Giáo án tự chọn Hóa học lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Liên

Tiết 22 LUYỆN TẬP: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ

HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về kim loại kiềm thổ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm trắc nghiệm lí thuyết nhanh chính xác về kim loại kiềm thổ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh

- Học sinh: + Ôn lại lí thuyết về kim loại kiềm thổ.

 + Làm các bài tập đã cho trong SGK, SBT, trong tài liệu.

III. TRỌNG TÂM

- Ôn tập lí thuyết về kim loại kiềm thổ.

IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY

1. Ổn định lớp (1’)

- Kiểm tra sĩ số, đồng phục

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Nêu vị trí, đặc điểm cấu hình electron của kim loại kềm thổ.

- Nêu tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ.

3. Bài dạy

a. Đặt vấn đề (1’)

- Ôn tập lí thuyết và làm một số bài tập về kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.

b. Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG

Hoạt động 1. Ôn tập lí thuyết về kim loại kiềm thổ và một số hợp

chất quan tọng của kim loại kiềm thổ. (19’)

Mục tiêu. HS khắc sâu kiến thức về kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.

 

doc85 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Hóa học lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
→2KOH+H2 
Na nóng chảy và chạy trên mặt nước, K bùn cháy, Rb&Cs pư mãnh liệt.
KLK tác dụng dễ dàng với H2O nên người ta bảo quản nó trong dầu hỏa. 
4. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế
a.Ứng dụng : Chế tạo hợp kim có t0nc thấp. Hợp kim Li-Al dùng trong kỉ thuật hàng không. Cs làm tế bào quang điện 
b. Trạng thái tự nhiên : tồn tại dạng hợp chất( trong nước biển, silicat, alumiunat)
c. Điều chế : Khử ion của KLK thành KL tự do M++e→M bằng cách Đpnc muối halogenua của KLK
2NaCl2→Na+Cl2
Hoạt động 2. Làm một số bài tập về kim loại kiềm (25’)
Mục tiêu. HS làm được bài tập về kim loại kiềm
GV cho HS làm phần trắc nghiệm lí thuyết trong tài liệu.
HS làm bài tập trong tài liệu.
GV cho HS làm bài tập trong tài liệu, phần tìm tên kim loại kiềm và kiềm thổ.
HS làm bài tập
Sau đó GV gọi HS lên bảng trình bày.
GV sửa bài và cho điểm
Cấu hình e của ion Na+ giống cấu hình e của ion hoặc nguyên tử nào trong đây sau đây?
A. Mg2+, Al3+, Ne	B. Mg2+, F –, Ar	
C. Ca2+, Al3+, Ne	D. Mg2+, Al3+, Cl–
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của kim loại kiềm?
A. Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử	
B. Số oxy hóa nguyên tố trong hợp chất
C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất	
D. Bán kính nguyên tử
Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây ?
A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. CuSO4	D. NaHSO4
Nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ nhất là:
	A. Li B. Na	C. K	D. Cs
Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là :
	A. Sủi bọt khí 	B. Xuất hiện ↓ xanh lam
	C. Xuất hiện ↓ xanh lục D. Sủi bọt khí và xuất hiện ↓ xanh lam
Để điều chế Na có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Khử Na2O bằng CO nung nóng. 
B. Dùng K đẩy Na ra khỏi dd muối NaCl
C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn 
D. Điện phân muối NaCl nóng chảy. 
Dạng : Tìm tên kim loại kiềm, kiềm thổ
Hoà tan 4,6 (g) một kim loại bằng dung dịch HCl sau phản ứng, cô cạn d2 thu đươc 11,7 (g) muối khan. Tìm kim loại:
A. K B. Li	C. Na	D. Cs	
HD: Nhìn vào đáp án dự đoán là kim loại hóa trị 1
PT: 2M + 2HCl à 2MCl + H2
