Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU: ( 2 phút)
Em nêu được:
- Đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử quan trọng, mở ra thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.
- Hiểu: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam. Trong đó, nhân dân một số địa phương ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn, xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng giải thích một sự kiện lịch sử.
II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút)
ng nghe, nhận xét. 4. Đọc, trả lời và viết ( 10 Phút) - Đọc nội dung - Trả lời câu hỏi: + Để phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt cần giữ vệ sinh nhà ở và giữ vệ sinh môi trường xung quanh , diệt muỗi, diệt bọ gậy, không để ao tù, nước đọng, ngurmanf và chống muỗi đốt + Cần đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ( 5 phút) - Nói với người thân nghe khi mua thuốc phải đọc kỹ hạn sử dụng, tác dụng, hướng dẫn sử dụng . Tiết 2. LỊCH SỬ Bài 3: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH ( 1930 - 1931) ( tiết 1) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) Em nêu được: - Đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử quan trọng, mở ra thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn. - Hiểu: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam. Trong đó, nhân dân một số địa phương ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn, xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ. - Bước đầu rèn luyện kĩ năng giải thích một sự kiện lịch sử. II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) - Ban văn nghệ cho các bạn hát một bài hát. III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Tìm hiểu bối cảnh dẫn tới Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. (7 phút) - HS thực hiện lần lượt các yêu cầu trang 27, 28 Trả lời: - Vì các tổ chức cộng sản đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống Pháp, tổ chức các cuộc bãi công biểu tình; nhưng lại hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau. - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc 2. Tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng ( 8 phút) - HS thực hiện theo hướng dẫn trang 28, 29 Trả lời: - Ngày 3-2-1930, Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở trong một ngôi nhà cũ bé nhỏ của một cơ sở ở Cửu Long thành, thuộc khu vực nhà ổ chuột...nằm trên phần đất liền của lãnh thổ Hồng Công. - Tất cả các đại biểu nhất trí thành lập Đảng và đưa Hội nghị đến thành công. 3. Tìm hiểu về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. ( 7 phút) - HS thực hiện lần lượt các yêu cầu trang 27, 28 Trả lời: - Ngày 12 - 9 - 1930, tại Nghệ An đã diễn ra sự kiện hàng vạn nông dân Hưng Nguyên, Nam Đàn ( Nghệ An) kéo về Thị xã Vinh, tay cầm cờ đỏ búa liềm, hô vang các khẩu hiệu đả đảo thực dân phong kiến. - Nông dân đánh phá các huyện lị, trụ sở chính quyền. Ở một số thôn xã, bộ máy chính quyền thực dân sợ hãi bỏ chạy hoặc đầu hàng. 4. Tìm hiểu những biến đổi ở nhiều vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930-1931. ( 8 phút) Trả lời: Nhiều vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh không sảy ra chộm cắp. Những phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc...cũng bị đả phá. Đời sống nông dân các thôn, xã tưng bừng phấn khởi. 5. Đọc và ghi vào vở ( 5 phút) - HS đọc nội dung trang 33 - Ghi vào vở những điều em học được từ đoạn văn IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 2 phút) Học sinh thực hiện yêu cầu 1và yêu cầu 2 trang 35. Tiết 3. RÈN CHỮ Bài 7: Dòng kinh quê hương I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) - Nghe - viết đúng bài “ Dòng kinh quê hương ” trang 116 - Viết và trình bày đúng hình thức của đoạn văn. II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) - Ban văn nghệ cho lớp hát bài “Quê hương tươi đẹp”. III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nghe cô đọc bài “Dòng kinh quê hương ” trang 116. ( 3 phút) - HS nghe cô đọc và theo dõi TLHDH 2. Cùng thảo luận: ( 10 phút) - Tìm các khó viết trong bài. (xuồng, giọng..) - Viết hoa các các chữ đầu dòng và sau dấu chấm. IV. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 3. Nghe - viết ( 15 phút) - HS nghe GV đọc và viết bài vào vở 4. Đổi vở soát lỗi ( 5 phút) - Từng cặp đổi vở soát lỗi và dùng bút chì gạch dưới các từ bạn viết sai - Báo cáo kết quả với cô giáo V. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 2 phút) Em viết lại vào vở các từ em viết sai cho đúng chính tả. Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018 SÁNG Tiết 1 TIẾNG VIỆT Bài 7A: CON NGƯỜI LÀ BẠN CỦA THIÊN NHIÊN ( tiết 3 ) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) Nghe - viết đoạn văn Dòng kinh quê hương, viết đúng từ có tiếng chứa ia/iê. II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) Ban văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát bài quê hương tươi đẹp. III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 4. Nghe - viết đoạn văn Dòng kinh quê hương (20 phút) - HS nghe và viết vào vở - Đổi bài với bạn để sửa lỗi 5. Tìm một vần điền được vào cả 3 chỗ trống trong các câu thơ ( 5 phút) Đáp án: - Điền vần “ iêu” được các tiếng: nhiều, diều, chiều 6. Tìm tiếng có chứa ia, iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ. ( 8 phút) Đáp án: a, Đông như kiến b, Gan như cóc tía c, Ngọt như mía lùi d, Chia ngọt sẻ bùi e, Mặt lạnh như tiền g, Bốn biển một nhà IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 2 phút) Em thực hiện yêu cầu trang 72 Tiết 2 TIẾNG VIỆT Bài 7B: ÂM THANH CUỘC SỐNG ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) Đọc hiểu bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) Ban văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát một bài. III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Quan sát bức ảnh về đập thủy điện Hòa Bình ( 3 phút) - Quan sát ảnh trang 72 2. Nghe cô đọc bài thơ ( 3 phút) Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. 3. Quan sát tranh và đọc lời giải nghĩa ( 3 phút) 4. Cùng luyện đọc. ( 7 phút) - Đọc trong nhóm theo yêu cầu trang 74 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi. ( 8 phút) Trả lời: Câu 1: Những chi tiết gợi lên cảnh đêm trăng tĩnh mịch ( Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ...) Câu 2: Những chi tiết gợi lên cảnh đêm trăng sinh động ( Có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng, có sự vật được miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: công trường say ngủ, tháp khoan ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ban sóng vai nhau nằm nghỉ.) Câu 3: Câu thơ Chỉ có tiếng đàn ngân nga/ Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân lên, lan tỏa...vào dòng sông lúc này như một “ dòng trăng” lấp loáng... 6. Tìm những câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong việc tả cảnh ( 5 phút) Đáp án: Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khon nhô lên trời ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ/ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên/ Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.) Tác dụng của biện pháp nhân hóa: Gắn cho sự vật có những đặc điểm như con người làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động, giàu hình ảnh, thu hút người đọc. 7. Học thuộc lòng bài thơ ( 5 phút) IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 1 phút) Em đọc lại bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà cho người thân nghe. Tiết 3 TOÁN Bài 20. KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) (tiết 2) I. MỤC TIÊU (2 phút) - Em nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân với các chữ số ở hang phần trăm, hàng phần nghìn II. KHỞI ĐỘNG. ( 3 phút) Ban văn nghệ cho cả lớp chơi trò chơi “Đi tìm ca sĩ”. III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Đọc mỗi số thập phân sau. (7 phút) - Lần lượt từng học sinh đọc số thập phân trong tài liệu tang 53 2. Chuyển các phân số thập phân sau thành số thạp phân. (7 phút) 3. Viết các số thập phân sau thành phân số thập phân (8 phút) 4. Đọc các phân số thập phân và số thập phân trên vạch tia số. (7 phút) - Học sinh đọc phân số thập phân và số thập phân B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (3 phút) - Làm bài tập phần ứng dụng Tiết 4 TIẾNG ANH (Giáo viên Lưu Phương dạy) CHIỀU Tiết 1 KỸ THUẬT Bài 4: NẤU CƠM I. MỤC TIÊU (2 phút) - Biết cách nấu cơm. - Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. II. KHỞI ĐỘNG (3 phút) - Lớp khởi động hát một bài hát. III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nghe giới thiệu bài (2 phút) 2. Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình (7 phút) - GV hướng dẫn đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi. + Nêu các cách nấu cơm ở gia đình em? + Nêu cách nấu cơm mà em biết? - GV tóm tắt lại các cách nấu cơm. IV. Hoạt động thực hành: 1. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun. (15phút) - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu các dụng cụ, vật liệu chuẩn bị cho nấu cơm? + Nêu cách làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm trước khi nấu? - GV nhận xét, nêu tóm tắt về việc chuẩn bị nấu cơm. - GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và tìm hiểu cách thực hiện nấu cơm + Nêu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp ở gia đình em? + Nêu cách nấu cơm theo nội dung SGK? - GV nhận xét, nêu tóm tắt về cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK 2. Nhận xét, đánh giá (7 phút) - GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài để kiểm tra kiến thức của HS - HS tự nhận xét theo nhóm - GV nhận xét, đánh giá - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau. V. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (4 phút) - Tìm hiểu việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình mình. Tiết 2 TIẾNG ANH (Giáo viên Lưu Phương dạy) Tiết 3 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Chủ đề 2: CHÂN DUNG CẢM XÚC CỦA TÔI ( tiết 3) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) - Em biết được mình ở trạng thái cảm xúc nào và biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực. - Em biết được nguyên nhân khiến mình có cảm xúc buồn, tức giận, vui vẻ,...và cách khắc phục những cảm xúc tiêu cực hoặc duy trì các cảm xúc tích cực. II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi “ truyền thư”. III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 4. Tìm hiểu cảm xúc vui vẻ ( 18 phút) - Thực hiện lần lượt yêu cầu trang 18 * Những tình huống làm em vui vẻ: Em được cô giáo khen, được cùng bố mẹ về thăm ông bà, tham gia văn nghệ, tham gia trò chơi yêu thích... * Khi vui vẻ em thấy trong người sảng khoái, bớt mệt mỏi, học tập hiệu quả cao hơn... * Để mình và người khác luôn vui vẻ: Em ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo, nghe lời ông bà, cha mẹ, chăm chỉ học tập và làm việc vừa sức với mình... 5. Em học được gì? ( 10 phút) - HS đọc nội dung trong sách trang 19 và đánh dấu X vào cột phù hợp với ý kiến của em. - Trao đổi với các bạn và báo cáo cô giáo V. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 2 phút) Em nói cho người thân biết những cảm xúc nên duy trì mà em học được. Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018 SÁNG Tiết 1 MỸ THUẬT (Giáo viên Hà dạy) Tiết 2 TIẾNG VIỆT Bài 7B: ÂM THANH CUỘC SỐNG ( tiết 2) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) - Luyện tập tả cảnh sông nước. II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) Trò chơi “ Chiếc hộp bí mật”. III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. ( 15 phút) Trả lời: a, Mở bài: Đoạn 1 Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 Kết bài: Đoạn cuối b, Phần thân bài có 3 đoạn Đoạn 2: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng ngàn hòn đảo Đoạn 3: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long Đoạn 4: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa c, Mỗi câu in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Trong toàn bài những câu văn đó có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau. 2. Chọn câu mở đoạn cho sẵn phù hợp với đoạn văn sau ( 10 phút) Đáp án: B 3. Viết vào vở câu mở đoạn cho đoạn văn trên theo ý của riêng em ( 10 phút) IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 1 phút) Em thực hiện yêu cầu trang 77 TLHDH. Tiết 3 TIẾNG ANH (Giáo viên Lưu Phương dạy) Tiết 4 TOÁN Bài 21. KHÁI NIỆM PHÂN SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU (2 phút) - Đọc viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp) Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân. II. KHỞI ĐỘNG. (3 phút) Ban văn nghệ cho cả lớp chơi trò chơi “A – li – ba- ba” III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Chơi trò chơi đố bạn. (5 phút) - Học sinh thực hiện chơi trò chơi theo hướng dẫn tài liệu 2. Thực hiện các hoạtđộng (8 phút) - Học sinh thực hiện theo tài liệu trang 79 3. Chuyển các hỗn số sau thành phân số thập phân. (7 phút) 3,7 5,63 12,387 IV. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Đọc mỗi số thập phân sau (10phút) Học sinh đọc các số sau. Chuyển các hỗn số sau thành các số thập phân rồi đọc số đó Viết số thập phân sau thành phân số thập phân. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (5 phút) - Làm bài tập phần ứng dụng CHIỀU Tiết 1 GIÁO DỤC LỐI SỐNG Bài 4: TÔN TRỌNG CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) - Biết được tầm quan trọng của việc tôn trọng các thành viên trong gia đình. - Hiểu được các hành động, thái độ thể hiện sự tôn trọng các thành viên trong gia đình. - Có thái độ, hành vi lễ phép, tôn trọng các thành viên trong gia đình. II. KHỞI ĐỘNG: ( 5 phút) - Ban văn nghệ tổ chức một trò chơi. III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 2. Khám phá: ( 11 phút) Việc 1: Thực hiện yêu cầu trang 19 Việc 2: Em đổi sách cho bạn để trao đổi kết quả 3. Trải nghiệm: ( 15 phút) - Em đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi. Trả lời: - Câu 1: Hành động của Thy là hành động thiếu tôn trọng người thân, vì Thy lấy hai hộp xốp của anh đến lớp để làm tuyết rơi khi chưa xin phép anh. - Câu 2: Qua câu chuyện em học được “ không tự tiện sử dụng đồ của người khác khi chưa được phép” IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 2 phút) Em kể lại câu chuyện “ Hai chiếc hộp xốp” cho người thân nghe. Tiết 2 THỂ DỤC (Giáo viên Tùng dạy) Tiết 3 KĨ NĂNG SỐNG Bài 1: ĐI XE ĐẠP QUA NGÃ BA, NGÃ TƯ ( tiết 1) (Thực hiện hoạt động cơ bản trang 4, 5 tài liệu Văn hóa giao thông lớp 5) Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018 SÁNG Tiết 1 TIẾNG VIỆT Bài 7B: ÂM THANH CUỘC SỐNG ( tiết 3) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) - Nghe - kể lại câu chuyện Cây cỏ nước Nam II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) Ban văn nghệ cho cả lớp hát một bài hát III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 4, Nghe cô kể chuyện ( 8 phút) Cây cỏ nước Nam 5. Dựa vào các tranh và lời thuyết trình dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện. ( 10 phút) 6. Kể tóm tắt câu chuyện Cây cỏ nước Nam ( 10 phút) 7. Thi kể chuyện ( 10 phút) a, Thi kể chuyện trước lớp ( kể tóm tắt) - Đại diện các nhóm thi kể b, Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 1 phút) Em thực hiện yêu cầu trang 77 TLHDH. Tiết 2. TIẾNG VIỆT Bài 7C: CẢNH SÔNG NƯỚC ( tiết 1) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) 1. Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Đặt câu để phân biệt được nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) Ban văn nghệ cho cả lớp hát một bài hát III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. ( 10 phút) a, Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A và viết vào vở theo mẫu. M: 1 - c b, Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu ở cột A trên đây. Đáp án: 1/ Hoạt động di chuyển 2. Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ( 10 phút) Đáp án: C 3. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đi hoặc từ đứng ( 15 phút) - HS đặt câu và viết câu vào vở V. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 2 phút) Em thực hiện yêu cầu trang 79 TLHDH. Tiết 3. TOÁN Bài 22. HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC VIẾT SỐ THẬP PHÂN. (Tiết 1) I. MỤC TIÊU (3 phút) - Tên các hang của số thập phân, quan hệ giữa các đơn vị của hai hang liền nhau. - Cách đọc viết số thập phân. - Chuyển phân số thập phân thành hỗn số và số thập phân. II. KHỞI ĐỘNG. (2 phút) Ban văn nghệ cho cả lớp chơi trò chơi “Truyền điện” III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Trò chơi “Đọc viết số thập phân”. (5 phút) - Học sinh thực hiện chơi trò chơi theo hướng dẫn học. 2. Đọc và thực hiện theo nội dung tài liệu hướng dẫn học (10phút) - Học sinh thực hiện theo tài liệu hướng dẫn học trang 83 - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích lại các hàng của số thập phân 3. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau (15 phút) - Học sinh đọc lần lượt các nội dung trong tài liệu sau đó chia sẻ với bạn - Giáo viên quan sát , giúp đỡ và nhận xét 4. Đọc số thập phân: 549,8012 - Học sinh đọc và nêu phần nguyên và phần thập phân và mối quan hệ của hai hang liền nhau. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. (5 phút) - Đọc một vài số thập phân tích cho người than nghe. Tiết 4 TIẾNG ANH (Giáo viên Lưu Phương dạy) CHIỀU Tiết 1. KHOA HỌC Bài 7. PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT (tiết 2) I. MỤC TIÊU (2 phút) - Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt. II. KHỞI ĐỘNG. (3phút) Ban văn nghệ cho cả lớp chơi trò chơi “Muỗi đốt” III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Đóng vai xử lí tình huống (10phút) Đọc tình huống. Chia nhóm phân vai thực hiện đóng vai theo tình huống có sẵn 2. Quan sát và nhận xét (20 phút) - Lần lượt các nhóm lên đóng vai dựng lại tình huống - Các nhóm khác quan sát và nhận xét B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (5 phút) - Nói với người than, bạn bè và người thân sử dụng thuốc đúng cách, an toàn Tiết 2 ĐỊA LÝ Bài 4: ĐẤT VÀ RỪNG (tiết 2) I. MỤC TIÊU ( 3 phút) Sau bài học em: Chỉ trên bản đồ ( lược đồ ) vùng phân bố của đất phe- ra – lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Nêu được một số đặc điểm của những loại đất và rừng nêu ở trê đất phe- ra – lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người. Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất , rừng một cách hợp lí. II, KHỞI ĐỘNG. ( 2 phút) Ban văn nghệ cho cả lớp chơi trò chơi “Trời mưa” III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1, Liên hệ thực tế( 5 phút) Địa phương em có loại Đất phe- ra- rít 2. Tìm hiểu về đất nước ta. ( 10 phút) - Đọc nội dung phần đóng khung. - Trả lời câu hỏi: - Đất phe ra lít: Phân bố ở miền núi. Có màu đỏ hoặc vàng thường nghèo mùn, nhiều sét. Thích hợp trồng cây lâu năm - Đất phù sa: Phân bố ở đồng bằng. Được hình thành do phù sa ở sông và biển hội tụ. Đất phù sa nhìn chung tơi xốp, ít chua, giàu mùn. Thích hợp với nhiều cây lương thực, hoa màu, rau quả. - Chỉ trên lược đồ vùng phân bố của hai loại đất trên. 3, Tìm hiểu các loại rừng ở nước ta. ( 5 phút) Học sinh chỉ trên bản đồ và nêu các loại rừng chính ở nước ta. 4, Quan sát và trả lời câu hỏi ( 7phút) Các loại rừng chính ở Việt Nam Rừng rậm nhiệt đới Rừng ngập mặn Vùng phân bố Đặc điểm Vùng phân bố Đặc điểm Đồi núi -Có nhiều loại cây -Rừng nhiều tầng: tầng cao, tầng thấp -Đất thấp ven biển, có thuỷ triều lên xuống hàng ngày -Có các loài cây: đước, sú, vet -Cây mọc vượt khỏi mặt nước 5, Vai trò của rừng ( 8 phút) Quan sát sơ đồ vai trò của rừng Nêu lợi ích của rừng và ghi vào vở Đọc thông tin Trả lời câu hỏi Trồng rừng, thành lập trạm kiểm lâm: ngăn chặn khai thác.., bắt vận chuyển gỗ lậu, phát hiện kịp thời nạn đốt rừng, cháy rừng do khí hậu nắng, nóng B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ( 3 phút) - Viết một đoạn văn ngắn nói về bảo vệ rừng. Tiết 3 ĐỌC SÁCH LUYỆN ĐỌC: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. MỤC TIÊU (2 phút) - Đọc đúng bài tập đọc Những người bạn tốt - Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. II. KHỞI ĐỘNG ( 3 phút) - Ban văn nghệ cho cả lớp một bài hát “Mái trường mến yêu” III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài Những người bạn tốt – Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt trang 112. ( 3 phút) - Đọc bài Những người bạn tốt cho cả lớp nghe. 2. Giải nghĩa từ (5 phút) - Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa trong tài liệu 3. Cùng luyện đọc. (10 phút) - GV lựa chọn một đoạn cho học sinh luyện đọc 4. Trả lời câu hỏi (15 phút) Câu 1. Vì A-ri-ôn bị bọn cướp đòi giết Câu 2: Anh được đàn cá heo cứu Câu 3. Cá heo biết cứu người khi gặp nguy hiểm IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 2 phút) - Em đọc lại bài “Những người bạn tốt”cho người thân nghe. Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018 SÁNG Tiết 1 TIẾNG VIỆT Bài 7C: CẢNH SÔNG NƯỚC ( tiết 2) I. MỤC TIÊU: ( 2 phút) 2. Viết được đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. II. KHỞI ĐỘNG: ( 3 phút) Trò chơi “ Chiếc hộp bí mật”. III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 4. Luyện tập viết đoạn văn tả cảnh. ( 25 phút) - Thực hiện lần lượt các yêu cầu trang 78, 79 5. Đọc đoạn văn trước lớp ( 13 phút) V. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( 2 phút) Em thực hiện yêu cầu trang 79 TLHDH. Tiết 2 THỂ DỤC (Giáo viên Tùng dạy) Tiết 3. ÂM NHẠC (Giáo viên Cù Hương dạy) Tiết 4 TOÁN Bài 22. HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC VIẾT SỐ THẬP PHÂN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU ( 2 phút) - Đọc và viết được số thập phân. Chuyển được các số thập phân thành hỗn số và phân số thập phân. II. KHỞI ĐỘNG. ( 3 phút) - Ban văn nghệ cho cả lớp chơi trò chơi “Truyền điện” đọc một số thập phân bất kỳ. III. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1, Đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số cở từng hàng. ( 5 phút) - Học sinh đọc và phân tích. 2. Viết số thập phân có (
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2018_2019.doc