Giáo án tự chọn Ngữ văn lơp 8

TUẦN 20

Tiết 20 Tập làm văn

 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức chung về phương pháp thuyết minh.

2. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những phương pháp thuyết minh và điều kiện vận dụng chúng vào trong việc viết đoạn văn, lập dàn ý và hình thành văn bản thuyết minh.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.

B.CHUẨN BỊ.

-Thầy: - Giáo án.

- Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc72 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn lơp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởi thành phần sau dấu hai chấm là bộ phận liệt kê, bộ phận chính của câu.
Bài tập 5: Học sinh viết đoạn văn và trình bày nội dung. 
Yêu cầu một hs trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét.
Giáo viên kết luận khái quát lại.
Bài tập 1: Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn trong các trường hợp sau:
a. Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).
b. “Trong lòng mẹ” (trích hồi kí “Những ngày thơ ấu”).
c. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
(Tô Hoài)
Bài tập 2: 
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc đơn.
a. Bà lão hàng xóm lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
b. Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.
c. Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dởu – tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng tới mười bảy năm.
Bài tập 3: Xác định công dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép trong trường hợp sau:
a. Thật ra lão tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó...
(Nam Cao)
b. Một luồng gió lạnh thổi qua: mấy chiếc lá rụng.
(Hoài Thanh)
c. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
(Tạ Duy Anh)
d. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử tôi như thế này à?”
(Nam Cao)
Bài tập 4: Trong trường hợp sau, có thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn hay không?
 “Nhiều bạn còn mang quà đến cho tôi nữa. Tôi nhận được nhiều thứ quá: nào cặp tóc, nào sổ, nào khăn, .... bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn.”
“Nhiều bạn còn mang quà đến cho tôi nữa. Tôi nhận được nhiều thứ quá (nào cặp tóc, nào sổ, nào khăn, .... bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn).”
Bài tập 5:Học sinh viết theo chủ đề tự chọn. Có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép mang công dụng cụ thể.
4. Củng cố:
? Thế nào là dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép?
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Ôn luyện dấu câu”.
Văn Đức, ngày 06 tháng 12 năm 2010.
Tuần 17 
Tiết 17 Ôn luyện dấu câu
A: Mục tiêu .
1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về vai trò, công dụng của các loại dấu câu đã được học từ lớp 6 – 9.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và tìm hiểu công dụng dấu câu trong tác phẩm văn học.
 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập. 
B: Chuẩn bị.	
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trình Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: : Sĩ số: 33 / Vắng: 
	 	8B: : Sĩ số:30 /Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh. Lấy ví dụ và phân tích ví dụ.
3. Bài mới. 
*Giới thiệu bài
Hoạt động của thày - trò
Nội dung cần đạt
- Các em đã được học về các loại dấu câu nào ở lớp 6, 7 
HS thảo luận nhóm(5'): 
- Nêu chức năng của từng loại dấu câu đã học
 Học sinh lập bảng theo mẫu:
Dấu câu
Chức năng
Ví dụ
Dấu chấm
Đặt cuối câu tiễu thuật
- Tôi đi học.
- Cái bàn rất đẹp.
- Đại diện trình bày, nhận xét.
- GV: Khái quát
 (Treo bảng phụ- học sinh đối chiếu kết quả)
I. Ôn tập các dấu câu:
Bảng phụ:
STT
Tên dấu
Cách viết
Công dụng
Ví dụ
Dấu chấm
.
- Dùng để kết thúc câu trần thuật.
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
Dấu chấm hỏi
?
- Kết thúc câu nghi vấn.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
Dấu chấm than
!
- Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Dấu phẩy
,
- Phân cách các thành phần và các bộ phận của câu.
Hồng, cúc, lan, mai hoa nào cũng đẹp.
Dấu ba chấm
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê,lời nói ngập ngừng ngắt quãng.
- Bẩm  quan lớn đê vỡ mất rồi!
Dấu chấm phẩy
;
- Nối vế câu ghép, nối các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh 5 lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng 3 lần rời đô.
