Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I/ MỤC TIÊU:

- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc.

Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có chứa uô, ua , tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở bài tập.

- Phát triển năng lực giữ gìn sách vở cẩn thận, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Phát trển phẩm chất tự tin trong học tập, có ý thức rèn chữ viết.

II/ CHUẨN BỊ.

- GV: nội dung bài, bảng phụ

- HS: sách, vở bài tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘN DẠY – HỌC.

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HD xác định đề
- Giải nghĩa từ: hoà bình
- HD học sinh tìm chuyện ngoài sgk
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học này
b) HD thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Dán bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Ghi lần lượt tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện các em kể.
- Nhận xét bổ sung
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài
- Nhắc chuẩn bị giờ sau
+ 1- 2 em kể chuyện giờ trước
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề
- Xác định rõ những việc cần làm theo yêu cầu
- Đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk
+ Tìm hiểu và thực hiện theo gợi ý
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là truyện ca ngợi hoà bình chống chiến tranh
* Thực hành kể chuyện
- Kể chuyện trong nhóm
- Thi kể trước lớp
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Trao đổi với bạn hoặc thầy cô về các nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp nhận xét theo các tiêu chuẩn:
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe
 Buổi chiều
Tập đọc
Ê-MI-LI, CON
I. MỤC TIÊU.
- Giup HS: Đọc đúng: Ê-mi-li, con; Mo-ri-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.; Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài; Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, tự thiêu để phản đối chiến tranh ở VN.
* HS thuộc được khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng; Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho hs.
	- Phát triển năng lực giao tiếp.
- Giáo dục HS biết yêu hoà bình , phản đối chiến tranh.
II/ CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Dạy bài mới.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
HD 1: - Luyện đọc
- Luyện đọc tên riêng nước ngoài
- GV đọc mẫu toàn bài
- Luyện đọc đoạn - kết hợp sửa lỗi, giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo cặp, 
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2:Tìm hiểu bài: 
*Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK. 
* Gợi ý trả lời:
* Rút ra nội dung bài
Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, tự thiêu để phản đối chiến tranh ở VN.
HĐ 3: - Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 3,4.
+ GV treo bảng phụ - hướng dẫn hs đọc 
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp ,
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp.
* Học thuộc lòng tại lớp 
- Kiểm tra đọc thuộc lòng tại lớp
- Nhận xét - đánh giá
B - Củng cố- dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về nhà chủân bị bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
- HS quan sát tranh và TLCH tranh vẽ gì?
- HS nêu tên riêng nước ngoài và luyện đọc .
- HS lắng nghe.
- 5 HS nối tiếp đọc 5 khổ thơ ( 2 lần)- kết hợp sửa lỗi, giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc cặp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
Hoạt động nhóm 4.
- HS trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- HS nêu ý kiến trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK. 
C1: Vì đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo không nhân danh ai
C2: Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ vì sự ra đi của chú
C3: Chú Mo-ri-xơn là người dám xả thân vì nghĩa
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
- HS đọc diễn cảm khổ 3,4.
- HS quan sát.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc 
- HS học thuộc lòng tại lớp khổ thơ mà mình thích .
- HS đọc thuộc lòng trước lớp.
Khoa học
THỰC HÀNH: NÓI "KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN 
I/ MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS có khả năng :Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia thuốc lá, ma tuý. Nhận biết: thuốc lá, rượu, ma tuý là những chất độc hại. Thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
- Có thái độ kiên quyết, vận động mọi người không dùng chất độc hại.
- HS yêu thích môn học, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Phiếu HT ghi các câu hỏi về tác hại của thuốc lá, rượu, ma tuý
- HS: Tranh cổ động về phòng chống ma tuý, thuốc lá, rượu
III/ CÁC HOẠT ĐỘN DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra 
- Để giữ VS cơ thể ở tuổi dậy thì em cần làm gì?
- Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ, thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? 
- GV nhận xét 
HĐ2 : Tác hại của chất gây nghiện (Trang 20)
- Cho HS đọc thông tin và hoàn thiện phiếu HT (mỗi nhóm tìm hiểu về 1 chất độc hại). Quan sát tranh ảnh về phòng chống các chất gây nghiện 
