Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Ái Vân

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu được nghĩa của từ thiên nhiên (bài 1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ (bài 2), tục ngữ; tìm được những từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của bài 3, bài 4

2. Kỹ năng: Tích cực hóa vốn từ.

3. Thái độ: Bồi dưỡng thói quen dùng từ nhiều nghĩa, ý thức nói và viết thành câu.

II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập

III/ Các hoạt động dạy học:

 

docx21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2017-2018 - Trần Thị Ái Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Hoạt động 1:
-  GV treo tranh hình 1, phát phiếu câu hỏi:
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
+ Nêu một số dấu hiệu bệnh viêm gan A?.
-  GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 33 sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A và trả lời các câu hỏi sau: .
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A.?
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ?
- Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- Hằng ngày, em đã thực hiện vệ sinh cá nhân như thế nào?
* GV nhấn mạnh : Chúng ta phải biết giữ gìn môi trường, vì chúng ta cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học.
 - Quản trò điều hành cả lớp lên chơi trò chơi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- HS trao đổi theo nhóm 4 rồi trình bày
+ Do vi-rút gây ra.
+ Lây qua đường tiêu hóa
- HS quan sát tranh
- Trao đổi theo cặp về nội dung từng tranh và giải thích việc làm của người trong tranh
- Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi; rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- Người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min; không ăn mỡ...
- HS trình bày trong nhóm
KĨ THUẬT
NẤU CƠM
(Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết cách nấu cơm và biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
2. Kỹ năng:  Rèn kĩ năng quan sát cho HS và thực hành nấu cơm ở nhà
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gạo tẻ, nồi nấu cơm thường và nấu cơm điện.
- Bếp dầu và bếp gia du lịch, dụng cụ đong gạo (lon sữa bò, bát ăn cơm, ống nhựa,...).
- Rá, chậu để vo gạo, đũa dùng để nấu cơm, xô chứa nước sạch.
- Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra kiến thức: Nhắc lại cách nấu cơm
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
-Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun
-  Ngoài cách tổ chức giờ học như trên, GV có thể sử dụng phiếu học tập để tổ chức cho HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng nồi cơm điện . Sau đó, tóm tắt cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và lưu ý HS cách xác định lượng nước để cho vào nồi nấu cơm; cách san đều mặt gạo trong nồi; cách lau khô đáy nồi trước khi nấu.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mục 2 (sách giáo khoa) và hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện.
* Hoạt động 2: 
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài để thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm kết hợp sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Dặn dò
- Quản trò điều hành cả lớp.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc nội dung mục 2, quan sát hình 4
- HS trao đổi theo nhóm 4
+ Giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo.
+ Khác nhau về dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm).
- HS lần lượt nêu các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện
- HS liên hệ việc thực hiện nấu cơm ở gia đình
Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:  Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên   nhiên. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
2. Kỹ năng:
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đôie với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lờ kể của bạn
3. Thái độ: Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện nói về con người với thiên nhiên.
- Bảng lớp viết đề bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra kiến thức: (5 phút)
- Yêu cầu HS kể chuyện Cây cỏ nước Nam.
- Nhận xét
2. Bài mới: (28 phút)
a. Giới thiệu bài:GV yêu cầu của tiết học.
b . Hướng dẫn HS kể:
*) Tìm hiểu đề bài:
  - GV gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài: dược nghe, được đọc, giữa con người với thiên nhiên
  - GV lưu ý HS nên kể chuyện ngoài sách giáo khoa.
  - Yêu cầu HS nêu chuyện sẽ kể cho bạn nghe
* ) Kể trong nhóm:
- GV theo dõi, yêu cầu HS chú ý lắng nghe bạn kể và nhận xét.
* ) Kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
- Nhận xét tiết học
 HS lần lượt lên kể chuyện
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc đề bài.
