Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

 I - Mục tiêu

 1. Hiểu được nghĩa các từ có chứa tiếng hữu, tiếng hợp Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác

 2. Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học

 II. Các hoạt động dạy học:

- kiểm tra bài cũ

 HS nêu định nghĩa về từ đặc điểm: đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đặc điểm ở BT 2, 3 (phần luyện tập, tiết LTVC trước) hoặc từ đặc điểm các em tìm được.

-Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm Bài tập.

Bài tập 1: - HS làm việc theo cặp: đại diện 2 - 3 cặp thi làm bài.

 -HS nhóm khác NX -GV chốt ý đúng và giải nghĩa một số từ

Bài tập 2 : Cách thực hiện tương tự BT1. Lời giải:

Bài tập 3 : -HS hoạt động cá nhân

 - Với những từ ở BT 1, HS đặt 1 trong các câu sau:

 - Nhắc HS: mỗi em ít nhất đặt 2 câu (khuyến khích đặt nhiều hơn), 1 câu với 1 từ ở BT1, 1 câu với 1 từ ở BT 2.

 - HS viết vào VBT, đọc những câu đã viết. GV cùng cả lớp góp ý, sửa chữa.

 

docx22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn
 + Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công
 + Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
 + HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL, các thành ngữ, tục ngữ ở BT 3
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VẤN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
 I - Mục tiêu 
 1. Hiểu được nghĩa các từ có chứa tiếng hữu, tiếng hợp Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác
 2. Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học
 II. Các hoạt động dạy học:
- kiểm tra bài cũ 
 HS nêu định nghĩa về từ đặc điểm: đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đặc điểm ở BT 2, 3 (phần luyện tập, tiết LTVC trước) hoặc từ đặc điểm các em tìm được.
-Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm Bài tập. 
Bài tập 1: - HS làm việc theo cặp: đại diện 2 - 3 cặp thi làm bài.
 -HS nhóm khác NX -GV chốt ý đúng và giải nghĩa một số từ 
Bài tập 2 : Cách thực hiện tương tự BT1. Lời giải:
Bài tập 3 : -HS hoạt động cá nhân
 - Với những từ ở BT 1, HS đặt 1 trong các câu sau:
 - Nhắc HS: mỗi em ít nhất đặt 2 câu (khuyến khích đặt nhiều hơn), 1 câu với 1 từ ở BT1, 1 câu với 1 từ ở BT 2.
 - HS viết vào VBT, đọc những câu đã viết. GV cùng cả lớp góp ý, sửa chữa.
BT 4: -HS hoạt động cá nhâ3 HS trình bày trên bảng -HS khác nx -GV chốt ý đúng. 
 - GV giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ.
 + Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình: thống nhất về một mối.
 + Kề vai sát cánh: sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
 + Chung lưng đấu sức: tương tự kề vai sát cánh
 - Đặt câu: 
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt. Dặn HS ghi nhớ những từ mới học; HTL 3 thành ngữ.
Thứ tư ngày 9 tháng 10 năm 2019
BUỔI SÁNG
Toán:
Tiết 28: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Hs biết tên gọi, ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Ôn cách đổi đơn vị đo diện tích.
Bài 1: Phần a: Rèn kĩ năng đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ.
Phần b: Rèn kĩ năng đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn.
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài lần lượt theo các phần a, b.
Bài 2: HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài rồi chữa bài.
(HD: trước hết phải đổi đơn vị để hai vế có cùng đơn vị, sau đó mới so sánh hai số đo diện tích).
HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
2. Hoạt động 2: Ôn giải toán
Bài 3: Gv hướng dẫn đọc và phân tích đề.
Yêu cầu HS tự làm bài đổi vở cho nhau rồi chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm.
III. Dặn dò: Gv nhận xét tiết học
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I - Mục tiêu 
 - HS tìm được câu chuyện đã chứng kiến, tham gia đúng với yêu cầu của đề bài.
 - Kể tự nhiên, chân thực
 - Chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét lời kể của bạn.
 II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ 
 HS kể câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh (tiết KC tuần 5)
 -Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài. 
 - Một HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong 2 để lựa chọn:
 + Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến, hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
 + Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh
 - HS đọc gợi ý đề 1 và đề 2 trong SGK.
 - Một vài HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
Hoạt động 3. Thực hành kể chuyện 
 a) KC theo cặp. GV tới từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em.
 b) Thi kể chuyện trước lớp
 - Một HS kể mẫu câu chuyện của mình.
 - Các nhóm cử đại diện có trình độ tương đương thi kể .Mỗi HS kể xong sẽ trả lời câu hỏi của thầy (cô) của các bạn hoặc đặt câu hỏi cho các bạn về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. GV viết lên bảng tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện của mỗi em để cả lớp nhớ khi nhận xét.
 - cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi bạn kể xong về các mặt:
 + Nội dung câu chuyện có hay không?
 + Cách kể: giọng điệu, cử chỉ.
 - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện thú vị nhất, bạn KC hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất trong tiết học
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
 - GV nx tiết học; khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
 - Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC Cây cỏ nước Nam bằng cách xem trước tranh hoạ và các yêu cầu của bài KC.
Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI – LE VÀ TÊN PHÁT XÍT.
I - Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng (Si-le, Pa-ri, Hít-le..)
Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vât.
 2. Ca ngượi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách mội bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: - kiểm tra bài cũ 
 HS đọc bài Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai, trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
 -Giới thiệu bài 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc: - Một, hai HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài.
 - HS quan sát Tranh minh hoạ bài trong SGK; GV giới thiệu về Si-le.
. - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (đoạn 1: từ đầu đến “chào ngài”; đoạn 2: “điềm đạm trả lời”; đoạn 3: còn lại); GV kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải.
 - HS đọc theo cặp. 1 - 2 em đọc cả bài.
 	 - GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng kể tự nhiên; thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm thông minh, hóm hỉnh: tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch.
B) Tìm hiểu bài : 
- Hs đọc thầm từng đoạn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi sgk.
- Hs nêu nội dung chính của bài.
- Gv kết luận
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - 3 HS đọc nối tiếp lại 3 đoạn bài văn .	 
 - HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ “Nhận thâý vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan” đến hết. Chú ý đọc đúng lời ông cụ: câu kết - hạ giọng, ngưng một chút trước từ vở và nhấn giọng cụm từ Những tên cướp thể hiện rõ ngụ ý hóm hỉnh, sâu cay.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học 	
BUỔI CHIỀU
Lịch sử: Bài 6
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I - Mục tiêu 
 HS biết:
- Ngày 5/6/1911 Tại bến Nhà Rồng ( TP HCM), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường cứu nước: Không tán thành với con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh Thành phố Hồ Chí Minh)
III. Các hoạt động dạy - học 
1 Kiểm tra: Hs giới thiệu một số nét tiêu biểu về phong trào Đông du
2 Bài mới
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
- GV giới thiệu bài:
+ Gợi ý cho HS nhắc lại những phong trào chống thực dân Pháp đã diễn ra.
+ Vì sao các phong trào đó thất bại ?
+ Vào đầu thế kỷ XX, nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyễn Tất Thành.
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
+ Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được biểu hiện ra sao ?
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhiệm vụ 1 theo các ý sau:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc (một nhà nho yêu nước, đỗ Phó bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức, chuyển sang làm nghề thầy thuốc). Mẹ là Hoàng Thị Loan, một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực.
+ Yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp.
+ Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối.
- HS đọc SGK, đoạn: “Nguyễn Tất Thành khâm phục.không thể thực hiện được”, và trả lời câu hỏi: Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định phải làm gì?
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
- GV tổ chức cho HS thảo luận các nhiệm vụ 2, 3 thông qua các câu hỏi:
+ Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?
+ Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài 
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận.
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp) 
- GV cho HS xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX, GV trình bày sự kiện 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử ?
* Hoạt động 5 (làm việc cả lớp) 
- GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài.
- Nêu các ý sau: + Thông qua bài học, em hiểu Bác Hồ là người như thế nào? (Suy nghĩ và hành động vì đất nước, vì nhân dân)
+ Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ như thế nào? (đất nước không được độc lập, nhân dân ta vẫn chịu cảnh sống nô lệ)
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I - Mục tiêu: 
- Biết cách viết một lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn.
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ 
 - Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
