Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 6

I.MỤC TIÊU:- Giúp HS:

- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc26 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỗ chấm
3-Chữa bài trong vở bài tập
-Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề
-Nhận xét tiết học
-Đọc, viết bảng đơn vị đo diện tích; nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
-2-3 HS thực hiện
-HS làm bài trên bảng, chữa bài
a) 8dam2 = .... m2 
b) 20hm2 = ... dam2
c) 300m2 = ... dam2 
d) 8000dm2 = ... m2
-HS làm bài trên bảng, chữa bài
a) 38m2 25dm2 = ... dm2
b) 15dm2 9cm2 = ... cm2
c) 198cm2 = ... dm2 ... cm2
d) 3107mm2 = ... cm2 ... mm2
Luyện từ và câu: ( Dạy thay kể chuyện)
ÔN TẬP: TỪ ĐỒNG ÂM
I/ MỤC TIÊU: Giúp cho HS
 - Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ)
 - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1 Mục III ) đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố.
II/CACS HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh
A. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập 1 : - Gọi 1 hoc sinh đọc yêu cầu bài tập 
- GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi .
- GV tổ chức nhận xét -GV chốt ý.
Bài tập 2: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- GV cho HS đặt câu có từ đồng âm.
Bài tập 3: Cho 1 HS đọc lại mẫu chuyện vui và yêu cầu HS giải đáp.
Bài tập 4: Tổ chức thi giải câu đố
 (Trò chơi: “ Ai đúng ,ai sai”)
-GV nhận xét ,tuyên dương.
C/ Củng cố - Dặn dò 
-Thế nào là từ đồng âm?
-Giáo viên nhận xét tiết học.
*Học sinh đọc bài tập 1
- HS thảo luận nhóm 2 nêu ý nghĩa của mỗi từ đồng âm:
+ Đồng: đất trồng trọt.
+ Đồng: 1kim loại 
+ Đồng: Đơn vị tiền VN 
+ Đá: chất rắn tạo nên vỏ trái đất.
+ Đá: Đưa chân lên, làm cho quả bóng văng ra xa 
- Ba: cha ; + Ba: Chỉ số lượng .
- Cả lớp nhận xét.
*1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- HS đặt câu có từ đồng âm.( làm vở)
* 1 HS đọc mẫu chuyện vui và giải đáp.
Tiền tiêu : nơi đóng quân xa xôi ở biên giới để bảo vệ tổ quốc.
Tiền tiêu: 2 từ đơn: tiền để tiêu xài.
*HS trả lời và giải thích câu đố.
-Chín: nấu, nướng chín, không phải số 9
-Súng: Hoa súng và Cây súng.
-Cả lớp nhận xét.
Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Đình Chính ( sưu tầm)
Tập đọc: TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT 
I/ MỤC TIÊU:
-Đọc dúng các tên người nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
-Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sỹ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm ảnh nhà văn Đức Si- le.
-Bảng phụ để ghi những câu văn luyện đọc diễn cảm
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra: HS đọc bài, trả lời câu hỏi
-HS1 đọc đoạn 1+2 trả lời câu hỏi 1
-HS2 đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 2
*GV nhận xét, ghi điểm
B-Bài mới: Giới thiệu bài; nêu yêu cầu bài học 
*HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
-Cho HS quan sát tranh, nhận xét.
-Yêu cầu 1HS đọc toàn bài
*Luyện đọc theo đoạn
-GV chia đoạn: 3 đoạn
+Đ1: Từ đầu ... chào ngài
+Đ2: Tiếp theo ... điềm đạm trả lời
+Đ3: Còn lại 
-Cho HS luyện đọc từ khó: Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem Ten, Mét-xi-na, I-ta-li-a, Oác-lê-ăng.
*GV giải thích thêm từ ngữ SGK
*Hướng dẫn HS đọc cả bài theo cặp:
-GV đọc mẫu. 
*HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài 
-Hướng dẫn HS đọc thầm theo đoạn, tìm hiểu nội dung bài với các câu hỏi SGK, theo gợi ý:
Câu 1: ...vì cụ biết tiếng Đức nhưng không dùng...
Câu 2: ...là nhà văn lớn của cả thế giới...
Câu 3: ...ông trân trọng tiếng Đức nhưng khinh bỉ bọn Phát xít Đức...
Câu4: ...bọn Phát xít là những tên cướp...
-GV chốt ý và cho HS rút ra nội dung bài
*HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm 
-GV treo bảng phụ, cho HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm 
-GV sửa sai, nhận xét
C- Củng cố-dặn dò:
+Cho HS đọc lại bài, nêu nội dung chính
+ Nhận xét tiết học; dặn dò học ở nhà	
-2HS thực hiện trên bảng lớp
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS quan sát, trả lời
-1HS đọc, lớp đọc thầm
-HS đọc nối tiếp (3 lượt) 
-2HS đọc từ khó, 1 HS đọc chú giải 
-HS đọc theo cặp, nối tiếp
*Làm việc cả lớp:
-HS đọc thầm, trao đổi về câu hỏi 
-HS trả lời cá nhân
-HS nêu nội dung bài học:
*Cụ già người Pháp dã day cho tên sỹ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.
*Hoạt động nhóm 2 
-HS luyện đọc; 2 dãy thi đọc diễn cảm
Đoạn 2
-1HS đọc bài, nêu nội dung bài
-Bài sau: Những người bạn tốt
Toán: LUYỆN TẬP 
I-MỤC TIÊU: Biết :
- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-1HS lên bảng làm bài tập 4/30
-Cả lớp nhận xét, sửa bài .
B-DẠY BÀI MỚI
1-Giới thiệu bài 
-Nêu y/c, nhiệm vụ tiết học.
2-Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 :Viết số đo có đơn vị là m2
-HS đọc đề và tự làm vào vở tập.
(Luyện thêm cho HS bài 1c)
Bài 2 : Điền dấu >; <; =
-Cho HS làm bài, chữa bài.
Bài 3: 
-HS đọc đề, làm bài trên bảng.
Bài 4 :(Luyện thêm cho HS)
-HS đọc đề, phân tích đề và về nhà làm bài.
3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
-GV tổng kết tiết học.
-Dặn HS về nhà làm BT4/30.
*Làm bài cá nhâ vào vở tập, nêu kết quả
a) 5ha = 50 000 m2 ; 2km2 = 2 000 000 m2
b) 400dm2 = 4m2 ; 1500dm2 = 15m2
 70 000cm2 = 7m2
c) 26m2 17dm2 =26m2
 90m2 5dm2 = 90m2
 35dm2 = m2
*Làm bài trên bảng và vở tập
 2m2 9dm2 > 29dm2 ; 790ha < 79km2
 8dm2 5cm2 < 810cm2 ;
4cm2 5mm2 = 4 cm2
Diện tích căn phòng là :
 6 x 4 = 24 (m2)
Tiền mua gỗ để lát nền phòng :
 280 000 x 24 = 6 720 000 (đồng)
 Đáp số: 6 720 000 đồng
Bài giải
 Chiều rộng của khu đất:
 200 x = 150(m)
 Diện tích của khu đất:
 200 x 150 = 30 000 (m2) 
 30 000 m2 = 3(ha)
 Đáp số : 30 000 m2 ; 3 ha
 Bài sau: Luyện tập chung (tiết 29)
Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN 
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Biêt cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
 *GDKNS: -Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng). Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3 -Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra: 
-Chấm vở 3 HS (chấm bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ ở tiết trước) 
-GV nhận xét chung 
B-Bài mới: 
*Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
*HĐ1: Hướng dẫn viết đơn 
Hướng dẫn xây dựng mẫu đơn (10’)
-Cho HS đọc bài “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng” 
-GV giao việc 
+ Các em phải đọc và hiểu nội dung bài văn để từ đó làm BT2 một cách dễ dàng 
+ Đọc phần chú ý trong SGK 
-GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu đơn và hướng dẫn HS quan sát 
H: Phần quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết vị trí nào trong trang giấy ? Ta cần viết hoa những chữ nào ? 
