Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Trường THCS Phạm Hồng Thái
a.Câu liên kết với phần sau, ý sau.
- Câu thêm vào câu văn nhằm thông báo trực tiếp ý định chuyển đoạn.
VD: Sau đây chúng tôi xin trình bày cụ thể những phần đã khái quát ở trên.
- Nêu câu hỏi để trả lời ở phần sau (Câu nối thương fđứng ở cuối đvăn)
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng như thế nào?
b.Câu nối liên kết cả phần đoạn trước lẫn phần đoạn sau.
- Dùng phép lặp cú pháp: Câu trước nhắc ý đã giải quyết ở phần đoạn trên, câu sau nhắc tới phần đoạn sẽ giải quyết ở đoạn dưới.
VD: Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ anh hùng cứu nước, người thảo “Bình ngô Đại cáo”. Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ tới 1 nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Vậy ta thường sử dụng các phương tiện nào để liên kết các đvăn trong vbản ? Cta cùng nhau đi ôn tập trong bài hôm nay. ?Theo các em trong 1 bài văn việc liên kết các đoạn văn cần thực hiện ở vị trí nào? ?Để liên kết đoạn (chuyển mạch, chuyển đoạn) người ta thường dùng các p.tiện liên kết nào? (Dùng từ ngữ hoặc câu để liên kết ) ?Căn cứ vào đâu để sử dụng đúng từ ngữ liên kết đoạn văn ? ?Giữa các đoạn (ý) th]ờng có những kiểu liên hệ nào? (Qhệ: thứ tự, song song, tăng tiến, tương đồng, tương phản, nhân quả, tổng kết…) ?Dựa vào mối qhệ trên hãy chỉ ra các từ ngữ liên kết thích hợp ? ?Những câu dùng để liên kết các đvăn thường có vị trí ntn trong đoạn ? (Đó là những câu nối thường đứng ở đầu, có khi ở cuối đvăn nhằm mđích liên kết các đvăn có chứa nó với đvăn khác .) - Gv gthiệu 1 số dạng câu nối sau: - Dạng câu nối này được thực hiện theo 2 kiểu: - Gv gthiệu 1số dạng câu dùng để liên kết giữa các phần trước, sau của đoạn văn. - GV dùng bảng phụ để ghi 1số Vd minh hoạ. I.Các vị trí cần liên kết đoạn. - Liên kết trong bố cục vbản: + Đoạn mở bài – thân bài. + Đoạn thân bài – kết bài. - Liên kết các đoạn trong phần thân bài. II.Các cách liên kết. 1.Dùng từ ngữ để liên kết: - Dựa vào mối qhệ giữa các đvăn (ý) để dùng từ ngữ liên kết cho phù hợp. a.Các đoạn có qhệ thứ tự: Trước tiên, trước hết, tiếp theo, sau đó, cuối cùng. b.Các đoạn có qhệ song song: Mặt khác, ngoài ra , bên cạnh đó… c.Các đoạn có qhệ tăng tiến: Vả lại, hơn nữa, thâm chí… d.Các đoạn có qhệ tương đồng: Tương tự, cũng vậy, cũng thế, giống như trên… e.Các đoạn có qhệ tương phản: Nhưng, song , tuy nhiên, tuy thế , tuy vậy, thế nhưng, trái lại, ngược lại… g.Đoạn văn có qhệ tổng kết: Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại… 2.Dùng câu để liên kết. a.Câu liên kết với phần sau, ý sau. - Câu thêm vào câu văn nhằm thông báo trực tiếp ý định chuyển đoạn. VD: Sau đây chúng tôi xin trình bày cụ thể những phần đã khái quát ở trên. - Nêu câu hỏi để trả lời ở phần sau (Câu nối thương fđứng ở cuối đvăn) VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng như thế nào? b.Câu nối liên kết cả phần đoạn trước lẫn phần đoạn sau. - Dùng phép lặp cú pháp: Câu trước nhắc ý đã giải quyết ở phần đoạn trên, câu sau nhắc tới phần đoạn sẽ giải quyết ở đoạn dưới. VD: Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ anh hùng cứu nước, người thảo “Bình ngô Đại cáo”. Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ tới 1 nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. - Dùng câu để tạo thế tương phản giữa 2 phần đoạn: Nếu ….thì… D.Củng cố: - Em hiểu t/nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản? - Dựa trên cơ sở nào để sử dụng các p.tiện liên kết cho phù hợp? E.Hướng dẫn về nhà: - Học bài: Tập viết các đvăn có sử dụng các p.tiện liên kết. - Xem lại cách trình bày các đvăn. - Giờ sau chúng ta đi luyện tập về cách trình bày và liên kết các đoạn văn. Soạn:23/11/2012. Giảng:26/11/2012. Tiết 14: luyện tập. A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8B: 8D: 8E: B.KT bài cũ: - Trình bày các cách liên kết đoạn văn đã học? - Trong vbản những vị trí nào thường dùng phương tiện liên kết ? C.Giảng bài mới: Để củng cố những kiến thức và rèn các kĩ năng xây dựng đoạn văn, liên kết các đoạn văn. Hôm nay cô cùng các em cùng đi luyện tập. - GV đọc và viết yêu cầu BT1 lên bảng: - GV hdẫn h/s viết đoạn văn. ?Hãy xác định yêu cầu của đề bài? ?Với yêu cầu trên, hãy xđịnh PTBĐ cần sử dụng trong đoạn văn? - GV yêu cầu h/s viết đoạn văn ra nháp (10 phút). - Gọi 1số đoạn văn trình bày đoạn văn. - GV nhận xét bài làm của h/s. - GV dùng bảng phụ minh hoạ đoạn văn đã viết. ?Theo em khi chuyển đoạn văn qui nạp sang đvăn diễn dịch ta làm thế nào ? (Bỏ từ “Thật vậy” và đưa câu “Mọi cuốn sách tốt đều là người bạn hiền.” lên đầu câu. ) - GV hdẫn h/s làm BT: ?Cần trình bày những ý trên theo phương thức lập luận nào? ?Xđịnh PTBĐ chính khi xây dựng đoạn văn trên ? ?Theo em 2 đoạn văn có mối qhệ gì về với nhau? Vậy để nối 2 đoạn văn ta cần dùng từ ngữ nào? - GV yêu cầu h/s viết đvăn ra nháp trong 10 phút. - GV gọi 1số em trình bày. - GV nhận xét, đánh giá. 1.Bài tập1: Viết đoạn văn qui nạp từ 6-8 câu có chủ đề sau: “Mọi cuốn sách ttốt đều là người bạn hiền” - PP lập luận: Qui nạp. - Chủ đề: Vai trò của sách. - PTBĐ: Nghị luận. VD: Sách là nơi tích luỹ những tri thức của loài người từ xưa đến nay. Sách mở ra trước mắt chúng ta những chân trời mới, bồi đắp tâm hồn ta, cho ta cảm xúc đẹp về tình yêu c/sống. Có những cuốn sách dẫn chúng ta đi cùng các nhân vật phiêu lưu, ru hồn ta lạc vào bao mộng tưởng kì diệu. Sách giáo khoa chẳng khác nào cơm ăn nước uống, khí trời để thở với h/s. Thật vậy mọi cuốn sách tốt đều là người bạn hiền. 2.Bài tập 2: Hãy viết 2 đoạn văn diễn đạt những ý sau: - Chị Dậu là người phụ nữ thương chồng, thương con. - Chị Dậu là người phụ nữ có sức phản kháng mãnh liệt. Trong đó có sử dụng p.tiện liên kết để nối 2 đoạn văn. PP lập luận: Diễn dịch hoặc qui nạp. - PTBĐ: Nghị luận CM. - 2 đoạn văn có quan hệ tương phản (dùng các từ sau để nối: nhưng, song, tuy nhiên…) D.Củng cố: - Nhắc lại những kiến thức cơ bản về chủ đề của vbản? - Có mấy cách trình bày đoạn văn? E.Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại những kiến thức về chủ đề của vbản. - Xem lại kiến thức về van bản TM. - Giờ sau ôn tập về văn bản TM. Soạn: 30/11/2012. Giảng:3/12/2012. Chủ đề 3: Văn bản thuyết minh. I.Mục tiêu cần đạt: - Củng cố những kiến thức cơ bản về văn bản TM: Đặc điểm của vbản TM, các PP thuyết minh, cách làm bài văn TM. - Rèn kĩ năng nhận diện và tạo lập vbản TM. II.P.tiện thực hiện: 1.Đồ dùng: Bảng phụ. 2.Tài liệu: - Sgk Ngữ văn 8. - Sách năng cao Ngữ văn THCS. III.Cách thức tiến hành: PP: Đàm thoại + Thuyết trình + Thảo luận + Thực hành luyện tập. IV.Tiến trình dạy- học: Tiết 15: tìm hiểu chung về văn thuyết minh. A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8B: 8D: 8E: B.KT bài cũ: Sự chuẩn bị sách vở của h/s. C.Giảng bài mới: Hôm nay cô và các em tiếp tục đi ôn tập về văn bản thuyết minh. ?Hãy nhắc lại: T/nào là vbản TM? ?Nêu 1 số Vd về vbản TM mà em biết? - H/s nêu VD -> GV nhận xét, bổ sung. - GV đưa ra 1số VD: + Vỏ hộp bánh: Gthiệu thành phần dinh dưỡng của 1 chiếc bánh, các loại nguyên liệu làm bánh, thời gian sản xuất, hạn sử dụng… +Hay g/thiệu về Tgiả cũng là 1 dạng văn TM: Tên, tuổi, quê quán, phong cách NT, đề tài sở trường, những sáng tác chính… ?Vbản TM có những đặc điẻm gì? ?Ngôn ngữ trong vbản TM phải ntn? - GV: Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đối tượng TM mà người viết có thể kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm cho bài văn thêm hấp dẫn. VD: Khi TM về 1 danh lam thắng cảnh người viết có thể kết hợp cả yếu tố miêu tả và biểu cảm để đối tượng được nổi bật và hấp dẫn. ?Em có nhận xét gì về đối tượng TM? (Đối tượng TM rất rộng, phong phú và đa dạng) ?Theo em có thể xếp các đối tượng TM vào những dạng đề văn nào? - GV cho h/s thảo luận -> Gọi đại diện các nhóm trình bày -> GV nhận xét, bổ sung. VD có thể xếp thành các đối tượng sau: + TM về loài vật. + TM về đồ dùng. + TM về con người. + TM về nhân vật, về tác giả…. + TM về 1 Tphẩm văn học. + TM về 1 món ăn, hay 1 phong tục tập quán… I.Khái niệm: Vbản TM là loại văn bản thông dụng nhằm cung cấp cho người đọc những tri thức về đặc điểm, t/chất, nguyên nhân …của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và XH bằng phương thức trình bày, g/thiệu, giải thích… II.Đặc điểm của văn bản TM. 1.Đặc điểm của văn bản TM. - Văn bản TM là loại vbản riêng biệt mà các vbản khác không thay thế được. - Vbản TM không hư cấu, tưởng tượng, ít bộc lộ cảm xúc chủ quan, chủ yếu đi trình bày đặc điểm của đối tượng. - Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, hấp dẫn. 2.Đối tượng thuyết minh. D.Củng cố: - GV khái quát lại kiến thức cơ bản của bài học? - Yêu cầu h/s nhắc lại kiến thức? E.Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung ôn tập trên lớp. - Tiếp tục ôn tập những kiến thức về văn bản TM. - Xem lại các p/pháp TM và yêu cầu khi làm bài văn TM. Soạn:5/12/2012. Giảng:8/12.2012. Tiết 16: yêu cầu và phương pháp thuyết minh. A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8B: 8D: 8E: B.KT bài cũ: - T/nào là văn bản thuyết minh ? - Nêu những đặc điẻm của văn bản thuyết minh?. C.Giảng bài mới: Muốn làm tốt được 1 bài văn TM trước hết người viết cần phải nắm vững yêu cầu và các p/pháp TM. ?Trước 1 đối tượng cần TM phải có yêu cầu gì đối với người TM? ?Muốn TM được cần nắm vững những tri thức gì về đối tượng? - GV: Trên thực tế viết bài văn TM h/s hay nhầm lẫn sang thể loại tự sự và miêu tả. Vậy cần phân biệt điểm khác nhau giữa các thể loại này. + Vbản TM cung cấp những tri thức về sự vật, hiện tượng giúp người đọc hiểu đúng , đủ về sự vật . Tri thức trong vbản TM phải khách quan, xác thực. + Vbản tự sự: Có cốt truyện, nhân vật…. + Vbản miêu tả: Trình bày chi tiết, cụ thể đối tượng cho ta cảm nhận về đối tượng được rõ hơn… ?Vậy khi TM 1 đối tượng cần lưu ý những gì? -GV: P/pháp TM là 1 vấn đề then chốt của bài văn TM. Nắm được p/pháp , chúng ta biết phải ghi nhận thông tin nào, lựa chọn số liệu nào… để TM 1 sự vật, hiện tượng. ?Nêu các p/pháp TM đã học. ?P/pháp nêu đ/nghĩa có mô hình ntn? T/dụng của p/pháp là gì? Trong đó: A:Nêu đối tượng TM. B:.Nêu những tri thức về đ tượng. “là” từ được dung trong p.pháp định nghĩa. ?P.pháp này có tác dụng gì? ?Theo em p.pháp liệt kê có cách làm ntn? ?P.pháp này có tác dụng gì? ?Em hiểu t/nào là p.pháp nêu Vd? P.pháp này có tác dụng gì? P.pháp này có tác dụng gì? ?P.pháp so sánh có tác dụng gì? ?Em hiểu gì về p.pháp này? Nó có t.dụng ntn? I.Yêu cầu thuyết minh. 1.Yêu cầu: - Cần có tri thức về đối tượng TM. + Đối tượng đó là gì ?(sự vật, con vật) + Đối tượng đó có đặc điểm tiêu biểu gì ? + Cấu tạo ra sao , được hình thành ntn? + Đối tượng có giá trị, ý nghĩa gì đối với con người. - Cần nắm bắt được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng qua quan sát, tra cứu từ điển, phân tích… 2.Lưu ý: - Phân biệt văn TM với các loại vbản khác như tự sự, miêu tả… - Vbản TM cần sử dụng ngôn ngữ cô đọng, chặt chẽ. - Có thể sử dụng yếu tố miêu tả hay tự sự hợp lí để bài văn TM thêm hấp dẫn, sinh động. II.Phương pháp thuyết minh. a.Phương pháp nêu định nghĩa: - Có mô hình A là B. ->Giúp người đọc hiểu rõ đối tượng. b.P.pháp liệt kê: -Kể (liệt kê) lần lượt các đặc điểm, t/chất…của đối tượng theo 1 trật tự nào đó ->Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về đối tượng cần TM. c.P.pháp nêu ví dụ: Dẫn ra các Vd cụ thể đáng tin cậy -> Làm vbản TM thuyết phục người đọc 1 cách khách quan. d.P.pháp dùng số liệu cụ thể: -Dùng các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức đc cung cấp ->Lời nói của ngươì TM trở nên khách quan hơn. e.P.pháp so sánh: - Đối chiếu 2 đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, t/chất của đối tượng cần TM. g.P.pháp phân tích, phân loại: - Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề…-> để người đọc nắm đc toàn diện về đối tượng. D.Củng cố: - Nhắc lại các yêu cầu và p/pháp TM ? - GV khái quát lại kiến thức cơ bản của bài học. E.Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại các p/pháp TM. - Xem lại cách làm bài văn TM. - Giờ sau ôn tập về cách làm bài văn TM Soạn:7/12/2012. Giảng:10/12/2012. Tiết 17: CáCH làm bài văn thuyết minh. A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8B: 8D: 8E B.KT bài cũ: - Nêu những yêu cầu của bài văn thuyết minh?. - Có những p/pháp TM nào? C.Giảng bài mới: Muốn làm tốt bài văn TM trước hết phải nắm được cách làm bài văn TM. Vậy làm bài văn TM cần lưu ý điều gì ? Đó là nội dung ôn tập hôm nay. ?Trong bước tìm hiểu đề ta cần làm gì? ?Khi xđịnh được đối tượng TM rồi ta cần làm gì? ?Nêu p/pháp TM cần sử dụng trong bài văn TM về 1 thứ đồ dùng? (VD: P/pháp nêu đ/nghĩa, phân tích, phân loại, so sánh…) ?Bài văn TM gồm mấy phần? N/vụ của từng phần là gì ? ?Có những dạng đề văn TM nào? (- TM 1 thứ đồ dùng. - TM 1 thể loại văn học. - TM về p/pháp, cách làm. - TM 1 danh lam thắng cảnh.) ?Khi TM về 1thứ đồ dùng cần lưu ý những gì? ?TM về thể loại văn học cần TM những khía cạnh nào của T/phẩm? ?Muốn người đọc nắm được 1 p/pháp, cách làm cần trình bày những yêu cầu nào? ?Khi TM về 1 danh lam thắng cảnh cần cung cấp cho người nghe những đặc điểm nào của đối tượng ? I.P/pháp làm bài văn TM. 1.Tìm hiểu đề: - Xác định đối tượng TM (đồ dùng, vật nuôi, cây cối…) - Mỗi đối tượng TM cần lựa chọn p/pháp TM cho phù hợp. 2.Bố cục của bài văn TM. a.Mở bài: Gthiệu đối tượng cần TM. (Có thể gthiệu trực tiếp hoặc gtiếp) b.Thân bài: Trinhg bày đặc điểm cụ thể của đối tượng. c.Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng. II.P/pháp cụ thể cho mỗi dạng đề. 1.Thuyết minh 1 thứ đồ dùng. - Cấu tạo. - Tính năng hoạt động. - Tác dụng. - Cách sử dụng và bảo quản. 2.TM về 1 thể loại văn học. + Thơ: - Số câu, số tiếng. - Cách gieo vần, ngắt nhịp. - Niêm, luật. - Đối. + Truyện: - Sự việc, nhân vật. - Bố cục. - Ngôn ngữ. - Tình huống, ngôi kể, lời kể. 3.TM về p/pháp, cách làm. - Các vật liệu cần thiết. - Qui trình thợc hiện. - Yêu cầu thành phẩm. 4.TM về danh lam thắng cảnh. - Vị trí, địa điểm. - Cấu trúc (thiên tao, nhân tạo) - Vai trò trong đời sống con người. D.Củng cố: - Nhắc lại bố cục của bài văn TM ? - Nêu những p/pháp cụ thể cho mỗi dạng đề văn TM ? - GV khái quát lại kiến thức cơ bản của bài học. E.Hướng dẫn về nhà: - Học bài nắm vững cách làm bài văn TM ở mỗi dạng đề. - Giờ sau luyện tập viết đoạn văn TM. Soạn:14/12/2012. Giảng:17/12/2012. Tiết 18: viết đoạn văn thuyết minh. A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8B: 8D: 8E: B.KT bài cũ: - Nêu những p/pháp TM cụ thể cho từng dạng đề: TM 1 thứ đồ dùng, TM 1 thể loại văn học, TM về 1 danh lam thắng cảnh?. C.Giảng bài mới: Mỗi bài văn TM đều được phân chia thành nhiều đoạn nhỏ để TM làm rõ các khía cạnh của đối tượng. Vậy trình bày và viết các đoạn văn TM ntn thì chúng ta cùng đi ôn tập bài hôm nay. -GV dẫn dắt:Cũng như các văn bản khác, vbản TM có nhiều ý, mỗi ý là 1 hay nhiều đoạn văn. Các ý lớn cần được khắc sâu, nhấn mạnh không phải chỉ bằng 1 đoạn văn mà bằng nhiều đvăn. ?Vậy khi xây dựng đvăn trong vbản TM cần lưu ý điều gì? - GV cho h/s đọc đoạn văn TM về chiếc nón lá. ?Vbản thuộc kiểu bài TM