinh trùng = 9984 a. Số lượng tinh bào b1? b. Bộ NST lưỡng bội của loài? c. Cho rằng các tinh bào b1 nói trên được tạ ra từ qúa trình nguyên phân của 1 TB mầm ban đầu. Xác định số lần nguyên phân của TB mầm đó. GV hướng dẫn cách giải. Bài 4 -126BTDT/119 Có 1 số noãn bào b1 ở 1 loài( 2n=50) tiến hành giảm phân bình thường, các trứng tạo ra có chứa 375 NST. Các trứng nói trên đều tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất bằng 40% a. Xác định số noãn bào bậc 1 b. Số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu c. Giả sử trong quá trình trên đã có sự tham gia của số tinh trùng được tạo ra từ 16 tinh bào bậc 1. Hãy tính H thụ tinh của tinh trùng GV hướng dẫn cách giải. HDG HS nghe và giải bài tập a. TB con đợc tạo ra sau 2 lần nguyên phân là: 10Í22= 40 (TB)đ 40 noãn bào b1. Số trứng = số noãn bào b1= 40 -Số NST có trong trứng là: 40.n= 40.20=800 (NST) b. Số thể định hớng = 3 số noãn bào b1 = 3.40 =120 - Số NST có trong các thể định hớng là: 120.20 =240(NST) HDG HS nghe và giải bài tập a. Gọi a là số tinh bào b1 (a nguyên dương) Theo bài ra: Số TT là: 4.a=256 tương đương với a= 64 b. Gọi bộ NST lưỡng bôi của loài là 2n (2n > 0, chẵn) - Số NST có trong các tinh trùng là: 256 . n = 9984 tương đương với n= 39 đ 2n= 78 c. Gọi x là số lần nguyên phân của TB mầm 2x= 64 tương đương với x= 6 HDG HS nghe và giải bài tập a. Gọi a là số noãn bào bậc1 ®số trứng là a - Số NST trong TB trứng là: a. 25= 375® a=15 b. Vì H=40% ®Số trứng được thụ tinh là: 15Í40% = 6 (trứng) ® Số hợp tử được tạo thành là: 6 c. Số tinh trùng được tạo ra là: 16. 4 = 64 ( tinh trùng) - Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử =6 H=100% =9,375% Bài tập vận dụng. 12’ Bài 5- 126BTDT/119 Có 8 tinh bào bậc 1, 20 noãn bào bậc 1 của lợn giảm phân. Toàn bộ số giao tử được tạo thành từ các TB nói trên đều tham gia vào quá trình thụ tinh và đã tạo ra 4 hợp tử có chứa 152 NST . Hãy xác định: a. H của trứng và tinh trùng b. Số NST có trong các thể định hướng đã được tạo ra từ quá trình nói trên IV. Củng cố: 6’ - Nhận xét giờ học - Nhắc lại phương pháp làm bài tập. E. Hướng dẫn về nhà - RKN: 1’ - Xem lại nội dung của giảm phân. - Giải các bài tập còn lại SGK và sách bài tập. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------&-------- Tiết 6. BÀI TẬP VỀ THỤ TINH A. Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về thụ tinh, NST ở các kì - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về thụ tinh. - GD ý thức tự học B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các bài tập cơ bản D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 9A3 II.Kiểm tra bài cũ: Chữa các bài tập giờ trước IIICác hoạt động dạy- học: TG Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1: Trong 1 lò ấp trứng, người ta thu được 4000 gà con a. Xác định số TB sinh tinh và sinh trứng đủ để tạo ra đàn gà con nói trên. Biết rằng Htinh trùng = 50 , Htrứng= 100% b. Tính số TB trứng mang NST X và số TB trứng mang NST Y được thụ tinh. Biết trong đàn gà con nói trên. gà mái chiếm 60% Bài 2: Ong mật có 2n = 32. ở loài này có hiện tượn sinh sản: trứng được thụ tinh ® onh thợ, trứng không được thụ tinh ® on đực. Một ong chúa đẻ 100 trứng ® 100 con ong con. Tổng số NST đơn trong các con ong là 65536. 