Dấu ngoặc đơn
()
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích, lời nói trực tiếp.
Họ (những người bản xứ) được phong danh hiệu 
Dấu gạch ngang
-
- Đánh dấu phần có chức năng chú thích.
Nam Cao – tác giả của lão Hạc đã xây dựng lên h/a người nd điển hình
Dấu hai chấm
:
- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho trước đó.
Cảnh vật: hôm nay tôi đi học.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời thoại.
Anh nói: “Em cứ đi đi!”
Dấu ngoặc kép
“ ”
- Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, hàm ý mỉa mai.
Tôi biết anh ta muốn nói tôi là người “lí sự” rồi
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn, dẫn trực tiếp.
Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng”.
- Tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí
“Lão Hạc” là tác phẩm viết về người nông dân của Nam Cao.
“Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ, ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè rau rút; người ta nhớ trăng bạc chén vàng..."
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây!
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ?
Cánh tay thần Phủ Đổng sẽ vươn mây
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
Ôi độc lập!
Học sinh lên điền bảng phụ.
Học sinh khác nhận xét và giải thích.
Giáo viên thống nhất.
Học sinh được phát phiếu và điền đúng sai.
Yêu cầu học sinh trả lời và giải thích lí do tại sao?
II. Luyện tập:
Bài tập 1
Đoạn 1 (đặt dấu phẩy , dấu chấm phẩy)
“Người ta nhớ nhà nhớ cửa nhớ những nét mặt thương yêu nhớ những con đường đã đi về năm trước nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi Người ta nhớ heo may giếng vàng người ta nhớ cá mè rau rút người ta nhớ trăng bạc chén vàng...”
Đoạn 2: Đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây
Sông Hồng chảy về đâu Và lịch sử
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phủ Đổng sẽ vươn mây
Rồi cờ sẽ ra sao Tiếng hát sẽ ra sao
Nụ cười sẽ ra sao
Ôi độc lập 
Bài tập 2.
 Con đường nằm giữa hàng cây, toả rợp bóng mát.
 Con đường nằm giữa hàng cây toả rợp bóng mát.
 Động Phong Nha gồm: Động khô và Động nước.
 Động Phong Nha gồm (Động khô và Động nước).
 Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lai vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
 Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
 Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
 - Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
 Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
 - Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
 Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá!
 Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá.
HS: Đọc trả lời, nhận xét.
Gv:Kêt luận.
1) Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng chưa liệt kê hết.
2) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật
3) Dãn nhịp điệu câu văn ( chuẩn bị cho sự ngoài chờ đợi )
1) Nói thân mật
2) Nói thân mật và lịch sự
3) Nói lịch sự với ngữ điệu nhẹ nhàng.
Bài tập 3:
- Phân tích tác dụng của dấu câu trong các câu :
1) Chúng ta có quyền tự hào về các trang sử vẻ vang của thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng đạo, Lê Lợi, Quang Trung....
2) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm, tất tả xông vào, thở không ra lời:
Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!
3) Cuốn tiểu thuyết được viết trên ... bưu thiếp.
Bài tập 4:
- Hãy đối chiếu các câu sau đây với nhau và nhận xét tính chất thân mật hoặc lịch sự của chúng:
1) Đóng cái cửa lại!
2) Đóng giùm tôi cái cửa. 
3) Có thể đóng giùm tôi cái cửa được không?
HS:Trả lời.
GV:Nhận xét, chôt lại vấn đề.
Bài tập 5: Viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, dấu chấm than và dấu hai chấm.
4. Củng cố:
Trong giao tiếp, dấu câu được thể hiện như thế nào?
Không có dấu hiệu theo cách viết nhưng được nhận biết qua những cách ngắt quãng và ngữ điệu của người nói.
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Ôn tập dấu câu”.
Văn Đức, ngày 13 tháng 12 năm 2010.
Tuần 18	
Tiết 18	Tiếng Việt
Ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức về nghĩa của từ, từ loại, biện pháp tu từ Tiếng Việt trong toàn bộ học kì I. 