- Nhận xét.
HĐ3: Trò chơi “Bốc thăm TLCH”
- GV chia đội (2 đội), nêu y/c, hướng dẫn, chọn 5 HS làm Ban giám khảo.
- Gọi lần lượt HS của từng đội lên hái hoa, TLCH.
 - Nhận xét đội có nhiều ý kiến đúng nhất.
- GVKL - Gọi hS đọc mục “Bạn cần biết” sgk
HĐ4 : Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- 2 hs lên bảng trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 3 HS đọc các thông tin Tr20-21
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- Thảo luận (5’), ghi bảng nhóm, HS đính bảng nhóm lên bảng lớp và trình bày (như SGK)
- Đính tranh ảnh về phòng chống các chất gây nghiện
- HS đọc mục : Bạn cần biết
- Mỗi lượt chọn 2 HS đại diện cho 2 đội lên bốc thăm trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, BGK nhận xét, KL
- HS đọc mục : Bạn cần biết
Ngày soạn: 2/10/2016
 Buổi sáng
	Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU:
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài , khối lượng.
- Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Biết yêu thích môn học, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Nội dung bài, bảng phụ 
- HS: sách, vở BT, bảng con...
III/ CÁC HOẠT ĐỘN DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(Trang 24)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp
- GV yêu cầu HS khác tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn các HS kém. GV hỏi :
+ Cả hai trường thu được mấy tấn giấy vụn ?
+ Biết cứ hai tấn giấy vụn thì sản xuất được 50 000 quyển vở, vậy 4 tấn thì sản xuất được nhiêu quyển vở ?
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét bài làm HS.
Bài 2(Trang 24)
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn , sau đó GV nhận xét bài làm HS.
Bài 3(Trang 24)
- GV cho HS quan sát hình và hỏi HS 
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 4(Trang 24)
- GV yêu cầu HS quan sát hình sau đó hỏi: Hình chữ nhật ABCD có kích thước là bao nhiêu ? Diện tích của hình là bao nhiêu xăng- ti- mét vuông ?
- GV: Vậy chúng ta phải vẽ các hình chữ nhật như thế nào ?
- GV tổ chức cho các nhóm HS thi vẽ ra bảng phụ. Nhóm vẽ được theo nhiều cách nhất, nhanh nhất là người thắng cuộc.
- GV cho HS nêu các cách vẽ của mình
HĐ3: Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- 1 HS đọc đề bài thành tiếng trước lớp
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
 Đáp số : 100 000 quyển vở.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp
- 2 HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
Bài giải
120 kg = 120 000g
Đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là:
120 000 : 60 = 2000( lần)
 Đáp số : 2000 lần
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
14 6 = 84 (m2)
Diện tích hình vuông CEMN là :
7 7 = 49(m2)
Diện tích của mảnh đất là :
84 + 49 = 133 (m2)
Đáp số : 133 m2 . 
- HS nêu : Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm
Diện tích của hình ABCD là : 
4 x 3 = 12(cm2)
Ta phải vẽ các hcn có kích thước khác hình ABCD nhưng có diện tích bằng 12cm2
- HS chia thành các nhóm, suy nghĩ và vẽ. 
Kĩ thuật
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH 
I/ MỤC TIÊU:
- HS cần phải: Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong qua trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
- Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
- Học sinh yêu môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình; Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường; Phiếu HT, bảng phụ.
- HS: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘN DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
HĐ2: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình Trang 12)
- GV yêu cầu HS nêu một số dụng cụ thường dùng để nấu ăn trong gia đình.
- GV ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm.
HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình Trang 12)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi cuối bài.
HĐ4: Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
* HS học tập theo nhóm CT.
- HS nêu
- HS nhắc lại
- HS thảo luận nhóm về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình - ghi lại vào phiếu học tập hoặc bảng phụ.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS lắng nhe
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ 
I/ MỤC TIÊU:
- Biết thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng để trình bày kết quả học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
- Học sinh yêu môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: nội dung bài, sổ điểm của lớp, bảng phụ.
- HS: sách, vở nháp, vở bài tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘN DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
 A. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập 
HĐ 1: Bài 1: YCHĐ cá nhân.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HD hs không cần lập bảng thống kê mà chỉ cần trình bày theo hàng: 
Ví dụ :Số nhận xét trong tháng 9 của bạn Nguyễn Khánh Linh.
- Số nhận xét tốt dưới 5 lần: 
- Số nhận xét tốt 5 đến 6 : 0
- Số nhận xét tốt 7 đến 8 : 3
- Số nhận xét tốt 9 đến 10 : 5
 H: Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình?