 4,6/M 11,7/(M + 35,5)
à 4,6/ M = 11,7/(M + 35,5) à M = 23 à Na
Hoà tan 13,92 (g) hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước thu được 5,376 (l) (ở đktc). Hai kim loại là: 
	A. Li, Na B. Na, K	 C.K,Cs D. Cs, Rb
HD: M + H2O à 1/2H2
 0,48 <--------- 0,24 à nM = 0,24 
à Mtb = 13,92/0,24 = 29 à kim loại Na (M=23) và K (M= 39)
Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot có 3,36 lit khí (đktc) thoát ra . Muối clorua là:
	A. NaCl	B. KCl	 C. BaCl2	 D. CaCl2
HD: Gọi kim loại M có hóa trị x ( x = 1 hoặc 2, nhìn vào đáp án)
2MClx à 2M + xCl2
 6/M 0,15
à 6x/M = 0,15.2 à 3M = 60x 
Với x = 1 à M = 20 loại
 X= 2 à M = 40 loại
4. Cũng cố - dặn dò (1’)
a. Cũng cố: trong quá trình giảng dạy
b. Dặn dò
- Xem lại các bài tập đã giải
- Đọc thêm phần một số hợp chất của kim loại kiềm.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 22
Tiết 21 LUYỆN TẬP: KIM LOẠI KIỀM VÀ 
HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM (TT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về kim loại kiềm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải bài tập liên quan đến kim loại kiềm, bài tập về CO2 tác dụng với dung dịch bazơ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh
- Học sinh: + Ôn lại lí thuyết về kim loại kiềm. 
 + Làm các bài tập đã cho trong SGK, SBT, trong tài liệu.
III. TRỌNG TÂM
- Bài tập về kim loại kiềm (tiếp).
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra.
3. Bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Cách làm bàm bài tập CO2, SO2 tác dụng với bazơ (18’)
Mục tiêu. HS biết cách giải bài tập CO2, SO2 tác dụng với bazơ
GV đưa ra dạng bài tập BÀI TOÁN CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ
Gv hướng dẫn HS cách làm dạng bài tập này.
DẠNG BT: BÀI TOÁN CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ
I. TÁC DỤNG VỚI NaOH, KOH
- Khi choCO2 (hoặc SO2) tác dụng với NaOH, KOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối. Ta thường lập tỉ lệ
 hoặc 
Nếu : Ü k 1: Chỉ tạo muối NaHCO3
 Ü 1< k < 2: Tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3
 Ü k 2: Chỉ tạo muối Na2CO3
* Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào.
- Hấp thu CO2 vào NaOH dư chỉ tạo muối Na2CO3
- Hấp thu CO2 dư vào NaOH chỉ tạo muối NaHCO3
- Hấp thu CO2 vào NaOH tạo dd muối. Sau đó thêm BaCl2 vào dd muối thấy có kết tủa, thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa: Tạo 2 muối Na2CO3 và NaHCO3
- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải.
- Trướng hợp tạo ra 2 muối:
CO2 + NaOH à NaHCO3
a mol a a
CO2 + 2NaOH à Na2CO3 + H2O
b mol 2b b
giải hệ a + b = nCO2
 a + 2b = nNaOH
n NaHCO3 = a
n Na2CO3 = b (nNaOH - nCO2)
II. TÁC DỤNG VỚI Ca(OH)2, Ba(OH)2
Tương tự như trên, trường hợp này cũng có 3 khả năng tạo muối, ta lập tỉ lệ:
 hoặc 
Nếu : Ü k 1: Chỉ tạo muối CaCO3
 Ü 1< k < 2: Tạo 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3
 Ü k 2: Chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
* Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào.
- Hấp thu CO2 vào nước vôi trong dư chỉ tạo muối CaCO3
- Hấp thu CO2 dư vào nước vôi trong (lúc đầu có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan): chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, sau đó thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa: Tạo 2 muối
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa: tạo 2 muối.
- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải.
Hoạt động 2. Làm bài tập CO2, SO2 tác dụng với bazơ (25’)
