Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn Lớp 9

1. Qua đoạn đối thoại của ông Hai với con, ta thấy;

- Ông giãi bày, tâm sự với con thực chất là để tự giãi bày lòng mình.

- Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật: Đó là tình cảm thiêng liêng sâu nặng với làng Chợ Dầu và tấm lòng thủy chung với Kháng chiến, với Cách mạng của ông Hai.

2. Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng Chợ Dầu quê ông. Nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì:

- Nếu đặt tên là “Làng Chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con người ở một làng quê cụ thể ® Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp.

- Đặt tên “Làng”, tiếng gọi gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kỳ một ai ® ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao, giúp ta hiểu rõ hơn giá trị của thiên truyện ngắn.

=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy

 

doc90 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiến người cha bị hụt hẫng, ông đau đớn không hiểu nguyên nhân vì sao, ông vừa thất vọng, vừa bất lực.
c. Trong 3 ngày nghỉ phép:
- Ông chẳng đi đâu xa, chỉ tìm cách gần gũi để được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé.
- Mọi cố gắng của ông từ việc “giả vờ không nghe” đến việc “dồn nó vào thế bí” (chắt nước cơm) nhưng không có kết quả.
- Trong bữa ăn, do nôn nóng, bực tức, không kịp suy nghĩ, ông đã đánh con bé ® con bé bỏ sang nhà ngoại.
- Tình yêu thương con của ông Sáu đã không được bé Thu đón nhận, đáp lại, nó kiên quyết không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong mỏi - điều đó làm ông Sáu thực sự đau lòng, ông chỉ biết lắc đầu cam chịu, bởi tình cảm không dễ gì gượng ép.
d. Những ngày ông Sáu xa con:
- Ông thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con.
- Ông dồn tình thương yêu ấy vào việc làm cho con một chiếc lược ngà - lời hứa với con trước lúc chia tay.
- Tự ông đi tìm ngà voi rồi tự tay ông ngồi cưa từng chiếc răng lược thận trọng, khổ công như là một người thợ bạc.
- Ông còn gò lưng tỉ mẩn khắc lên đó dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
ð Chiếc lược ngà gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha, chiếc lược ấy là tình cảm, tấm lòng, là yêu thương mà ông gửi gắm – thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt.
- Trước khi hy sinh, ông Sáu móc cây lược ra trao vào tay người bạn chiến đấu. Chỉ khi nhận được lời hứa “mang về trao tận tay cho cháu”, người cha đó mới nhắm mắt được ® Cử chỉ ấy cho ta hiểu tình cha con mãnh liệt và tha thiết.
Bài tập 7
Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Hướng dẫn
- Bé Thu – một đứa bé bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì.
- Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác, lạ lùng, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “má, má”.
- Những ngày ông Sáu được nghỉ phép:
+ Thu xa lánh ông Sáu trong lúc ông tìm cách vỗ về, gần gũi. Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba.
+ Má doạ đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, gọi chắt nước cơm nhưng lại nói trổng.
+ Bác Ba nói mẫu nhưng Thu vẫn không gọi.
+ Bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy vá chắt nước chứ không chịu gọi “ba”.
+ Thu đã hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung toé – bị đòn, không khóc, chạy sang nhà ngoại, cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to.
ð Bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “con bé đáo để thật”, còn ông Sáu thì không nén được: “Sao mày cứng đầu quá vậy?”.
ð Chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Lý do nó không nhận ba thật đơn giản, trẻ con, bất ngờ mà hợp lý.
Củng cố, hướng dẫn:
Học sinh hoàn thành bài tập
Chuẩn bị chủ đề 6: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
CHỦ ĐỀ 6
Tiết 23, 24: 
KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố hệ thống lại kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Học sinh luyện tập một số bài về các kiến thức được học
B. Chuẩn bị
Giáo viên soạn giáo án
Học sinh ôn lại các kiến thức đã học
C.Tiến trình các hoạt động dạy-học
Ổn định
Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới
Hoạt động của Gviên-Hsinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống các kiến thức đã học. 
Hoạt động 2:
Bài 1. Chỉ ra các thành phần câu trong các ví dụ sau:
a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. 
b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa- bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.
c) Thế à, cảm ơn các bạn!
d) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.
Bài 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
Bài 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a. Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường
b. Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều không cầm được nước mắt. Còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi đọc xong một tác phẩm văn học, trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
I. Lập bảng hệ thống
1. Khởi ngữ:
- Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. 
2. Các thành phần biệt lập.
a. Thành phần tình thái: Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
+ chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... (chỉ độ in cậy cao).
+ hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp)
- Ví dụ: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
- Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như: theo tôi, ý ông ấy, theo anh
- Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe, như: 
+ à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy... (đứng cuối câu).
- Ví dụ: Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố)
b. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...).
Ví dụ: Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
c. Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ: 
- Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
 	- Vâng, mời bác và cô lên chơi.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
d. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Lưu ý : Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
II. Bài tập luyện tập
Bài 1. 
Hướng dẫn
	a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. TN CN VN
	b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam ,những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. (TP phụ chú)
c) Thế à, cảm ơn các bạn! (Thành phần cảm thán)
d) Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. (Thành phần tình thái)
Bài 2 : 
Gợi ý
	a, Thành phần tình thái: có lẽ
b, Thành phần cảm thán: Chao ôi
c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ
Bài 3:
Hướng dẫn
- Thành phần phụ chú: 
 b. bạn thân của tôi 
- Thành phân tình thái
 a. Chắc rằng	
- Thành phần khởi ngữ: 
c. còn tôi, 
d. kẹo đây
Bài 4: 
Hướng dẫn
	- HS viết được đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán (tùy sự sáng tạo của học sinh)
	- Trình bày cấu trúc đúng theo kết cấu của đoạn văn, có nội dung theo một tác phẩm cụ thể.
	- Hình thức: trình bày sạch sẽ, khoa học.
Củng cố, hướng dẫn
Học sinh hoàn thành bài tập
Chuẩn bị chủ đề sau: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
CHỦ ĐỀ 7:
KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
------------------------------------------------
Tiết 25,26
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
A. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố hệ thống lại kiến thức về kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học
Học sinh luyện tập một số bài về các kiến thức được học
B. Chuẩn bị
Giáo viên soạn giáo án
Học sinh ôn lại các kiến thức đã học
C.Tiến trình các hoạt động dạy-học
Ổn định
Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới
Hoạt động của giáo viên-Học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- Học sinh nhắc lại kiến thức văn nghị luận mà các em đã học ở chương trình lớp 7
- Nêu các bước làm bài văn nghị luận
- Khi tìm hiểu đề ta phải xác định những yêu cầu nào của đề bài
- Muốn tìm ý cho một bài văn, người ta thường làm cách nào?
- Dàn ý bài văn nghị luận có mấy phần
- Nêu yêu cầu của phần mở bài
- Nhiệm vụ của phần thân bài
- kết bài
- Viết bài hoàn chỉnh cần đảm bảo yêu cầu nào?
- Có mấy cách viết phần mở bài?
Nhắc lại khái niệm văn nghị luận về một tác phẩm thơ
Các bước làm bài nghị luận
_ Yêu cầu của phân tìm hiểu đề
- Giáo viên lưu ý học sinh phân biệt các cách hỏi khác nhau trong đề bài nghị luận: Cảm nhận, suy nghĩ, phân tích..tránh nhầm lẫn
- Tìm ý trong bài nghị luận bằng cách nào?
- Dàn ý bài nghị luận. Yêu cầu của từng phần mở bài, thân bài, kết bài
- Khi viết bài hoàn chỉnh cần lưu ý điều gì?( liên kết câu, liên kết đoạn)
- Có mấy cách mở bài trong bài nghị luận.
I Nghị luận về tác phẩm truyện
1. Khái niệm:
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, chủ đề hay nghệ thuật của một tác giả cụ thể.
2. Yêu cầu
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
3. Các bước làm bài
Bước 1: Phân tích đề - Tìm ý
Phân tích đề
* Vấn đề nghị luận có các dạng:
- Phân tích nhân vật
- Diễn biến cốt truyện
- Giá trị nghệ thuật
- …
* Yêu cầu nghị luận được thể hiện bằng các mệnh lệnh:
- Phân tích: Phân tích nội dung nghệ thuật của tác phẩm để nêu ra nhận xét
- Suy nghĩ: Yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, một góc nhìn nào đó 
- Cảm nhận: Là lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết à phân tích tác phẩm để minh họa cho cảm nhận.
Ghi nhớ: Học sinh có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau để tìm hiểu đề:
1. Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? (nhân vật? sự kiện? chủ đề? nghệ thuật?...).
