Giáo án Trường mầm non - Mai Thị Lài

- Cho trẻ hát múa các bài hát về chủ đề theo các hình thức.

- Cô nhận xét tình hình lớp, hoạt động của lớp trong tuần qua: Cô giúp trẻ nhớ lại các hành động, hành vi tốt của mình và của bạn. Cô có thể để trẻ tự nhận và tự nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm của mình sau đó có thể cho các bạn trong tổ, trong nhóm chơi nhận xét lẫn nhau.

- Bình xét và phát phiếu bé ngoan.

 

docx49 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Trường mầm non - Mai Thị Lài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
* Tình trạng cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TUẦN II
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA CỦA BÉ
Thời gian thực hiện:1 Tuần (Từ ngày 15/09 - 19/09/2014)
Các hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ về trường MN của bé.
- Chơi và hoạt động theo ý thích.
- Trò chuyện với trẻ về trường, lớp và đồ dùng, đồ chơi trong sân trường.
- Thể dục sáng: Tập với bài “ Trường chúng cháu là trường MN ”
+ Cơ hô hấp: Thổi bong bóng.
+ Động tác tay: Hai tay lên cao gập vai, lên cao và về TTCB.
+ Động tác chân: Hai tay giang ngang, ra trước và kết hợp đá lần lượt từng chân ra trước.
+ Động tác bụng lườn: Hai tay lên cao cúi gập người về trước.
+ Động tác bật: Bật tại chỗ
Hoạt động học
- PTTC:
Bò thấp chui qua cổng
- PTNT:
Ôn số lượng 5
- PTNN:
- Làm quen các nét cơ bản (Cs 88).
-PTTCXH:
Dạy trẻ cách “yêu thương”
- PTTM:
Dạy hát “cô và mẹ” ( Cs 6).
- HĐVC
Hoạt động ngoài trời 
(CS 97)
1. Nội dung: Cho trẻ trò chuyện về chủ đề trường mầm non Sơn Ca của bé.
- Trò chơi VĐ: Tung bóng.
- Trò chơi dân gian: Chìm nổi.
- Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, cát, nhặt lá vàng, vẽ tự do trên sân.
2. Mục đích yêu cầu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được hít thở không khí trong lành, trẻ vận động nhằm tạo sự thăng bằng, sảng khoái cho hệ thần kinh khi quan sát.
- Rèn cho trẻ sự linh hoạt, khéo léo khi quan sát cũng như trong các trò chơi.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Trẻ biết được các đặc điểm, các khu vực, đồ chơi (được làm bằng chất liệu gì), khuôn viên của trường mầm non Sơn Ca. Biết yêu quý trường lớp, bảo vệ các đồ dùng đồ chơi trong trường, trong lớp học.
3. Tiến trình hoạt động:
* Quan sát: Cô hướng trẻ vào chủ đề chơi. Cô giới thiệu hoạt động và dẫn trẻ đi tham quan xung quanh sân trường và trò chuyện với trẻ về trường mầm non Sơn ca.
- Trẻ sử dụng từ ngữ để nói được suy nghĩ của trẻ về trương mầm non.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, biết nhận xét và ghi nhớ các sự vật hiện tượng.
- Trẻ nắm được cách chơi và tham gia chơi tích cực, chơi nhiệt tình. Biết phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi.
- Rèn cho trẻ mạnh dạn trước đám đông.
- Giáo dục trẻ biết biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ gọn gàng.
* Trò chơi VĐ: Tung bóng.
- Luật chơi: Ném và bắt bóng bằng hai tay. Ai bị rơi hai lần liền phải ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Trẻ chơi thành từng nhóm 5- 7 trẻ, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ đứng thành một vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý dể bắt bóng để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung chop bạn đọc 1 câu: “Quả bóng con con … Em băt rất tài”
* Trò chơi dân gian: Chìm nổi.
- Cách chơi: Số trẻ chơi có thể từ 8- 10 trẻ. Bắt đầu chơi trẻ “Oẳn tù tì” để chọn trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái” được đi đuổi các bạn. Các bạn chạy thật nhanh sao cho “cái” không đuổi được. Nếu thấy “cái” lại gần người nào thì người đó ngồi thật nhanh xuống và nói “chìm”. Nếu thấy “cái” đi xa thì đứng lên và nói “nổi” rồi chạy tiếp. Nếu ai bị “cái” đập vào người thì coi như “chết” và đứng ra ngoài cuộc chơi, lần chơi sau vào chơi. “Cái” nào bắt được nhiều là giỏi nhất. Thời gian chơi cho mỗi lần chơi khoảng 5 – 10 phút. Lần sau chơi chọn cái khác. 
* Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, cát, nhặt lá vàng, vẽ tự do trên sân…Cô quan sát và nhắc nhở trẻ khi chơi.
+ Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời: Cầu trượt, xích đu.. một cách hào hứng.
- Chăm sóc cây cối trong sân trường: Không hái hoa, bẻ cành…
+ Kết thúc: Nhận xét, thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh và nhẹ nhàng đi vào lớp.
Hoạt động vui chơi
( HĐ góc)
(CS 33, CS 42, CS 46, CS 49)
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề của trò chơi, hướng dẫn gợi ý trẻ phân vai chơi và thỏa thuận chơi trẻ tham gia chơi và thể hiện vai chơi.
- Trẻ tự phân vai chơi trong nhóm chơi.
- Biết liên kết, giao lưu phát triển ngôn ngữ giao tiếp ở các góc chơi.
 1. Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng.
a.Yêu cầu:
- Trẻ tham gia chơi và thể hiện các hành động phù hợp với vai chơi như: Cô giáo, bố mẹ, người bán hàng.
- Trẻ tự phân vai chơi trong nhóm chơi.
- Biết liên kết, giao lưu phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở các góc chơi nhằm phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử cho trẻ.
- Trẻ biết nhường nhịn bạn trong khi chơi.
- Biết thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi.
b. Chuẩn bị: 
- Ghế, bàn, trống lắc, vở, bút, đồ dùng gia đình, nấu ăn các đồ dùng, đồ chơi liên quan đến góc chơi như:
+ Một số đồ chơi nhóm gia đình: Xoong, nồi, bát đĩa…
+ Một số đồ dùng đồ chơi cho nhóm bán hàng: Thước, bảng, phấn, vở,…
+ Một số đồ dùng đồ chơi cho nhóm chơi cô giáo: Bảng, phấn, thước, sách vở…
2. Góc xây dựng: Xây trường Mầm Non của bé.
a. Yêu cầu: 
- Hướng dẫn trẻ biết tận dụng nguyên vật liệu để lắp ghép cũng như sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng. 
- Rèn các kĩ năng lắp ghép, sắp xếp bố cục hợp lý, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ.
- Trẻ biết cùng bạn hợp tác trong khi chơi. Qua góc chơi giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, phối hợp với bạn để hoàn thành sản phẩm, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Trẻ biết hợp tác cùng bạn trong khi chơi.
b.Chuẩn bị:
- Khối xốp, lon bia, hộp nhựa các loại cổng, cây xanh thảm cỏ,… các nguyên vật liệu cần thiết cho việc xây dựng.
3. Góc học tập và sách: Trẻ vẽ, tô màu, xé dán tranh ảnh về trường MN.
a. Yêu cầu:
- Trẻ vẽ tô màu tranh ảnh về trường Mầm Non, các tranh ảnh về các hoạt động trong trường Mầm Non…
- Trẻ ghép tranh về các hoạt động của trường Mn,các hoạt động hằng ngày của cô, các bác cũng như hoạt động của các bạn trong trường MN
- Phân loại lô tô về đồ dùng, đồ chơi của lớp.
b. Chuẩn bị:
- Tranh lô tô đồ dùng học tập, tranh về trường Mầm Non của bé, các thẻ chữ cái thẻ số.
4.Góc Nghệ thuật : Trẻ hát, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch về chủ đề trường Mầm Non.
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng màu vẽ, đất nặn thể hiện được các sản phẩm.Trẻ tô, vẽ, nặn …các loại đồ dùng, đồ chơi tranh ảnh về trường Mầm Non.
- Ghép tranh ảnh về trường MN.
- Hát múa về các bài hát về trường MN: Cô có thể tổ chức thành một buổi biểu diễn văn nghệ.
- Hát thuộc các bài hát về chủ điểm.
b. Chuẩn bị: 
- Giấy vẽ, bút màu và các dụng cụ âm nhạc.
