Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016

Tiết 2: Khoa học (5A)

THỰC HÀNH

NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

(Đã soạn Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2015 )

Tiết 3: Lịch sử (5B)

 Bài: 5 PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU

I.MỤC TIÊU:

- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):

+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nhệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông dap dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc,

+ Từ năm 1905-7908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học đề trở về đánh Pháp cứu nước, Đây là phong trào Đông Du.

- Biết kính trọng và học tập tinh thần yêu nước của cụ Phan Bội Châu.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Kiểm tra - Giới thiệu bài mới.

- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét . - HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế mới nào?

+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam?

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc mục 2 trong SGK để: 
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam. 
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- HS làm việc theo cặp, đọc SGK, trao đổi, sau đó ghi ra giấy các đặc điểm của vùng biển Việt Nam.
- GV gọi HS nêu các đặc điểm của vùng biển Việt Nam.
- 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất:
Các đặc điểm của biển Việt Nam:
• Nước không bao giờ đóng băng.
• Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
• Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên,
có lúc hạ xuống.
- GV yêu cầu HS trình bày tác động của mỗi đặc điểm trên đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. mỗi HS nêu 1 ý, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất câu trả lời:
• Vì biển không bao giờ đóng băng nên
thuận lợi cho giao thông đường biển và
đánh bắt thuỷ hải sản trên biển.
• Bão biển đã gây ra những thiệt hại lớn
cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
• Nhân dân vùng biển lợi dụng thuỷ triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh cá.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả trên kẻ và hoàn thành sơ đồ sau vào vở theo 2 bước:
+ Bước 1: Điền thông tin phù hợp vào ô trống.
+ Bước 2: Vẽ mũi tên cho thích hợp.
- HS thực hành vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đặc điểm của biển nước ta và tác động của chúng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Nước không bao giờ đóng băng
.......................
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống
..........
..... ..................................
Vùng biển Việt Nam
Lấy nước để làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản...
.........
.........
.........
Hoạt động 3: Vai trò của biển.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm với yêu cầu: Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đối với đời sống và sản xuất của nhân dân, sau đó ghi các vai trò mà nhóm tìm được vào phiếu thảo luận.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 – 6 HS nhận nhiệm vụ, sau đó thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.
• Biển tác động như thế nào đến khí hậu của nước ta?
• Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào? Các loại tài nguyên này đóng góp gì vào đời sông và sản xuất của nhân dân ta?
• Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông ở nước ta?
• Bờ biển dài với nhiều bãi biển góp phần phát triển ngành kinh tế nào?
• Biển giúp cho khí hậu nước ta trở nên điều hoà hơn.
• Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp; cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.
• Biển là đường giao thông quan trọng.
• Các bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày ý kiến.
- GV sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho HS.
*GV kết hợp GD cho HS thấy mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường (sức ép của dân số đối với môi trường.)
+ Sử dung xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày.
- 1 nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- GV kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn.
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài, thực hành chỉ vị trí của các khu du lịch biển nổi tiếng của nước ta trên lược đồ và chuẩn bị bài sau “Đất và rừng”.
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
THỰC HÀNH
NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
(Đã soạn Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
 Bài: 5 PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I.MỤC TIÊU:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nhệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông dap dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc,
