Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng
Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Việt
CÂU LẠC BỘ VĂN HAY CHỮ ĐẸP
I. Mục tiêu: Tiếp tục cho HS tham gia viết chữ đẹp,làm văn hay.Tạo cho học sinh hứng thú viết văn và có thói quen trau dồi chữ viết .
II. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài. Gv nêu yêu cầu giờ học
2.Thực hành:
- GV chia lớp thành ba nhóm
Nhóm 1: HS có năng khiếu viết văn tốt
Nhóm 2: HS viết văn vào loại khá
Nhóm 3: Hs chậm tiến bộ viết văn
- GV ra yêu cầu đề khác nhau cho ba nhóm đối tượng đề bài đều tả ngôi trường thân yêu cảu em
Nhóm 1: Viết bài văn hoàn chỉnh. (Linh, Linh, Trâm, Như, Chi, Ngọc, Lê Thư, Quốc Anh, Trâm Anh, Ly, Quỳnh, Trọng)
Đề bài: Tả một cơn mưa.
Nhóm 2: Viết phần thân bài (Anh Thư,Thủy, Vũ, Diệu, Huy Hoang, Phấn, Hải, Nhật, Hương, Lan Anh, Đức
Đề bài: Viết một đoạn văn 7 đến 10 câu tả cơn mưa.
Nhóm 3: Viết ba đến năm câu ( Nghĩa, Ngọc Hoàng, Nhi, Tú, Diễm Quỳnh, Dũng, Huy, Long)
Đề bài: Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu tả cơn mưa.
- HS thực hành viết bài,Gv quan sát giúp đỡ HS chậm tiến bộ
- HS trình bày bài viết: Mỗi nhón ba học sinh trình bày.Yêu cầu học sinh viết tốt nhận xét bổ sung cho các học sinh khác.Gv nhận xét bổ sung
- Gv chọn bài đẹp và hay nhất treo lên bảng trưng bày
3.Nhận xét dặn dò: Gv nhận xét giờ học
Nhắc HS học thuộc ghi nhớ và các thành ngữ, tục ngữ trong bài. Buổi chiều Địa lí SÔNG NGÒI I/ Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN : + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa ( mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa. + Sông ngũi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống : bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện,. - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi : nước sông lên xuống theo mùa ; mùa mưa thường có lũ lớn ; mùa khô nước sông hạ thấp. - Chỉ được vị trí của một số sông : Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ ( lược đồ). - HS có năng khiếu : Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc ; biết những ảnh hưởng do nước sông lên xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta : mùa nước cạn gây thiếu nước , mùa nước lên cung cấp nhiều nước sông thường có lũ lụt gây thiệt hại . -Học sinh ý thức được việc bảo vệ nguồn nước , sử dụng tiết kiệm nước trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày . II/ Đồ dùng dạy học: máu chiếu, máy tính 1/ Bài cũ (5 phút ): HS kiểm tra trong nhón 4: Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam? Các nhóm báo cáo kết quả và 1 -2 HS trả lời. GV nhận xét, tuyên dương. 2/Giới thiệu bài (2 phút ) : GV giới thiệu bài học ghi mục bài lên bảng . 3/ Dạy học bài mới : a/ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc ( 10 phút) - HS làm việc theo cặp : GV yêu cầu HS dựa vào hình 1 sgk rồi trả lời: - Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết? - Kể tên và chỉ trên hình 1, vị trí một số sông ở Việt Nam? - ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào? - Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung? - GV trình chiếu lược đồ sông ngòi nước ta . - Đại diện các cặp trình bày . HS khác bổ sung. - Một số HS lên bảng chỉ trên lược đồ sông ngòi nước ta các sông chính: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai. - GV sửa chữa, bổ sung ;kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. b/ Sông nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và cú nhiều phự sa (9 phút) - HS làm việc theo nhóm 4 : HS đọc sgk, quan sát hình 2, 3 hoàn thành bảng sau: Thời gian Đặc điểm ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất Mùa mưa Mùa khô - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV trình chiếu hình ảnh một số sông về mùa cạn , về mùa lũ ; HS quan sát . - GV sửa chữa và phân tích thêm: Sự thay đổi chế độ nước theo mùa của sông ngòi Việt Nam chính là do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên. Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất như: ảnh hưởng tới giao thông trên sông, tới hoạt động của nhà máy thuỷ điện, nước lũ đe doạ mùa màng và đời sống nhân dân ở ven sông. - Màu nước sông ở quê em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao? (Mùa lũ có phù sa là vì: 3/4 diện tích phần đất liền nước ta là đồi núi, độ dốc lớn. Nước ta lại có mưa nhiều và mưa lớn tập trung theo mùa, lớp đất màu bị bào mòn và cũng đồng nghĩa với việc đất đai ở vùng núi ngày càng xấu đi) c/ Vai trò của sông ngòi ( 6 phút ): HS thảo luận nhóm đôi: Kể về vai trò của sông ngòi ? ( Bồi đắp nên nhiều đồng bằng; Cung cấp nước cho đồng ruộng và nước sinh hoạt; Là nguồn thuỷ điện và là đờng giao thông; Cung cấp nhiều tôm, cá.) - GV trình chiếu lược đồ sông ngòi nước ta ; HS chỉ trên lược đồ : + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng? + Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly và Trị An. -GV kết luận: Sông ngòi bồi đắp nhiều phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản.. IV/ Củng cố ,tổng kết(3 phút): GV tóm tắt nội dung bài học - Trình chiếu bài học lên màn hình ; HS đọc lại bài học . - Liên hệ : Ở nước ta hiện nay một số sông đang có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước. Do vậy mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ nguồn nước sông . - GV nhận xét ,dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài tuần 5( Vùng biển nước ta ) ---------------------------------------------------------- Khoa học TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I/ Mục tiêu: - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già - Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng . II/ Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, máy tính. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ (5 phút ): GV nêu câu hỏi HS kiểm tra theo nhóm 4: Nêu đặc điểm của lứa tuổi dậy thi ? +Vì sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người? Nhóm trưởng nêu lại câu hỏi và kiểm tra trong nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét – Gv nhận xét. 2/ Giới thiệu bài (1 phút ) : GV giới thiệu bài học . 3/ Bài mới: (26 phút ) : *Hoạt động 1: Làm việc với sgk. B1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn : - HS đọc sgk trang 16, 17, thảo luận theo nhóm đôi về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi? Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội. Tuổi trởng thành Tuổi trởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội. Tuổi già ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội. Lưu ý: Tuổi vị thành niên ở Việt Nam quy định là 18 tuổi trở lên, nhưng theo quy định của tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tuổi vị thành niên là từ 10 đến 19 tuổi. Tuổi già: Người cao tuổi: 60 - 74 tuổi; người già: 75 - 90 tuổi; người già sống lâu: Trên 90 tuổi B2: Làm việc theo nhóm 4 . B3: Làm việc cả lớp: - Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 2: Trò chơi "Ai ? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời" Chuẩn bị theo nhóm4: Một số ảnh chụp của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau. B1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - GV phát cho mỗi nhóm 3 - 4 hình. - Yêu cầu các em xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. B2: Làm việc theo nhóm 4 . B3: Làm việc cả lớp. - Các nhóm lần lợt trình bày, nhóm khác có thể hỏi và bổ sung. - GV nêu câu hỏi , HS thảo luận lớp : + Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? + Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? -HS phát biểu ý kiên . -GV kết luận: Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì. Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối .. đồng thời còn giúp chúng ta tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người vào lứa tuổi của mình. 4/ Củng cố, dặn dò (3 phút ) : GV tóm tắt nội dung bài học . - HS đọc bài học SGK . - GV nhận xét ,dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau Vệ sinh ở tuổi dậy thỡ. ---------------------------------------------------------- Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Việt CÂU LẠC BỘ VĂN HAY CHỮ ĐẸP I. Mục tiêu: Tiếp tục cho HS tham gia viết chữ đẹp,làm văn hay.Tạo cho học sinh hứng thú viết văn và có thói quen trau dồi chữ viết . II. Các hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài. Gv nêu yêu cầu giờ học 2.Thực hành: - GV chia lớp thành ba nhóm Nhóm 1: HS có năng khiếu viết văn tốt Nhóm 2: HS viết văn vào loại khá Nhóm 3: Hs chậm tiến bộ viết văn - GV ra yêu cầu đề khác nhau cho ba nhóm đối tượng đề bài đều tả ngôi trường thân yêu cảu em Nhóm 1: Viết bài văn hoàn chỉnh. (Linh, Linh, Trâm, Như, Chi, Ngọc, Lê Thư, Quốc Anh, Trâm Anh, Ly, Quỳnh, Trọng) Đề bài: Tả một cơn mưa. Nhóm 2: Viết phần thân bài (Anh Thư,Thủy, Vũ, Diệu, Huy Hoang, Phấn, Hải, Nhật, Hương, Lan Anh, Đức Đề bài: Viết một đoạn văn 7 đến 10 câu tả cơn mưa. Nhóm 3: Viết ba đến năm câu ( Nghĩa, Ngọc Hoàng, Nhi, Tú, Diễm Quỳnh, Dũng, Huy, Long) Đề bài: Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu tả cơn mưa.. - HS thực hành viết bài,Gv quan sát giúp đỡ HS chậm tiến bộ - HS trình bày bài viết: Mỗi nhón ba học sinh trình bày.Yêu cầu học sinh viết tốt nhận xét bổ sung cho các học sinh khác.Gv nhận xét bổ sung - Gv chọn bài đẹp và hay nhất treo lên bảng trưng bày 3..Nhận xét dặn dò: Gv nhận xét giờ học ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Biết giải toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách: Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. -Bài tập cần làm : tập 1; 2 .( HS năng khiếu làm thêm bài 3). II. Đồ dùng dạy học : Bảng nhóm . III/ Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài ( 2 phút ) : GV nêu mục tiêu bài học 2/ Thực hành. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 31 phút ): Bài 1: Học sinh đọc đề bài . - GV gợi ý HS tóm tắt rồi giải bài toán theo cách "tìm tỉ số". Tóm tắt: 3000 đồng/1 quyển: 25 quyển 1500 đồng/1 quyển: ? quyển Giải : 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là: 3000 : 1500 = 2 (lần) Nếu mua với giá 1500 đồng/1 quyển thì mua được số quyển vở là: 25 x 2 = 50 (quyển) Đáp số: 50 quyển vở. Bài 2 : Học sinh đọc đề bài . - GV gợi ý cho HS tìm ra cách giải (Trước hết tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng khi có thêm 1 con. Sau đó tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng bị giảm đi bao nhiêu?) - Học sinh trao đổi cỏch giải , làm bài , chữa bài . Bài giải : Với gia đình có 3 người (Bố, mẹ và 1 con) thì tổng thu nhập của gia đình là: 800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng) Với gia đình có 4 người (thêm 1 con) mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là: 2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng) Như vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi là: 800 000 - 600 000 = 200 000 (đồng) Đáp số : 200 000 đồng Bài 3: Học sinh năng khiếu đọc đề bài . - HS tóm tắt bài toán rồi giải . 10 người: 35 m 30 người gấp 10 người số lần là: 30 : 10 = 3 (lần) 30 người: ? m. 30 người cùng đào trong 1 ngày được số mét mương là: 35 x 3 = 105 (m) Đáp số : 105 m 3/ Củng cố ,tổng kết(2 phút): GV nhận xét giờ học và dặn dò HS . ---------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I/ Mục tiêu: - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2, (3 trong số 4 câu ), BT3. - Biết tìm nhừng từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 ( Chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý : a, b, c, d ); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 4 ( BT5 ) - HS năng khiếu thuộc được 4 thành ngữ ở BT1 ; làm được toàn bộ BT4 . II/ Đồ dùng dạy học: VBT TV5 III/ Hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ (5phút ): Kiểm tra trong nhóm 4. Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ. Các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét và mời 1 nhóm nêu lại . 2/ Giới thiệu bài (1phút ) : GV nêu mục tiêu bài học. 3/ Thực hành :Hướng dẫn HS làm bài tập (27 phút ) : Bài tập 1: HS đọc trước lớp yêu cầu của bài tập . - Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, làm vào VBT. - GV dán lên bảng lớp 2 - 3 tờ phiếu khổ to -Gọi 2 - 3 HS lên bảng làm bài và trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng : + Ăn ít ngon nhiều: Ăn ngon, có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon. + Ba chìm bảy nổi: Cuộc đời vất vả. + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: Cảm giác chóng trưa và chóng tối. + Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho: Yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người già. - HS thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trên. Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu của bài tập ; HS làm bài theo nhóm, Các nhóm trình bày kết quả -GV nhận xét, chữa bài - Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn; già; dưới; sống. Bài tập 3: GV nêu yêu cầu BT 3 ; HS làm bài rồi chữa bài : - Các từ trái nghĩa thích hợp: nhỏ; vụng; khuya. - HS học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ. Bài tập 4: HS trao đổi theo cặp , làm bài , trình bày ; GV nhận xét chốt lại lời gải : a) Tả hình dáng - to/bé; to/nhỏ; to xù/bé tí; to kềnh/bộ tẹo ... - béo/gầy; mập/ốm; béo mập /gầy tong ... - cao/thấp; cao/lớn; cao vống/ lùn tịt b) Tả hành động - khóc/cười; đứng/ngồi; lên/xuống; vào/ra ... c) Tả trạng thái - buồn/vui; lạc quan/bi quan; phấn chấn/ỉu xìu ... - sướng/khổ; vui sướng/đau khổ; hạnh phúc/bất hạnh ... - khoẻ/yếu; khoẻ mạnh/ốm đau; sung sức/mệt mỏi ... d) Tả phẩm chất - tốt/xấu; hiền/dữ; lành/ác; ngoan/hư; khiêm tốn/kiêu căng; hèn nhát/dũng cảm; thật thà/dối trá; trung thành/phản bội; cao thượng/hèn hạ; tế nhị/thô lỗ ... Bài tập 5: Một HS đọc yêu cầu của bài tập . - HS làm bài vào vở (Đặt câu ) . - HS trình bày, GV nhận xét. - Trường hợp mỗi câu chứa một từ trái nghĩa- ví dụ : + Chú cún nhà em béo múp, chú vàng nhà Hương thì gầy nhom. + Hoa hớn hở vì được 10 điểm. Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt. - Trường hợp một câu chứa một hoặc nhiều cặp từ trái nghĩa. Ví dụ : Hải cao lêu nghêu, Hà thì lùn tịt. + Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa. 3/ Củng cố, tổng kết (2 phút): GV nhận xét tiết học. Nhắc HS thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 1, 3. ---------------------------------------------------------------- Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I/ Mục tiêu: - Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường . - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí. II/ Đồ dùng dạy học: VBT Tiếng Việt 5 tập 1. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ(5phút ): HS kiểm tra trong nhóm 4. Hãy trình bày lại cấu tạo bài văn tả cảnh . 2/ Giới thiệu bài (1phút ): Trong tiết TLV trước các em đã trình bày dàn ý của bài tả cảnh trường học. Trong tiết học hôm nay, sau khi tỡm hiểu chúng ta sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh. 3/ Thực hành (27phỳt ): Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu bài tập. - Một vài HS trình bày kết quả quan sát đã chuẩn bị . - HS lập dàn ý chi tiết. 1 HS lên trình bày trên bảng lớp - HS trình bày dàn ý, GV cùng cả lớp nhận xét. Cả lớp cùng nhận xét dàn ý của bạn trên bảng. -Ví dụ về dàn ý: Mở bài Giới thiệu bao quát: - Trường nằm trên một khoảng đất rộng. - Ngôi trường nổi bật với nhà 2 tầng, tường sơn màu vàng, những hàng cây xanh bao quanh. Thân bài Tả từng phần của cảnh trường: - Sân trường: + Sân xi được lát gạch blok rộng; trên sân có một số cây bàng, phượng, xà cừ toả bóng mát. + Hoạt động vào giờ chào cờ, giờ chơi. - Lớp học: + Hai toà nhà hai tầng xếp thành hình chữ L phía bên trái là nhà tập đa chức năng. + Các lớp học thoáng mát, có quạt trần, đèn điện, giá sách, giá trưng bày sản phẩm. Tường lớp trang trí các biển bảng khoa học. - Phòng truyền thống ở toà nhà chính. - Vườn trường: + Cây trong vườn. + Hoạt động chăm sóc vườn trường. Kết bài - Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhờ sự quan tâm của các thầy cô giáo và chính quyền địa phương. - Em rất yêu quý và tự hào về trường em. Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc HS: Mở bài và kết bài cũng là một phần trong dàn ý song nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài. - 1 - 2 HS đọc dàn ý và chỉ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn. - HS cả lớp viết bài vào VBT. - HS đọc đoạn văn đó viết hoàn chỉnh, GV nhận xét . 4/ Củng cố, tổng kết(2 phút): Bình chọn người có đoạn văn hay nhất. - GV nhận xột tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau : Kiểm tra viết . ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằng một trong 2 cách : Rút về đơn vị hoặc tìm tỷ số. Bài tập cần làm : Cỏc bài tập 1; 2; 3 . II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III/ Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ (5 phút ): -Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước , cả lớp nhận xột và chữa bài . 2/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài luyện tập và ghi mục bài lên bảng 3/ Thực hành: Hướng dẫn luyện tập.(28 phút ): Bài 1: GV gợi ý HS giải bài toán theo cách giải bài toán "Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó". - Tổng số nam và nữ là: 28 HS ; Tỉ số của số nam và số nữ là: ? Học sinh Giải : Ta có sơ đồ: Nam: 28 Học sinh Nữ: ? Học sinh Theo sơ đồ, số HS nam là: 28 : (2 + 5) x 2 = 8 (học sinh) Số HS nữ là: 28 - 8 = 20 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh nam; 20 học sinh nữ. Bài 2: Yêu cầu HS phân tích để thấy được. Tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó". Sau đó tính chu vi hình chữ nhật. Ta có sơ đồ: Giải Chiều dài: Theo sơ đồ, chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : (2 - 1) x 1 = 15 (m) Chiều rộng: Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 15 + 15 = 30 (m) Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là: (30 + 15) x 2 = 90 (m) Đáp số: 90 m Bài 3: HS tóm tắt bài toán , rồi giải bài toán . 100 km: 12 l xăng 50 km: ? l xăng Giải: 100 km gấp 50 km số lần là: 100 : 50 = 2 (lần) Ô tô đi 50 km tiêu thụ số lít xăng là: 12 : 2 = 6 (l) Đáp số: 6 (l) 4/ Củng cố, dặn dò. (2 phút): GV nhận xét giờ học và dặn dò HS . ----------------------------------------------------- TËp lµm v¨n t¶ c¶nh (KiÓm tra viÕt) I/ Môc tiªu: - Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần ( Mở bài , thân bài , kết bài ), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả . - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. II/ §å dïng d¹y häc : B¶ng líp viÕt ®Ò bµi, cÊu t¹o cña bµi v¨n t¶ c¶nh: 1. Më bµi: Giíi thiÖu bao qu¸t vÒ c¶nh sÏ t¶. 2. Th©n bµi: T¶ tõng bé phËn cña c¶nh hoÆc sù thay ®æi cña c¶nh theo thêi gian. 3. KÕt bµi: Nªu lªn nhËn xÐt hoÆc c¶m nghÜ cña ngưêi viÕt. III/ Ho¹t ®éng d¹y häc: 1/ Giíi thiÖu bµi ( 1 phót ) : GV nªu yªu cÇu cña tiÕt kiÓm tra. 2/ Thực hành Ra ®Ò và hướng dẫn học sinh làm bài ( 32 phót ) : GV ghi b¶ng c¸c ®Ò bµi : +§Ò 1: Tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây hay trong công viên, trên cánh đồng quê hương em. +§Ò 2: Tả một cơn mưa em từng gặp. +§Ò 3: tả ngôi nhà của em. -HS ®äc l¹i ®Ò bµi , nh¾c l¹i cÊu t¹o cña bµi v¨n t¶ c¶nh . -GV gîi ý HS chØ nªn chän t¶ nh÷ng c¶nh gÇn gòi víi HS. -HS lµm bµi vµo vë . 3/ Cñng cè, tæng kÕt(2 phót): GV thu bµi viÕt cña HS . ------------------------------------------------------------ Đạo đức Bài 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH. (Tiết 2) I/ Mục tiêu : - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. - HS năng khiếu : Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm đổ lỗi cho ngời khác .- Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ( biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động , khi làm điều gì sai biết nhận và sửa chữa ); kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến việc làm đúng của bản thân; kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác ) II/ Đồ dùng dạy học : Một vài mẫu truyện về người có trách nhiệm. III/Hoạt động dạy và học : 1/Kiểm tra bài cũ ( 5 phỳt ): GV gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc phần ghi nhớ bài trước : Có trách nhiệm về việc làm của mình. - GV nhận xét , đánh giá học sinh . 2/ GV giới thiệu bài (1 phút ): GV giới thiệu nội dung tiết học. 3/Thực hành : * Hoạt động 1: Xử lí tình huống (BT 3 sgk) - ( 15 phút ) : - GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ mỗi nhóm xử lí 1 tình huống trong BT3. - HS thảo luận nhóm 4 . Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. * Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân ( 12 phút ) : -
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_phan_tri_dun.docx