- Trang phục cho hội diễn văn nghệ.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc, tưới nước cho cây, lau lá… ở góc thiên nhiên.
a. Yêu cầu:
- Giúp trẻ có một số kỹ năng về chăm sóc cây: Tưới nước, tỉa lá vàng, lá sâu…
- Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của việc chăm sóc cây.
b. Chuẩn bị:
- Các chậu cây, bình tưới cây, kéo, các đồ chơi để chăm sóc cây, chậu đựng nước… 
6. Tổ chức chơi: 
* Thỏa thuận vai chơi:
 - Trẻ trò chuyện về chủ đề, tự chọn góc chơi, thảo luận nội dung chơi, vai chơi. 
- Trẻ tự phân vai chơi, hợp tác, thỏa thuận các vai chơi.
Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi.
* Quá trình chơi:
- Cô giáo cùng tham gia chơi cùng trẻ, dẫn dắt trẻ liên kết các góc chơi, nhắc nhở trẻ hành động phù hợp với vai chơi.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ thể hiện vai chơi, các thành viên trong gia đình, tham gia đóng vai người mua hàng và bán hàng.
 - Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.Cô tạo tình huống ở các góc chơi…
* Kết thúc:
- Cô nhận xét các góc chơi – Trẻ nhận xét góc chơi.
- Trẻ thu dọn đồ chơi vào các góc chơi gọn gàng.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa.
(cs 15, cs 16, cs 17, cs 33,cs 78)
 -Trẻ biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, làm vệ sinh cá nhân rửa tay, chân, mặt mũi…
 - Cô giới thiệu món ăn của ngày để giúp trẻ kể về các món ăn. Động viên trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình.
 - Trẻ biết cách ăn uống văn minh: Ngồi ngay ngắn, không nói chuyện to, nói tục, chửi bậy, không làm rơi vãi, ho hoặc hắt hơi phải che miệng, ăn hết khẩu phần…
- Ăn xong biết tự lau miệng, uống nước, đi vệ sinh và đi ngủ.
Hoạt động theo ý thích ( CS 104)
- TCHT: Xếp hình bằng que tính, hột hạt.
*MĐ:
- Luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, kích thích trí tưởng tượng ở trẻ.
* CB: Bộ xếp hình, que tính, hột hạt.
* CC: Cô xếp mẫu cho trẻ xem.
- Trẻ xếp: cô bao quát.
Ôn số lượng 5.
* MĐ: Trẻ phân biệt và thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 5.
* CB: Thẻ số từ 1- 5.
Lô tô toán có số lượng 5.
* CTH:
Cô cho trẻ phân biệt số lượng trong pv 5.
- Yêu cầu trẻ thêm bớt, tạo nhóm trong pv 5.
- Trẻ thực hiện.
- Cô nhận xét.
- Chuyên đề vệ sinh:
Dạy trẻ rửa tay với xà phòng.
* MĐ: Trẻ biết cách rửa tay với xà phòng theo các bước.
- Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể.
* CB: Thau, xà phòng, khăn...
* CTH:
Cô hướng dẫn cho trẻ các bước rửa tay với xà phòng sau đó cho trẻ nhắc lại.
- Trẻ thực hiện.
- ÂN:
Trường của chúng cháu là trường MN.
* MĐ: Trẻ thuộc lời bài hát.
* CB: Bài hát, trò chơi ÂN.
* CTH:
Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả và hát cho trẻ nghe.
- Dạy trẻ hát theo các hình thức.
- Giới thiệu trò chơi ÂN và cho trẻ chơi.
- TCHT:
Vật gì biến mất.
* MĐ: Rèn sự chú ý quan sát và khả năng ghi nhớ của trẻ.
* CB: Đồ dùng, đồ chơi về chủ đề.
* CC: Cô cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng, đồ chơi cô có. Cô sử dụng thủ thuật và giấu đi mất một đồ chơi sau đó cho trẻ đoán vật gì vừa biến mất.
Vệ sinh
trả trẻ
( CS 50)
 - Trẻ biết cách rửa mặt mũi chân tay, đầu tóc gọn gàng, sắp xếp đồ dùng cá nhân chuẩn bị ra về.Cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích.
- Trẻ chơi cùng bạn.
- Không nên để trẻ chạy nhảy nhiều, nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô khi đến lớp và khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động của trẻ …..
 Người lập kế hoạch
 Mai Thị Lài
Thứ hai ngày 15 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
ĐỀ TÀI: BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG
1.Mục đích - yêu cầu:
*kiến thức:
    - Trẻ biết bò không chạm cổng. Khi bò trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng.
