Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 4

I.MỤC TIÊU: Giúp HS:

-Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ưng cũng gấp lên bấy nhiêu lần)

-Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc tìm tỉ số”

II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn
*Hoạt động cá nhân
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe 
-HS làm bài cá nhân, 2 HS lên làm trên mô hình và trình bày sự giống nhau và khác nhau của 2 tiếng nghĩa và chiến 
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe 
-HS quan sát và trả lời 
-Lớp nhận xét 
-HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh
Bài sau:
Nghe-viết: Một chuyên gia máy xúc
 Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2014.
Luyện từ & câu: TỪ TRÁI NGHĨA 
I/ MỤC TIÊU: HS biết:
1-Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND ghi nhớ) 
2-Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); Biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2,3)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bút dạ + 2 tờ giấy khổ to; Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1 (phần nhận xét)
-Từ điển TV (HS chuẩn bị theo tổ)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động GV
Hoạt dộng HS
A-Kiểm tra: Kiểm tra 3 HS trên bảng lớp
- GV nhận xét ghi điểm 
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần nhận xét
1-Hướng dẫn HS làm BT1 SGK/38: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập
-GV treo bảng phụ trên bảng lớp, cho HS so sánh
-GV tổ chức chữa bài 
2-Hướng dẫn HS làm BT2/SGK: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-GV làm bài; trình bày kết quả 
 Sống –chết, Vinh – nhục 
*GV nhận xét cho HS giải nghĩa từ vinh-nhục . 
2-Hướng dẫn HS làm BT3/SGK: 
-GV tổng kết, nhận xét chung
*HĐ 2: Rút ghi nhớ
-Cho HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
*HĐ 3: Luyện tập
a)Bài 1: Tìm cặp từ trái nghĩa
-GV cho các nhóm thảo luận tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ
*Kết luận: a/ đục - trong; b/ đen - trắng 
c/ Có 2 cặp từ trái nghĩa rách-lành, dở – hay 
b)Bài 2: GV cho HS tự đọc bài và làm bài vở BT
*Kết quả: a) rộng; b) đẹp; c) dưới
*GV tổng kết, nhận xét chung
c)Bài 2: Tìm từ trái nghĩa
-Cho HS đọc bài, nêu y/c; làm bài theo nhóm 4
*Kết quả: 
a) hoà bình > < chiến tranh, xung đột,...
b) thương yêu > < căm ghét, ghét bỏ,...
c) đoàn kết > < chia rẽ, bè phái,...
d) giữ gìn > < phá hoại, phá phách,...
d)Bài 4: Cho HS khá, giỏi làm bài cá nhân 
C-Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà tự chữa lại bài; làm lại BT4
-HS1 làm BT1 điền từ 
-2HS làm BT3: đọc đoạn văn miêu tả màu sắc đã làm ở tiết trước 
*HS làm việc nhóm lớn 
-HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
-Các nhóm dùng từ điển để giải nghĩa và so sánh (phi nghĩa-chính nghĩa)
-HS tự chữa bài 
*HS làm việc cá nhân 
-1HS đọc to
-HS làm bài, nêu kết quả
- Lớp nhận xét 
HS giải nghĩa từ vinh –nhục 
HS đọc đề và trả lời cá nhân
-3HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm
*Thảo luận nhóm lớn
-HS đọc yêu cầu, thảo luận
-Một số HS phát biểu ý kiến 
-HS làm bài, nêu kết quả
*Hoạt động nhóm 4
-HS đọc đề, nêu y/c, thảo luận
-Nêu kết quả
-HS làm bài, nêu kết quả:
-Chúng em ai cũng yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
- HS đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét
Bài sau:
Luyện tập về từ đồng nghĩa 
Toán: LUYỆN TẬP 
 I. MỤC TIÊU:
-Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A-Kiểm tra bài cũ: 
Mua 6kg đường hết 48000 đồng. Hỏi mua 12kg đường hết bao nhiêu tiền?
-Chữa bài tập về nhà (VBT)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu yêu cầu bài học.
*Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: - GV gọi HS đọc đề bài toán.
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải.
Tóm tắt:12 quyển : 24000 đồng
	 30 quyển : ... đồng ?
-GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm
Tóm tắt: 120 học sinh : 3 ô tô
 160 học sinh : ... ô tô
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
Bài 4:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm.