2. Kĩ năng: 
 -Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng các loại từ, các biện pháp tu từ chính xác và phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập và tình yêu tiếng Việt đối với mỗi học sinh.
B.Chuẩn bị.	 
-Thầy: - Giáo án.
- Bảng phụ.
- H/S : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	8A: : Sĩ số: 33 / Vắng: 
	 	8B: : Sĩ số:30 /Vắng: 
2.Kiểm tra bài cũ :? 
Hãy trình bày một số dấu câu đã được học trong chương trình học Ngữ văn 8.
3. Bà i mới : 
Hoạt động thầy - trò
Nội dung cần đạt
Chia nhóm hoạt động:
Nhóm I: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng; Từ tượng hình, từ tượng thanh; 
Nhóm II: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ và biệt ngữ xã hội; Biện pháp tu từ từ vựng; các loại từ: trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Nhóm III. Câu ghép, các mối qua hệ câu ghép.
Yêu cầu: Trình bày khái niệm, đặc điểm, nêu ví dụ:
Từng nhóm trình bày theo trình tự.
Nhận xét nội dung trả lời.
Giáo viên hệ thống lại.
I. Lí thuyết
A. Từ vựng
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
2. Trường từ vựng
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
5. Một số biện pháp tu từ từ vựng
Nói quá
Nói giảm, nói tránh.
B. Ngữ pháp
1. Một số từ loại
Trợ từ
Thán từ
Tình thái từ
2. Các loại câu ghép
 - KN:
- các mối quan hệ giữa câu ghép
Nhóm I: 
Từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ VD: Cây rộng hơn cây cam, cây chuối
- 1 từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bào hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
Vd: cá thu hẹp hơn cá.
- trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
VD: Phương tiện giao thông: tàu, xe, thuyền, máy bay 
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trạng thái của sự vật
VD: lom khom, ngất ngưởng
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh.
- Tác dụng: có giá trị gợi tả và biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự
Nhóm II:
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
VD: Bắc bộ: ngô, quả dứa, vào ...
 Nam bộ: bắp, trái thơm, vô ...
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: tầng lớp học sinh, sinh viên: ngỗng (2), gậy (1) - tầng lớp vua chúa ngày xưa: trẫm, khanh...
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm
VD: Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan
- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Chị ấy không còn tr ẻ lắm
* Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ khác trong câu dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu
VD: ngay, chính, có, những, đích, mỗi, đích thị ...
* Thán từ: là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để hỏi gọi đáp. VD: ôi, trời ôi, than ôi, hỡi, này, vâng
* Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
VD; à, ư, hả, chăng, đi, vào, với, thay, ạ, cơ, nhé, .
- Không sử dụng được tuỳ tiện vì:
+ Phải chú ý đến quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội và tình cảm đối với người nghe, đọc.
Nhóm III:
- Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
VD: Vì trời mưa nên đường ướt.
- Quan hệ nhân quả thường dùng cặp QHT: vì-nên, do-nên, tại -nên...
- Quan hệ giả thiết-kết quả: nếu-thì, giá-thì, hễ-thì
- Quan hệ tương phản: Tuy-nhưng, dẫu-nhưng, dù-vẫn, mặc dù vẫn
- Quan hệ mục đích: để, cho
- Quan hệ bổ sung, đồng thời: và
- Quan hệ nối tiếp: rồi
- Quan hệ lựa chọn: hay
Hướng dẫn làm bài.
Bài tập 1:
1.A; 2: tập hợp  chung về nghĩa; 3: C; 4. địa phương nhát định; 5. D; 6.nhấn mạnh, thái độ đánh giá; 7. biểu thị thái độ đánh giá .gọi đáp; 8. C; 9.C; 10.A
Bài tập 2:
- Từ “đi” 
- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
-> Giảm nỗi đau buồn của nhân dân đối trước cái chết của Bác.
Bài tập 3:
2 câu:
Bài tập 4: học sinh viết bài.