*Kỹ năng:    - Phát triển cơ tay, cơ chân. Rèn sự tự tin, nhanh nhẹn.
*thái độ:    - Giáo dục trẻ nề nếp, trật tự, chư ý nghe hiệu lệnh của cô.
*phương pháp theo dõi: quan sát, thực hành.
2. Chuẩn bị:
    - 2 cổng thể dục.    - Số nơ bằng số trẻ.    - Phòng học thoáng, an toàn, sạch.
III. Tiến hành hoạt động: 
1.mở đầu hoạt động: Khởi động.
Mở bài hát:em yêu trường em
- Trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, đi nhón gót, đi bằng gót, đi khom lưng, chạy nâng cao đùi, chạy nhanh, chạy chậm, theo hiệu lệnh trống của cô.
- Sau đó trẻ chuyển đội hình hàng ngang theo tổ, dãn cách so le để tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động trọng động.
*Hoạt động 1: Bài tập phát triển chung: 2 lần * 8 nhịp
- Động tác tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang. ( 3 lần * 8 nhịp)
- Động tác chân: Chân đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, ngồi xuống rồi đứng lên liên tục.
- Động tác bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
- Động tác bật: Bật tiến về trước.
* hoạt động 2:Vận động cơ bản :bò thấp chui qua cổng.
- Đội hình:	
x x x x x x x
x x x x x x x
+ Trẻ chuyển đội hình về 2 hàng dọc và hai hàng dọc cách nhau 3m.
- Cô giới thiệu tên vận động cơ bản: Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích từng động tác, giải thích trình tự thực hiện, kĩ thuật vận động.
- Cho 2 trẻ lên thực hiện thử cô chú ý sửa sai cho trẻ. 
- Trẻ lên thực hiện lần lượt 2 - 3 lần, cô bao quát và chú ý sửa sai cũng như nhắc rõ tư thế cũng như cách thực hiện.
 *Hoạt động 3:thi xem tổ nào nhanh
- Sau khi trẻ đã thành thạo cô chuyển sang cho 2 đội thi với nhau
- Lần lượt tổ chức cho 2 đội bò thấp chui qua cổng đội nào bò hết trẻ trước đội đó chiến thắng. cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
*hoạt động 4:Trò chơi: Tay ai khéo nhất.
- Cô giới thiệu trò chơi vận động và nêu luật chơi và cách chơi.
- Cô chơi mẫu một lần.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ tích cực chơi.
3.kết thúc hoạt động:Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng.
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Tình trạng cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 16 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: ÔN SỐ LƯỢNG 5. ( CS 104)
I. Mục đích yêu cầu:
*kiến thức:
- Trẻ nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5.
*kỹ năng:
- trẻ có kỹ năng quan sát,so sánh và đếm số lượng trong phạm vi năm.
- Phát âm ngôn ngữ toán học cho trẻ thông qua việc phát âm chữ số và luyện đếm.
* Thái độ: trẻ hào hứng,tích cức học tập và ngoan.
* phương pháp theo dõi: luyện tập, quan sát.
II. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức ở trong lớp.
- Chữ số 1-5, đồ dùng đồ chơi có số lượng 1- 5.
- Tạo nhóm đồ vật đồ chơi có số lượng 5.
- Trẻ biết tập trung chú ý khi học và tích cực tham gia các hoạt động.
- Phương pháp : Luyện tập.
III. Tiến hành hoạt động:
1. mở đầu hoạt động: Lớp đọc thơ: Cô giáo của em.
- Trò chuyện về nội dung chủ đề.
- Tất cả ai đến trường cũng đều được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ dùng học tập như: Sách vở, bút chì, tẩy…và cô cũng vậy cứ vào dịp đầu năm học cũng phải mua rất là nhiếu đồ dùngphục vụ cho công việc giảng dạy của mình, vậy lớp mình xem cô mua được những đồ dùng nào nha?
2.hoạt động trộng tâm: 
 *Hoạt động 1:Ôn số lượng 5 và nhận biết chữ số 5.
- Cô gắn 4 quyển vở.
- Cô gắn 5 cây bút.
- Cho trẻ đếm số lượng vở và số lượng bút.
- Cho trẻ so sánh số lượng quyển vở và số lượng của cây bút.