Tóm tắt
	2 ngày : 72000 đồng
	5 ngày : ... đồng ?
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
C- Củng cố-dăn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm vở 
 Bài giải
Mua 1 quyển vở hết số tiền là:
24000 : 12 = 2000 (đồng)
Mua 30 quyển vở hết số tiền là:
2000 x 30 = 60000 (đồng)
	 Đáp số: 60000 đồng
 Bài giải
 Mỗi ô tô chở được số học sinh là:
120 : 3 = 40 (học sinh)
 Số ô tô cần để chở 160 học sinh là:
160 : 40 = 4 (ô tô)
	Đáp số: 4 ô tô
-1HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số tiền công được trả cho 1 ngày làm là:
72000 : 2 = 36000 (đồng)
Số tiền công được trả cho 5 ngày làm là:
36000 x 5 = 180000 (đồng)
Đáp số: 180000 đồng.
Ôn tập bổ sung về giải toán (tt
Luyện toán:
Ôn tập bổ sung về giải toán
I/MỤC TIÊU :
- Giúp HS củng cố cách cộng, trừ phân số.
- Biết cộng số tự nhiên với phân số, giải toán có liên quan.
 - Rèn kỹ năng cộng, trừ . 
 - GDHS tính cẩn thận tỉ mĩ. 
II/ĐỒ DÙNG:
-Vở bài tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Củng cố kiến thức:
2/Thực hành vở bài tập:
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 1:
Bài 2: 
3/Luyện thêm: Dành cho hs giỏi.
 1. Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
 ; ; .
2/Lớp 5A và lớp 5B có số học sinh bằng nhau. Lớp 5A có số học sinh giỏi bằng số học sinh còn lại của lớp. Lớp 5B có nhiều hơn lớp 5A 2 học sinh giỏi nên số hs giỏi bằng số hs còn lại của lớp. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu hs giỏi?
-Hoàn thành bài tập số 3 SGK.
Làm bài tập 1,2
- 2 em làm vào bảng phụ 
- Đính bảng phụ lên bảng.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
Kể chuyện:
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
I/ MỤC TIÊU: HS biết:
-Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ ràng các chi tiết trong truyện.
-Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
 * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông (cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri)
 -Phản hồi/lắng nghe tích cực
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Các hình ảnh minh họa trong SGK 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động GV
Hoạt dộng HS
A-Kiểm tra: 
-1HS kể lại câu về việc làm tốt tiết trước
-GV nhận xét, đánh giá
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu nội dung, yêu cầu
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trần Văn Thủy. Phim đoạt giải Con Hạc Vàng của liên hoan phim Châu Á Thái Bình Dương năm 1999 tại Băng Cốc. 
*HĐ1: GV kể lần 1 (không chỉ tranh)
-Chú ý giọng kể phù hợp với từng đoạn (5 đoạn)
-GV ghi tên các nhân vật lên bảng lớp 
. Mai-cơ: cựu chiến binh MỸ 
. Tôm-xôn: chỉ huy đội bay 
. Côn-bơn: xạ thủ súng máy 
. An-đrê-ốt-ta: cơ trưởng 
. Hơ-bớt: anh lính da đen 
. Rô-nan: người lính sưu tầm tài liệu 
*HĐ2: GVkể chuyện lần 2 (kết hợp lời kể với chỉ ảnh minh họa )
-GV kể xong từng đoạn kết hợp giới thiệu trang để HS quan sát.
*HĐ3: Hướng dẫn HS kể chuyện, nêu ý nghĩa:
1-HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề:
-Cho HS đọc yêu cầu của bài 1
*GV lưu ý: khi kể cần dựa vào lời thuyết minh cho mỗi cảnh và dựa vào nội dung câu chuyện GV kể. Khi kể chú ý làm nổi bật được nội dung chính của câu chuyện. 
2-Cho HS kể chuyện:
-Cho HS thi kể 
*GV nhận xét + khen những HS kể đúng, kể hay
3-Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện:
-GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
*GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện
C-Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện 
-1HS thực hiện 
- HS lắng nghe. 