2. Vấn đề nghị luận được nêu trực tiếp hay gián tiếp?
3. Vấn đề nghị luận được thể hiện bằng những luận điểm nào?
 Tìm ý
Tùy từng đề bài nghị luận cụ thể học sinh sẽ đưa ra hệ thống câu hỏi sát hợp. Tuy nhiên học sinh có thể tham khảo hệ thống câu hỏi tìm ý sau:
1. Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì (nhân vật? sự kiện? chủ đề? nghệ thuật?...)
2. Vấn đề nghị luận được thể hiện bằng những luận điểm nào?
3. Những dấn chứng nào làm sáng tỏ cho từng luận điểm?
4. Có những tác phẩm nào có nét tương đồng (nhân vật? sự kiện? chủ đề? nghệ thuật? hoàn cảnh sáng tác?...)
5. Phong cách của nhà văn là gì? Phong cách ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
Bước 2: Lập dàn ý
Mở bài:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
Thân bài: 
Lần lượt trình bày các luận điểm
Kết bài: 
Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện, đoạn trích
Bước 3: Trình bày bài
- Yêu cầu chung
Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động
Mở bài
- Trực tiếp (Không dẫn dắt)
- Gián tiếp (có dẫn dặt)- Có nhiều cách dẫn dắt khác nhau:
ð Cách 1: Tác giả ð phong cách ð tác phẩm ð nêu vấn đề nghị luận
Ví dụ
Lê Minh Khuê là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lý sắc sảo tinh tế. Người ta dễ nhận thấy sự đa giọng điệu trong sáng tác của bà. Người đọc có thể nhận rõ sở trường, giọng điệu của nhà văn trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Tác phẩm cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn
ð Cách 2: Đề tài ð tác phẩm ð vấn đề nghị luận
Ví dụ:
Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn là đề tài của biết bao nhiêu tác phẩm thi ca. Ta biết đến một nhạc khúc Cô gái mở đường của nhạc sỹ Xuân Giao, một thi phẩm “Gửi em cô thanh niên xung phong” của Phạm Tiến Duật, một “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ. Một trong những truyện ngắn viết thành công về đề tài này phải kể đến “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Tác phẩm cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn.
ð Cách 3: Đi từ hoàn cảnh thực tế (cuộc sống, lịch sử…) ð tác phẩm ð vấn đề nghị luận
Ví dụ:
Năm 1971, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào giai đoạn cam go ác liệt. Giặc Mĩ bắn phá điên cuồng, chúng muốn băm nát tuyến đường Trường Sơn huyết mạch. Để thông đường ra chiến trường những chiến sỹ Thanh niên xung phong đã kiên cường ngày đêm bám trụ đối mặt với hiểm nguy, với cái chết. Chính trong hoàn cảnh đó người chiến sỹ Thanh niên xung phong đã ngời sáng lên những phẩm chất cao đẹp. Lê Minh Khuê đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn qua tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”.
ð Cách 4: Trích dẫn một vài câu thơ, lời bài hát liên quan tới đề tài nghị luận ð tác phẩm ð vấn đề nghị luận
Ví dụ: 
“Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường…”
Lời bài hát gợi lên hình ảnh những cô gái Thanh niên xung phong mở đường trên tuyến lửa Trường Sơn. Chính họ đã góp một phần công sức không nhỏ trong cuộc chiến đấu chống Mĩ kiên cường anh dũng của dân tộc. Có rất nhiều tác phẩm đã viết về họ với biết bao phẩm chất cao đẹp trong đó có truyên ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Tác phẩm cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phongtrên tuyến lửa Trường Sơn.
Thân bài
Các luận điểm viết đan xen các cách trình bày: diễn dịch, quy nạp, Tổng phân hợp để tránh đơn điệu.
 Kết bài
Cần viết ngắn gọn cô đọng cảm xúc
Bước 4: Đọc, kiểm tra lại bài viết
- Học sinh sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
- Chú ý đến liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản.
Nghị luận về tác phẩm thơ
1. Khái niệm
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
 2. Yêu cầu
- Nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích được các yếu tố đó để có những nhận xét cụ thể, xác đáng.
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết
3. Các bước làm bài
 Bước 1: Tìm hiểu đề - Tìm ý
Tìm hiểu đề
Học sinh phải xác định được:
- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dung nghị luận)
- Đề bài yêu cầu thao tác nghị luận như thế nào?
- Giới hạn (một đoạn thơ hay cả bài thơ hay một vấn đề của bài thơ)
Yêu cầu học sinh phân biệt được:
- Yêu cầu nghị luận được biểu thị bằng các từ: 
+ Cảm nhận: Lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết,
+ Phân tích: Như là chỉ định về phương pháp,
+ Suy nghĩ: Nhấn mạnh đến nhận định, phân tích của người làm bài, 
+ Không có lệnh: Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài bằng sự lựa chọn phân tích hoặc suy nghĩ.
(Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” nghị luận khác nhau)
- Học sinh xác định đúng nội dung nghị luận trên cơ sở cảm hiểu đoạn thơ, bài thơ.