-GV lưu ý HS 
 + Ngày...thángnăm..viết đơn các em nhớ viết lùi sang bên phải trang giấy phía dưới tiêu ngữ nhớ cách một dòng. Tên lá đơn viết giữa trang giấy, chữ to gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần các chữ trong nội dung của đơn. Người làm đơn ghi ở góc dưới bên phải lá đơn 
+ Phần lí do viết đơn là nội dung quan trọng, các em cần phải viết ngắn, gọn, rõ ràng thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân 
-GV hướng dẫn HS dựa vào bài văn để xây dựng lá đơn 
*HĐ2: Hướng dẫn HS tập viết lá đơn ( 18’) 
-Cho cả lớp đọc thầm lại bài văn. GV phát mẫu đơn cho HS 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét và khen những HS điền đúng đẹp 
-GV nhận xét, tuyên dương
C-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học . 
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh bài ở vở BT 
2 HS đọc bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ ở tiết trước 
*Làm việc cả lớp
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
-HS quan sát mẫu đơn trên bảng phụ 
Ta thường viết ở giữa trang giấy.Ta thường viết hoa các chữ Cộng, Xã, Chủ, Việt Nam, Độc, Tự , Hạnh 
-HS tập trung suy nghĩ 
-Cả lớp đọc bài văn 
*Làm việc cá nhân
-HS điền vào mẫu đơn theo đúng yêu cầu của mẫu đơn 
-Một HS đọc kết quả bài làm của mình 
-Lớp nhận xét 
Chuẩn bị bài sau: 
Luyện tập tả cảnh 
Luyện Tiếng việt :
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ-HỢP TÁC
I/ MỤC TIÊU: Luyện HS biết:
- Biết đặt câu với 1 từ, một thành ngữ theo yêu cầu BT 3,4
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 3:- Gọi HS nêu Y/c bài tập.
- yêu cầu HS nối tiếp nhau đặt câu.
- GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Yêu cầu HS đặt 5 câu vào vở. 
 GV tham khảo trong SGV
 Bài tập 4:- Yêu cầu nêu nội dung bài 
- HS thảo luận nhóm 
- Gọi từng nhóm nêu
Đặt câu:
Anh em bốn biển một nhà cùng nhau chống giặc. 
Họ đã cùng kề vai sát cánh bên nhau .
Bố mẹ tôi luôn chung lưng đấu cật xây dựng gia đình.
3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc các thành ngữ
- HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- HS làm vào vở 
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm
- HS nêu:
+ Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một nhà, thống nhất một mối.
+Kề vai sát cánh: sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quang trọng
+Chung lưng đấu cật: hợp sức nhau lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc. 
Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2014
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I-MỤC TIÊU: Biết:
-Tính diện tích các hình đã học.
-Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Cho HS làm bài VBT 
-2 hs lên bảng làm bài tập 4/30
-Cả lớp nhận xét, sửa bài .
B-DẠY BÀI MỚI
1-Giới thiệu bài 
-Giới thiệu trực tiếp .
2-Hướng dẫn ôn tập 
Bài : Làm bài trên bảng và vở tập
-Cho HS đọc đề, phân tích đề, làm bài.
Bài 2 :Làm bài theo nhóm lớn
-HS làm bài vào bảng phụ, tình bày bài.
Bài 3 :(Luyện thêm) Làm bài cá nhân
-Hs đọc đề, làm bài.
Bài 4 : (Luyện thêm cho HS )
-Hướng dẫn: 
+Tìm S1 hình ABCD 
+Tìm S2 hình MNPQ
 Lấy S1 - S2 
C-CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
-GV tổng kết tiết học.
