Giáo án Trường mầm non (8/9/2014 - 26/9/2014)

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau ( lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ .)

- Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

 

doc68 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Trường mầm non (8/9/2014 - 26/9/2014), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong dịp nào ? Ngoài ra còn có những đèn gì ? đồ chơi gì ?
- Cô chia phấn cho trẻ, ghọi ý cho trẻ vẽ bằng những nét đơn giản, tạo thành đồ chơi mà trẻ thích.
2. Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
- Cô nêu cách chơi cho trẻ.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô động viên khen trẻ.
- Nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng đoàn kết.
3. Chơi tự chọn với đồ chơi trên sân.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi theo ý thích trên sân trường.
- Cô đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
C. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………….…...……………………………………………………………………………..………...………………………………………………………………………..……………...…………………………………………………………………..…………………...…………………………………………………………….
NHẬN XÉT CỦA BGH Ngày tháng năm 2014
Ưu điểm : ………………………………………
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
Nhược điểm :……………………………………
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN CỦA BÉ
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 15/09 đến ngày 19/09/2014
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau ( lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ...)
- Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
III. KẾ HOẠCH TUẦN
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
ĐIỂM DANH
- Cô đón trẻ vào lớp và cho trẻ chơi các góc theo ý thích.
- Cô trò chuyện với trẻ về tết trung thu, các hoạt động trong ngày tết trung thu.
- Động tác tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực. 
- Lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ.
- Chân: Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước.
- Bật: Tại chỗ. 
+ Tập kết hợp với bài : Vườn trường mùa thu. 
- Cô điểm danh trẻ báo ăn.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PT TC 
Tung bóng lên cao và bắt bóng.
PT NT
Trò chuyện về trường MN Kim Sơn 
PT NN
Thơ: 
Cô giáo của em
PT NT 
Tách gộp đối tượng trong phạm vi 5
PT TM
DH : ngày vui của bé
NH : Ngày đầu tiên đi học.
TC : Ai nhanh nhất
TRÒ CHƠI CHUYỂN TIẾP
Nu na nu nống
Kéo co
Lộn cầu vồng
Mèo đuổi chuột
Nu na nu nống
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về các khu vực trong trường
TCVĐ : kéo co 
Chơi tự do 
Quan sát vườn trường 
TCVĐ: 
Con dế
Chơi theo ý thích 
Quan sát công việc của cô giáo
TCVĐ: bịt mắt bắt dê 
Chơi tự chọn 
Quan sát đồ chơi ngoài trời 
TCVĐ : Bỏ giẻ
Chơi theo ý thích 
Quan sát nhà bếp
TCVĐ: Bánh xe quay 
Chơi tự do 
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Đóng vai cô giáo – học sinh. Bán các loại đồ chơi, sách vở, quần áo, đồ dùng học tập.
- Góc xây dựng: Lắp ghép, xây dựng trường mầm non, đồ chơi ngoài trời.
- Góc nghệ thuật: Vẽ đường đi học, tô tranh, làm đồ chơi...Hát múa, xem tranh về trường mầm non
- Góc học tập: Tô các nét cơ bản, chơi với số, đếm theo khả năng, kể chuyện theo tranh.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát và nước. 
CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
- Trẻ rửa tay rửa mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn.
- Ăn hết xuất, không nói chuyện khi ăn.
- Ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Luyện các thói quen văn minh : rửa tay, rửa mặt...
Trò chuyện về cô giáo, các bạn, đồ dùng, đồ chơi trong lớp. 
Làm album, tô vẽ tranh về trường lớp mầm non.
Tổ chức chơi luồn luồn tổ dế 
Hát : ngày vui của bé
Nêu gương bé ngoan cuối tuần
TRẢ TRẺ
- Vệ sinh trẻ, cho trẻ chơi tự do ở các góc nhẹ nhàng.
- Cô trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.
III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 
A. THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ tập đều theo cô, tập các động tác đúng nhịp.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô thuộc các động tác thể dục.
- Sân tập bằng phằng, sạch sẽ, quần áo trẻ gọn gàng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
1. Khởi động :
+ Cho trẻ làm đoàn tàu -> đi thường đi các kiểu -> chạy nhanh, chạy chậm sau đó chuyển đội hình làm 3 hàng ngang theo tổ. 
2. Trọng động:
+ Cho trẻ tập BTPTchung: 
- Hô hấp : Thổi bóng ( 3 lần )
- Tay : Hai tay đưa ra trước gập trước ngực. 
- Lườn : Hai tay chống hông xoay người 90 độ. 