-HS lắng nghe và quan sát tranh 
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe 
-Một số HS kể chuyện (có thể mỗi em kể 2 đoạn hoặc 3 đoạn) 
-HS kể theo đoạn 
2, 3 HS lên thi kể 
-Lớp nhận xét 
*Gợi ý trả lời 
-Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
-Bài sau: 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2014
Tập đọc:
Định Hải
 BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT 
I/ MỤC TIÊU:
 -Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tự hào.
 -Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh,bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc (Trả lời được các câu hỏi SGK, học thuộc 1-2 khổ thơ). Học thuộc ít nhất một khổ thơ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa SGK. -Bảng phụ để ghi những câu văn cần luyện đọc 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra: bài “Những con sếu bằng giấy”
-HS1 đọc đoạn 1+2 trả lời câu hỏi 1
-HS2 đọc đoạn 3+4 và trả lời câu hỏi 4
*GV nhận xét, ghi điểm
B-Bài mới: Giới thiệu bài; nêu yêu cầu bài học 
*HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
-Cho HS quan sát tranh, nhận xét.
-Yêu cầu 1HS đọc toàn bài
*GV cho HS đọc nối tiếp các khổ thơ (3 khổ)
-GV cho HS luyện đọc từ khó: gió đẫm hương, khói, tai hoạ, bom H, bom A 
*GV giải thích thêm từ ngữ SGK
*Hướng dẫn HS đọc cả bài theo cặp:
-GV đọc mẫu. 
*HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài 
-GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nội dung bài với các câu hỏi SGK, theo gợi ý:
Câu 1: ...trái đất giống quả bóng bay giữa trời xanh; có chim vờn, sóng biển vỗ, ...
Câu 2: ...mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng, nhưng loài hoa nào cũng quý; giống như trẻ em trên thế giới
Câu 3: ...chống chiến tranh, chống bom nguyên tử..
-GV chốt ý và cho HS rút ra nội dung bài
*HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm và HTL
-GV treo bảng phụ, cho HS luyện đọc diễn cảm (khổ cuối) và thi đọc thuộc lòng toàn bài
-GV sửa sai, nhận xét
C- Củng cố-dặn dò:
+Cho HS đọc lại bài, nêu nội dung chính
+ Nhận xét tiết học; dặn dò học ở nhà	
-2HS thực hiện trên bảng lớp
-Lớp nhận xét, bổ sung
-Các bạn nhỏ với trái đất hoà bình
-1HS đọc, lớp đọc thầm
-HS đọc nối tiếp (3 lượt) 
-2HS đọc từ khó, 1 HS đọc chú giải 
-HS đọc theo cặp, nối tiếp
*Làm việc cả lớp (vấn đáp)
-HS đọc thầm, trao đổi về câu hỏi 
-HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét bổ sung.
-HS nêu nội dung bài học: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân .
-HS luyện đọc; 2 dãy thi đọc diễn cảm
Và HTL
-1HS đọc bài, nêu nội dung bài
-Chuẩn bị bài sau: Một chuyên gia máy xúc
Toán : ÔN TẬP BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tt)
I.MỤC TIÊU:-Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng giảm đi bấy nhiêu lần)
-Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra bài cũ: 
May 8 cái áo hết 16m vải. Hỏi nếu may 10 cái áo như vậy hết bao nhiêu m vải?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu yêu cầu bài học
*HĐ1:Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ (nghịch)
a) Ví dụ: GV cho HS đọc ví dụ
- GV nêu một số câu hỏi – phân tích đề.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên
 b) Bài toán
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV nêu câu hỏi phân tích đề.
Giải bài toán bằng cách rút về đơn vị
-GV yêu cầu HS đọc lại đề bài, cho HS giải cách rút về đơn vị.
Giải bằng cách tìm tỉ số
-GV cho HS đọc lại đề.
-Yêu cầu HS giải cách tìm tỉ số.
*HDD2: Luyện tập – Thực hành
Bài 1: Làm việc cả lớp
-GV gọi HS đọc đề bài toán.
-GV cho HS tóm tắt và làm bài
Tóm tắt: 7 ngày : 10 người
	5 ngày : ... người ?
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 2:- Luyện thêm cho HS K,G
-GV cho HS tóm tắt và làm bài
Tóm tắt
	 120 người : 20 ngày
	 150 người : ... ngày ?
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
C- Củng cố-dăn dò:
-GV tổng kết, nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
-1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lần lượt nhắc lại.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trả lời.