-Dặn HS về nhà làm BT4/31
 Bài giải
Diện tích của một viên gạch :
 30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng :
 6 x 9 = 54 (m2); 54m2 = 540 000cm2
Số viên gạch cần để lát nền là :
 540 000 : 900 = 600 (viên)
 Đáp số : 600 viên 
 Bài giải
a) Chiều rộng thửa ruộng :
 80 : 2 x 1 = 40 (m)
Diện tích thửa ruộng :
 80 x 40 = 3 200 (m2)
b) 3 200m2 gấp 100m2 số lần là:
 3200 : 100 = 32 (lần)
Số thóc thu đựơc từ thửa ruộng đó :
 50 x 32 = 1 600 (kg)
 Đáp số : a) 3200m2 ; b) 16tạ thóc 
 Bài giải
 Chiều dài mảnh đất : 5 x 1000 = 5000 (cm)
 5000cm = 50m
 Chiều rộng mảnh đất : 3 x 1000 = 3000(cm)
 3000cm = 30m
 Diện tích mảnh đất : 
 50 x 30 = 1500 (m2)
 Đáp số : 1500 m2
 -Khoanh vào C là đúng .
Bài sau: Luyện tập chung (Tiết 30) 
Luyện tập Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I-MỤC TIÊU: Biết:
 - Tính diện tích các hình đã học.
 - Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Hướng dẫn HS luyện tập VBT:
Bài 1: -Cho HS đọc đề.
-Cho HS hoạt động cá nhân.
Bài 2: cho HS đọc đề và tóm tắt đề.
-Cho HS hoạt động cá nhân.
B. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học, dặn dò bài sau.
-1HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
 Giải
Diện tích sàn một căn phòng: 8 x 8 = 64 (m)
Diện tích một mảnh gỗ: 80 x 20 = 1600 (cm)
 64m = 6400cm
Số mảnh gỗ cần lát kín sàn căn phòng:
 6400 : 1600 = 4 (mảnh)
 ĐS : 4 mảnh.
-HS đọc đề và tóm tắt đề.
-1HS lên bảng giải, lớp làm VBT.
 Giải
Chiều dài khu đất: 130 +70 = 200 (m)
Diện tích khu đất: 200 x 130 = 26000( m2)
Số tấn mía người ta thu hoạch được là:
 26000 : 100 x 300 = 78000 (kg)
 78000kg = 78 tấn
 ĐS : 78 tấn
Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2014
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I-MỤC TIÊU:
 -Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong 2 doạn văn trích ( BT1 )
 -Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả 1 cảnh sông nước ( BT2)
II-CHUẨN BỊ: 
 -GV:Một số tranh ảnh minh họa cảnh sông nước : biển , sông , suối , hồ , đầm . . . 
 - HS: Bài soạn ở nhà
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định
2-Kiểm tra bài cũ : Hai hs đọc “ Đơn xin gia nhập đội tình nguyện” 
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài luyện tập tả cảnh 
3-Bài mới:
1-Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích , yêu cầu của bài học .
-HS thực hiện theo y/c GV
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1 :
 -Gợi ý trả lời câu hỏi ở phần a : 
+ Đoạn văn tả cảnh đặc điểm gì của biển ?
+ Câu văn nào nói rõ đặc điểm đó ?
+ Để tả đặc điểm đó , tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào ?
+ Khi quan sát biển tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
GV : Liên tưởng này khiến biển gần gũi, đáng yêu hơn .
* Gợi ý trả lời câu hỏi ở phần a :
+ Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
GV : tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy cái nắng nóng như đổ lửa.
+ Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh ?
+ Nêu tác dụng của những liên tưởng trên?
-Hs làm việc theo cặp hoặc theo nhóm .
-Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời .
-Câu mở đoạn : Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời .
-Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau : khi bầu trời xanh thẫm , khi bầu trời rải mây trắng nhạt , khi trời âm u , khi bầu trời ầm ầm dông gió .