 HĐ : Bài 2: YCHĐ theo nhóm 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS làm trên giấy khổ to dán phiếu và đọc phiếu.
- Nhận xét bài làm của HS
- Gọi HS cùng tổ nhận xét phiếu của bạn.
H: Em có nhận xét gì về kết quả học tập của tổ 1,2,3..
H: Trong tổ 1 ( 2,3,..) bạn nào học tập tiến bộ nhất? Bạn nào chưa tiến bộ?
* GV kết luận.
 B.Củng cố dặn dò:- Nhận xét giờ học 
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên làm trên bảng lớp HS cả lớp làm vào phiếu HT.
- 3 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc đề bài
- HS làm vào vở
- HS làm vào phiếu theo nhóm và đọc
- 2 HS nhận xét bài của bạn.
- HS nêu nhận xét .
 Buổi chiều
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM (Trang 51)
I/ MỤC TIÊU:
 - Sau khi học bài này, học sinh: Hiểu thế nào là từ đồng âm. Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm, đặt được câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm, bước đầu hiểu được tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
 - Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
 - HS yêu thích môn học, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
II/ CHUẨN BỊ.
 - GV: nội dung bài, trực quan, bảng phụ
 - HS: sách, vở, bút màu...
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
A. Kiểm tra bài cũ 	
B. Dạy bài mới - Giới thiệu bài 
HĐ 1: - Tìm hiểu ví dụ 
 Bài 1, 2 - Viết bảng các câu: 
 + Ông ngồi câu cá.
 + Đoạn văn này có 5 câu .
- Hỏi: Em có nhận xét gì về 2 câu văn trên? - Hỏi: Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì? 
- GV nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Hãy nêu nhận xét về nghĩa và cách phát âm của các từ câu trên.
 * Kết kuận: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
* Ghi nhớ 
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ và lấy ví dụ về từ đồng âm để minh hoạ cho ghi nhớ.
HĐ 2: - Luyện tập 
 Bài 1: YCHĐ nhóm cộng tác.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Tổ chức cho HS làm việc theo cặp.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi học sinh tìm nghĩa đúng.
- Gv chốt.
 Bài 2: YCHĐ cá nhân.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. (Gợi ý: HS đặt 2 câu với mỗi từ để phân biệt từ đồng âm)
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Gọi học sinh dưới lớp đọc câu văn của mình.
- GV có thể yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng cặp từ đồng âm mà em vừa đặt.
 Bài 3: YCHĐ cá nhân.
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc mẩu chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- Hỏi: Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng?
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài 4: YCHĐ cá nhân.
Gọi học sinh đọc các câu đố.
 - Yêu cầu học sinh tự làm bài 
 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi – HS nối tiếp nhau trả lời 
 - Hỏi: Trong hai câu đố trên người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào? 
 - Nhận xét khen ngợi học sinh hiểu bài.
 5- Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học thuộc lòng các câu đố. 
- HS thực hiện theo y/c.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS nối tiếp nhau đọc câu văn 
- HS nêu ý kiến: Hai câu văn trên đều là hai câu kể. Mỗi câu có một từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau.
- HS nêu ý kiến
- HS nêu: hai từ câu phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK và lấy ví dụ về từ đồng âm để minh hoạ cho ghi nhớ.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 
- HS nhận nhiệm vụ và làm việc cá nhân và chia sẻ nhóm 2, 4.
- Học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác bổ sung.
- Học sinh đọc yêu cầu và mẫu của bài tập 
- Học sinh tự làm bài - 3 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh dưới lớp đọc câu văn của mình.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu và nội dung BT.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc mẩu chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- HS : Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của 2 từ đồng âm là tiền tiêu.
- HS tự làm bài.
- HS nối tiếp nhau trả lời: 
 a) Con chó thui.
 b) Cây hoa súng và khẩu súng.
- HS nêu.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
TRÒ CHƠI: TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG
I/ MỤC TIÊU:
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè. HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, tính tập thể trong khi chơi.
II/ CHUẨN BỊ.
 Bóng cao su.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Bước 1: Tổ chức trò chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi:
+ Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn.
+ Người nhận bóng nếu giữ trên tay lâu mà chưa nói được lời yêu thương, sẽ trao bóng trả cho quản trò.
+ Nếu người nhận bóng bắt trượt, sẽ bị mất lượt. Bóng lại về tay quản trò.
- Tổ chức cho lớp chơi thử.
- Chơi thật: Cả lớp đứng thành vòng tròn, Quản trò đứng giữa vòng tròn. Bắt đầu chơi, người thứ nhất nói một lời yêu thương hoặc một lời khen với một bạn nào đó và ném bóng cho bạn đó. HS vừa nhận được bóng lại tiếp tục nói lời yêu thương/ lời khen với một bạn HS khác và ném quả bóng cho bạn đó. Cứ như vậy, quả bóng sẽ được truyền tay và trao gửi lời yêu thương cho tất cả các bạn trong lớp 