Đọc – nhận xét
Giáo viên tổng kết
II. Thực hành
Bài tập 1:Em hãy chọn phương án đúng nhất trong mỗi câu hỏi, hoặc điền từ thích hợp vào chỗ trống để trả lời các câu hỏi. 
Câu 1: Các từ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến,thuộc trường từ vựng nào? 
A – Tâm trạng	 B – Tính cách C – Thái độ	D – Cá tính
Câu 2:	Trường từ vựng là. .................(1)............của những từ có ít nhất một nét .........2............
Câu 3: Tiêu chí để phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?
 A - Chức năng cú pháp của từ 	B - Nghĩa của từ	 
 C- Phạm vi sử dụng của từ 	 	D – Cả A,B,C
Câu 4: Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một .....................................................
Câu 5: Các từ : trúng tủ, ngỗng, ghi đông thuộc kiểu từ nào ?
	 A – Từ địa phương	 B – Biệt ngữ xã hội	 	
 C – Từ ngữ toàn dân	 D – Gồm A, B
Câu 6: Trợ từ là những từ ngữ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để .....(1)....hoặc biểu thị ...(2).....sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Câu 7: Thán từ là những từ dùng để .............................của người nói hoặc dùng để ................
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào có sử dụng trợ từ ?
A - Những cánh đồng bát ngát . 	B - Em đến nhà thì trời mưa
C - Nó có đến ba quyển sách 	D - Anh cả tôi đỗ đại học 
Câu 9: Trong những câu sau đây , câu nào không sử dụng tình thái từ?
A - Những tên khổng lồ nào cơ? B - Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư!
C - Giúp tôi với, lạy chúa !	D - Nếu vậy tôi chẳng biết trả lời ra sao?
Câu 10: Từ cơ mà trong câu: “- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về cơ mà” là:
A – Trợ từ	B - Thán từ	C - Tình thái từ	D – Từ nghi vấn
Bài tập 2: Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: 
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.”
Bài tập 3: “Buổi mai hôm ấy, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần
	C	V	C
 này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng
	V	C	V	C
 tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
	V	C	V
Đoạn văn trên có mấy câu ghép? Phân tích các vế các câu ghép đó. 
Bài tập 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn(5-10 dòng) giới thiệu về Phan Bội Châu. Trong đoạn văn đó, em có sử dụng từ 2-3 dấu ngoặc đơn; và 2-3 dấu ngoặc kép. 
4. Củng cố: 
Thế nào là “Nói giảm nói tránh; Nói quá”; Câu ghép
(học sinh trả lời theo định nghĩa)
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra chất lượng học kì I.
Ngày  tháng . năm 2011
Kí duyệt
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Tuần 19 	
Tiết 19	Tập làm văn	 
 	 Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức chung về văn bản thuyết minh. Những đặc điểm, tính chất cơ bản của kiểu văn bản đó.
2. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những đặc điểm chung và dấu hiệu nhận biết văn bản thuyết minh từ đề tài, ngôn ngữ, nội dung biểu đạt.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự học đối với mỗi học sinh.
B.Chuẩn bị.	 
-Thầy: 	- Giáo án.
- Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: : Sĩ số: 33 / Vắng: 
	 	8B: : Sĩ số:30 /Vắng: 
2.Kiểm tra bài cũ :? ? Hãy nêu yêu cầu khi làm một bài văn thuyết minh.
- Phải có đối tượng thuyết minh.
- Phải có tri thức khi thuyết minh.
- Phải có phương pháp thuyết minh phù hợp
 3. Bà i mới : 
Hoạt động thầy – trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là văn bản thuyết minh.
Thuyết minh: Giới thiệu, trình bày, giải thích về các đối tượng trong tự nhiên và xã hội
? Nêu các vấn đề, đối tượng thường được sử dụng thuyết minh? 
Học sinh lẫy ví dụ:
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao.
- Giới thiệu về Huế
- Giới thiệu về Côn Sơn – Kiếp Bạc.
- Giới thiệu về món ăn cổ truyền.