- Chân : Hai tay chống hông, đưa chân ra trước ra sau.
- Bật : Bật tại chỗ 10 lần. 
 (Mỗi động tác tập 4 - 5 lần )
+ Tâp kết hợp với lời ca 2 lần bài : " Vườn trường mùa thu "
 Cô nhắc trẻ tập đều đúng nhịp với lời ca. 
3. Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ làm động tác bướm bay đi nhẹ nhàng ra thăm vườn hoa. 
B. HOẠT ĐỘNG GÓC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình đóng vai cô giáo – học sinh. Bán các loại đồ chơi, sách vở, quần áo, đồ dùng học tập.
- Lắp ghép, xây dựng trường mầm non, đồ chơi ngoài trời.
- Vẽ đường đi học, tô tranh, làm đồ chơi...Hát múa, xem tranh về trường mầm non
- Tô các nét cơ bản, chơi với số, đếm theo khả năng, kể chuyện theo tranh.
- Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát và nước. 
II. CHUẨN BỊ:
Bộ đồ chơi đóng vai, bán hàng sách vở 
Khối xây dựng, lắp ghép, mô hình đồ chơi ngoài trời, sỏi đá, hột hạt,cây cảnh 
Dụng chai lọ ...
Bút sáp màu tranh ảnh, bình tưới cây, khăn lau...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Đăng ký góc chơi. 
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề. 
- Lớp mình có mấy góc chơi ? gồm những góc nào ?
- Con thích chơi ở góc nào ?
- Góc phân vai sẽ làm gì ?
- Góc xây dựng sẽ chơi như thế nào ?
- Các góc khác sẽ chơi như thế nào ?
2. Trải nghiệm thực tiễn. 
- Cô vào các góc chơi để hướng dẫn trẻ chơi, đưa ra những câu hỏi gợi mở cho trẻ:
GÓC PHÂN VAI
- Các cháu sẽ tham gia những hoạt động gì? Cô giáo sẽ làm những công việc gì ? các bạn nho làm gì ?
GÓC XÂY DỰNG
- Ai là chủ công trình? Ai vận chuyển vật liệu? Các bác sẽ dự định xây như thế nào ? 
- Trong vườn có những gì ? phải xắp xếp như thế nào cho hơp lý ?
GÓC NGHỆ THUẬT
- Các cháu sẽ kể chuyện, đọc thơ về gì ?
- Hát múa những bài hát về cái gì ?
GÓC HỌC TẬP
- Xem tranh ảnh và các hoạt động về tết trung thu 
GÓC THIÊN NHIÊN
- Đây là cây gì? phải chăn sóc cây như thế nào ?
- Các bác dự định sẽ làm ntn để đong đầy các chai nước cho bằng nhau ?
- Cô giúp trẻ liên kết giữa các nhóm chơi.
3. Đánh giá buổi chơi. 
 + Cô nhắc nhở trẻ trưng bày sản phẩm của nhóm mình lên giá, sau đó tập trung về góc xây dựng. 
- Chủ công trình lên giới thiệu công trình của nhóm mình.
- Cho 2 - 3 trẻ nhận xét cách xắp xếp bố cục từng khu vực, cách lắp ghép, đặt đồ chơi. 
- Cô nhận xét chung động viên khen ngợi trẻ. 
*. Kết thúc : Nhắc trẻ cất dọn đồ chơi về đúng chỗ quy đinh. 
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN CỦA BÉ
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 15/09 đến ngày 19/09/2014
Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2014
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
 TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ cách tung bóng lên cao và bắt bóng 
- Trẻ tung bóng và bắt tương đối chuẩn xác.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phát triển các cơ.
- Rèn tính tập trung và chú ý.
- Rèn khả năng nhanh nhẹn khéo léo.
3. Thái độ:
- Biết lắng nghe và chú ý khi cô nói.
- Có tinh thần tập thể.
II. Chuẩn bị
- Bóng thể dục đủ cho trẻ ,3 màu khác nhau xanh, đỏ, vàng .
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động :
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề trường mầm non .
Cho trẻ đi vòng tròn, đi thường kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang theo tổ.
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
a, Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi - chạy xung quanh lớp, kết hợp các kiểu đi: Đi bằng mũi bàn chân - gót chân - má bàn chân - Tàu lên dốc - xuống dốc - đi thường - đi từ chậm, nhanh, chậm sau đó đứng thành hàng ngang theo tổ.
b, Trọng động:
* BTPTC: 
- Động tác hô hấp: Thổi bóng bay.
- Động tác tay: 2 tay sang ngang gập trước ngực.