- 2HS đọc gợi ý 1,2,3 trong sách giáo khoa
- HS giới thiệu chuyện sẽ kể.
- HS kể chuyện theo nhóm 4
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét từng bạn kể chuyện trong nhóm.
- HS trao đổi trong nhóm:
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- 5 đến 7 HS thi kể chuyện
- Lớp theo dõi, nhận xét
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
TẬP ĐỌC:
TRƯỚC CỔNG TRỜI
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động  của  đồng  bào các dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi ở sách giáo khoa ; thuộc lòng những câu thơ em thích).
2. Kỹ năng:  Biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
3. Thái độ: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh , bảng phụ
III/ Các hoạt đông dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : Trò chơi Thi đọc diễn cảm Bài Kì diệu rừng xanh
- Đọc đoạn 1 và trả lời cầu hỏi: Em thích nhất cảnh vật nào trong rừng khộp?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Treo tranh và giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Bài này chia làm mấy  đoạn? .
- GV nêu yêu cầu đọc: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm xúc động
- Sửa cách đọc,cách phát âm và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và tìm câu khó đọc
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời" ?
- Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
- Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? Vì sao ?
- Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên ? Bức tranh trong bài thơ nếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào ?
* Hướng dẫn HS nêu nội dung bài
c. Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2
- Hướng dẫn học thuộc câu thơ em yêu thích
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV nhấn mạnh: Chúng ta phải biết yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên, phải luôn giữ cho môi trường tự nhiên luôn xanh tươi, giàu đep.
- Dặn dò, nhận xét tiết học
 - Quản trò điều hành cả lớp lên chơi trò chơi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- 1HS đọc cả bài.
+ Đoạn 1: Giữa hai bên  mặt đất
+ Đoạn 2: Nhìn ra  hơi khói
+ Đoạn 3: Những vạt nương  sương giá
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu câu khó đọc và luyện đọc câu
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn, 1 HS đọc chú giải
- Luyện đọc theo cặp. 1 nhóm đọc trước lớp
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm bài và các câu hỏi rồi trao đổi, trả lời.  
- HS nêu nội dung bài
- 3 HS đọc nối tiếp bài thơ
- Luyện đọc diễn cảm
- Học thuộc lòng
- Đọc diễn cảm và thuộc lòng.
TOÁN:
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết  so sánh hai số thập phân.
                      - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và nhược lại
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân.
3. Thái độ: Rèn luyện đức tính chăm học; phát triển năng lực khái quát hóa, cụ thể hóa.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập
III/ Các hoạt đông dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Khởi động : Trò chơi Tìm đường về nhà
Ví dụ 4,12m nhà của nó là 412 cm
2. Bài mới: 
a. Ví dụ 1:
* So sánh 8,1m và 7,9m.
- 8,1m = 81cm
- 7,9m = 79cm
b. Ví dụ 2:
* So sánh 35,7m và 35,698m.
- Yêu cầu HS nhận xét về phần nguyên của hai số thập phân.
- Phần thập phân của 35,7m là:  = 7dm = 700mm.
- Phần thập phân của 35,698m là: m =
698mm.
c)  Luyện tập:
 Bài 1: GV treo bảng phụ
Bài 2: GV phát phiếu học tập cho HS
* Bài tập bổ sung :
+ Bài 3: GV treo bảng phụ
 3. Củng cố, dặn dò : (2 phút)
 - Yêu cầu HS đoc lại bài học.
  - Nhận xét giờ học
- Quản trò điều hành cả lớp lên chơi trò chơi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- 81cm > 79cm.
- Phần nguyên khác nhau và 8 > 7
- Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Phần nguyên của hai số thập phân bằng nhau và bằng 35.
- 700mm > 698mm. Vậy: 35,7m = 35,698m.
- Hàng phần mười của hai số thập phân khác nhau: 7 > 6.
- Trong hai số thập phân có phần nguyên giống nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS thi đua làm nhanh
- 2 em lên bảng làm và giải thích cách so sánh
a. 48,97 < 51,02
b. 96,4 > 96,38
c. 0,7 > 0,65
- HS thi làm nhanh trên phiếu
  + 6,375 ; 6,735 ; 7,19 ; 8,72 ; 9,01.
.- HS thi trả lời nhanh và giải thích
+ 0,4 ; 0,321 ; 0,32 ; 0,197 ; 0,187.
ĐỊA LÝ:
DÂN SỐ NƯỚC TA
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của việt Nam.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo với nhu cầu học hành, chăm sóc y tế với người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng số liệu về dân số của nước đông Nam Á năm 2004. Biểu đồ tăng dân số Việt Nam. Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh (nếu có)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.  Khởi động : Trò chơi Phóng viên