-Liên tưởng : từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác , từ chuyện của người ngẫm nghĩ vế
chuyện của mình .
Liên tưởng của tác giả : biển như con người , cũng biết buồn vui, lúc rẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
-Con kênh đựơc quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
-Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đỏ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoắc; thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào, giữa trưa hoá thành dòng thủy ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều: biến thành một con suối lửa .
-Câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả: Ánh nắng rừng rực đổ xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều .
-Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn đối với người đọc 
Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
-GV giao việc: Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về một cảnh sông nước, các em hãy lập thành một dàn ý 
-Cho HS làm dàn ý 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét và khen những HS làm dàn ý đúng bài có nhiều hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sông nước 
*GV đọc dàn ý mẫu và cho HS nhận xét
*Làm việc cá nhân với vở BT
-Cho HS làm dàn ý 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét và khen những HS làm dàn ý đúng bài có nhiều hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sông nước 
*GV đọc dàn ý mẫu và cho HS nhận xét
3-Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết chung về tinh thần làm việc của cả lớp .
-Yêu cầu hs hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước .
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG 
I-MỤC TIÊU: Biết:
- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-2 HS lên bảng làm bài tập 4/31
-Cả lớp nhận xét, sửa bài.
B-DẠY BÀI MỚI
1-Giới thiệu bài: 
2-Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:Viết theo thứ tự từ bé đến lớn
-HS đọc đề, làm bài.
Bài 2 :Làm bài trên bảng và vở tập ( cho HS luyện thêm bài b,c nếu có thời gian)
-HS làm bài, chữa bài.
Bài 4 :
-HS đọc đề, phân tích đề và về nhà làm bài. 
-Vẽ sơ đồ:
Tuổi bố:
Tuổi con: 	 30
 ?
*Làm bài trên bảng và vở tập
a) Căn cứ vào tử số để xếp
b) -Chọn MSC: 12; quy đồng và xếp:
Vì ; Nên 
a) (MSC: 12)
b)(MSC: 32)
c) 
d) 
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau :
 4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con : 
 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố :
 10 + 30 = 40 (tuổi )
 Đáp số : con 10 tuổi ; bố 40 tuổi 
C-CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học.
-Dặn hs về nhà làm hoàn chỉnh BT4/32
Bài sau: Luyện tập chung (Tiết 31) 
Luyện Tiếng việt: (Tập làm văn)
LUYỆN QUAN SÁT, LẬP DÀN Ý VĂN TẢ CẢNH
I-Mục tiêu:
- Luyện tập quan sát tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng quan sát cảnh sông nước.
II-Chuẩn bị:	
*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT 
*GV: Dàn ý bài văn tả cảnh hồ Khe Tân 
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm tự ôn tập kiến thức về cách quan sát, tìm ý trong văn tả cảnh
*GV nhận xét, kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
a) Hướng dẫn cách quan sát, ghi chép
- Chọn cảnh cần tả (ví dụ hồ Khe Tân)
*Quan sát theo thời gian: sáng, trưa, chiều, tối, ... (ghi chép lại những nét đặc sắc theo từng thời điểm về cảnh vật, mặt hồ, ...)
*Quan sát theo không gian hay đặt điểm của hồ: cảnh toàn hồ, những nét chính nhìn thấy (mặt nước, các đồi gò, rừng cây, ...) ghi lại theo thứ tự từ gần đến xa
b)Luyện tập lập dàn ý
-Cho HS tự lập dàn ý và trình bày
-GV chốt ý
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
Nhận xét tiết học
- HS trao đổi về cách ghi chép sáp xếp các ý khi quan sát cảnh vật
-HS thực hành, ghi chép và trình bày, lớp nhận xét
Hồ Khe Tân
1) MB: Quê em có hồ thuỷ nông Khe Tân
2) TB: Cảnh hồ: Hồ rất rộng, có nhiều đồi gò nổi lên như những hòn đảo, cây cối tốt tươi.
