Giáo án Trường mầm non - Đào Thị Bích Vân

1.Đón trẻ.

Cô ân cần đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ,cất túi xách mũ nón vào đúng nơi quy định

2.Thể dục sáng:Cho trẻ thể dục theo nhạc ,theo cô các bài hát về chủ đề.

- Động tác hô hấp: Thổi bóng bay.

- Động tác tay: Hai tay đưa trước gập trước ngực.

- Động tác lườn: nghiên người sang 2 bên.

- Động tác chân: Hai tay đưa trước, khuỵu gối

- Động tác bật: Tách khép chân.

 

doc66 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5853 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Trường mầm non - Đào Thị Bích Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 19/9/2014
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Văn học 
Thơ: Gà học chữ.
THCS 36. (Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt)
1. KiÕn thøc: 
Trẻ biết tên bài thơ,tác giả bài thơ.
Hiểu nội dung bài thơ.
Biết luật của trò chơi.
2.Kỹ năng
Phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm giáo và tên các bạn trong lớp .
3.Thái độ
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, trẻ thích đọc thơ. Thể hiện tình cảm của mình vào bài thơ.
1.Địa điểm :
Trong lớp
2.Đội hình :
Trẻ ngồi hình chữ U
3.Đồ dùng của cô
Bài giảng điện tử.
Tranh thơ.
4. Đồ dùng của trẻ.
- Bút màu, giấy vẽ A3
HĐ1: Xúm xít.Xúm xít. Bên cô bên cô. Chào mừng các bé đến với câu lạc bộ “ Bé yêu thơ” hôm nay!
Phần thi 1: Hiểu biết ( Trò chuyện với trẻ về chủ đề.)
HĐ2:
Phần thi 2: Lắng nghe. Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả (Phan Trung Hiếu) và đọc thơ cho trẻ nghe.
Lần 1: đọc thơ diễn cảm.
Lần 2: Đọc thơ kêt hợp tranh minh họa
Giảng nội dung bài thơ: Trong bài thơ các bạn gà được cô giáo dạy chữ O. Bạn Gà Trống thì đọc rất giỏi vì bạn ấy có thể gáy Ò Ó O. Còn bạn Gà Mái không đọc được vì bạn không biết gáy nhưng bạn gà mái luyện chữ rất giỏi vì bạn ấy đẻ được quả trứng tròn như chữ O còn bạn Gà Trống lại không làm được điều đó...
Giảng từ khó: Hớn hở : Vui mừng vì đã làm được công việc của mình.
Phần thi 3: Trổ tài
Cho trẻ đọc thơ cùng cô ( cô sửa sai và rèn cách phát âm cho trẻ)
Trẻ đọc theo lớp , thi đua theo tổ......
Phần thi 4: Ai thông minh hơn.
Đàm thoại về nội dung bài thơ:
- Tên bài thơ? Tác giả?
- Bạn Gà Trống thích chí điều gì?
- Vì sao bạn gà mái không đánh vần được chữ O.
.................
Giáo dục trẻ việc gì khó khăn nếu chăm chỉ học tâp,rèn luyện các con sẽ vượt qua.
HĐ 3 
Phần thi 4: Cùng làm họa sỹ.
Cho trẻ vẽ tranh về nội dung bài thơ. ( Vẽ tranh theo nhóm.
* Kết thúc: Khép chủ đề, củng cố, nhận xét, tuyên dương.
Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: LỚP HỌC CỦA BÉ
THỰC HIỆN TỪ NGÀY 22/09-26/09/2014
Thø hai
Thø ba
Thø t­
Thø n¨m
Thø s¸u
Đón trẻ-thể dục sáng 
1.Đón trẻ.