- Giới thiệu về cách làm chiếc diều giầy (diều sáo).
? Trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh?
Văn bản 1: 
"Quê tôi, dừa là hình ảnh quen thuộc không thể tách rời khỏi tuổi thơ cũng như cuộc sống chúng tôi. Tôi nhớ lúc đi học cô giáo đọc cho chúng tôi nghe bài thơ về cây dừa:
"Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ"
Dừa không chỉ gắn bó với chúng tôi trong thơ mà còn mang lại cho chúng tôi biết bao lợi ích: còn gì bằng được uống nước dừa mát lạnh, ngọt lịm vào buổi trưa hè nóng nực, cơm dừa vừa béo vừa ngọt, có thể làm mứt ngày tết. Còn những trò chơi từ lá dừa: thắt con cào cào, con rít, những chiếc nhẫn xinh xắn, thú vị vô cùng. Cọng dừa có thể làm nên những cây chổi quét sân cứng cáp mà dẻo dai làm sạch sân vướng, nhà cửa. Thế đấy, cây dừa luôn luôn và sẽ tồn tại mãi bên cạnh cuộc sống con người"
Văn bản 2:
"Việt Nam có một vùng nổi tiếng với loài cây mang lại nhiều lợi ích. Đó là Bến Tre với những rừng dừa bạt ngàn. Nói dừa mang lại nhiều lợi ích rất đúng. Đầu tiên là nước dừa, có thể dùng để uống, làm nước màu, làm gia vị,rồi đến cơm dừa: làm mứt, làm kẹo dừa; kế đến là cọng dừa dùng làm chổi, làm giỏ xách, cả gáo dừa cũng được tận dụng: làm gáo múc nước, làm đồ trang trí lưu niệm, làm hoa tai, trang sức,Dừa gắn bó với cuộc sống người dân Bến Tre từ lâu nay không thể tách rời"
Bài Tập:
GV cho HS lên ghi đoạn văn trên bảng.
"Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm TP.HCM và 11 tỉnh. Sông Đồng Nai là sông chính, cùng với các nhánh lớn quan trọng là sông La Ngà, Sông Bé, Sài Gòn, Thị Vải, Vàm Cỏ. Theo cục bảo vệ mô trường, sông Thị Vải (Bà Rịa Vũng Tàu) là sông ô nhiễm nhất trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Thị Vải có một đoạn "sông chết" dài trên 10 km, từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả – sông Thị Vải khoảng 3 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Gọi là "sông chết" vì không có loài sinh vật nào có thể sống được trên đoạn sông này. Nước sông ở đây bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối kể cả thời gian triều lên và triều xuống."
a) Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì?
b) Điều gì thể hiện đặc điểm đây là đoạn văn thuyết minh?
Gọi HS trả lời 2 câu hỏi.
GV sửa chữa, nhận xét.
I. Thế nào là văn bản thuyết minh.
1. Khái niệm:- Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức ) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ..của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương phức trình bày, giới thiệu, giải thích .
VD:Văn bản Ôn dịch thuốc lá hay Cây dừa Bình Định.
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
-Tri thức trong văn bản thuyết minh cần khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.
-Muốn văn bản thuyết minh hay và thuyết phục, có giá trị phải:
+Trình bày rõ ràng và hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
+Ngôn ngữ sử dụng phải cô đọng, chính xác, chặt chẽ, sinh động.
II. Luyện tập.
Bài tập 1. Trong hai văn bản sau, văn bản nào là văn bản thuyết minh? Vì sao?
- Văn bản 2 là văn bản thuyết minh bởi đoạn văn 2 trình bày cụ thể, ngắn gọn những thông tin hữu ích về lợi ích của cây dừa.
Bài tập 21:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Văn bản được chép lại trong vở
a) Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì?
b) Điều gì thể hiện đặc điểm đây là đoạn văn thuyết minh?
Gợi ý – hướng dẫn.
a) Đoạn văn thuyết minh về "Đoạn sông c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_8_20150725_031127.doc
Giáo án liên quan