Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

- Biết được ban bố cần được chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.

- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Biết chia sẻ vui buồn cựng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

* KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn, kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ vui buồm cùng bạn.

II. Đồ dùng:

- Phiếu BT

III. Hoạt động dạy học

 

doc56 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồ uống của bản thân HS trong tuần qua
III/ Hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
3'
30'
2'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra Tiết cũ: GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS.
 -Yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.
 -Thu phiếu và nhận xét chung về hiểu biết của HS về chế độ ăn uống.
3. Dạy Tiết mới: 
 Giới thiệu: Ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe.
 Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe.
 Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 - Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 - Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.
 - 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận:
 Nhóm 1: Quá trình trao đổi chất của con người.
 Nhóm 2: Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.
 Nhóm 3: Các bệnh thông thường.
 Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước.
 - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
 - Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày.
 - GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
 3. Củng cố- dặn dò
 - Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý.
 - Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng(sgk/ 40)
 - Dặn HS về nhà học thuộc lại các Tiết học để chuẩn bị kiểm tra.
- Để phiếu lên bàn. Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị Tiết của các bạn.
-1HS nhắc lại: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn, chứa đủ các nhóm thức ăn với tỉ lệ hợp lí là một bữa ăn cân đối.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Nhóm 1: Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?
- Nhóm 2: Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?
+Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
- Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?
+ Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?
- Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị tai nạn đuối nước?
+ Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì ?
- Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
Chiều
Tiết 3. Khoa học (5)
Bài 18. Phòng tránh bị xâm hại
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại
- HS nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
* Phần Lồng ghép GDKNS :
- Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng tìm sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
II. Chuẩn bị: 
- Hình vẽ trong SGK/38 , 39 
- Một số tình huống để đóng vai. 
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
3'
30'
2'
1. Ổn định
2. Bài cũ
Câu hỏi:
HIV lây truyền qua những đường nào?
Nêu những cách phòng chống lây nhiểm HIV?
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Xác định các biểu hiện của việc trẻ em bị xâm hại về thân thể, tinh thần.
Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3/38 SGK và trả lời các câu hỏi?
+ Chỉ và nói nội dung của từng hình theo cách hiểu của bạn?
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ?
- GV chốt: Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức. Các em cần lưu ý trường hợp trẻ em bị đòn, bị chửi mắng cũng là một dạng bị xâm hại. 
Hoạt động 2: Nêu các quy tắc an toàn cá nhân. 
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Nếu vào tình huống như hình 3 em sẽ ứng xử thế nào?
- GV chốt: Một số quy tắc an toàn cá nhân.
Không đi một mình ở nơi tối tăm vắng vẻ.
Không ở phòng kín với người lạ.
Không nhận tiên quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.
Không đi nhờ xe người lạ.
Không để người lạ đến gần đếm mức họ có thể chạm tay vào bạn
Hoạt động 3: Tìm hướng giải quyết khi bị xâm phạm.
- GV yêu cầu các em vẽ bàn tay của mình với các ngón xòe ra trên giấy A4.
Yêu cầu HS trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ những điều bí mật đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyện răn mình
GV nghe HS trao đổi hình vẽ của mình với người bên cạnh.
GV gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe
- GV chốt: Xung quanh có thể có những người tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ ta trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ tâm sự để tìm chỗ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó nói.
4. Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Phòng tránh tai nạn giao thông”.
Nhận xét tiết học 
2 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS quan sát, trả lời câu hỏi
H1: Hai bạn HS không chọn đi đường vắng 
H2: Không được một mình đi vào buổitối
H3: Cô bé không chọn cách đi nhờ xe người lạ .
Các nhóm trình bày, bổ sung
- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày
 VD: sẽ kêu lên, bỏ chạy, quá sợ dẫn đến luống cuống, 
HS thực hành vẽ.
HS ghi có thể chọn:
cha mẹ
anh chị
thầy cô
bạn thân
HS đổi giấy cho nhau tham khảo
 Thứ sáu ngày 19/10/2018
Tiết 3. Địa lí (5)
Bài 9. Các dân tôc, sự phân bố dân cư
I. Mục tiêu
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
*GDBVMT: Mối quan hệ giữa việc số dân đông, mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đồng đều với việc khai thác môi trường (sức ép của dân số đối với môi trường)
* ĐLĐP: HS biết tên các dân tộc sống tại tỉnh Cao Bằng
II. Đồ dùng
- Bảng số liệu về mật độ dân số của một số nước Châu á.
- Lược đồ mật độ dân số Việt Nam .
- Các hình minh hoạ trang SGK.
- Phiếu học tập của HS.
- GV và HS sưu tầm tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi của Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2'
30'
3'
1. KTBC 
- Cho HS đọc nội dung của bài trước.
- NX 
2. Bài mới
Hoạt động 1: Các dân tộc.
- Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? 
+ Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ? (GV gợi HS nhớ lại kiến thức lớp 4 bài Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, một số dân tộc ở Tây Nguyên,...)
+ Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì?
- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho HS.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi giới thiệu về các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
- Chọn 3 HS tham gia cuộc thi.
cho HS cả lớp bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
* Cao bằng có trên 20 dân tộc anh em như Tày, Nùng, Mông, Dao..., người Tày chiếm 42,5%, người Nùng chiếm khoảng 32,8% số dân cả tỉnh.
 Hoạt động 2: Mật độ dân số Việt Nam.
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là mật độ dân số?
- GV nêu: Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên.
- GV giảng: Để biết mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó.
Ví dụ: Dân số của huyện A là 52000 người, diện tích tự nhiên là 250km2. Mật độ dân số của huyện A là bao nhiêu người trên 1km2?
- GV mời 1 em đọc bảng thống kê mật độ của một số nước châu Á và hỏi: Bảng số liệu cho ta biết điều gì?
- GV yêu cầu:
+ So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước châu Á.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam?
- GV kết luận: Mật độ dân số nước ta là rất cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
 Hoạt động 3: Phân bố dân cư
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ:
 + Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp chúng ta nhận xét về hiện tượng gì?
 + Chỉ trên lược đồ và nêu
Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người /km2; từ 501 đến 1000 người/km2? từ 100 đến 500người/km2? Và nơi có mật độ dưới 100người/km2?
+ Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ sau: 
+ Việc dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, vùng ven biển gây ra sức ép gì cho dân cư các vùng này? 
 *GDBVMT: 
+ Việc dân cư sống thưa thớt ở cùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế của vùng này? (Gợi ý: họ có đủ lao động để tham gia sản xuất không?)
+ Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, Nhà nước ta đã làm gì?
- Đọc bài học
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nhắc lại một số đặc điểm của sự phân bố dân cư VN.
- NX tiết học.
- Đọc
- Đọc 
+ Nước ta có 54 dân tộc
+ Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc là Dao, Mông, Thái, Mường, Tày,...
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn: Bru-Vân Kiều, Pa-cô, Chứt...
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi,...
- Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
 + 3 HS lần lượt thực hiện bài thi.
 + HS cả lớp làm cổ động viên.
- Một vài HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS nghe giảng và tính:
Mật độ dân số huyện A là:
52000 : 250 = 208 (người/km2)
- 1 HS nêu kết quả trước lớp, cả lớp nhận xét.
