Giáo án tự chọn Địa 9 - Chuyên đề 1: Địa lý dân cư - Trương Đăng Ngô

II/ GIA TĂNG DÂN SỐ. CÁCH THỂ HIỆN CÁC TỈ SUẤT.

 Quản lý, giảm được tốc độ gia tăng dân số là một thành tựu to lớn của công tác dân số của thế giới, của mỗi quốc gia, mỗi vùng dân cư sinh sống, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại.

 Một quốc gia, một vùng, khi đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn ( 5 năm,10 năm, hoặc 20 năm), điều đầu tiên phải nắm được gia tăng dân số trong giai đoạn đó.

* Gia tăng dân số bao gồm 2 nhân tố là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

1/ Gia tăng tự nhiên:

Sự biến động dân số là do hai nhân tố chủ yếu quyết định : Sinh đẻ và tử vong.

Để tính được chúng ta phải biết cách thể hiện các tỉ suất cấu thành gia tăng dân số.

a/ Tỉ suất sinh thô ( TSST):

- TSST là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra so với dân số trung bình ở cùng thời điểm đó. TSST được tính theo đơn vị phần nghìn (‰ )

Công thức: S (‰ ) = ( s x 1000) : Dtb

 Trong đó: - s là số trẻ em sinh ra sống trong năm đó

 - Dtb là dân số trung bình của năm đó (tính từ ngày 1/131/12 năm đó)

Kết quả nhận xét : ( làm tròn số người)

- S dưới 10 ‰  TSST thấp. – S từ 11 -- 20 ‰  TSST trung bình

- S trên 20 ‰  TSST cao

b/ Tỉ suất tử thô (TSTT)

- TSTT là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.TSTT được tính bằng đơn vị phần nghìn (‰ ).