Cô ân cần đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ,cất túi xách mũ nón vào đúng nơi quy định 
2.Thể dục sáng:Cho trẻ thể dục theo nhạc ,theo cô các bài hát về chủ đề.
- Động tác hô hấp: Thổi bóng bay.
- Động tác tay: Hai tay đưa trước gập trước ngực.
- Động tác lườn: nghiên người sang 2 bên.
- Động tác chân: Hai tay đưa trước, khuỵu gối
- Động tác bật: Tách khép chân.
Trò chuyện đầu tuần
Trò chuyện với trẻ về lớp học, cô giáo và các bạn trong lớp.
-THCS 109. (Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự)
Hoạt động học
PTTM
Tạo hình
Cắt dán đồ chơi ngoài trời(đề tài)
THCS 32. (Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc)
PTNT
KPXH
Lớp A1 của bé .
THCS 112. (Hay đặt câu hỏi)
PTTC
Thể dục 
VĐCB: Tung và bắt bóng 
Ôn : Bật xa 50cm.
ĐGCS 1 (Bật xa tối thiểu 50cm)
TCVĐ: Ai nhanh hơn 
PTNN
LQCC
Ôn chữ cái o,ô,ơ
PTTM
Âm nhạc: 
NDTT:Dạy hát:Cô giáo em 
NDKH:Nghe hát: Mùa xuân và cô mẫu giáo 
TCÂN: tai ai tinh 
PTNT
Toán
Ôn số lượng từ 1-5
PTTM
PTNN
Văn học 
Truyện: mèo con và quyển sách.
Hoạt động ngoài trời
HĐCCĐ
Dạo chơi trong sân trường
TCVĐ
Lộn cầu vồng
 Chơi tự do
HĐCCĐ
Trò chuyện về các góc chơi trong lớp
TCVĐ
Nhảy qua suối nhỏ
Chơi tự do
HĐCCĐ
Quan sát cây trong vườn trường 
TCVĐ
Trời nắng trời mưa.
Chơi tự do
HĐCCĐ
Quan sát thời tiết
TCVĐ
Lộn cầu vồng
Nhặt lá rơi sân trường
HĐCCĐ
Đọc thơ về chủ đề.
TCVĐ
Rồng rắn lên mây.
Chơi tự do
Hoạt động góc
Tên góc
Chuẩn bị
Kỹ năng chính của trẻ
Góc phân vai: Trò chơi “Bán hàng, bếp ăn của trường, phòng y tế của trường.
Đồ chơi ở các góc phù hợp: Đồ dùng nấu ăn, bán đồ dùng đồ chơi thiếu nhi, đồ dùng học tập, đồ dùng bác sĩ
-Nội dung:
+Biết chế biến một số món ăn quen thuộc của trường mầm non.
+ Giao tiếp trong khi bán hàng, chơi cùng các bạn, kỹ năng mua sắm.
+ Khám bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các bạn nhỏ trong trường.
- Yêu cầu: 
+ Trẻ biết chơi theo nhóm nhỏ, phân vai chơi cùng với nhau,không tranh giành quăng ném đồ chơi, lấy và cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
Góc sách:
Xem truyện tranh, kể truyện theo tranh về trường mầm non
- Làm sách về trường mầm non.
- Chọn 2 chữ cái còn thiếu trong tên trường.
THCS 81. (Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách)
- Tranh chủ đề trường mầm non phía dưới có từ ghép: Đi học, Cô giáo, trường mầm non
- Tranh Lớp học, Cô giáo thiếu chữ O, Ô, Ơ.
- Nội dung:
+ Quan sát , nhận ra chữ cái đã học trong từ 
+ Gạch ngang phía dưới chữ cái o,ô,ơ.
Thêm các chữ cái còn thiếu trong từ.
- Yêu cầu:
+ Trẻ biết đọc và tìm các chữ cái đã học.
Góc tạo hình:
- Vẽ đường đến lớp, tô màu theo tranh.
- Vẽ cắt dán tranh lớp học của chúng ta. 
Bút màu, giấy A4, giấy màu, tranh chủ đề, hồ dán, kéo
- Nội dung:
+Vẽ, cắt dán 
+Trang trí sản phẩm phù hợp về màu sắc,bố cục.
- Yêu cầu:
+ Biết sử dụng bút sáp, kéo,hồ dán…..
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trong vườn rau của bé.
Bình tưới, nước..
- Nội dung:
+ Bước đầu biết chăm sóc cây, lau lá.
- Yêu cầu:
Trẻ có ý thức vệ sinh sạch sẽ, thích thú với các hoạt động khám phá khoa học.
Góc xây dựng
Xây dựng trường mầm non
.
Các khối hộp, đồ chơi lắp ghép,gạch xây dựng, cây,hoa,thảm cỏ bờ rào 
- Nội dung:
+ Xây dựng trường mầm non
Yêu cầu:
+ Trẻ biết sử dụng các loại vật liệu khác nhau để Xây dựng trường mầm non biết trang trí không gian xung quanh công trình
Góc âm nhạc:
Hát biểu diễn văn nghệ theo chủ đề.
Các dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống cơm,phách tre
Nội dung:
+ Trẻ tập sử dụng các dụng cụ âm nhạc.
Yêu cầu: 
+Trẻ hứng thú và mạnh dạn tham gia các hoạt động nghệ thuật.Phối hợp tốt với các bạn trong nhóm hát múa theo ý thích.
Hoạt động chiều
* Vận động nhẹ sau ngủ dậy: Vận động tự do theo nhạc bài: Cô và mẹ
ĐGCS18. (Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng)
- Tập trò chơi mới: Cướp cờ.
 - Chơi tự do
- Vệ sinh,trả trẻ
ĐGCS 23.( Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm
Nghe cô đọc truyện: Mèo con và quyển sách.
- Chơi tự do
- Vệ sinh,trả trẻ
Hoạt động giao lưu với lớp A2-A3.
ĐGCS 31. (Cố gắng thực hiện công việc đến cùng)
- Chơi tự do
- Vệ sinh,trả trẻ
Lau dọn đồ dùng đồ chơi. 
ĐGCS 118: (Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình)
- Chơi tự do
- Vệ sinh,trả trẻ
-Biểu diễn văn nghệ 
-Trò chuyện, nêu gương bé ngoan.
THCS 75. (Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện)
- Chơi tự do
- Vệ sinh,trả trẻ
Bài soạn tuần 2.Thứ 2 ngày 22/9/2014
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Tạo hình
Cắt dán đồ chơi ngoài trời(đề tài)
THCS 32. (Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc)
1. KiÕn thøc: 
 -Trẻ biết cách cầm kéo, biết cắt các dải giấy để tạo thành hình đồ chơi ngoài trời.
-Biết bôi hồ vào mặt trái của hình để dán vào vở.
2.Kỹ năng
Luyện cách cầm kéo, kỹ năng cắt thẳng, vòng cung....
- Kỹ năng phết hồ đều, không bôi nhòe ra ngoài.
Bố cục tranh cân đối hài hòa.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Vệ sinh sạch sẽ khi thực hiện xong. 
1.Địa điểm :
Trong lớp
2.Đội hình :
Trẻ ngồi bàn theo tổ
3.Đồ dùng của cô
- Một số tranh cắt dán đồ chơi ngoài trời.
- Một số bài hát về trường mầm non.
4. Đồ dùng của trẻ.
- Khăn lau tay, giấy màu, kéo, hồ dán, tăm bông.
HĐ1. ÔDTC: Hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
Cô cho trẻ quan sát đồ chơi ngoài trời ở sân trường, trò chuyện về chúng.
HĐ2. Vào bài:
- Các con vừa được quan sát đồ chơi ngoài trời ở ngoài sân trường đấy. Các con có nhận xét gì về những đồ chơi đó?
- Trẻ miêu tả và nhận xét.
- Chúng mình có thích những đồ chơi đó không? Vì sao?
