Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Trân

I. MỤC TIÊU : Giúp HS:

- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường truyền bệnh viêm gan A.

- Hiểu được sự nguy hiểm bệnh viêm gan A.

- Biết được cách phòng tránh bệnh viêm gan A.

*KNS: Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa trang 32, 33 SGK.

 - Bảng nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Bài cũ: ? Tác nhân gây bệnh viêm não là gì?

 ? Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?

 ? Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?

 - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh.

B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một căn bệnh cũng rất nguy hiểm lây qua đường tiêu hóa, đó là “Bệnh viêm gan A”

 2. Phát triển bài:

 

doc38 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Trân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng bào các dân tộc.
*. GDBVMT: Giáo dục HS ý thức tự hào về cảnh đẹp của quê hương đất nước. Từ đó các em có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trương sống xung quanh ta.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, đọc tích cực.
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh SGK, bảng phụ
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Bài cũ: ? Nêu nội dung bài “Kỳ diệu rừng xanh”
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: - Tranh vẽ cảnh ở đâu? Em thấy cảnh trong tranh ntn?
 GV: "Đất nước Việt Nam ta ở đâu cũng có cảnh đẹp, mỗi miền quê đều có cảnh sắc, vẻ đẹp riêng. Bài thơ “Trước cổng trời” sẽ đưa chúng ta đến một vùng núi cao để thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở nơi đây".
 2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Luyện đọc:
* Phương pháp: Làm mẫu, đàm thoại
- Gọi HS đọc toàn bài
- Chia đoạn bài tập đọc.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1
? Tìm từ khó đọc trong bài? 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Đọc nối tiếp đoạn lần 3
- GV đọc mẫu toàn bài , HD cách đọc
HĐ2: Tìm hiểu bài:
a) Đọc thầm khổ 1 và cho biết: Mở đầu bài thơ, tác giả miêu tả gì?
? Vì sao lại gọi là cổng trời?
GV: Cổng trời là một địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Hà Giang - ở miền núi phía Bắc nước ta. Đây là một vùng núi cao quanh năm mây phủ.
? Khổ 1 giới thiệu cho chúng ta biết điều gì? 
b) Đọc thầm khổ 2 và nêu các sự vật được nhắc đến trong khổ thơ?
GV: Khung cảnh thiên nhiên ở đây có đầy đủ cỏ cây hoa lá
? Mỗi cảnh vật được tác giả miêu tả như thế nào? 
? Em hiểu như thế nào là rừng nguyên sơ?
? Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên nơi đây? 
GV: Tác giả đã chọn tả những hình ảnh, sử dụng những từ ngữ có khả năng gợi tả vẻ đẹp thiên nhiên trong sáng, tràn đầy sức sống. Tất cả đã vẽ nên trước mắt ta một bức tranh vừa có cả thơ, nhạc, họa,... 
Không gian nơi đây gợi tả vẻ hoang sơ, bình yên như thể hàng ngàn năm nay vẫn như vậy, khiến ta có cảm giác bước vào cõi mơ.
c) Khổ 3: Gọi 1 em đọc
GV:Giữa cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống ấy, con người lao động thật hăng say.
? Tìm những câu thơ thể hiện điều đó?
? Tác giả dùng hình ảnh “Vạt nương màu mật” ý nói gì?
? Đọc khổ thơ này em thấy nhịp thơ như thế nào? Vì sao? 
? Điều gì đã làm cho cảnh rừng sương giá ấm lên? 
GV: Từ "nhuộm" và từ "ấm" diễn tả thật hay sức sống lao động và đang làm chủ thiên nhiên, khiến nơi đây không hoang sơ như trước. Sự xuất hiện của con người trong lao động càng làm cho cánh rừng sương giá vào mùa đông ở vùng cao trở nên ấm áp.
? Nêu nội dung khổ thơ 3?
d) Đọc lướt toàn bài và tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
? Nêu nội dung của bài?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
Kĩ thuật đọc tích cực.
- Gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn
? Bài này cần đọc với giọng như thế nào?