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn Địa 9 - Chuyên đề 1: Địa lý dân cư - Trương Đăng Ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ I: ĐỊA LÝ DÂN CƯ 
Nội dung: 
Tiết 1-2: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. ( chiếu băng hình )
Tiết 3-4: Gia tăng dân số. Cách thể hiện các tỉ suất . 
Tiết 5-6 : Thực hành. Ứng dụng vào thực tiễn địa phương.
 I/ CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Việt Nam- Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc đều là con cháu của Lạc Long Quân-Âu Cơ, cùng mở mang, gây dựng non sông, cùng chung sống lâu đời trên một đất nước. Các dân tộc sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1/ Hướng dẫn HS xem băng hình: Đại gia đình các dân tộc Việt Nam. (NXB:Giáo Dục)
* Yêu cầu nhận xét:
- Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một số dân tộc mà em đã biết.
- Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng thể hiện ở những điểm nào? Kể một số nét văn hoá qua băng hình mà em biết.
- Sự phân bố lãnh thố các dân tộc ?
- Vẽ biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999 (%)
* Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quánlàm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú , giàu bản sắc.
- Hiện nay Nhà nước và Bộ giáo dục đã tiến hành tổ chức dạy song ngữ ( Tiếng của mỗi dân tộc và tiếng Việt phổ thông hiện nay) cho các dân tộc trên cả nước nhằm để bảo tồn văn hoá của mỗi dân tộc và có điều kiện tiếp cận được những tiến bộ khoa học áp dụng trong cuộc sống.
* Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải, chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước.
* Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. 
** Những người Việt định cư tại nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đa số các kiều bào có lòng yêu nước, đang gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần vào xây dựng đất nước.
* Vẽ biểu đồ: 
Số liệu : Người Việt : 86,2%
 Các dân tộc ít người: 13,8% 
Yêu cầu: Tính góc ở tâm vòng tròn.. (Vẽ theo chiều kim đồng hồ). Chú thích.
 II/ GIA TĂNG DÂN SỐ. CÁCH THỂ HIỆN CÁC TỈ SUẤT.
 Quản lý, giảm được tốc độ gia tăng dân số là một thành tựu to lớn của công tác dân số của thế giới, của mỗi quốc gia, mỗi vùng dân cư sinh sống, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại.
 Một quốc gia, một vùng, khi đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn ( 5 năm,10 năm, hoặc 20 năm), điều đầu tiên phải nắm được gia tăng dân số trong giai đoạn đó. 
* Gia tăng dân số bao gồm 2 nhân tố là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
1/ Gia tăng tự nhiên:
Sự biến động dân số là do hai nhân tố chủ yếu quyết định : Sinh đẻ và tử vong.
Để tính được chúng ta phải biết cách thể hiện các tỉ suất cấu thành gia tăng dân số.
a/ Tỉ suất sinh thô ( TSST):
- TSST là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra so với dân số trung bình ở cùng thời điểm đó. TSST được tính theo đơn vị phần nghìn (‰ ) 
Công thức: S (‰ ) = ( s x 1000) : Dtb 
 Trong đó: - s là số trẻ em sinh ra sống trong năm đó
 - Dtb là dân số trung bình của năm đó (tính từ ngày 1/1à31/12 năm đó)
Kết quả nhận xét : ( làm tròn số người)
- S dưới 10 ‰ à TSST thấp. – S từ 11 -- 20 ‰ à TSST trung bình
- S trên 20 ‰ à TSST cao
b/ Tỉ suất tử thô (TSTT)
- TSTT là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.TSTT được tính bằng đơn vị phần nghìn (‰ ).
Công thức: T(‰ ) = ( t x 1000) : Dtb 
Trong đó: t là só người chết trong năm 
Kết quả nhận xét.( làm tròn số người)
- T dưới 10 ‰ à TSTT thấp. – T từ 11 -- 15 ‰ à TSST trung bình
- T từ 16--25 ‰ à TSTT cao - T trên 25 ‰ à TSTT rất cao.
* TSTT cần lưu ý đến tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh dưới 1 tuổi. Vì nó phản ánh trình độ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của y tế cộng đồng
c/ Tỉ suất gia tăng tự nhiên. (TSGTTN)
- TSGTTN là nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của 1 quốc gia và toàn thế giới. Vì vậy nó được coi là động lực dân số.
- TSGTTN là sự chênh lệch giữa TSST (S) và TSTT(T). TSGTTN được tính bằng phần trăm (%)
Công thức: GTDS (%) = S (‰ ) – T (‰ ) ( Đổi đơn vị ‰à%)
d/ Tỉ suất sinh chung (TSSC)
- TSSC là chỉ tiêu cho biết trung bình cứ 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ quy ước từ 18-49 tuổi, có bao nhiêu trẻ em được sinh ra trong 1 năm.
Công thức: S chung (‰) = ( s x 1000) : P (18-49) 
Trong đó: - s là số trẻ sinh ra trong năm đó
 	 - P (18-49) là số phụ nữ nằm trong độ tuổi quy ước sinh đẻ của năm đó.
2/ Gia tăng cơ học 
* Bao gồm 2 bộ phận : Xuất cư và nhập cư.
Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.
- Gia tăng cơ học có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của 1 quốc gia hay 1 vùng kinh tế cụ thể.
III/ THỰC HÀNH
 Số liệu thống kê của quận A năm 2007 như sau:
1/ Dân số ngày 01/ 01/ 2007 là : 187.000 người
2/ Dân số ngày 31/ 12/ 2007 là : 188.400 người
3/ Từ ngày 01/01/ 2007 đến ngày 21/12/2007 số trẻ sinh sống là: 3250 người.
4/ Từ ngày 01/01/ 2007 đến ngày 21/12/2007 số người chết là 220 người do bệnh tật và tai nạn giao thông.
5/ Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18-49) chiếm 26% số dân trung bình cả năm.
 Hãy tính:
1/ Tỉ suất gia tăng tự nhiên của quận A năm 2007. Nhận xét về các tỉ suất.
2/ Tỉ suất sinh chung của quận A năm 2007. 
Bài giải.
Bước 1: 
* Tính số dân trung bình năm 2007
 Dtb = (187000 + 188400) :2 = 187.700 người (2007)
* Tính số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo quy ước (18-49)
 P( 18-49) = ( 26 x 187.700): 100 = 48.802 người (2007)
Bước 2:
1/ Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên của quận A (2007)
a/ Tỉ suất sinh thô là:
 S = (s x1000): Dtb = (3250 x1000) : 187700 = 17,3 (‰) ≈ 18 (‰)
Nhận xét: Trong năm 2007, trung bình cứ 1000 người dân có 28 trẻ em được sinh ra sống. Tỉ lệ sinh thô vào loại trung bình. ( dưới 20 ‰)
b/ Tỉ suất tử thô là:
 T = (t x 1000) : Dtb = ( 520 x 1000): 187700 = 2,7 (‰) ≈ 3 (‰)
Nhận xét: Trong năm 2007, trung bình cứ 1000 người dân có 3 người chết do bệnh tật và tai nạn giao thông. Tỉ lệ tử thô vào loại thấp ( dưới 10 ‰)
c/ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên quận A (2007).
 GTDS (%) = S (‰) - T (‰) = 18 – 3 = 18 (‰) = 1,5 %
Nhận xét: Gia tăng dân số tự nhiên quận A (2007) vào loại trung bình. Cứ 1000 người dân tăng thêm 15 người (2007).
2/ Tỉ suất sinh chung của quận A ( 2007)
S chung = ( s x 1000) : P( 18-49) = ( 3250 x 1000) : 48802 = 66,59 (‰) ≈ 67 (‰) 
Nhận xét: Quận A ( 2007), cứ 1000 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ quy ước có 67 trẻ em sinh ra sống.Do số phụ nữ nằm trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số quận A vẫn cao.
IV/ ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG. 
Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển KT-XH và Môi trường.
Sơ đồ: 
HẬU QUẢ GIA TĂNG DÂN SỐ
KINH TẾ
XÃ HỘI
MÔI TRƯỜNG
Lao động và việc làm
Tốc độ phát triển kinh tế
Tiêu dùng và tích luỹ
Giáo dục
Cạn kiệt tài nguyên
 Ô nhiễm môi trường
Phát triển bền vững
Y tế và chăm sóc sức khoẻ
Thu nhập mức sống
* Phát triển bền vững: Uỷ ban thế giới về môi trường năm 1978 đưa ra khái niệm: 
 “ Đó là kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại, vừa không ảnh hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng những nhu cầu của mình”
* Quận Liên Chiểu trong các năm qua vấn đề ô nhiễm môi trường là do dân số gia tăng cơ học và sự phát triển các khu công nghiệp là chủ yếu. Hiện nay vấn đề này đã được giải quyết dứt điểm.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_DIA_LY_DAN_SO_LOP_9.doc
Giáo án liên quan