Nêu một số đặc điểm chính về địa hình, khí hậu của nước ta?
2. Bài mới: 
a. Dân số:
- Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
- Nước ta có số dân đứng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam Á?
b. Gia tăng dân số:
- GV treo biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm
- Cho biết số dân từng năm của nước ta. Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số của nước ta?
- Theo em, dân số tăng dẫn tới những hậu quả gì?
* GV: Việc gia tăng dân số ảnh hưởng lớn đến việc khai thác môi trường, do đó cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình
 3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học.
-  Dặn dò
- Quản trò điều hành cả lớp lên chơi trò chơi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
 - HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004
- Trao đổi theo cặp
- HS quan sát
- HS trao đổi theo nhóm 4:
- Số dân tăng qua các năm
 + Năm 1979: 52,7 triệu người.
 + năm 1979 : 64,4 triệu người
 + Năm 1999 : 76,3 triệu người
+Dân số 2017 : 95.797.295 người 
- Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người.
- HS liên hệ với số dân địa phương mình đang sống
- HS trao đổi theo cặp: Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc, học hành lớn hơn nhà ít con. Nếu thu nhập của bố mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi,...
- HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh
-.
Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: so sánh hai số thập phân. Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh hai số thập phân.
3. Thái độ: Rèn luyện đức tính chăm học; phát triển năng lực khái quát hóa, cụ thể hóa.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : Trò chơi Kết bạn
- Yêu cầu HS so sánh các số thập phân:
2. Bài mới: 
Bài 1: GV treo bài tập chuẩn bị sẵn trên bảng, Yêu cầu HS  nêu yêu cầu của bài và thực hiện.
Bài 2: GV treo bảng phụ và  nêu yêu cầu của bài tập
Bài 3: GV ghi bài tập trên bảng, yêu cầu HS  nêu yêu cầu của bài và thực hiện.
Bài 4: GV ghi bài tập trên bảng, yêu cầu HS  nêu yêu cầu của bài và thực hiện.
 Hướng dẫn HS:
            a. 0,9 < 1,0 < 1,2
Vậy số tự nhiên x cần tìm là: x = 1.
* Bài tập bổ sung:
+ Bài 4b:
        64,97 < 65,00 < 65,14
Vậy số tự nhiên x cần tìm là: x = 65.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét giờ học
 - Quản trò điều hành cả lớp lên chơi trò chơi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- HS làm trên bảng nhóm theo nhóm 4
- Các nhóm thi đua làm nhanh
84,2 > 84,19 ; 47,5 = 47,500 ; 6,843 89,6.
- HS làm bài trên phiếu
+ 4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thi trả lời nhanh.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thi trả lời nhanh
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết: lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần:  mở bài, thân bài, kết bài
2. Kỹ năng: Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên
II/ Đồ dùng dạy học: Một số tranh, ảnh về  cảnh đẹp các miền đất nước; bảng phụ, bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra kiến thức: (3 phút) Yêu cầu HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước
2. Bài mới: (30 phút)
a.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
  + Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn đủ 3 phần mở bài- thân bài- kết bài.
  + Nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh, có thể tham khảo bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa; nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian, tham khảo bài Hoàng hôn trên sông Hương
Bài tập 2:
  + Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.
  + Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó.
 + Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động.
 + Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc người viết.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm đoạn viết của một số HS, đánh giá cao những đoạn tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng.
b. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS có tiến bộ, những HS lập dàn ý tốt, viết được những đoạn văn hay.
- HS đọc bài
- 2 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương.
- Một số HS tiếp nối nhau trình bày.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến, mỗi HS tự chữa bài của mình.
LỊCH SỬ:
XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930 ở Nghệ An.
                       - Ngày 12/ 9/ 1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ
đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách  mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp,chúng cho binh lính ném bom đoàn biểu tình.Phong trào tiếp tục lan rộng ở Nghệ -Tĩnh.
                       - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.
2. Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ:  Hình thành cho HS nhân cách yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy học:  Hình trong sách; lược đồ 2 tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam; phiếu học tập; tư liệu lịch sử liên quan tới thời kì 1930-1931 ở Nghệ-Tĩnh.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : Trò chơi Thông thái
-Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1:
- GV có thể giới thiệu bài, kết hợp với sử dụng bản đồ:
   Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước (1930-1931). Nghệ-Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) là nơi phong trào phát triển mạnh nhất, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
 * Hoạt động 2:  
  - Trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930, ngày 12-9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ-Tĩnh.
 - GV nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930.
* Hoạt động 3: 
- Những năm 1930-1931, trong các thôn xã ở Nghệ -Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới ?
* Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa 1931, phong trào lắng xuống.
* Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh có ý nghĩa gì?
    .
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học
- Quản trò điều hành cả lớp lên chơi trò chơi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc sách sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập.
- HS kể lại cuộc biểu tình 12/ 9/ 1930 ở Nghệ An.
- HS trao đổi theo nhóm 4
- Các nhóm trình bày cuộc biểu tình ngày 12-9-1930
+ Không hề xảy ra trộm cướp...
+ Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đả phá nạn rượu chè, cờ bạc,...
+ Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
ĐẠO ĐỨC:
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
(Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
2. Kỹ năng:  Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
3. Thái độ: Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên..
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về gia đình, dòng họ
-  Bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài: (2 phút)
   GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 1:  (10 phút)
 - Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương (bài tập 4).
- Yêu cầu HS thảo luận cả lớp theo các gợi ý sau:
  + Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên ?
  + Việc nhân dân ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện diều gì ?
* Hoạt động 2: (10 phút) Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- GV mời một số HS lên giới thiệu - GVchúc mừng các HS đó và hỏi thêm:
- Em có tự hào về các truyền thống đó không ?
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó ?
* Hoạt động 3: (8 phút) HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyên, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- GV khen các em  đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
* Hoạt động nối tiếp:  (2 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Đại diện các nhóm HS lên giới thiệu các tranh, ảnh thông tin mà các em thu thập được về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- HS thảo luận theo nhóm 4, đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi và bổ sung.
- HS tự giới thiệu về gia đình, dòng họ
- Một số HS hoặc nhóm HS trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017
ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN 
ĐỌC CÁ NHÂN
--------------------*******------------------
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết : Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số thập phân. Tính bằng cách thuận tiện nhất.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, sắp xếp thứ tự các viết, thập phân.
3. Thái độ: Rèn luyện đức tính chăm học; phát triển năng lực khái quát hóa, cụ thể hóa
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : Trò chơi Thi giải toán
So sánh các số thập phân:
- 101,92 và 101,9;  55,87 và 55,78.; 14,1982 và 105,36.
- Chữa bài, nhận xét
2. Bài mới: (30 phút)
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
Bài 1: GV treo bảng phụ
Bài 2:
- GV phát phiếu
- Chữa bài lên bảng       
Bài 3:
* Bài tập bổ sung:
+ Bài 4:
   GV ghi bài tập trên bảng, yêu cầu HS  nêu yêu cầu của bài và thực hiện.
   Hướng dẫn HS
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Cách so sánh hai số thập phân
- Nhận xét tiết học
- Quản trò điều hành cả lớp lên chơi trò chơi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS lần lượt đọc số
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- HS làm bài trên phiếu
a. 57 ; 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2017_2018_tran_thi_ai.docx
Giáo án liên quan