Mục tiêu. HS vận dụng giải bài tập CO2, SO2 tác dụng với bazơ
GV cho HS làm một số bài tập trong tài liệu phần CO2 tác dụng với dung dịch bazơ trang 38.
Câu 1. Cho 22, 4 (lit) CO2 đkc tác dụng với dung dịch chứa 60 (g) NaOH. Khối lượng muối thu được là: 
A. 106 g Na2CO3	B. 126 g NaHCO3	
C. 42 g Na2CO3 và 5,3 g NaHCO3 D. 53 g Na2CO3 và 42 g NaHCO3
HD: nNaOH = 60/40 = 1,5 mol. nCO2 = 1 mol 
à k = nNaOH/ nCO2 = 1,5/1 = 1,5 à Tạo ra 2 muối.
a + b = 1 à a = 0,5 à m NaHCO3 = 0,5. 84 = 42g
a + 2b = 1,5 à b = 0,5 à m Na2CO3 = 0,5.106 = 53g 
à đ/a: D
Câu 2. Cho 2,24 (l) CO2 đkc vào 2 (l) dung dịch Ca(OH)2 thu được 6 (g) ↓. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 là:
	A. 0,004 M B. 0,002 M C. 0,006 M D. 0,008 M
HD: nCaCO3 = 0,06 < nCO2 à xảy ra cả 2 phản ứng
nCa(OH)2 = 0,06 + 0,02 = 0,08mol à nồng độ mol của Ca(OH)2 là:
0,08/2 = 0,04M
Câu 3.Cho V (l) CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dd Ca(OH)2 0,7 M, thu được 4 (g) ↓. V bằng :
	A. 0,896 (l) B. 1,568 (l) hoặc 0,896 (l) 
C. 0,896 (l) h 2,24 (l) D. 2,24 (l)
4. Cũng cố - Dặn dò (1’)
a. Cũng cố: trong quá trình dạy học
b. Dặn dò
- Ôn tập lại cách giải bài toán CO2 + bazơ.
- Chuẩn bị bài “kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ”
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 23
Tiết 22 LUYỆN TẬP: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ 
HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về kim loại kiềm thổ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm trắc nghiệm lí thuyết nhanh chính xác về kim loại kiềm thổ. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh
- Học sinh: + Ôn lại lí thuyết về kim loại kiềm thổ.
 + Làm các bài tập đã cho trong SGK, SBT, trong tài liệu.
III. TRỌNG TÂM
- Ôn tập lí thuyết về kim loại kiềm thổ.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Nêu vị trí, đặc điểm cấu hình electron của kim loại kềm thổ.
- Nêu tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ.
3. Bài dạy
a. Đặt vấn đề (1’)
- Ôn tập lí thuyết và làm một số bài tập về kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Ôn tập lí thuyết về kim loại kiềm thổ và một số hợp
chất quan tọng của kim loại kiềm thổ. (19’)
Mục tiêu. HS khắc sâu kiến thức về kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.
GV phát vấn HS các kiến thức về vị trí cấu tạo, tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ.
GV yêu cầu HS viết một số phương trình phản ứng.
Gv cho HS ôn lại và sau đó gọi lên bảng nhắc lại một số hợp chất của kim loại kiềm thổ và tính chất, ứng dụng.
GV cho HS ôn lại kiến thức về nước cứng sau đó đó lên bảng trả lời các câu hỏi về nước cứng: khái niệm, phân loại, tác hại và cách làm mềm nước cứng
Phần 1- lí thuyết
A. KIM LOẠI KIỀM THỔ
I.Vị trí và cấu tạo :Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA, gồm Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra. electron lớp ngoài cùng ns2, 
II.Tính chất vật lý: SGK
II.Tính chất hoá học: 
Kim loại kiềm  thổ có tính khử manh.Tính khử tăng dần từ Be đến Ba:  M→M2+ +2e.
Trong các hợp chất , klk thổ có số oxh là +2.
1/Tác dụng với phi kim: 
VD:   2Mg  +  O2 →2MgO
a) Kim loại kiềm thổ  khử được H+ trong các dung dịch axit HCl, H2SO4 thành khí H2
M + 2H+ à M2+ +  H2 
b) Kim loại kiềm thổ  khử được N+5 trong HNO3 loãng xuống  N-3; S+6 trong H2SO4 đặc xuống S-2.
4Mg+10HNO3loãng→4Mg(NO3)2+NH4NO3+ 3H2O
4Mg+50H2SO4đ→4MgSO4+H2S+ 4H2O
3/ Td với H2O :
-Ca,Sr,Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường thành dung dịch bazơ Vd : Ca +2 H2O = Ca(OH)2 +  H2 