- Động tác lưng - bụng : Hai tay giơ cao, cúi xuống, tay chạm ngón chân.
- Động tác chân: Đá chân trước chân sau.
- Động tác bật: Bật tại chỗ.
* VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Cô làm mẫu, giải thích.
 Đứng chân 2 gót chạm nhau, mũi hướng về 2 phía,2 bàn tay cô cầm bóng khi nghe hiệu lệnh tung bóng cô từ từ đưa bóng từ cao xuống thấp rồi dùng lực của 2 cánh tay tung bóng lên cao phía trước mặt theo chiều thẳng đứng rồi cô quan sát khi thấy bóng rơi xuống cô bắt bóng bằng 2 tay sau đó về cuối hàng của mình đứng .
- Cho 2 - 3 trẻ lên làm thử.
- Cô hỏi trẻ cách chuẩn bị và tung bắt bóng.
+ Cho trẻ thực hiện:
- Lần lượt từng nhóm trẻ lên thực hiện (mỗi trẻ 3 lần).
- Cô cho các tổ thi đua nhau.
- Cô bao quát nhắc trẻ, sửa đúng thao tác cho trẻ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
* TCVĐ: “ Kéo co”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô làm trọng tài, kiểm tra kết quả, động viên khen trẻ.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân 1 - 2 phút.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cho trẻ chuyển hoạt động khác.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về các khu vực trong trường
TCVĐ : kéo co
Chơi tự do
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ vẽ được các khu vực khác nhau trong ngôi trường của mình
- Biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị
- Giây thừng chão mềm 
- Sân trường sạch sẽ.
- Quần áo gọn gàng cho trẻ.
III. Tiến hành
1. Trò chuyện về các khu vực trong trường
- Cho trẻ quan sát khu văn phòng 
- Đây là khu vực gì ? những ai thường làm việc ở đó ? 
- Còn đây là khu vực gì ? trong sân trường có những gì ?.
- Trong trường có bao nhiêu lớp học ? con hãy kể tên ? Ngoài ra còn có những khu vực gì ?
- Tại sao lại xây dựng bếp ăn trong trường ?
2. Trò chơi: kéo co
- Cô nêu cách chơi cho trẻ.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô động viên khen trẻ.
- Nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng đoàn kết.
3. Chơi tự chọn với đồ chơi trên sân.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi theo ý thích trên sân trường.
- Cô đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
C. NHẬT KÝ HÀNG NGÀY
………………………………………………………………………………….…...……………………………………………………………………………..………...………………………………………………………………………..……………...…………………………………………………………………..
Thứ 3 ngày 16 tháng 9 năm 2014
A.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Khám phá khoa học
TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết địa chỉ trường mầm non của bé, tên, công việc của các cô, các bác trong trường mầm non. 
- Biết một số hoạt đông diễn ra thường ngày tai trường. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc rõ ràng, không nói ngọng. 
3. Thái độ: 
- Trẻ có cảm xúc vui tươi, phấn khởi, ấn tượng sâu sắc khi trò chuyện về trường mầm non của bé
II. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh 1 số hoạt động thường ngày tại trường của bé
- Máy chiếu đầu đĩa cho trẻ quan sát một số hoạt động tại các trường mn khác. 
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Trẻ hát bài : “ Trường cháu đay là trường mầm non”
- Con vừa hát bài gì ? Bài hát nói về điều gì ?
- Chúng mình đang học ở đâu ? 
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
* Trò chuyện về trường mầm non:
- Trường của con là gì ? ở đâu ? con học lớp mấy tuổi ?
- Trong trường con có những ai ? làm công việc gì ?
- Trường con có những lớp nào ? ai chủ nhiệm các lớp ?
- Vì sao cô hiệu trưởng lại hợp đồng cô nuôi ? cô nuôi làm gì?
- Đến lớp con được làm gì ? chơi gì ?
+ Đến trường các con được học, được chơi, được chăm sóc, dược nêu lên ý kiến riêng của mình, được trao đổi với bạn bè và được thỏa sức khám phá ...
- Cho trẻ xem tranh vè các hoạt động diễn ra trong trường Mầm non
- Hát bài : " trường chúng cháu là trường mầm non" 
- Cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình về trường mầm non của bé. 
- Kể lại quang cảnh trường học mầm non của bé. 
- Biểu diễn 1 số bài thơ, bài hát về trường mầm non. 
- Cô và trẻ cùng trang trí bức tranh trường mầm non yêu thương của bé . 