- Vậy chúng mình hãy cùng cô tạo thành những bức tranh thật đẹp về những đồ chơi đó nhé, chnungs mình có đồng ý không nào?
Cô đưa những bức tranh mẫu của cô cho trẻ quan sát và nhận xét.
Bây giờ chúng mình hãy cùng cắt dán những đồ chơi đó nhé!
HĐ3.Trẻ thực hiện cô quan sát và hướng dẫn trẻ.
Cô hỏi trẻ về ý tưởng bức tranh của mình.
Gợi ý cho trẻ tư thế ngồi, cách cầm kéo, cắt đường thẳng,cong...
Hướng dẫn cách phết hồ mặt trái của giấy.Cách bố cục tranh.
* Trưng bày sản phẩm:
Trẻ treo tranh lên giá, cho trẻ nhận xét bài của bạn
Cô nhận xét và chọn thêm 1số bài đẹp cho lớp xem và tuyên dương.
3. Kết thúc:
Nhận xét - củng cố và tuyên dương 
Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 23/9/2014
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
KPXH
Trò chuyện về lớp A1 của bé.
THCS 112. (Hay đặt câu hỏi)
1. KiÕn thøc: 
Trẻ biết tên lớp của mình đang học.
- Biết tên và đặc điểm nồi bật của cô giáo và các bạn trong lớp.
- Nhận biết các góc chơi trong lớp.
2.Kỹ năng
Kể về lớp mẫu giáo A1,giới thiệu lớp học tên cô giáo và tên các bạn trong lớp .
3.Thái độ
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, trẻ biết yêu quý trường lớp, yêu quý cô giáo và các bạn. 
1.Địa điểm :
Trong lớp
2.Đội hình :
Trẻ ngồi hình chữ U
3.Đồ dùng của cô
- Một số tranh ảnh về trường lớp A1 của trẻ.
- Một số bài hát về trường lớp mầm non.
4. Đồ dùng của trẻ.
- Bút màu, giấy vẽ.
HĐ1. ÔĐTC 
Cho trẻ hát bài Cô và mẹ. Trò chuyện về chủ đề.
HĐ2: Cho trẻ quan sát hình ảnh về lớp Mẫu giáo A1. Hỏi trẻ: Các con có biết đây là hình ảnh ở đâu không?
- Lớp mình có tên là gì?
- Ại dạy các con?
- Cô giáo con tên là gì?
- Công việc hàng ngày của cô là gì?
Cô giáo là người phải làm rất nhiều công việc để chăm sóc và dạy dỗ chúng mình, chúng mình phải biết nghe lời cô và sẵn sàng giúp đỡ cô những công việc vừa sức của mình. 
- Lớp mình được cô chia làm mấy tổ? Đó là những tổ nào?
- Các bạn trong hình là các bạn của tổ nào?
- Lớp mình có bao nhiêu bạn?
- Các bạn gái đâu chúng mình đứng lên nào? Các bạn gái có những đặc điểm gì giống nhau?
- Các bạn trai có những đặc điểm gì giống nhau?
Tất cả các bạn trai và gái trong lớp cùng học chung, chơi chung, ăn ngủ cùng nhau chúng mình phải biết yêu quý, nhường nhịn nhau ko cãi nhau, không tranh giành đồ chơi....
- Lớp mình có rất nhiều góc chơi. Các con hãy kể tên các góc chơi của lớp mình nhé.
Góc xây dựng là làm gì?........
Góc nấu ăn?
Bác sỹ?
Các góc chơi gồm có rất nhiều các đồ dùng đồ chơi chúng mình phải biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận, sạch sẽ, khi chơi xong các con nhớ cất chúng về đúng nơi quy định. 
HĐ 3 -Trò chơi Ai khéo tay:Tô màu tranh về lớp học của bé.
3. Kết thúc:Nhận xét - củng cố và tuyên dương 
Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 24/9/2014