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo nhóm bàn và tự nhẩm những câu thơ em thích
- Gọi một số em đọc thuộc lòng
3. Tổng kết: 
Em thích cảnh vật nào trong bài? Vì sao? 
*. Liên hệ - dặn dò: GV nói về vẻ đẹp ở khắp nơi trên đất nước -> yêu quý, tự hào ...
 - Nhận xét tiết học
Cá nhân
3 em đọc nối tiếp.
-ngút ngát,thác réo, triền rừng, người Giáy.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Luyện đọc nhóm bàn.
-2 nhóm đọc.
- Tác giả miêu tả cổng trời. 
- Cổng trời là một đèo cao giữa hai bên vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có gió thoảng, mây trôi, ta có cảm giác như đó là cổng để lên trời. 
Ý1: Giới thiệu vị trí của cổng trời
- Bao sắc màu cỏ hoa, thác, đàn dê, rừng, ráng chiều. 
- Không gian rộng ngút ngát, thác réo ngân nga, đàn dê soi đáy suối, cây trái ngút ngàn, rừng nguyên sơ, ráng chiều, ...
- SGK
- Thiên nhiên đẹp, trù phú và rất đỗi thanh bình.
Ý2: Vẻ đẹp của thiên nhiên ở vùng cao.
- Vạt nương màu mật ...hái nấm
- Cảnh được mùa của nhân dân vùng cổng trời, “màu mật” là màu của lúa chín nặng trĩu bông, màu của mùa màng no ấm.
- Nhịp thơ gấp gáp vì nó gợi tả cảnh lao động nhộn nhịp nơi đây.
- Có hình ảnh của con người với sự tất bật, rộn ràng vì công việc.
Ý 3: Cuộc sống ấm no, vui vẻ của đồng bào vùng cao.
- 2; 3 em nêu, lớp nhận xét, bổ sung
 Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
Cá nhân, nhóm bàn
- 3 HS đọc, lớp theo dõi
- HS tìm giọng đọc của bài
- HS nghe và phát hiện từ cần nhấn giọng
- HS đọc theo nhóm
- Lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất.
- HS tự trả lời
Điều chỉnh bổ sung:.........................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết: - So sánh hai số thập phân
 - Sắp xếp 16,các số TP theo thứ tự từ bé đến lớn..
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: Gọi 2 HS nêu lại cách so sánh 2 số TP.
B. Bài mới: 1. GV giới thiệu bài: "Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về số các số TP, sắp xếp các số TP theo thứ tự xác định".
	 2. Hướng dẫn luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: 
Phương pháp: động não, luyện tập
 - Gọi HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu BT
- Gọi các nhóm nêu kết quả, 1 em lên bảng điền và giải thích cách làm
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu
? Bài tập yêu cầu điều gì?
? Muốn sắp được ta phải làm gì? 
HS làm nháp, 1 em lên bảng làm
Chữa bài
Bài 3: GV ghi: Tìm chữ số x chưa biết:
 9,7x8 < 9,718
 - GV yêu cầu HS khá làm bài, GV hướng dẫn HS yếu.
- GV gọi HS khá nêu cách làm của mình 
- GV nhận xét.
? x có giá trị nào khác không? Vì sao?
Bài 4: - Gọi HS đọc
- GV yêu cầu HS khá làm bài, GV hướng dẫn HS yếu.
- GV gọi HS khá nêu cách làm của mình 
- GV nhận xét.
? x có thể nhận giá trị nào khác không? Vì sao?
3. Củng cố: Nhắc lại cách so sánh số thập phân?
- Dặn dò – nhận xét tiết học
Cá nhân
- Điền dấu
*. Đáp án:
84,2 > 84,19 47,5 = 47,500
6,843 89,6 
- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- So sánh ...
*. Đáp án: 
4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02.
- 1 em nêu
Vì 9,708 x = 0
- Không, vì hàng phần trăm của số 9,718 là 1 thì hàng phần trăm của số nhỏ hơn chỉ có giá trị là 0.
- 2 em đọc
*. Đáp án:
a) 0,9 < x < 1,2
x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
b) 64,97 < x < 65,14
x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14
- Không. Vì ở câu a: giữa 0 và 1 không có số tự nhiên nào
Câu b: giữa 64 và 65 không có số tự nhiên nào.
Điều chỉnh bổ sung:.........................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HS yếu kể được một câu chuyện ngắn theo nội dung nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 * GDBVMT: Qua câu chuyện hs kể mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên,nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.