3. Hoạt động 3: Hoạt động kết thúc
- Cho trẻ chơi " Dung dăng dung dẻ "
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát vườn trường
TCVĐ: Con dế
Chơi theo ý thích
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết quang cảnh vường trường 
- khu vực cây xanh, khu vưc sân chơi ...
II. Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ cho trẻ chơi đồ chơi.
III. Tiến hành
1. Quan sát vườn trường
* Cho trẻ hát " Vườn trường mùa thu ".
- Các con vừa hát bài gi? Bài hát nói về cái gì ? 
- Trong vường trường có những gì ? Trồng cây xanh để làm gi ?
- Để cây máu lớn và khỏe mạnh chúng mình phải làm gi ?
- Đây là gì ? 
- Cho trẻ quan sát nhận xét về các khu vực trong trường .
- Văn phòng để làm gì ? phòng lớp học để làm gì? đồ chơi để làm gì ? trồng cây để làm gì ?
- Cô cho trẻ kể.
* GD: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ở lớp và ở gia đình.
2. Trò chơi: Con dế
- Cô nêu cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
3. Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trên sân.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi theo ý thích trên sân trường.
- Cô đảm bảo an toàn cho trẻ.
C. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………….….............................................……………………………………………………………………………………...……………………………………………..………………………………………...………………………………………..………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….
Thứ 4 ngày 17 tháng 9 năm 2014
A.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 THƠ: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ nhớ tên bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
- Trẻ nắm được nội dung bài thơ. 
- Dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm kết hợp thể hiện điệu.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý.
 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ biết nói câu đủ thành phần chủ - vị, phát triển các giác quan thính giác, thị giác…
 - Thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật.
3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ yêu quý, quan tâm đến bạn bè trong lớp.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng : Tranh minh hoạ, que chỉ, bài hát về trường lớp mầm non, trò chơi “Tìm bạn thân”.
- Tranh minh hoa bai thơ, mô hình .
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài '' Vườn trường mùa thu ''.
- Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non.
- Cô trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề.
- Cô và trẻ cùng đi quan sát mô hình.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về mô hình.
- Cô giới thiệu về tên bài thơ.
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
 a) Đọc mẫu :
- Cô giới thiệu tên bài thơ “ Bàn tay cô giáo ” tên tác giả 
- Cô đọc mẫu : + Lần 1 : đọc diễn cảm bằng lời.
 + Lần 2 : đọc diễn cảm kết hợp tranh minh hoạ bài thơ.
b) Trích dẫn, đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? 
- Của tác giả nào? (Hỏi tập thể lớp, cá nhân một vài trẻ ).
- Trong bài thơ nói về ai ?.
- Cô giáo của em trong bài thơ ntn? 
*. Đàm thoại: 
- Cô và các con vừa đọc bài thơ gì ? 
- Do ai sáng tác ?
- Cô giáo của em trong bài thơ ntn?
- Hàng này đến lớp cô thường làm những gì ?
- Bàn tay cô giáo được ví như bàn tay của ai ? 
- Con cảm nhận như thế nào về bàn tay cô giáo ?
- Khi đến lớp các con được cô giáo chăm sóc ntn?
- Con có suy nghĩ ntn? Về bàn tay cô giáo ?
* Giáo dục : Đến trường có rất nhiều các bạn được cô dạy rất nhiều như : dạy hát, dạy múa, dạy học chữ, được chơi, được chăm sóc như bàn tay chị , như bàn tay mẹ luôn che chở cho các con.
c) Dạy trẻ đọc thơ: 
- Cô cho cả lớp đọc bài thơ theo cô 2 - 3 lần. 
- Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Khi cả lớp đã thuộc rồi, cô mời tổ.
- Cho trẻ đọc theo hiệu lệnh của cô.
- Cô mời nhóm, cá nhân đọc. 
 Cô nhận xét tuyên dương trẻ .
* Trò chơi: Tìm bạn thân
- Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
 3. Hoạt động 3: Hoạt động kết thúc.
- Cho trẻ về góc thiên nhiên chăm sóc cây cảnh .
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát công việc của cô giáo
TCVĐ: bịt mắt bắt dê
Chơi tự chọn
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ vẽ được một số công việc thường ngày của cô giáo khi đến lớp
- Biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ.
- Quần áo gọn gàng cho trẻ.
III. Tiến hành
1. Quan sát công việc của cô giáo
- Cho trẻ hát " Trường cháu đây là trường mầm non ".
- Chúng mình đang học chủ đề gì ? 
- Cô giáo con là ai ?
- Chúng mình cùng quan sát xem các cô đang làm gì ?
- Bạn nào nói cho cô biết công việc thường ngày của các cô ?
2. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- Cô nêu cách chơi cho trẻ.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô động viên khen trẻ.
3. Chơi tự chọn với đồ chơi trên sân.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi theo ý thích trên sân trường.
- Cô đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
C. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………...………...………………………………………………………………………..……………...…………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 18 tháng 9 năm 2014
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
TÁCH GỘP TRONG PHẠM VI 5
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tách gộp trong phạm vi 5. Biết phân biệt đồ dùng đồ chơi theo chất liệu, màu sắc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đếm trong phạm vi 5.
- Rèn kĩ năng gộp, tách, kĩ năng phân biệt.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, thân ái trong vui chơi và học tập.
II. Chuẩn bị :
- Một số loại đồ chơi: hoa, cốc, khối xây dựng mỗi loại 5 chiếc.
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi, 5 thẻ số có số lượng chấm tròn từ 1 - 5.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài " Trường chúng cháu là trường mầm non".
- Cho trẻ xem tranh về trường mầm non, trao đổi về nội dung bức tranh.
- Trong tranh có gì ? Có những loại đồ chơi gì ?
- Khi chơi phải làm gì để đồ dùng đồ chơi lâu hỏng?
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
* Luyện đếm các nhóm có số lượng trong phạm vi 5.
- Cô tặng trẻ 1 hộp đồ chơi, yêu cầu 3 - 4 trẻ lên lấy từng thứ xếp ra bàn, yêu cầu trẻ gọi tên, nói chất liệu sau đó đếm số lượng từng nhóm.
* Gộp tách 2 nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 5.
- Mỗi trẻ có một rổ đồ chơi có 5 chiếc kẹo, yêu cầu trẻ chia 5 chiếc kẹo cho 2 bạn.
- Có mấy chiếc kẹo ? Mỗi bạn được mấy chiếc ?
 Cô gợi ý chia bằng nhiều cách khác nhau ( 2 - 3 ), (1 - 4).
 Cô chia trẻ làm các nhóm mỗi nhóm có 2 trẻ, yêu cầu trẻ tự chia cho nhau.
 Kiểm tra kết quả của mỗi nhóm, so sánh 2 nhóm có cách chia khác nhau.
- Nếu gộp số kẹo của từng nhóm các con thấy thế nào ?
* Luyện tập.
- Tìm số liền kề để lập dãy số từ 1- 5 .
- Tìm đồ dùng đồ chơi thêm và bớt cho đủ bằng 5.
- Trò chơi: " tìm bạn thân".
Cách chơi : Mỗi trẻ có 1 thẻ lô tô có ghi số và chấm tròn từ 1 - 4. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh phải tìm được người bạn thân của mình sao cho thẻ của bạn và mình phải có tổng số là 5. Ai tìm nhanh nhất là người thắng cuộc.
- Sâu mỗi lần chơi cho trẻ đổi thẻ số - cô kiểm tra kết quả.
3. Hoạt động 3: Hoạt động kết thúc.
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ. 
- Cho trẻ hát bài " tập đếm".
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát đồ chơi ngoài trời
TCVĐ : Bỏ giẻ
Chơi theo ý thích
I. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết chất liệu, cách chơi, đồ chơi có nhiều màu sắc.
II. Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ cho trẻ chơi đồ chơi.
- Chiếc đèn ông sao.
III. Tiến hành
1. Quan sát đồ chơi ngoài trời .
* Đu quay
- Đây là gì ? 
- Các con thấy gi ? nhìn nó ntn ? 
- Hình dáng , màu sắc ntn ?
* Cầu trượt
- Đây là gì ? 
- Các con thấy gi ? nhìn nó ntn ? 
- Hình dáng , màu sắc ntn ?
* GD: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ở lớp và ở gia đình.
2. Trò chơi: Bỏ giẻ
- Cô nêu cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
3. Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trên sân.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi theo ý thích trên sân trường.
- Cô đảm bảo an toàn cho trẻ.
C. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………….………...……………………………………………………………………….…………….........................................................................................................
Thứ 6 ngày 19 tháng 9 năm 2014
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
ÂM NHẠC : NGÀY VUI CỦA BÉ
I. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu, vui tươi, nhịp nhàng, thể hiện được tình cảm khi hát.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết vận động minh hoạ theo lời bài hát một cách hồn nhiên.
- Trẻ phản ứng nhanh nhẹn với âm thanh qua trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu nhịp nhàng, tình cảm của bài hát.
- Cảm nhận được giai

File đính kèm:

  • docgiao an chu de truong mam non(1).doc