- Be không tác dụng với nước. Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thưòng tạo ra Mg(OH)2, Mg tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO:        
2Mg +O2 à 2MgO
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
1/ Canxi hiđroxit:Ca(OH)2 rắn ,màu trắng , ít tan trong nước 
-dd canxi hiđroxit là một dd bazơ mạnh  :Ca(OH)2 →Ca2+ +2OH- tác dụng với oxit axit, axit ,muối.
Ca(OH)2+CO2→ CaCO3 + H2O Nhận biết CO2
2/ canxi cacbonat:CaCO3 Chất rắn màu trắng ,không tan trong nước 
-đây là muối của một axit yếu và không bền,tác dụng với nhiều axit vô cơ và hữu cơ giải phóng khí CO2:
CaCO3+ 2HCl→  CaCl2 +H2O +CO2 CaCO3 + 2CH3COOH→  Ca(CH3COO)2+H2O+CO2
đặc biệt:CaCO3 tan dần trong nước có chứa khí CO2 : CaCO3+ H2O +CO2↔  Ca(HCO3)2 
ph ản ứng x ảy ra theo 2 chi ều :chiều (1)  giải thích sự xâm thực của nước mưa,chiều (2)  giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động.
3/Canxi sunphat:CaSO4 chất rắn  màu trắng, ít tan trong nước.Có 3 loại: 
+ CaSO4 . 2H2O :thạch cao sống,bền ở nhiẹt độ thường. CaSO4 . H2O :thạch cao nung, điều chế bắng cách nung thạch cao sống.
+ CaSO4:thạch cao khan, điều chế bằng cách nung th ạch cao sống ở nhi ệt đ ộ cao h ơn.
+thạch cao nung thường dùng đúc tượng,phấn vi ết bảng,bó bột khi gãy xương
II.NƯỚC CỨNG:
1/khái niệm:
-Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Canxi, Magiê.
-Nước chứa it hoặc không có chứa  ion Canxi ,magiê gọi là nước mềm.
2./phân loại nước cứng:
-Nước cứng tạm thời : nước có chứa các mưôi :Ca(HCO3)2 ,Mg(HCO3)2
-Nước cứng vĩnh cửu: nước có chứa các muối: CaCl2,MgCl2,CaSO4,MgSO4.
-Nước cứng toàn phần:nứơc có cả tính tạm thời và tính vĩnh cữu.
3/ tác hại của nước cứng:nước cứng làm xà phòng ít bọt, nấu thực phẩm bị lâu chin và giảm mùi vị, gây tác hại trong các ngành sản xuất. 
4/ Các biện pháp làm mềm nước cứng:Nguyên tắc:giảm nồng độ cation :Ca2+,Mg2+ trong nước cứng. 
*Phương pháp kết tủa:
-Với nước cứng tạm thời: Đun sôi hoặc  dung  Ca(OH)2 hoặc Na2CO3 dể kết tủa ion canxi,magie ,loại bỏ kết tủa ta được nước mềm:  M(HCO3)2 →  MCO3+CO2 +H2O
-Với nước cứng vĩnh cữu: Dung Na2CO3,Na3PO4,Ca(OH)2 dể làm mềm :
Ca2+ + CO32-→ CaCO3 3Ca2+ +2PO43- → Ca3(PO4)2
Mg2+ + CO32-→ MgCO3 3Mg2+ +2PO43- →Mg3(PO4)2
*Phương pháp trao đổi ion: Dùng chất trao đổi ion(hạt zeolit), hoặc nhựa trao đổi ion. Nước cứng đi qua chất trao 
đổi ion là các hạt zeolit  thì ion canxi ,magiê được trao đổi bằng những ion khác như H+,Na+.ta được nước mềm. 
Hoạt động 2. Làm một số trắc nghiệm lí thuyết (20’)
Mục tiêu. Giúp HS khắc sâu kiến thức lí thuyết về kim loại kiềm thổ và một số hợp chất của chúng
Câu 1. Thành phần hóa học của thạch cao sống là
 A. CaSO4.2H2O 	B. CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O
 	C. CaSO4 	D. Ca(H2PO4)2.CaSO4.2H2O
Câu 2. Cho biết Ca (Z=20) cấu hình electron của ion Ca2+ là
 	A. 1s22s22p63s23p64s2 	B. 1s22s22p63s23p64s1 
 C. 1s22s22p63s23p6 	D. 1s22s22p63s23p64s24p2
Câu 3. Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường ?
	A. Be B. Ba	 C. Ca	D. Sr
Câu 4. Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 vào nước vôi trong :
	A. Sủi bọt dung dịch	B. Dd trong suốt từ đầu đến cuối
	C. Có ↓ trắng sau đó tan	D. Dd trong suốt sau đó có ↓
Câu 5. Sự tạo thành thạch nhủ trong hang động là do phản ứng :
A. Ca(HCO3)2 CaCO3 +CO2 + H2O	
B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2	
D. CaCO3 CaO + CO2 
Câu 6. Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với dãy chất nào sau đây ?
	A. BaCl2, Na2CO3, Al	B. CO2, Na2CO3, Ca(HCO3)2