- Tương ứng với một quyển vở cô phải gắn tương ứng với số mấy?
- 5 cây bút cô gắn tương ứng với số mấy?
- Cho trẻ lên gắn số tương ứng với số lượng cô yêu cầu.
- Kiểm tra kết quả, nhận xét, tuyên dương.
- Để chỉ 4 quyển vở cô cho trẻ làm quen số 4. Cho trẻ đọc tổ- nhóm -cá nhân đọc số 4 sau đó cho trẻ tri giác số 4.
+ Tương tự với số 5 :
- Cho trẻ đọc bài thơ “Làm quen chữ số”
*Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
+ Trò chơi "Tàu vào ga" nha. Khi cô mời một số bạn lên nối đuôi làm tàu. Khi tàu vào ga các bạn sẽ kêu "Tu tu đoàn tàu đang vào ga". Các bạn ở dưới nói đoàn tàu nào dài hơn hay ngắn hơn đang vào ga. Mời 5 bạn trai lên nối đuôi nhau làm con tàu sô 5, con tàu có 4 bạn gái làm tàu số 4. Cô cho các bạn trai chạy trước và nói: Tu tu đoàn tàu đang vào ga? Các bạn ở dưới nói đoàn tàu số 5 đang vào ga" . Khi cô cho 4 bạn gái chạy và nói:" Tu tu tàu nào đang vào ga". Các con ở dưới nói tàu số 4 đang vào ga.- Sau đó đổi 5 bạn trai và 4 bạn gái khác lên làm tàu.- “Hai con tàu dài bằng nhau đang vào ga”. Chơi 2-3 lần.
+ Trò chơi giơ que tính theo số lượng yêu cầu của cô.
- Cô giơ số 5.
Trò chơi: Tìm nhanh.
- Trẻ tìm nhóm đồ dùng đồ chơi trong lớp có số lượng 5 và gắn số tương ứng.
- Trên cơ thể mình bộ phận nào có số lượng 5.
3. kết thúc hoạt động:Lớp hát  rước đèn dưới trăng.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Tình trạng cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 17 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CÁC NÉT CƠ BẢN 
I. Mục đích yêu cầu:
*kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được các nét cơ bản: nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược,nét cong trái và nét cong phải.
*kỹ năng:
- Phát âm được các nét cơ bản.
- Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh và ghi nhớ.
*thái độ:
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập sạch sẽ.
*phương pháp theo dõi:đàm thoại, quan sát.
II. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức ở lớp học.
- Trò chuyện với trẻ về cô giáo, trường lớp.
- Vở tập tô, bút chì.
- Phương pháp: Dùng lời, luyện tập.
III. Tiến hành hoạt động:
1.mở đầu hoạt động: Cho trẻ đọc thơ: Cô giáo của em.
- Đàm thoại về chủ điểm trường mầm non.
2.hoạt động trọng tâm:làm quen các nét cơ bản.
* Hoạt động 1: Làm quen với nét thẳng đứng.
+ Cô treo tranh “ Cửa lớp” 
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh và đếm tiếng. 
- Cô đưa nét thẳng đứng rời ra giới thiệu và phát âm. 
- Cô giới thiệu cách phát âm sau đó cho trẻ phát âm và phát âm theo các hình thức: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân.
- Cô giới thiệu các nét, phân tích cấu tạo sau đó cho trẻ tri giác và nhắc lại các nét thẳng đứng.
* Hoạt động 2: các nét còn lại
+ Tương tự cô cho trẻ làm quen với các nét còn lại.
- Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau của các nét.
*Hoạt động 3: Luyện tập: 
- Cho trẻ quan sát quanh lớp ở các góc và tìm ra ở đâu có hình dạng các nét vừa học.
Trò chơi “Chọn đúng nét ”
- Chuẩn bị nhiều nét và 1 số lô tô tranh ảnh khác bỏ lẫn lộn, yêu cầu trẻ ở 3 đội tìm ra các nét theo yêu cầu của cô và dán lên bảng, đội nào dán đúng và nhiều đội đó sẽ chiến thắng.
Trò chơi “Bé khéo tay”
- cho các bé tự làm ra các nét trẻ thích theo khả nawg của trẻ.
3 Kết thúc hoạt động: Cho trẻ hát: Cô và mẹ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao an chu de mam non theo bo chuan.docx