- HS nêu: Bảng số liệu cho biết mật độ dân số của một số nước châu Á.
- HS so sánh và nêu:
+ Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Can-pu-chia, lớn hơn 10 lần mật độ dân số Lào, lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc.
+ Mật độ dân số của Việt Nam rất cao.
- Nêu tên lược đồ và tác dụng của nó.
- QS lược đồ và nêu mật độ dân số ở một số vùng.
- Dân cư nước ta tập trung đông ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn.
- HĐ nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Việc dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng làm vùng này thiếu việc làm.
- Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng núi dẫn đến thiếu lao động cho sản xuất, phát triển kinh tế của vùng này.
- Tạo việc làm tại chỗ. Thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới.
- Đọc
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 18- 19. Ôn tập con người và sức khỏe (tiếp)
I. Mục tiêu. 
- Giúp HS củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ.
- Trình bày trước nhóm và lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
- Biết áp dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống hàng ngày.
- Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn.
II .Chuẩn bị.
- Phiếu đã hoàn thành.
- Nội dung thảo luận.
III. Hoạt động dạy học.
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt động của HS
1'
30'
4'
Bài cũ.
Bài mới.
 Giới thiệu bài.
 Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lí’’.
- GV phổ biến luật chơi.
 Yêu cầu các nhóm làm việc theo gợi ý.
- Yêu cầu các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình.
- GV chốt lại ý chính.
 Hoạt động 4: Thực hành ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
+ Em hãy ghi lại và trang trí bảng 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí để nói với gía đình thực hiện.
3. Củng cố - dặn dò.
- Về vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện 10 điều khuyên về dinh dưỡng. 
- HS làm việc theo nhóm, các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh để trình bày 1 bữa ngon, bổ.
- Đại diện nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nêu lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
- Ghi lại vào vở.
- Chuẩn bị bài giờ sau học. 
TUẦN 10 Thứ hai ngày 22/10/2018
Sáng 
Tiết 4. Đạo đức (2)
Bài 5. Chăm chỉ học tập (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được lợi ích của chăm chỉ học tập.
- Học sinh thực hiện giờ giấc học bài, làm bài, đảm bảo thời gian tự học ở trường và ở nhà .
- Học sinh có thái độ tự giác học tập.	
*GDKNS: KN quản lý thời gian học tập của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ bài tập 4 SGK. Bảng phụ hoặc phiếu ghi tình huống bài 6
- Một vở kịch ngắn và đạo cụ sắm vai cho nội dung bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
3'
 A. Kiểm tra bài cũ 
+ Vì sao phải chăm chỉ học tập?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập thực hành:
a)Hoạt động 1: Đóng vai:
- Cho HS thảo luận N4 sắm vai tình huống: Hôm nay, khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi, đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào.
- Gọi 1 số HS lên ứng xử theo vai, lớp nx, góp ý.
VD: Hà nên đi học/ Sau buổi học sẽ về chơi và trò chuyện với bà....
- Kết luận: Cần phải đi học đều, đúng giờ.
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- Đọc ND bài tập 6: Ghi dấu + vào ô trống trước ý kiến em tán thành.
- Đại diện nhóm trình bày.
 a, Chỉ những bạn học giỏi mới cần chăm chỉ học tập.
+
 +
 b, Cần chăm học hàng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra.
 c, Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp.
 d, Chăm chỉ học tập là hàng ngày phải học đến khuya.
c) Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm:
ND: Trong giờ ra chơi, bạn An cắm cúi làm BT, bạn Bình thấy vậy liền bảo: “ Sao cậu không ra chơi mà làm việc gì vậy?” An trả lời: “ Mình tranh thủ làm bài tập, về nhà không phải làm bài tập nữa và được xem ti vi cho thoả thích”. Bình( dang 2 tay) nói với cả lớp: “ Các bạn ơi đây có phải là chăm chỉ học tập không nhỉ?”
- Gọi HS lên đóng vai.
- GV nhận xét
- Thảo luận cả lớp câu hỏi: 
+ Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ học tập không? Vì sao?
- Kết luận: Giờ ra chơi cho HS chơi, bớt căng thẳng trong học tập. Vì vậy không nên dùng thời gian đó để làm BT. Chúng ta cần khuyên bạn “ Giờ nào việc nấy”
+ Qua tình huống trên hãy cho biết chăm chỉ học tập có ích lợi gì?
( Chăm chỉ học tập không có nghĩa là tranh thủ làm bài trong giờ nghỉ hay đi học cả khi cơ thể không khoẻ. Phải biết sắp xếp, lựa chon thời gian học cho hợp lí)