	C. NaCl, Na2CO3, Ca(HCO3)2 D. NaHCO3,NH4NO3, MgCO3 
Câu 7. Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :
A. Na, BaO, MgO	B. Mg, Ca, Ba	
C. Na, K2O, BaO	D. Na, K2O, Al2O3 
Câu 8. Nước cứng là nước 
	A. Chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ 	B. Chứa ít Ca2+, Mg2+ 
 	C. Không chứa Ca2+, Mg2+ 	 D. Chứa nhiều Na+, HCO
Câu 9. Để làm mêm NCTT dùng cách nào sau:
	A. Đun sôi 	B. Cho d2 Ca(OH)2 vừa đủ
	C. Cho nước cứng qua chất trao đổi cationit	 D. Cả A, B và C
Dùng dd Na2CO3 có thể loại được nước cứng nào ?
	A. Tạm thời B. Vĩnh cửu C. Toàn phần D. Tất cả đều được
Dùng phương pháp nào để điều chế kim loại nhóm IIA :
A. Điện phân dung dịch B. Điện phân nóng chảy	 
C. Nhiệt luyện	D. Thuỷ luyện
Cho Ba vào dung dịch Na2CO3 sẽ thấy hiện tượng:
	A. Sủi bọt khí	B. Ba tan vào dung dịch.
	C. Có kết tủa trắng.	D. Ba tan, sủi bọt khí, có kết tủa trắng.
4. Cũng cố - Dặn dò (1’)
a. Cũng cố: Trong qúa trình giảng dạy
b. Dặn dò
- Ôn tập lại lí thuyết của bài.
Tuần 24
Tiết 23 LUYỆN TẬP: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ 
HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ (TT) 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về kim loại kiềm thổ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài tập về kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh
- Học sinh: + Ôn lại lí thuyết về kim loại kiềm thổ.
 + Làm các bài tập đã cho trong SGK, SBT, trong tài liệu.
III. TRỌNG TÂM
- Bài tập về kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra.
3. Bài dạy
a. Đặt vấn đề (1’)
- Ôn tập lí thuyết và làm một số bài tập về kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Làm một số bài tập về kim loại kiếm thổ và hợp chất của chúng (42’)
Mục tiêu. Giúp HS biết cách làm bài tập liên quan đến kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.
Câu 1. Cho 4,4 (g) hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA kế cận nhau tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 (lit) H2 ( đkc). Hai kim loại là :
A. Ca, Sr B. Be, Mg	 C. Mg, Ca	 D. Sr, Ba
HD: M + 2HCl à MCl2 + H2
 4,4/M ---------à 0,15 mol à 4,4/M = 0,15 à M = 29,3
à 2 kim loại đó là: Mg (M=24) và Ca (M=40) à đ/a: C
Câu 2. Cho 2,84 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 672 ml khí CO2(đktc). Phần trăm khối lượng của hai muối (CaCO3, MgCO3) trong hỗn hợp là:
A. 35,2% và 64,8%. B. 70,4% và 29,6%. 
C. 85,49% và 14,51%. D. 17,6% và 82,4%.
MgCO3 à MgO + CO2
a a
CaCO3 à CaO + CO2
b b
ta được hệ : 84a + 100b = 2,84 
 a + b = 0,03
à a = 0,01 mol, b = 0,02 mol à %CaCO3 = 0,02.100.100/2,84 = 70,4% 
à Đ/A: B
Câu 3: Cho 2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba.
HD: M + 2HCl à MCl2 + H2
 2/M 5,55/ (M+ 71) à 2/M = 5,55/(M + 71) à M= 40 (Ca)
 đ/a: C
Câu 4: Hoà tan hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thấy khối lượng muối khan thu được nhiều hơn khối lượng 2 muối cacbonat ban đầu là:
A. 3,0 gam. B. 3,1 gam. C. 3,2 gam. D. 3,3 gam.
HD: nCO2 = 0,3 mol = nMCO3
MCO3 + HCl à MCl2 + CO2 + H2O
1 mol tăng (71-60 =11g)
0,3 mol tăng 0,3.11 = 3,3 gà đ/a: D
Câu 5: Cho 18,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc nhóm IIA ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6 gam muối khan. Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.
Câu 6: Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hoá của kim loại M trong muối là
A. +1. B. +2. C. +3. D. +4.
HD: Ta có công thức 
2 à Đ/A: B
4. Cũng cố -dặn dò (1’)
a. Cũng cố: trong quá trình dạy học
b. dặn dò: 
- Làm các bài tập còn lại trong tài liệu.