-HS đọc lại đề bài
-Trình bày như C1 trong SGK/21.
-Trình bày như C2 trong SGK/21.
-1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm đề bài 
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Để làm xong công việc trong 1 ngày thì cần số người là: 10 x 7 = 70 (người)
 Để làm xong công việc trong 5 ngày thì cần số người là: 70 : 5 = 14 (người)
	 Đáp số: 14 người
Bài giải
Để ăn hết số gạo đó trong 1 ngày thì cần số người là: 120 x 20 = 2400 (người)
Số ngày 150 người ăn hết số gạo đó là:2400 : 150 = 16 (ngày)
	Đáp số: 16 ngày.
Luyện tập chung
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi tường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nỗi bật để tả ngôi trường.
-Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Những ghi chép của học sinh khi quan sát một cơn mưa 
-Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra: 
-Kiểm tra 2HS
-GV chấm vở HS; nhận xét chung 
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài 1
-Cho HS đọc yêu cầu BT1 
-GV giao việc: Các em xem lại 1 lượt các ý đã ghi chép được khi quan sát trường học; sắp xếp các ý đó thành một dàn ý chi tiết (GV phát 4 tờ phiếu cho 4 HS)
-Cho 1 HS trình bày những điều đã quan sát được 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét bổ sung ý thành dàn bài hoàn chỉnh 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài 2
Cho HS đọc yêu cầu của BT2 
GV giao việc: chọn một phần của dàn bài vừa làm chuyển thành một đoạn văn hoàn chỉnh 
*GV lưu ý: Các em nên chọn một phần ở thân bài 
-Cho HS viết bài và trình bày kết quả 
GV nhận xét, khen những HS viết đoạn văn hay 
*Ví dụ Đoạn văn tả sân trường: 
 Sân trường em không rộng lắm nhưng cũng đủ chỗ cho chúng em vui đùa, chảy nhảy, tập thể dục trong giờ ra chơi. Từ cổng nhìn vào, những hàng cây thẳng tắp. Những tán lá bàng tỏa rộng che mát sân trường. Ở giữa sân trường là cột cờ. Trên đỉnh cột cờ là lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trước gió. Sát hai bên tường là hai dãy ghế đá. Giờ ra chơi, các bạn thường ngồi trên ghế để trò chuyện hoặc đọc sách. 
C-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học . 
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn 
2 HS đọc lại kết quả quan sát cảnh trường học của mình 
*Làm việc cả lớp
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
HS làm việc cá nhân, 4HS làm vào phiếu khổ to dán bài của mình lên bảng 
-Lớp nhận xét và bổ sung 
*Làm việc cá nhân
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe
-HS chọn đoạn dàn bài 
HS làm việc cá nhân 
-Mỗi em viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Một số em đọc đoạn văn của mình 
-Lớp nhận xét 
Chuẩn bị bài sau: Tả cảnh (kiểm tra viết)
Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. MỤC TIÊU: Luyện HS:
-Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi tường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nỗi bật để tả ngôi trường.
 -Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
II.ĐÒ DÙNG DẠY HỌC: VBT tiếng việt
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Hướng dẫn HS luyện tập:
Luyện cho HS biết lập dàn ý bài văn tả ngôi trường.
-GV hướng dẫn HS lập dàn ý :
-Cho thảo luận nhóm đôi trình bày:
-Em hãy nêu cách mở bài tả ngôi trường em ?
 -Cho HS nêu khi tả phần thân bài ,kết bài
-Cho Hs viết một đoạn văn theo dàn ý.
B.Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét tiết học, dặn dò bài sau.
a) Mở bài:
-Giói thiêu ngôi trường em học
+ Tên gì? Ở đâu ? Em đến trường vào buổi nào?
b) Thân bài:Tả theo thứ tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong.
* Đặc điểm nổi bậc của ngôi trường khi nhìn từ ngoài vào:
-Cổng trường bằng sắt, cột hai bên to.
-Bờ tường cao, dài.
*Tả bao quát: 
-Trường xây cất bằng gì? Mái lợp bằng gì?
-Đặc điểm :ẩm thấp hay cao ráo, khang trang ?
*Chi tiết:
-Sân trường: Làm bằng xi măng; ở giữa là cột cờ ; phượng và bàng được trồng xen kẽ, dưới mỗi gốc có đặt băng đá.