 Bài tập 1 - HS đọc bài Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng, trả lời lần lượt các câu hỏi. GV giới thiệu tranh, ảnh về thảm hoạ do chất độc màu da cam gây ra; hoạt động của Hội Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
 Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của BT 2 và những điểm cần chú ý về thể thức đơn.
 - HS viết đơn, tiếp nối nhau đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét: Đơn viết có đúng thể thức không? Trình bày có sáng không? Lí do, nguyện vọng viết có rõ không?
 - GV nhận xét về kỹ năng viết đơn của HS.
 Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đơn đúng thể thức; yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện lá đơn.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập tả cảnh sông nước.
ÂM NHẠC
Tiết 6: HỌC HÁT BÀI: CON CHIM HAY HÓT
( Nhạc: Phan Huỳnh Điểu - Lời: Theo Đồng Dao )
I. Mục tiêu.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- biết hát kết hợp vận động.
- Bồi dưỡng hs lòng yêu thiên nhiên, loài vật, yêu quê hương, đất nước.
* TCTV: Học sinh đọc lời ca, hát. 
II. Chuẩn bị. Băng đĩa nhạc	
- Thanh phách.
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Ổn định tổ chức: 
- Cho lớp hát một bài . 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.	
3. Bài mới. 
* Hoạt động 1: 
Dạy hát bài: Con chim hay hót.
- Giới thiệu bài: treo tranh minh hoạ lên bảng và nêu nội dung của bài hát.
- Cho hs nghe băng hát mẫu.
- Cho hs đọc lời ca đồng thanh.
- Chia bài hát thành nhiều câu hát ngắn.
- Dạy hs hát từng câu một theo lối móc xích đến hết bài.
- Sau khi đã hướng dẫn hs hát từng câu một Gv bắt nhịp cho hs hát cả bài.
* Hoạt động 2: ( 10 phút )
Hát kết hợp gõ đệm.
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
 Reo vang reo ca vang ca.
 x x x xx
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. 
 Reo vang reo ca vang ca.
 - Cho hs trình bày bài hát theo hình thức: + Tổ.
+ Nhóm. + Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.	
4. Củng cố- dặn dò.( 4 phút )
- Gv bắt nhịp cho hs hát bài: Con chim hay hót kết hợp vận động.
- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ.
Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2019
Toán:
Tiết 29: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục củng cố về:
- Các đơn vị đo diện tích đã học; cách tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Ôn cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật
Bài 1: Hs đọc đề bài toán. Gv hướng dẫn tìm hiểu đề và tóm tắt
Hs nêu cách giải.
Nhắc lại cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật
Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Có thể làm như sau: 
Bài giải
Diện tích căn phòng là:
9 x 6 = 54 (m2)
54 m2 = 540 000(cm2)
Diện tích một viên gạch là:
30 x 30 = 900 (cm)
Số mảnh gỗ dùng để lát sàn căn phòng đó là
540.000 : 900 = 600 (viên)
Đáp số: 600 (viên)
Bài 2: Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề bài rồi làm bài lần lượt theo các phần a, b.
- Lưu ý HS có thể làm như sau:
- Sau khi tính diện tích khu đất (theo đơn vị m2
- Tính số kilôgam lúa thu hoạch được trên khu đất đó, rồi đổi ra tạ.
IV. Dặn dò. Gv nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM
I - Mục tiêu:
 Hs được củng cổ thêm về các từ đồng âm, lấy được ví dụ về từ đồng âm và phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong từng ví dụ cụ thể.
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động1: - kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 - 3 HS làm lại BT 3 - 4 tiết LTVC 
 -Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn ôn tập 
 Bài tập 1: - HS trao đổi theo cặp, tìm các từ đồng âm trong mỗi câu
 - Sau đó trình bày miệng -HS khác NX -GVchốt đúng:
 + Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định; còn đậu trong xôi đậu là đậu để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.
 + Tiếng chín thứ 1 là tinh thông, tiếng chín thứ 2 là số 9
 + Tiếng bác thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng bác thứ 2 là làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ 2 là đổ nước vào để làm cho tan.
 + Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất (như trong sỏi đá) vừa có nghĩa là đưa nhanh và hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương (như trong đá bóng , đấm đá). Nhờ dùng từ đồng âm, câu d này có 2 cách hiểu khác nhau.
 - Con ngựa (thật)/đá con ngựa (bằng) đá/ con ngựa (bằng)đá/không đá con ngựa (thật)
 - Con ngựa (bằng) đá/ đá con ngựa (bằng) đá/ con ngựa (bằng) đá/ không đá con ngựa (thật)
 Bài tập 2 : - HS hoạt động cá nhân đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm (như M: mẹ em rán đậu. Thuyền đậu san sát bên sông), cũng có thể đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm (như Bác bác trứng, tôi tôi vôi)
 -2 HS làm trên bảng - HS khác NX - GV chốt đặt câu đúng .
 - GV khuyến khích HS đặt những câu VD: Chín người ngồi ăn nồi cơm chín; Đừng vội bác ý kiến của bác.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
KĨ THUẬT
Chuẩn bị nấu ăn
I- Mục tiêu
HS cần phải:
 - Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
 - Biết cách thực hiện một số công việc chuân bị nấu ăn.