- Chuẩn bị bài “nhôm”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 25
Tiết 24 LUYỆN TẬP: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về kim loại nhôm và một số hợp chất của nhôm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài tập về kim loại nhôm và một số hợp chất quan trọng của kim loại nhôm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh
- Học sinh: + Ôn lại lí thuyết về nhôm.
 + Làm các bài tập đã cho trong SGK, SBT, trong tài liệu.
III. TRỌNG TÂM
- Bài tập về kim loại nhôm và hợp chất của nhôm.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra trong quá trình giảng dạy.
3. Bài dạy
a. Đặt vấn đề (1’)
- Ôn tập lí thuyết và làm một số bài tập về kim loại nhôm và hợp chất của nhôm.
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Ôn tập lí thuyết về nhôm (17’)
Mục tiêu. HS nắm vững lí thuyết về nhôm
GV yêu cầu HS đọc lại các kiến thức về nhôm.
Sau đó giáo viên phát vấn HS để tóm tắt lại các kiến thức về nhôm:
- vị trí và cấu tạo.
- Tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học.
- ứng dụng, sản xuất.
Phần 1. Tóm tắt lí thuyết .
A. NHÔM 
I. Vị trí và cấu tạo: Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc chu kì 3, nhóm IIIA, chu kì 3 BTH 
Cấu tạo của nhôm: 
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1 . Số oxi hoá: +3. 
II. Tính chất vật lí: Al màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng,  nhẹ (2,7g/cm3), t0nc = 6600C, dẫn điện và nhiệt tốt. 
III. Tính chất hóa học: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh sau kim loại kiềm và kiềm thổ.
Al          →        Al3+ +      3e 
1. Tác dụng với phi kim: Tác dụng trực tiếp và mạnh với nhiều phi kim như: O2, Cl2, S, 
2. Tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng →   H2↑: 
2Al + 6HCl → 2AlCl3 +  3H2↑                                             
2Al + 6H+ →  2Al3+ +  3H2↑
Với HNO3 loãng hoặc đặc nóng, H2SO4 đặc nóng thì nhôm khử và  xuống số oxi hoá thấp hơn.
Al + 4HNO3 loãng→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O
2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Với HNO3 và H2SO4 đặc nguội: không tác dụng .
4. Tác dụng với nước.
Nhôm có thể khử được nước →H2↑: 
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑
Những vật bằng nhôm được phủ màng Al2O3 rất mỏng, mịn, bền nên không cho nước và khí thấm qua.
5. Tác dụng với dung dịch kiềm.
Nhôm tan trong dung dịch kiềm : 
2Al + 2NaOH + 2H2O →  2NaAlO2 (dd) + 3H2↑
Hiện tượng trên được giải thích như sau:
- Màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dung dịch kiềm: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2+ 2H2O
- Nhôm khử nước: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 +3H2↑
-Màng Al(OH)3 bị phá hủy: Al(OH)3 + NaOH → 2NaAlO2 (dd) + 3H2↑
IV. Ứng dụng và sản xuất.
1. Ứng dụng:Chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ, trang trí nội thất, bột nhôm trộn bột sắt( tecmit) dùng hàn đường ray.
2. Sản xuất: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit bằng phương pháp điện phân. Có 2 công đoạn:Tinh chế quặng boxit(Al2O3.2H2O): loại bỏ tạp chất SiO2, Fe2O3Điện phân Al2O3 nóng chảy( hỗn hợp Al2O3 với criolit Na3AlF6): 2Al2O3 4Al + 3O2 ↑
Hoạt động 2. Làm bài tập phần trắc nghiệm lí thuyết (25’)
Mục tiêu. HS biết cách vận dụng lí thuyết để làm các bài tập trắc nghiệm lí thuyết.
GV cho HS thảo luận theo bàn làm phần trắc nghiệm lí thuyết trong tài liệu trang 38 từ câu 495 đến 513.
HS tiến hành thảo luận

File đính kèm:

  • docTiết 10 tự chon 12 (Autosaved) (Repaired).doc