Tiết 1
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thể dục 
VĐCB: Tung và bắt bóng 
Ôn : Bật xa 50cm
 ĐGCS 1 (Bật xa tối thiểu 50cm)
TCVĐ: Ai nhanh hơn 
1. KiÕn thøc: 
Trẻ biết tên vận động tung và bắt bóng, biết cách tung và bắt bóng đúng kỹ thuật.Nắm được các bước thực hiện vận động, hiểu được luật chơi và cách chơi trò chơi 
2.Kỹ năng
- Phát triển cơ tay, cơ vai, tố chất khéo léo nhanh nhẹn, phát triển khả năng định hướng tốt.
Có kỹ năng bật xa 50 cm3.Thái độ
- Trẻ có ý thực luyện tập, đoàn kết trong khi chơi.
1.Địa điểm :
Sân trường
2.Đội hình :
4 hàng ngang quay về phía cô, sau đó chuyển đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
3.Đồ dùng của cô
-Sân trường sạch sẽ, phẳng thoáng mát 
- Xác định khoảng bật 50 cm và đánh dấu đích.
- Nhạc cho trẻ tập: Một số bài hát theo chủ đề.
4: Đồ dùng của trẻ
-Vạch xuất phát, 5 quả bóng
HĐ 1:Khëi ®éng
Cô mở nhạc bài: Em đi mẫu giáo.
Cho trÎ ®i thµnh vßng trßn ®i các kiểu chân
HĐ 2: Träng ®éng
1.Bµi tËp ph¸t triÓn chung
- Động tác tay: Hai tay đưa trước gập trước ngực. 3 lần 8 nhịp
- Động tác lườn: nghiên người sang 2 bên.2 lần 8 nhịp
- Động tác chân: Hai tay đưa trước, khuỵu gối 2 lần 8 nhịp
- Động tác bật: Tách khép chân 2 lần 8 nhịp.
Sau đó trẻ tập hợp thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau quan sát cô làm mẫu.
2.VËn ®éng c¬ b¶n: Tung và bắt bóng
Cô giới thệu tên vận động: Tung và bắt bóng
Cô hỏi trẻ nào biết lên thực hiện bài tập.
Cô nhận xét.
+ Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác: Chân bằng vai, 2 tay cầm bóng, tung bóng lên cao, khi bóng rơi xuống dùng 2 tay bắt bóng (không làm rơi bóng hoặc ôm bóng sát người). Các con khi tung bóng phải tung thẳng lên trên, không tung qua trái hoặc phải và không tungquá cao.- C« mêi 2 b¹n lªn lµm cho c¸c b¹n xem. Cô sửa sai cho trẻ
- Cho cả lớp thực hiện ( Cô sửa sai cho trẻ)
- Thi đua theo tổ. Trẻ thực hiện kết hợp với vận động ôn Bật xa 50cm ĐGCS 1 (Bật xa tối thiểu 50cm)
TCVĐ: Ai nhanh hơn ( Cô tổ chức chơi cho trẻ)
HĐ 3:Håi tÜnh
Cô mở nhạc: Đi học.
Cho trÎ ®i vßng trßn nhÑ nhµng 1-2 vòng
Kết thúc:
Cô củng cố bài học
Tuyên dương, khen thưởng trẻ
Tiết 2
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
LQCC
Ôn làm quen chữ cái o,ô,ơ
1. KiÕn thøc: 
Trẻ nhận biết và biết cách phát âm chữ cái o,ô.ơ một cách thành thạo.
Biết luật chơi của các trò chơi.
2.Kỹ năng
Trẻ đọc, phát âm đúng và rõ ràng các chữ cái o,ô,ơ.
Có kỹ năng chơi trò chơi tập thể.
3.Thái độ
Trẻ hứng thú, thích học chữ cái.
1.Địa điểm :
Trong lớp
2.Đội hình :
Trẻ ngồi hình chữ U
3.Đồ dùng của cô
Bài giảng điện tử.
- Một số bài hát về trường mầm non.
-Thẻ chữ cái.
4. Đồ dùng của trẻ.
- Rổ đựng tranh lô tô có chứa chữ cái o,ô,ơ.
Thẻ chữ cái.
- Bài thơ: “Gà học chữ” in trên giấy A4