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II - Đồ dùng dạy học
 - Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.
 - Vở BTTH Kĩ thuật
III- Các hoạt động dạy – học 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
 - Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các côngviệc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
 - Nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm
 - GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1(SGK) để trả lời các câu hỏi về:
	+ Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.
	+ Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất trong bữa ăn.
 - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mục 1(SGK). Ngoài ra GV đặt thêm một số câu hỏi liên hệ thực tế để khai thác hiểu biết của HS về cách lựa chọn thực phẩm.
 - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm(theo nội dung SGK).
 - Hướng dẫn HS cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như rau muống, rau cải, bắp cải, su hào, tôm, cá, thịt,. chuẩn bị được một số loại rau xanh, củ, quả tươi. GV sử dụng để minh hoạ cách chọn thực phẩm.
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm
 - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2(SGK).
 - Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó(như luộc rau muống, nấu canh ra ngót, rang tôm, kho thịt,).
 - Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm(SGK).
 - Đặt các câu hỏi để HS nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường. 
 + ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu ăn?
	+ Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cải, rua mồng tơi) có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả(su hào, đậu đũa, bí ngô,)
	+ ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào?
	+ Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm?
Hs thảo luận nhúm, yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 - GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK.
 - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 2: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
 - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
 - Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng vở bài tập thực hành để đánh giá kết quả học tập của HS.
 - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
 - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nx, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV- nhận xét – dặn dò
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS và khen ngợi những cá nhân, nhóm có kết quả học tập tốt.
Khoa học
Bài 11: Dùng thuốc an toàn
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
	- Xác định khi nào nên dùng thuốc.
	- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
	- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
II- đồ dùng dạy – học
- Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Hình trang 24,25 SGK 
III- Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: làm việc theo cặp
 Hs Làm việc theo cặp
 GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hỏi và trả lời câu hỏi sau:
Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
- GV gọi một số cặp lên bảng để hỏi và trả lời nhau trước lớp.
Hoạt động 2: thực hành làm bài tập trong SGK.
- Hs Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu HS làm bài tập trang 24 SGK.
- Chữa bài: Gv chỉ định một số HS nêu kết qủa làm bài tập cá nhân.
Kết luận: 
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dặc biệt là thuốc kháng sinh.
-Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm t theo (nếu có) biết hạn sử dụng, nơi sản xuất (tránh thuốc giả), tác dụng và cách dùng thuốc.
- Hs sưu tầm được một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc thì GV nêu yêu cầu một vài HS đọc trước lớp.
Hoạt động 3: trò chơi “ai nhanh, ai đúng?”.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn
GV yêu cầu mỗi nhóm đưa thẻ từ đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi:
- Cả lớp sẽ cử ra 2-3 HS làm trọng tài. Các bạn này có nhiệm vụ quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng đáp án.
- Cử 1 HS làm quản trò để đọc từng câu hỏi.
- GV đóng vai trò cố vấn, nhận xét và đánh giá từng câu giải thích của các nhóm.
Bước 2: Tiến hành chơi 
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trong mục Trò chơi trang 25 SGK, các nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ và giơ lên.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ lên nhanh và đúng.
Kết thúc tiết học, GV yêu cầu một vài HS trả lời 4 câu hỏi trong mục Thực hành trang 24 SGK để củng cố lại những kiến thức đã học trong bài. Đồng thời, GV dăn dò HS về nhà nói với bố mẹ những gì đã học trong bài.
Địa lí Bài 6:
Đất và rừng
I Mục tiêu:
Hs:- Biết các loại đất chính ở nước ta: đát phe-ra-lít và đất phù sa.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít:
+ Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
+ Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx
Giáo án liên quan