+ Từ năm 1905-7908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học đề trở về đánh Pháp cứu nước, Đây là phong trào Đông Du.
- Biết kính trọng và học tập tinh thần yêu nước của cụ Phan Bội Châu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới.
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế mới nào?
+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam?
- GV giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Tiểu sử Phan Bội Châu
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu:
- HS làm việc theo nhóm.
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tìn để viết thành tiểu sử của Phan Bội Châu.
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận để lựa chọn thông tin và ghi vào phiếu học tập của nhóm mình.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- Đại diện 1 nhóm HS trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét phần tìm hiểu của HS, sau đó nêu một số nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn rất trẻ ông đã có nhiệt tình cứu nước. Năm 17 tuổi ông viết hịch "Bình Tây thu Bắc" Đánh thắng giặc Pháp lấy lại xứ Bắc để cổ động nhân dân chống Pháp. Năm 19 tuổi lập đội "Thí sinh quân" để ứng nghĩa khi kinh thành Huế thất thủ nhưng sự việc không thành. Năm 1904 ông bắt đầu hoạt động đấu tranh giải phóng dân tộc bằng việc khởi xướng và lập ra Hội Duy Tân, một tổ chức yêu nước chống Pháp chủ trương theo cái mới, tiến bộ.
Ông là người khởi xướng, tổ chức và giữ vai trò trọng yếu trong phong trào Đông du. Từ năm 1905 đến 1908, phong trào này đã đưa được nhiều thanh niên ra nước ngoài học tập để trở về cứu nước.
Sau khi phong trào Đông du tan rã, Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc, Thái Lan. Năm 1925 ông bị Pháp bắt ở Trung Quốc đưa về Việt Nam, giam ở Hoả Lò và định bí mật thủ tiêu. Song do phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Việt Nam đòi thả Phan Bội Châu nên Pháp đưa ông về giam lỏng ở Huế.
Ông mất ngày 29/10/1940 tại Huế. 
Hoạt động 2: Sơ lược vê phong trào đông du.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại những nét chính về phong trào Đông du dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS cùng đọc SGK, thảo luận để cùng rút ra các nét chính của phong trào Đông du như sau:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
+ Phong trào Đông du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước.
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào?
+ Càng ngày phong trào càng vận động được nhiều người sang Nhật học. Để có tiền ăn học, họ đã phải làm nhiều nghề kể cả việc đánh giày hay rửa bát trong các quán ăn. Cuộc sống của họ hết sức kham khổ, nhà cửa chật chội, thiếu thốn đủ thứ. Mặc dù vậy họ vẫn hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng nô nức đóng góp tiền của cho phong trào Đông du.
+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghĩa của phong trào này là gì?
+ Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. ít lâu sau chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.
Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
- GV tổ chức cho HS trình bày các nét chính về phong trào Đông du trước lớp.
- 3 HS lần lượt trình bày theo 3 phần trên, sau mỗi lần có bạn trình bày, HS cả lớp lại cùng nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS, sau đó hỏi cả lớp:
- HS cả lớp cùng suy nghĩ, sau đó phát biểu ý kiến trước lớp:
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
+ Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học tập để về cứu nước.
+ Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
+ Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du.
- GV giảng thêm: Phong trào Đông du thất bại là vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật, đồng ý cho Nhật vào buôn bán ở VN, còn Nhật thì cam kết không để cho các nhà yêu nước VN trú ngụ và hoạt động trên đất Nhật. Sự thất bại của phong trào Đông du cho chúng ta thấy rằng đã là đế quốc thì không phân biệt màu da, chúng sẵn sàng cấu kết với nhau để áp bức dân tộc ta.
Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những suy nghĩ của em về Phan Bội Châu.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- GV nêu: Phan Bội Châu là một người anh hùng đầy nhiệt huyết. Cuộc đời hoạt động của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu là một tấm gương sáng, không riêng người đương thời cảm kích mà những thế hệ hiện nay cũng đều trân trọng. Không chỉ đồng bào ta thấy rõ mà ngay kẻ thù cũng phải nhiều phen công khai xác nhận.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà tìm hiểu quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
Tiết 4: Khoa học (5B)
THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG!”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
	Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
	- GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện.
	- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “Không!” với các chất gây nghiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động:
Kiểm tra:
+ Kể tên các chất gây nghiện và nêu tác hại của chúng?
+ Các chất gây nghiện gây tác hại gì cho con người và cho xã hội?
- GV nhận xét .
Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và hỏi: Hình minh họa có các tình huống gì?
- Trong cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta đều có thể bị rủ rê sử dụng các chất gây nghiện. Để bảo vệ mình các em cần phải biết cách từ chối. Sau đây chúng ta cùng thực hành cách từ chối khi bị rủ rê sử dụng các chất gây nghiện.
- GV chia HS thành 3 nhóm yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng đoạn kịch để đóng vai và biểu diễn trước lớp.
- Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK.
* Hoạt động 6: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”
- Giới thiệu trò chơi và yêu cầu lớp cử 5 HS quan sát, ghi lại những điều em nhìn thấy.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả quan sát và nhận xét.
- Yêu câu HS thảo luận các câu hỏi:
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế em đi chậm lại và rất thận trọng?
+ Tại sao em lại đẩy mạnh làm bạn ngã chạm vào ghế?
+ Tại sao khi bị xô vào ghế, em cố gắng để không ngã vào ghế?
+ Tại sao em lại thử chạm tay vào ghế?
+ Sau khi chơi trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” em có nhận xét gì?
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
* Hoạt động : Kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, sưu tầm vỏ bao, lọ các loại thuốc.
- HS trả lời
- HS lớp nhận xét
- HS cùng quan sát tranh minh họa và trả lời.
H.23
H.22
- HS làm việc theo nhóm để xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của GV.
- HS chú ý lắng nghe
- 5 HS đứng quan sát, HS cả lớp xếp hàng đi từ hành lang vào trong lớp, vào chỗ ngồi của mình.
- HS nói những gì mình quan sát được.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
Bài 3:	MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
 TRONG GIA ĐÌNH. 
(Đã soạn Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- HS nắm được tên, ký hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng.
- Thực hiện được các bài đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
a)Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng 
HS : Nêu lần lượt 7 đơn vị đo kề nhau ?
b)Ôn cách đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng
- HS nêu các dạng đổi:
+ Đổi từ đơn vị lớn đến đơn vị bé 
+ Đổi từ đơnvị bé đến đơn vị lớn
+ Đổi từ nhiêu đơn vị lớn đến 1 đơn vị
+ Viết một đơn vị thành tổng các đơn vị đo.
- GV lấy VD ngay trong bài để HS thực hành và nhớ lại các dạng đổi.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV nhận xét một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) 4m =  km
b)5kg = tạ 	
c) 4yến 7kg = yến 
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3km 6 m =  m	
b) 4 tạ 9 yến = kg
c) 15m 6dm = cm	
d) 2yến 4hg =  hg
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
 a) 3 yến 7kg .. 307 kg
 b) 6km 5m .60hm 50dm
Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 480m, chiều dài hơn chiều rộng là 4 dam. Tìm diện tích hình chữa nhật.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại 4 dạng đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng 
- HS nêu: 
Đơn vị đo độ dài : 
Km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
Đơn vị đo khối lượng :
Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g
Lời giải :
a) km. b) tạ. c) yến.
Lời giải:
3006 m
490 kg
1560 cm
204hg.
Bài giải:
 a) 3 yến 7kg < 307 kg
 b) 6km 5m = 60hm 50dm
Bài giải:
Đổi : 4 dam = 40 m.
Nửa chu vi thửa ruộng là :
 480 : 2 = 240 (m)
 Ta có sơ đồ : 
240m
Chiều dài	
Chiều rộng	 40 m
 Chiều rộng thửa ruộng là :
 (240 – 40) : 2 = 100 (m)
 Chiều dài thửa ruộng là :
 100 + 40 = 140 (m)
 Diện tích thửa ruộng là :
 140 100 = 1400 (m2)
 Đáp số : 1400 m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trß ch¬i “Tr¸i bãng yªu th­¬ng”
I. Môc tiªu ho¹t ®éng: 
- Th«ng qua trß ch¬i, HS ®­îc rÌn luyÖn kÜ n¨ng giao tiÕp, biÕt dïng nh÷ng lêi nhËn xÐt tèt ®Ñp khi níi víi b¹n bÌ.
- HS cã ý thøc tr©n träng t×nh c¶m b¹n bÌ
II. Quy m« ho¹t ®éng;
Tæ chøc theo quy m« líp
III. Tµi liÖu vµ ph­¬ng tiÖn 
Mét qu¶ bãng cao su võa bµn tay c¶u HS líp 5: NÕu kh«ng cã bãng cao su cã thÓ dïng b¸o cò vo trßn thay bãng. 
IV .C¸c b­íc tiÕn hµnh 
Tæ chøc trß ch¬i 
- GV h­íng dÉn c¸ch ch¬i vµ luËt ch¬i. L­u ý HS 