- Học sinh phải xác định chuẩn giới hạn tránh nhầm lẫn đề yêu cầu phân tích đoạn thì phân tích trọn vẹn tác phẩm và ngược lại.
Tìm ý 
Tìm ý là quá trình học sinh tự đặt và trả lời các câu hỏi xoay quanh vấn đề nghị luận. Tùy từng đề mà học sinh sẽ đặt ra hệ thống câu hỏi sát hợp. Tuy nhiên có thể vận dụng câu hỏi khái quát sau đây:
- Vấn đề nghị luận bao gồm mấy luận điểm? Là những luận điểm nào?
- Những dẫn chứng nào làm sáng tỏ cho từng luận điểm?
- Có những dẫn chứng nào (câu thơ, câu văn, danh ngôn, tác phẩm…) liên quan tới vấn đề nghị luận (để giúp học sinh so sánh, đối chiếu, bình, đánh giá tác phẩm trong quá trình làm bài)?
- Phong cách của nhà thơ? Các tác phẩm tiêu biểu thể hiện phong cách?
Bước 2: Lập dàn ý
Mở bài: 
- Dẫn dắt.
- Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ và bước đầu nêu khái quát nhận xét, đánh giá chung của mình về bài thơ, đoạn thơ. (Nếu là đoạn thơ thì giới thiệu rõ vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm)
Thân bài: 
Lần lượt trình bày các luận điểm (tùy theo yêu cầu cụ thể của từng đề) 
Kết bài: 
Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ.
 Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh 
Yêu cầu chung
- Về hình thức: bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
- Về nội dung: phải đầy đủ, đúng, trúng vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu.
Gợi ý dựng đoạn
a. Mở bài
- Trực tiếp (không dẫn dắt)
- Gián tiếp (có dẫn dắt) - Có nhiều cách dẫn dắt khác nhau:
Cách 1: Tác giả à phong cách à tác phẩm à nêu vấn đề nghị luận.
Cách 2: Đề tài à tác phẩm à vấn đề nghị luận.
Cách 3: Đi từ hoàn cảnh thực tế (cuộc sống, lịch sử…) à tác phẩm à vấn đề nghị luận.
Cách 4: Trích dẫn một vài câu thơ, lời bài hát liên quan tới đề tài nghị luận à tác phẩm à vấn đề nghị luận.
Cách 5: Từ thể loại đến tác phẩm à vấn đề nghị luận.
Ví dụ:
- Cách 1: Hữu Thỉnh làm thơ không nhiều nhưng ông đã sớm khẳng định một phong cách riêng: Nhẹ nhàng mà sâu lắng, nhiều chất dân gian và chất triết lý sâu sắc. Có lẽ vì thế thơ ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc mới mẻ về tâm hồn con người - một thế giới còn ẩn chứa bao điều bất ngờ thú vị. Phong cách ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Sang thu” 
- Cách 2: Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân. Ta biết đến một chùm thơ thu nức danh của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, một “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, một “Đây mùa thu tới” của…… Và Hữu Thỉnh đã góp một thi phẩm vào trong vườn thơ thu ấy đó là “Sang thu”. Tưởng như thơ viết về mùa thu đã qua nhiều dễ gây nhàm chán song đến với “Sang thu” của Hữu Thỉnh người đọc thấy được sự sáng tạo rất tài tình của ông. Đọc Sang thu đã có ý kiến cho rằng: “Chỉ 12 câu thơ năm chữ mà anh đã vẽ lên một bức tranh sang thu vừa đúng vừa đẹp lại có tình, có chiều sâu suy nghĩ”
- Cách 3: 
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Thu sang, gió heo may nhè nhẹ, hương cốm thoảng đưa. Đây là thời điểm dễ gợi trong lòng người bao cảm xúc buồn dịu nhẹ vấn vương….Viết về giây phút giao mùa từ hạ sang thu Hữu Thỉnh đã thể hiện những cảm nhận tinh tế, những sáng tạo độc đáo qua thi phẩm “Sang thu” 
- Cách 5: Từ xưa đến nay thể thơ năm chữ được coi là thể thơ đắc địa trong việc thể hiện cảm xúc suy tuy chất chứa đan xen chất tự sự. Ta biết đến một “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch một “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, một “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Trong số những tác phẩm thành công về thể thơ này ta không thể không kể đến bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Bằng thể thơ năm chữ với những hình ảnh giàu sức biểu cảm Hữu Thỉnh đã cho ra thấy những cảm nhận tinh tế về sự sang thu của đất trời cũng như của con người.
b. Thân bài
Các luận điểm viết đan xen các cách trình bày: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp để tránh đơn điệu.
c. Kết bài
Cần viết ngắn gọn cô đọng hàm súc.
 Bước 4: Đọc, kiểm tra, sửa lỗi
- Học sinh sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
- Chú ý đến liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản.
D. Củng cố hướng dẫn:
- Ôn tập lại lý thuyết
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Tiết 27,28,29,30
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố hệ thống lại kiến thức về kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học
Học sinh luyện tập một số bài về các kiến thức được học
B. Chuẩn bị
Giáo viên soạn giáo án
Học sinh ôn lại các kiến thức đã học
C.Tiến trình các hoạt động dạy-học
Ổn định
Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới
Bài tập 1:
Đọc “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hình ảnh ông Sáu gò lưng

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON NGU VAN LOP 9.doc