III. CHUẨN BỊ: Các truyện gắn với chủ điểm: Con người với thiên nhiên.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. Kiểm tra: GV gọi 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện “ Cây cỏ nước Nam”
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 
 2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
* HD HS tìm hiểu yêu cầu của đề.
- GV cho HS đọc đề bài. GV chép đề bài lên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- Cho HS đọc phần gợi ý 1,2 sgk, yc cả lớp theo dõi
? Hãy giới thiệu câu chuyện em sắp kể?
HĐ2: Thực hành kể chuyện. 
- Cho HS kể chuyện trong nhóm 4. GV nhắc HS kể tự nhiện theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý. 
- GV quan sát cách kể của HS các nhóm , uốn nắn, giúp đỡ các em.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và khen những HS kể chuyện hay.
? Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp.
3. Củng cố- dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần tới.
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm:
Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ của con người với thiên nhiên.
- 1 Hs đọc toàn bộ phần gợi ý trong SGK. Cả lớp đọc thầm.
- Một số HS nói trước lớp tên câu chuyện mình kể.
- Các thành viên trong nhóm kể chuyện và trao đổi với nhau về nhân vật, chi tiết ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện, lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu chuyện nhất
- Cần: Yêu quý thiên nhiên; Chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; Chăm sóc vật nuôi; Không tàn phá rừng.
Điều chỉnh bổ sung:.............................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ: XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931.
- Kết quả của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh: nhân dân một số địa phương đã dành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An.
- Cảm phục tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.
III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bản đồ Việt Nam.
 - Hình SGK, một số tư liệu, phiếu học tập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
A. Bài cũ: ? Hội nghị thành lập Đảng diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? Do ai chủ trì?
 ? Trình bày kết quả của Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản?
 - Nhận xét, bổ sung
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Sau khi ra đời, năm1930 – 1931, ĐCSVN đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, rộng khắp cả nước mà đỉnh cao là phong trào ở Nghệ An – Hà Tĩnh. Phong trào này diễn ra ntn? 
 2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Tìm hiểu về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh:
 Phương pháp: đàm thoại, động não
* GV trình chiếu bản đồ VN, yêu cầu HS chỉ vị trí Nghệ An – Hà Tĩnh .
GV: đây chính là nơi đã diễn ra đỉnh cao của phong trào CMVN những năm 30 - 31
- Yêu cầu HS, quan sát H1 và trả lời :
? Phong trào nổ ra vào thời gian nào?
? Tại sao lại gọi là PT Xô viết Nghệ Tĩnh?
? Nguyên nhân nào dẫn đến PT Xô viết Nghệ Tĩnh bùng nổ?
? Hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930.
- Gọi HS kể lại
? Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An – Hà Tĩnh như thế nào?
GVKL: PT Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của PT cách mạng trong năm 1930 – 1931 do ĐCSVN lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân ta dành được chính quyền.
* Yêu cầu HS đọc từ “Suốt thời kỳ  thôn xóm”, quan sát H2 – SGK để trả lời câu hỏi:
? Từ khi có chính quyền mới, cuộc sống ở Nghệ Tĩnh có những thay đổi gì quan trọng?
? Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
GV tóm tắt: Chính quyền Xô viết mang lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân và làm thay đổi cuộc sống nơi đây  Đến giữa năm 1931, phong trào tạm lắng xuống.
HĐ2: Ý nghĩa phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
? Nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh?
- Gọi HS nêu kết quả.
- GVKL:
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc kết luận cuối bài
- GV đọc bài thơ (STK) cho HS nghe.
- Dặn dò
Cá nhân, nhóm
- 2 – 3 HS lên bảng chỉ.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
-  ngày 12/9/1930
- SGK (phần chú thích)
- HS tìm hiểu và trả lời:
+ Do đời sống nhân dân qúa khổ cực.
+ ĐCSVN ra đời đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp.
- HS thảo luận nhóm bàn, kể về cuộc biểu tình.
- 2 – 3 HS kể lại.
- Tình thần đấu tranh của họ rất quyết liệt. Dù bọn giặc đàn áp dã man, những không lung lạc được ý chí chiến đấu của nhân dân. Làn sóng đấu tranh ngày càng mạnh.
* Ghi bài: Ngày 12/9/1930, nông dân Hưng Nguyên biểu tình. Tháng 9, 10 phong trào phát triển mạnh Chính quyền của nhân dân được thành lập.
- HS đọc thầm SGK và trả lời:
+ Nhân dân dành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. Ở các thôn xã không hề xảy ra trộm cắp; những phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ; nông dân được chia ruộng đất, xóa bỏ các thứ thuế vô lý.
- Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người làm chủ thôn xóm.
* Ghi bài: Nhân dân Nghệ Tĩnh đã dành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.
Nhóm lớn
- HS thảo luận, trả lời: 
- PT Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần dũng cảm và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta. PT đã cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân.
- 2 HS đọc.
Điều chỉnh bổ sung:.........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
GDKNS: BÀI 2: TIẾT KIỆM TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU:
- Tổ chức và hướng dẫn hs tham gia các hoạt động với tốc độ phù hợp.
- Tạo hứng thú, dẫn dắt hs chú ý và cùng trải nghiệm, tưởng tượng về “ khu vườn bình an”.
- Gợi mở hs mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ của mình về tiết kiệm.
- Gợi ý v29à động viên các em suy ngẫm về tiết kiệm trong cuộc sống.
- Khuyến khích hs thể hiện và rèn luyện kỹ năng: lắng nghe, thuyết trình, chia sẻ, hợp tác, ra quyết định và tự nhận thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Tranh, giấy A4, máy nghe nhạc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1. Trải nghiệm khu vườn Bình An
B1. Mở nhạc không lời nhẹ nhàng, giới thiệu về hoạt động khu vườn Bình An.
B2. Đọc lời dẫn thong thả, nhẹ nhàng trên nền nhạc.
B3. Yc HS chuẩn bị đồ dùng
HĐ 2. Vòng tròn chia sẻ. 
HĐ 3. Cùng suy ngẫm về tiết kiệm trong cs.
Hs lắng nghe, tưởng tượng và suy nghĩ
Hs hồi tưởng và chia sẻ
Hs xung phong phát biểu
B1. Hs suy nghĩ: giản dị là em biết tiết kiệm trong cs.
B2. Hs chia sẻ suy nghĩ của mình.
B3. Hs nhận xét, bình chọn bạn có câu trả lời hay nhất.
 Thứ năm, ngày 25 tháng 10 năm 2018
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Đọc viết so sánh các số thập phân.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS làm BT4: Tìm chữ số x, biết: 
 a) 9,6x 25,84
 - Nhận xét, chữa bài
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Phương pháp: động não, luyện tập.
Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc các số thập phân trong SGK và nêu giá trị theo hàng của các số thập phân đó.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HSKG đọc số theo cách khác
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu
- GV gọi HS lên bảng viết số, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài, chữa bài.
- Gọi HS đọc các số vừa viết
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài, chữa bài.
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS nhớ lại cách làm và tự làm bài 
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu cách làm.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học dặn HS về nhà làm bài tập còn lại. 
Cá nhân
* 1 em đọc: Đọc số thập phân