+ tr­íc khi nÐm bãng cho mét b¹n nµo ®ã trong líp, HS cÇn ph¶i nãi mét lêi yªu th­¬ng hoÆc mét lêi khen xøng ®¸ng ®èi víi b¹n. VÝ dô: 
B¹n rÊt vui tÝnh 
B¹n lµ ng­êi b¹n tèt 
B¹n rÊt ch¨m chØ häc tËp
B¹n viÕt rÊt ®Ñp
Tí rÊt thÝch nh÷ng bøc tranh b¹n vÏ 
Tí rÊt quý b¹n 
+ Ng­êi nhËn bãng nÕu gi÷ bãng trªn tay l©u (Kho¶ng 10 sè ®Õm) mµ ch­a nãi ®­îc lêi yªu th­¬ng, sÏ ph¶i trao bãng trra cho qu¶n trß. 
+ NÕu ng­êi nhËn bãng b¾t tr­ît, bãng r¬i xuèng ®Êt sÏ bÞ mÊt l­ît. Bãng l¹i tr¶ vÒ tay qu¶n trß. 
+ Mçi HS chØ ®­îc nhËn bãng 1 lÇn. NÕu ng­êi tung bãng nh»m lÇn thø hai tíi b¹n, sÏ mÊt quyÒn tung bãng vµ ph¶i tr¶ bãng cho qu¶n trß. 
- Tæ chøc cho líp ch¬i thö
- Ch¬i thËt: C¶ líp ®øng thµnh vßng trßn, Qu¶n trß ®øng gi÷a vßng trßn. B¾t ®Çu ch¬i, ng­êi thø nhÊt nãi mét lêi yªu th­¬ng hoÆc mét lêi khen víi mét b¹n nµo ®ã vµ n¾m bãng cho b¹n ®ã. HS kh¸c vµ nÐm qu¶ bãng cho b¹n ®ã. Cø nh­ vËy, qu¶ bãng sÏ ®­îc truyÒn tay vµ trao göi lêi yªu th­¬ng cho tÊt c¶ c¸c b¹n trong líp. 
Th¶o luËn sau trß ch¬i. 
- Sau khi tæ chøc cho HS ch¬i xong, GV cã thÓ tæ chøc cho c¶ líp th¶o luËn theo c¸c c©u hái sau:
+ Em c¶m thÊy nh­ thÕ nµo khi ®­îc nhËn nh÷ng lêi yªu th­¬ng, lêi khen tÆng cña b¹n bÌ ®èi víi m×nh.
+ Em c¶m thÊy nh­ thÕ nµo khi nßi lêi yªu th­¬ng, lêi khen ®èi víi b¹n? 
+ Qua trß ch¬i nµy em cã thÎ rót ra ®iÒu g×? 
- GV nhËn xÐt, khen ngîi nh÷ng lêi nãi yªu th­¬ng, khÝch lÖ b¹n bÌ cña tÊt c¶ HS trong líp. C¨n dÆn HS h·y lu«n sö dông nh÷ng lêi nãi yªu th­¬ng, khen ngîi ®èi víi b¹n bÌ trong cuéc sèng hµng ngµy còng nh­ h·y ®ãn nhËn, tr©n träng mãn quµ quý gi¸ ®ã cña t×nh b¹n. 
5. Cñng cè dÆn dß : NhËn xÐt tiÕt häc dÆn dß HS
Thứ Tư ngày 7 tháng 10 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
Bài: 5 VÙNG BIỂN NƯỚC TA
(Đã soạn Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 4: Lịch Sử
Bài: 5 PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
(Đã soạn Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2015 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
Bài 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được vì sao cần phải có ý chí trong cuộc sống.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập “kế họach vượt khó khăn”.
- GDKNS: + Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống)
- Cảm phục những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
- Hát.
2.Kiểm tra:
- Nêu ghi nhớ 
- HS nêu.
- Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- HS trả lời.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
b.Phát triển các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần bảo Đồng.
- Cung cấp thêm những thông tin về Trần Bảo Đồng. 
- Đọc thầm thông tin về Trần bảo Đồng (SGK).
- 2 HS đọc to cho cả lớp nghe.
- Nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện trả lời câu hỏi.
- Lớp cho ý kiến.
- Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn nào trong cuộc sống và trong học tập ?
- Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm , phải phụ mẹ đi bán bánh mì.
- Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ?
- HS trả lời.
-Em học tập được những gì từ tấm gương đó ?
- HS trả lời.
Ÿ GV chốt lại: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
*Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: Giúp HS biết thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn.
Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống.
- Thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống).
1) Đang học dở lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trứơc hoàn cảnh đó Khôi sẽ như thế nào?
- Thư ký ghi các ý kiến vào giấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
2) Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị bão lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học ?
Ÿ GV chốt: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học  Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 1 , 2 SGK
Mục tiêu: Giúp HS biết noi theo những tấm gương sáng xung quanh.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu 
- Trao đổi trong nhóm về những tấm gương vượt khó trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Chốt: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ vượt qua những khó khăn đó, vươn lên trong cuộc sống.
- Đại diện nhóm trình bày.
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: 
- Đọc ghi nhớ
- 2 HS đọc.
- Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- 2 HS kể
Tiết 2: Lịch sử
Bài: 5 PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
(Đã soạn Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2015 )
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trß ch¬i “Tr¸i bãng yªu th­¬ng”
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán

File đính kèm:

  • doctuần 5.doc