- Bài học
3. Củng cố - dặn dò
- GV nx tiết học. 
- Dặn HS chăm chỉ, tự giác học tập ở trường, ở nhà.
- Trả lời
- Từng nhóm thảo luận cách ứng xử, phân vai cho nhau.
- Đại diện một số nhóm ứng xử.
- Đọc nội dung bài tập.
- HS thảo luận N4 và trình bày.
- HS thảo luận đóng vai.
- 1 số HS lên biểu diễn tiểu phẩm. 
- HS nhận xét.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- HS đọc.
Tiết 5. Đạo đức (5)
Bài 5: Tình bạn (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. Biết được ý nghĩa của tình bạn.
*GDKNS :- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bố. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống - Kĩ năng thể hiện sự thông cảm chia sẻ với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập.	
III. Các hoạt động dạy và học.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2'
25'
3'
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét
2. Bài mới. 
 Giới thiệu bài. 
HĐ1: Đóng vai (BT1 - SGK)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập .
Tổ 1, 2: thảo luận và đóng vai theo các tình huống a ; b ; c ; d
Tổ 3, 4: thảo luận và đóng vai theo các tình huống d ; e ; g
- Mời các nhóm lên đóng vai.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS thảo luận cả lớp:
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai ? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không ? 
+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái ? Em có giận, có trách bạn không ?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm ? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp) ? Vì sao ?
=> KL: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
HĐ2: Tự liên hệ (BT4)
- GV yêu cầu HS tự liên hệ 
+ Em sẽ và đã làm những gì để có tình bạn đẹp ?
- GV khen những HS có cách ứng xử tốt với bạn bè.
=> KL: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn.
HĐ3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn (BT3)
- GV nêu yêu cầu. 
- Tổ chức HS thi đua theo đội (mỗi tổ 1 đội). Đội nào hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ đúng chủ đề, được nhiều bài hơn, đúng hay hơn sẽ thắng cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò 
 *Bản thân em đã biết quan tâm đến bạn bè chưa?
- Nhắc lại kiến thức của bài
- Dặn Hs về ôn bài
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu , nội dung bài tập
- Các nhóm thảo luận, đóng vai các tình huống đã được giao.
- Các nhóm lên đóng vai trước lớp. Nhận xét 
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- HS làm việc cá nhân.
- HS nối tiếp trình bày trước lớp
- Lắng nghe
- HS thảo luận theo tổ.
- Các tổ thảo luận - trình bày.
Chia sẻ
Chiều
Tiết 1. Thủ công + Lịch sử (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 6. Xé, dán hình con gà con (tiết 1)
Bài 8. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 938)
1'
4'
30'
5'
'
I. Mục tiêu:
 Sau baøi hoïc, hoïc sinh coù khaû naêng:
- Bieát caùch xeù, daùn hình con gaø con
- Xeù, daùn ñöôïc hình con gaø con. Ñöôøng xeù coù theå bò raêng cöa. Hình daùn töông ñoái phaúng. Moû, maét, chaân gaø coù theå duøng buùt maøu ñeå veõ.
- Bieát yeâu thích saûn phaåm.
II. Chuẩn bị : 
- Baøi maãu xeù, daùn hình con gaø con. Giaáy maøu, giaáy traéng, hoà daùn.
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học sinh.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
HĐ 1: Quan sát mẫu và nhận xét.
- GV cho HS quan sát mô hình con gà con.
+ Con gà gồm những bộ phận nào gồm những bộ phận nào?
+ Màu sắc gì?
- Hướng dẫn học sinh chọn màu.
- HS chọn màu
HĐ 2: Hướng dẫn mẫu.
- GV hướng dẫn các bước xé từng bộ phận con gà.
+ Xé đầu con gà: xé hình tròn (đếm hình vuông 4ô, xé các góc tạo hình đầu gà)
 + Xé thân con gà: xé hình chữ nhật 6 ô x 3ô, xé các góc tạo được thân con gà.
 + Xé thân: giấy màu trắng hoặc nâu:
+ Xé mỏ con gà : 3ô x 1ô.
+ Xé chân con gà: 3ô x 1ô.
HĐ 3: Học sinh thực hành xé trên giấy màu
HĐ 4: Học sinh dán.
- Lấy một ít hồ ra mảnh giấy, dùng ngón tay trỏ đi đều hồ lên các góc và cạnh.
- Ướm đặt hình vào vị trí cân đối trước khi dán.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét bài đẹp.
4. Củng cố, dặn dò:
*MT: Nhắc nhở HS dọn dẹp giấy vụn, giữ gìn vệ sinh
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
I. Mục tiêu.
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:
 + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
 + Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đư

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2018_2019.doc