 Mặt nước hồ buổi sáng phẳng như tờ giấy, sương mù se lạnh bao phủ, thấp thoáng những hòn đảo huyền ảo. Buổi trưa nắng chiếu xuống hồ lấp loá những gợn sóng lăn tăn, thuyền du lịch lượn lờ trên hồ. Buổi chiều mặt nước xanh sẫm, phía xa phản chiếu ráng vàng của nắng chiều rực rỡ, thuyền du lịch quay về,.... 
3) KB: Hồ Khe Tân vừa là nguồn nước tưới cho những cánh đồng quê em, vừa là khu du lịch sinh thái đẹp và hấp dẫn.
-HS tự lập dàn ý theo cảnh đã quan sát, ghi chép được.
-Một số em trình bày, lớp nhận xét
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐỘI
I. Mục tiêu: Giúp HS biết tổ chức đại hội chi đội để:
- Bầu Ban chỉ huy chi đội.
- Cử đại biểu dự Đại hội liên đội.
II. Hoạt động trên lớp:
1) Hướng dẫn HS tổ chức Đại hội chi đội: Theo hướng dẫn của BCH Liên đội 
- Đại hội chi đội bầu BCH chi đội gồm: Chi đội trưởng, chi đội phó và các uỷ viên.
- Tổng kết hoạt động của chi đội trong năm học 2013-2014
- Đề ra phương hướng trong năm học 2014 -2015.
- Bầu đại biểu dự Đại hội liên đội: 5 em.
2) GV đánh giá tổng kết quy trình tổ chức đại hội chi đội của HS.
***************
Chiều thứ sáu, ngày 3 tháng 10 năm 2014
Luyện từ và câu: (Dạy thay tập làm văn)
ÔN LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH
I-Mục tiêu:
- Luyện tập quan sát tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng quan sát cảnh sông nước.
II-Chuẩn bị:	
*HS: Ôn tập kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trong vở BT 
*GV: Dàn ý bài văn tả cảnh hồ Khe Tân 
III-Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Hướng dẫn ôn tập kiến thức:
-Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm tự ôn tập kiến thức về cách quan sát, tìm ý trong văn tả cảnh
*GV nhận xét, kết luận chung
2-Luyện tập thực hành
a)Hướng dẫn cách quan sát, ghi chép
-Chọn cảnh cần tả (ví dụ: sông Thu Bồn)
*Quan sát theo thời gian: sáng, trưa, chiều, tối, ... (ghi chép lại những nét đặc sắc theo từng thời điểm về cảnh vật, mặt hồ, ...)
*Quan sát theo không gian hay đặt điểm của hồ: cảnh toàn hồ, những nét chính nhìn thấy (mặt nước, các đồi gò, rừng cây, ...) ghi lại theo thứ tự từ gần đến xa
b)Luyện tập lập dàn ý
-Cho HS tự lập dàn ý và trình bày
-GV chốt ý
3-Chấm, chữa bài trong vở bài tập
Nhận xét tiết học
-HS trao đổi về cách ghi chép sáp xếp các ý khi quan sát cảnh vật
-HS thực hành, ghi chép và trình bày, lớp nhận xét
-HS tự lập dàn ý theo cảnh đã quan sát, ghi chép được
-Một số em trình bày, lớp nhận xét
SINH HOẠT LỚP
I/ Nhận xét hoạt động của tuần qua:
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tuần qua về :
+ Học tập:
+ Lao động vệ sinh trường lớp :
+ Tác phong, nề nếp, đạo đức học sinh :
+ Tham gia các mặt hoạt động khác :
* Lớp trưởng nhận xét chung
II/ Phổ biến công tác tuần đến (Tuần 7):
- Tiếp tục ổn định các nề nếp ra vào lớp, chấp hành tốt luật giao t

File đính kèm:

  • docGiao an T6.doc