Bước 2: Thảo luận sau trò chơi.
- Sau khi chơi xong, lớp thảo luận:
+ Em cảm thấy như thế nào khi được nhận những lời yêu thương?
+ Em cảm thấy như thế nào khi nói lời yêu thương, lời khen đối với bạn?
+ Qua trò chơi này em có thể rút ra điều gì?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
* Nhận xét tiết học. 
Lịch sử
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU 
I/ MỤC TIÊU:	
- HS biết: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thuật lại được phong trào Đông Du.
- Phát triển năng lực tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Phát triển phẩm chất cho hs biết yêu quê hương, yêu đất nước.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: Chân dung Phan Bội Châu, tư liệu 
- HS: SGK, VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘN DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu câu hỏi
- HS trả lời
+ Từ cuối TK XIX ở Việt Nam đã xuất hiện 
những ngành kinh tế mới nào?
- HS nghe, nhận xét
HĐ2: Tiểu sử Phan Bội Châu (Trang 12)
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi sau:
- Làm việc nhóm bàn
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về Phan Bội Châu
- Lần lượt từng học sinh trình bày, cả nhóm theo dõi
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn thông tin để viết thành tiểu sử của Phan Bội Châu.
- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày.
Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người khởi xướng, tổ chức và giữ vai trò trọng yếu phong trào Đông Du. Ông mất ngày 29-10-1940 tại Huế)
- HS nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
HĐ3: Sơ lược về phong trào Đông Du 
- Học sinh thảo luận nhóm câu hỏi sau:
- HS làm việc nhóm 6
+ Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo, Mục đích của phong trào là gì ?Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông Du như thế nào?
các nhóm trình bày theo 3 ý cơ bản ( nguyên nhân- diễn biến- Kết quả)
- Phong trào càng ngày càng vận động được nhiều người sang Nhật học.
+ Kết quả của phong trào Đông Du và ý nghĩa của phong trào này là gì?
- Phong trào Đông Du tan rã. Ý nghĩa: Cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Học sinh trình bày các nét chính về phong trào Đông Du.
- 3 học sinh trình bày theo 3 phần trên, sau mỗi lần có nhận xét.
 + Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
- HS nêu (VD:Vì họ có lòng yêu nước.)
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 3/10/2016
 Buổi sáng
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2016
Toán
ĐỀ - CA - MÉT VUÔNG, HÉC - TÔ - MÉT VUÔNG 
I/ MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề- ca- mét vuông , héc- tô - mét vuông. Biết đọc viết số đo diên tích theo đơn vị đề ca mét vuông và Héc- tô - mét vuông mối quan hệ giữa hai đơn vị trên. Biết chuyển đổi đơn vị do diện tích đơn giản. Giảm tải bài 3 phần b. 
- Phát triển NL vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ HT.
- HS yêu thích môn học, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
II/ CHUẨN BỊ.
- GV: nội dung bài
- HS: sách, vở, bảng con...
III/ CÁC HOẠT ĐỘN DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
HĐ2: Bài mới
1) Giới thiệu về đơn vị đo diện tích đề ca mét vuông 
- Đề ca mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình nào có cạnh dài là bao nhiêu ?
2) Héc- tô - mét vuông 
- Cho học sinh trả lời như trên 
Bài 1 (Trang 25)
 Hướng dẫn làm bảng.con 
nhận xét, bổ sung
Bài 2 (Trang 25)
 Hướng dẫn làm nháp
nhận xét, bổ sung
Bài 3 (Trang 25)
- Chấm chữa bài 
HĐ3: Củng cố - dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài
- Nhắc chuẩn bị giờ sau
- Chữa bài tập ở nhà
* HS học tập theo nhóm cộng tác
Hs quan sát hình vuông có cạnh dài 1dam
Hs tự trả lời - hs khác nhận xét bổ sung 
 1đề ca mét vuông viết tắt là :1dam2
 1dam2 = 100m2
*Hs tự trả lời về đơn vị héc- tô - mét vuông 
Bài 1 : Đọc các số đo diện tích sau 
Bài 2 : Viết các số đo diện tích :
 - Hs lên bảng thực hiện 
 - Hs nhận xét, bổ sung
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ trống
- hs làm vở, có thể chia sẻ với các bạn trong nhóm.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I/ MỤC TIÊU:
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu), nhận biết được lỗ trong bài và tự sửa được lỗi. Rèn học sinh có kĩ năng viết văn.
- Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
- Học sinh yêu môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân.
II/ CHUẨN BỊ.
 	 - GV: nội dung bài, một số lỗi cơ bản, bảng phụ
 - HS: sách, vở viết
III/ CÁC HOẠT ĐỘN DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1 : Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
HĐ2 : Nhận xét chung và HD học sinh chữa một số lỗi điển hình (Trang 53)
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp: Nhìn chung bố cục rõ ràng, bài văn đủ ý em: Linh, Khánh..
- Nêu đề bài, một số lỗi điển hình, cho HS nêu ý kiến.
HĐ3 : Trả bài và hướng dẫn chữa bài.
- Trả vở cho các em và HD chữa lỗi.
- Đọc mẫu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_t.doc