102 a. Tính số ong đực và ong thợ trong đàn ong con. Biết rằng trứng hoặc hợp tử muốn nở thành ong con đã phải trải qua 8 lần phân chia liên tiếp b. Tính số tinh trùng tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 75%. Bài 3: Một TB sinh dục chín của ruồi gấm đực có kí hiệu bộ NST là: AaBbDdXY. Hãy xác định kí hiệu có thể của bộ NST tại kì giữa giảm phân I theo các cách sắp xếp khác nhau. HDG: a. Số tinh trùng được TT = số trứng được TT = số ♂ (gà con) = 4.000 - Vì Htrứng = 100% ® Số TB sinh trứng = số trứng được TT= 4.000 (TB) - Vì Htinh trùng = 50% ® Tổng số tinh trùng được tạo ra là: -Số TB sinh tinh là: (TB) b. - Gà mái có cặp NST GT : XY - Số lượng gà mái trong đàn là: 60%. 4.000 = 2400 (con) ® 2.400 con gà mái XY được hình thành từ 2.400 TB trứng loại Y - Số lượng gà trống trong đàn gà con: 4.000 – 2.400 = 1.600 ® 1.600 được hình thành từ 1.600 TB trứng loại X HDG: a. - Bộ NST của ong thợ là 2n = 32 - Bộ NST của ong đực là n = 16 - Gọi x là số ong đực (0<x< 100) ® số ong thợ là : 1.000 – x - Số NST đơn của ong đực là : 28. 16x - Số NST đơn của ong thợ là : 28 (100- x) 32 - Theo bài ra có : Số NST đơn trong các con ong là: 28.16x + 2832( 100- x) = 65536. 102 tương đương 15x. 28 = 65536- 28. 100 tươ ng đương x = 400 - Vậy số ong đực: 400 (con) số ong thợ: 600 (con) b. Số tinh trùng thụ tinh = số ong thợ = 600 - Vì H = 75% ® số tinh trùng tham gia thụ tinh là: HDG: Lưu ý: Số cách sắp xếp của NST ở kì giữa 1 là : 2n-1 - Số cách phân li của NST kép ở kì sau 1 : 2n-1 - Số kiểu tổ hợp NST kép ở kì cuối 1: 2n * ở kì giữa 1: NST kép, xếp thành 2 hàng. kí hiệu của bộ NST ở ruồi gấm đực : AAaaBBbbDDddXXYY - Số cách sắp xếp : 2n-1 = 23 =8 ( cách) - Cách 1: ……………. Bài tập vận dụng. 12’ Bài 4: (Bài 7- 126 BTD/131)- Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 TB mầm đề nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạ ra tổng số TB con có chứa 2112 TĐ a. xác định số lần nguyên phân của mỗi TB mầm b. Các TB con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I nguyên phân. Các tinh trùng đều than gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định Htinh trùng: Bài 5: ( Bài 8- 126BTDT (131) - Trong buồng trứng của 1 chuột cái có 6TB mầm nguyên phân liên tiếp 3 lần bằng nhau. Các TB con được tạo ra trở thành các noãn bào bậc I có chứa tổng số 1290 NST. a. Xác định số NST MT đã cung cấp cho các TB mầm nguyên phân b. Cca noãn bào b1 giảm phân bình thường. Số trứng được tạ ra đều tham gia thụ tinh với H = 25%. Đã có 6 chuột con được đẻ ra từ số hợp tử trên. Hãy xác định tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử là bao nhiêu % ? IV. Củng cố: 6’ - Nhận xét giờ học - Nhắc lại phương pháp làm bài tập. E. Hướng dẫn về nhà - RKN: 1’ - Xem lại nội dung của thụ tinh. - Giải các bài tập còn lại SGK và sách bài tập. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------&--------
File đính kèm:
- Giao an tu chon sinh 9 chuan.doc