HĐ 1: ÔĐTC.
Trẻ xúm xít bên cô đàm thoại về chủ đề.
HĐ 2: Vào bài:
Cô sử dụng BGĐT trẻ xem hình ảnh (Líp häc) trẻ quan sát và nhận xét.
Cho trẻ đọc từ: Líp häc đếm các chữ cái trong từ.
Mời trẻ lên tìm chữ cái đã học có trong từ. Líp häc
Cho trẻ đọc theo lớp, tổ, nhóm...
Với hình ảnh ®å ch¬i cho trẻ tìm chữ cái đứng thứ 2 và 5 (®å ch¬i ) trẻ phát âm.
Hỏi trẻ chữ cái o, «,ơ. Có mấy kiểu viết, đó là những kiểu nào?
Trẻ phát âm chữ cái cái o, «,ơ theo tổ nhóm....
HĐ 2: Luyện tập
* Trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt.
Chơi tranh lô tô : Tìm chữ cái o,ô,ơ trong từ.
* Trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh.
Cô nói cấu tạo chữ trẻ giơ chữ cái có cấu tạo theo yêu cầu của cô.
* Trò chơi: Ai tinh mắt.
Gạch chân chữ cái o, «,ơ trong bài thơ Gà học chữ
* Kết thúc:Nhận xét - củng cố và tuyên dương 
Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 25/9/2014
Tiết 1
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Âm nhạc: 
NDTT:Dạy hát:Cô giáo ( Đỗ Mạnh Thường)
NDKH:Nghe hát: Mùa xuân và cô mẫu giáo 
TCÂN: tai ai tinh 
1. KiÕn thøc: 
Trẻ thuộc và biết tên bài hát, tên tác giả bài hát Cô giáo em 
- Hiểu nội dung bài hát.
Chú ý lắng nghe bài hát. Mùa xuân và cô mẫu giáo
Biết cách chơi trò chơi: Tai ai tinh.
2.Kỹ năng
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, thể hiện niềm vui trong lời bài hát.
Luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc.
3.Thái độ
Yêu thích âm nhạc.
Yêu thương và vâng lời cô giáo của mình.
1.Địa điểm :
Trong lớp
2.Đội hình :
Trẻ ngồi hình chữ U
3.Đồ dùng của cô.
- Bức tranh cô giáo đang chơi đùa với trẻ.
- Xắc xô, đài.
- Một số dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách, trống....
4. Đồ dùng của trẻ.
- Mũ âm nhạc
HĐ1:Trẻ xúm xít bên cô đàm thoại về chủ đề
HĐ2:Vào bài 
* Dạy hát: Cô cho trẻ xem bức tranh cô giáo đang chơi đùa với trẻ. Đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh.Dẫn dắt trẻ đến với bài hát Cô giáo Tác giả: Đỗ Mạnh Thường
Cô hát lần một không dùng nhạc.
Lần 2 cô hát với nhạc không lời.
Giảng nội dung bài hát.
Cô giáo ở trường luôn yêu thương, chăm sóc dạy dỗ các con như mẹ các con ở nhà. Các con cũng yêu thương cô giáo như mẹ của mình.
 Cho trẻ hát cùng cô 2,3 lần.Theo lớp. Tổ nhóm cá nhân...... ( Cô sửa sai cho trẻ).
Có thể cho trẻ kết hợp nhún nhảy theo nhịp bài hát.
* Nghe hát:
Cô giới thiệu tên bài hát :Mùa xuân và cô mẫu giáo (Bùi Anh Tôn)
Cô hát lần 1.
Lần 2 cô mở băng cho trẻ nghe, trẻ vỗ tay, nhún nhảy theo nhịp.
Giảng nội dung bài hát: Cô giáo yêu các con của mình như những nụ hoa mùa xuân, cô yêu những ánh mắt thơ ngây, những nụ cười rạng rỡ. Cô như người mẹ hiền yêu thươ

File đính kèm:

  • docGiao an chu de truong mam non nam hoc 20142015.doc
Giáo án liên quan