nào? (TM về 1 thứ đồ vật) ?Vbản có mấy đvăn TM ? ( Vbản có 8 đvăn TM) ?Vbản nêu những đặc điểm nào của chiếc nón? ý nào là ý chính ? (Nêu: - Cấu tạo của chiếc nón. (chính) - Hình dáng phổ biến của chiếc nón. - Các loại nón. - Công dụng của chiếc nón. - Chiếc nón trong tương lai.) -Gv chia lớp làm 4 nhóm yêu cầu h/s viết đvăn TM. + Nhóm1: Viết đvăn TM về công dụng của cái phích nước. + Nhóm 2: Viết đvăn TM về công dụng của cái bút bi. + Nhóm 3: Viết đvăn TM về 1 quyển sách. + Nhóm 4: Viết đvăn TM về các chủng loại nón ở Việt Nam. - Các nhóm thảo luận và viết đvăn ra nháp. - Gv gọi 1 số em đọc đvăn ->GV nhận xét, bổ sung và đánh giá. - Gv dùng bảng phụ ghi 1 số đvăn mẫu. - Gọi h/s đọc đvăn mẫu. I.Đặc điểm của đoạn văn TM. - Tuỳ vào từng dạng đề TM để xdợng các đvăn TM cho phù hợp. - Tránh trùng lặp, dàn đều mà cần có trọng điểm, ý chính, ý phụ. II.Luyện tập viết đoạn văn TM. * VD1: Đvăn TM về công dụng của chiếc phích nước. Phích dùng để chứa nước sôi. Do có cấu tạo bởi 2 lớp thuỷ tinh và ở giữa là lớp chân không để giữ nhiệt được lâu, có thể từ 6-8 tiếng. Phích nước rất tiện dụng trong sinh hoạt trong gia đình. * VD 2: Đvăn TM về cấu tạo của cái bút bi. Bút bi có cấu tạo bởi chất liệu nhựa gồm 2 bộ phận. Vỏ bút bi là hình trụ rỗng, có độ dài khoảng 12-15 cm. Ruột bút bi bằng nhựa có chứa mực và trên đầu có cắm 1 ngòi bằng kim loại. Ngòi bút bi có đầu bi lăn đều để dẫn mực. D.Củng cố: - GV nhận xét giờ học. - GV khái quát lại kiến thức cơ bản của bài học. E.Hướng dẫn về nhà: - Về nhà tiếp tục ôn tập những kiến thức về văn bản TM. - Giờ sau luyện tập viết bài văn TM. Tiết 19: luyện tập làm bài văn thuyết minh. Ngày soạn:4/1/2013. Ngày dạy:7/1/2013. A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8B: 8D: 8E: B.KT bài cũ: - Khi xây dựng đvăn thuyết minh cần lưu ý những gì? C.Giảng bài mới: Để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng viết văn TM giờ hôm nay chúng ta cùng đi luyện tập viết bài văn TM. ?Nhắc lại các bước xây dựng bài văn TM ? ?Hãy xác định yêu cầu của đề? - GV cho h/s suy nghĩ để tìm ý rồi lập dàn ý. ?Phần mở bài em cần nêu ý gì ? ?trong phần thân bài cần Tm những ý cơ bản nào ? (- TM về đặc điểm của cây tre. - TM về vai trò của cây tre trong đời sống con người Việt Nam.) ?Khi TM về đặc điểm của cây tre cần chú ý đến những khía cạnh nào? ?Trong đời sống con người Việt Nam cây tre có vai trò ntn? ?Trong lao động sản xuất cây tre có vai trò gì? ?Vai trò của cây tre trong sinh hoạt là gì? ?Qua các cuộc k/chiến chống ngoại sâm em thấy cây tre có vai trò ntn? ?Phần kết bài em làm gì? - Gv cho h/s hoạt động nhóm: - Gv chia lớp làm 4 nhóm phân cho mỗi nhóm viết 1 đoạn văn. - Gọi đại diện các nhóm trình bày ->Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá phần trình bày của h/s . * Đề bài: Cây tre trong đời sống con người Việt Nam. 1.Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh. - Đối tượng TM: Cây tre trong đời sống con người Việt Nam. 2.Tìm ý- Lập dàn ý. a.Mở bài: Gthiệu khái quát về cây tre trong đời sống con người Việt Nam. b.Thân bài: * Đặc điểm của cây tre: -Thân thẳng, ruột rỗng, mọc thành từng bụi, từng luỹ. - Tre rất dễ sống, dẻo dai, kiên cường, bất khuất, đoàn kết, ngay thẳng… giống như con người VN. * Vai trò của cây tre trong đời sống con người Việt Nam: - Trong lao động sản xuất: Tre tạo lên nhiều dụng cụ để phục trong sản xuất nông nghiệp như: cán cuốc, cán xẻng, dần, sàng, nong, nia….. - Trong c/sống sinh hoạt: Chõng tre, nôi tre, tăm, đũa….Măng tre là 1 loại thức ăn. Bóng tre rợp đường làng cho con người, trâu, bò…nghỉ ngơi. Rồi những đồ chơi được làm bằng tre như: que chuyền, con khăng, ống phống, khung diều… - Trong chiến đấu:Gởy tre, chông tre, đòn tre… c.Kết bài: Nêu cảm xúc của em về vai trò của cây tre trong đời sống con người Việt Nam. 3.Viết bài: D.Củng cố: - GV nhấn mạnh lại kiến thức cơ bản về p/pháp làm bài văn TM. - Nhận xét giờ luyện tập. E.Hướng dẫn về nhà: - Về nhà viết hoàn chỉnh bài văn TM về cây tre. - Gv chia nhóm để h/s lập dàn ý các đề văn sau: + Nhóm1: TM về cây lúa. + Nhóm1: TM về chiếc nón lá. + Nhóm1: TM về cái quạt. + Nhóm1: TM về 1 loài hoa em yêu thích. Tiết 20: luyện tập làm bài văn thuyết minh. (Tiếp) Ngày soạn:11/1/2013. Ngày dạy:14/1/2013. A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8B: 8D: 8E: B.KT bài cũ: - Nhắc lại các p/pháp thuyết minh ? C.Giảng bài mới: -GV nêu nội dung và yêu cầu của tiét học. Hôm nay chúng ta tiết tục đi ôn tập về văn TM với nội dung: Lập dàn ý cho các đề văn TM và đi luyện nói. - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày dàn ý mà giờ trước đã cho về nhà chuẩn bị. - Các nhóm nhận xét, xây dựng dàn ý. - GV kiểm tra , nhận xét, sửa chữa, bổ sung (nếu cần) - Gv yêu cầu h/s dựa vào dàn ý trên để viết bài văn TM theo đề của nhóm mình. (khoảng 10 phút) - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày bài nói của mình. - Các nhóm khác ở dưới lớp lắng nghe và nhận xét về các phương diện sau: + Kiểu bài: Đúng p/pháp TM không? + Nội dung: TM có đúng đối tượng không? + P/pháp TM: có vận dụng linh hoạt, phù hợp các p/pháp TM không? + Cách trình bày: có mạch lạc, lưu loát không? Từ ngữ dùng có phù hợp không? + Tác phong trình bày ra sao? - Các nhóm khác có thể cho điểm nhóm vừa trình bày. - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của mỗi nhóm. - GV có thể chỉnh sửa bài nói của từng nhóm cho phù hợp với yêu cầu của từng đề bài. I.Lập dàn ý cho đề văn TM. + Nhóm1: TM về cây lúa. + Nhóm1: TM về chiếc nón lá. + Nhóm1: TM về cái quạt. + Nhóm1: TM về 1 loài hoa em yêu thích. II.Luyện nói. D.Củng cố: - GV Khắc sâu lại kiến thức cơ bản về p/pháp làm bài văn TM. - Nhấn mạnh những nhược điểm, ưu điểm của h/s về cách làm bài văn TM. - Nhận xét giờ luyện tập. E.Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại những kiến thức về văn TM . - Xem lại những kiến thức về phần TV từ lớp 6->8. - Giờ sau tìm hiểu về chủ đề 4: Các biện pháp tu từ. Chủ đề 4: các biện pháp tu từ. I.Mục tiêu cần đạt: -
File đính kèm:
- tu chon van 8..doc