+ Nhiều học sinh đọc trước lớp, nêu giá trị theo hàng của các chữ số trong từng hàng thập phân.
- 7,5: Bảy phẩy năm. Giá trị cuả chữ số 5 là 5 phần mười.
- 28,416: Hai mươi tám phẩy bốn trăm mười sáu
- 201,05: Hai trăm linh một phẩy không năm .
- 0,187: không phẩy một trăm tám mươi bảy .
* HS nêu yêu cầu: Viết số thập phân:
- Lớp viết vào vở bài tập, 1 HS lên bảng viết:
a) 5,7. b) 32, 85.
c)0,01. d) 0, 304.
- 2 – 3 HS đọc.
* HS nêu yêu cầu, tự làm bài:
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm
- 1HS làm bài trên bảng:
41,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 42, 538.
* HS đọc đề bài, trao đổi nhóm bàn.
 - 1 HS làm bảng nhóm, lớp làm bài vào vở
b/ 
Điều chỉnh bổ sung:.........................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS.
* GDBVMT: Liên hệ về mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh, con người với con người.
* KNS: HS có kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh ; kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, động não, luyện tập.
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 Máy chiếu.Sưu tầm những thông tin, tranh ảnh về phòng tránh HIV.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Bài cũ: ? Bệnh viên gan A lây truyền qua đường nào?
 ? Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viên gan A?
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Tìm hiểu về bệnh HIV/AIDS:
Phương pháp: đàm thoại, động não
? Các em biết gì về căn bệnh HIV/AIDS?
- Gọi một số em báo cáo kết quả.
GV: Từ  trường  hợp  nhiễm HIV  đầu  tiên  được  phát  hiện  năm  1990 tính đến ngày 03/8/2017,toàn quốc hiện có 209 754 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617) và tính từ đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay có90 882 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử vong.
HĐ2: Tổ chức trò chơi "Ai nhanh - ai đúng".
- Gọi 1 em HS sinh đọc 5 câu hỏi SGK.
- Cho HS hoạt động theo nhóm 4: Tìm câu trả lời tương ứng của từng câu hỏi ghi vào giấy. Nhóm nào xong trước lên dán ở bảng. 
- GV tổng hợp kết quả, tìm nhóm thắng cuộc.
- Gọi 1 số HS báo cáo kết quả bằng lời.
GV hỏi thêm:
? HIV/ AIDS là gì?	
? Vì sao lại coi đây là căn bệnh thế kỷ?
GV: HIV làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nguy hiểm, các bệnh khác. Khi bị nhiễm HIV, lượng bạch cầu trong máu bị tiêu diệt dần làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu. Người bị nhiễm HIV từ 5 - 10 năm đầu vẫn khoẻ mạnh bình thường. Khi chuyển sang giai đoạn cuối thì sẽ không sống quá 2 năm. Họ thường chết vì viên phổi, ỉa chảy, lao ...
HĐ3: Cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK và đọc các thông tin.
? Nêu các biện pháp để phòng tránh HIV/AIDS?
GV: Để không bị nhiễm HIV/AIDS, chúng ta cần phải tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh. Vì trên thực tế có nhiều trường hợp do sơ suất đã nhiễm HIV/AIDS.
HĐ4: Thi tuyên truyền viên về HIV/AIDS
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm tổ, cùng tuyên truyền về căn bệnh HIV/AIDS.
- GV nhận xét, khen ngợi các tổ.
3, Củng cố dặn dò:
- Dặn dò: Về nhà các em phải thực hiện tốt nội dung phòng bệnh.
- HS nêu theo hiểu biết của mình:
HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ...
- HS lắng nghe.
Nhóm bàn
- 1 HS đọc
- HS thảo luận: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với các câu hỏi, nhóm nào làm xong thì dán sản phẩm của mình lên bảng 
- HS đọc: 1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - e; 5 - a.
- Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút HIV gây nên.
- Vì nó rất nguy hiểm, khả năng lây lan nhanh, hiện chưa có thuốc đặc trị.
- HS quan sát tranh và đọc thông tin.
- HS thảo luận nhóm bàn, trả lời:
+ Thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thủy

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2018_2019_vu_thi_tran.doc
Giáo án liên quan