-Lớp học, cách trang trí mỗi phòng,
-Cảnh HS ra chơi, sinh hoạt của GV,
c)Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường. 
-HS làm bài vào VBT.
 Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2014
Toán:	 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút vè đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra bài cũ: 
Bốn người sửa xong đoạn đê trong 6 ngày. Nếu có 12 người sửa thì sẽ mất mấy ngày (biết mức làm của mỗi người như nhau).
-GV nhận xét và ghi điểm .
B-Bài mới: Giới thiệu bài, nêu y/c bài học
*Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: - GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt: 3000 đồng : 25 quyển
 1500 đồng : ... quyển ?
-GV yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
3 người : 800000 đồng/người/tháng
4 người : ... đồng/người/tháng ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Cho HS khá, giỏi luyện thêm. 
-GV khuyến khích HS làm bằng 2 cách
C- Củng cố-dăn dò:
-GV tổng kết, nhận xét tiết học.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
*Làm bài cá nhânHS đọc lại đề bài
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
-HS làm bài, theo hai cách như sau:
Cách 1: Người đó có số tiền là:
3000 x 25 = 75000 (đồng)
Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì mua được số vở là: 75000 : 15 = 50 (quyển)
	 Đáp số: 50 quyển.
Cách 2: 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000 : 1500 = 2 (lần)
Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì mua được số vở là: 25 x 2 = 50 (quyển)
	 Đáp số: 50 quyển.
*Làm bài cá nhân trên bảngHS 
-Tương tự bài 1
Bài giải
Tổng thu nhập của gia đình đó là:
800000 x 3 = 2400000 (đồng)
Khi có thêm một người con thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người là:
2400000 : 4 = 600000 (đồng)
Như vậy, bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người đã giảm là: 800000 – 600000 = 200000 (đ)
	Đáp số: 200000 đồng
*Làm bài cá nhân vở BT 
-HS làm bài vào vở, chữa bài
Đáp số: 105m 
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
Luyện tập Toán:	 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút vè đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Hướng dẫn HS luyện tâp VBT
Bài 1:Cho HS tự làm bài VBT 
-Cho Hoạt động cá nhân
Bài 2:Cho HS đoc đề và tóm tắt đề.
-Cho HS hoạt động cá nhân 
Bai 3,4 : Cho HS tự làm bài VBT
- GV thu chấm nhận xét.
B. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng giải , Lớp làm VBT
 Tổng số phần băng nhau là: 1+2 = 3 ( phần)
Số HS nam của trường là:(36 : 3)x 1 = 12 (hs)
Số HS nữ của trường là: 36 – 12 = 24 (hs)
 Đáp số: 12 hs và 24 hs
Bài 2: 1 HS lên bảng trình bày, lớp làm bài VBT
Hiệu số phần bằng nhau là: 3-2 = 1( phần)
Chiều dài mảnh đất là:(10 : 1) x 3 = 30 (m)
Chiều rộng mảnh đất là: 30 – 10 = 20 (m)
Chu vi mảnh đất là : (30 + 20) x 2=100(m) 
 Đáp số: 100m
Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2014
Tập làm văn: TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I.MỤC TIÊU:-Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần (Mở bài , thân bài, kết bài) thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
-Diễn đạt thành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Vở bài tập TV1; dàn ý bài văn tả cơn mưa.
-2 tờ giấy khổ to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị dàn ý tả cảnh của HS 
 *GV nhận xét 
B-Bài mới: Giới thiệu bài; nêu yêu cầu bài học *HĐ 1: Hướng dẫn HS phân tích, chọn đề bài:
-GV nêu yêu cầu: Đây là lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh vì vậy các em đọc kĩ một các đề bài ghi trên bảng và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi (GV ghi lên bảng các đề bài để HS tự chọn)
-Cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của từng đề
-GV gọi HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh và các trình bày bài làm
*HĐ 2: HS làm bài kiểm tra 
-GV giao việc: các em chọn 1 đề và dựa vào dàn ý đã lập để viết thành bài văn tả cảnh theo yêu cầu.
-GV tạo điều kiện cho HS làm bài vào vở
*HĐ 3: Thu bài, nhận xét
-GV thu bài, nhận xét và tuyên dương
*GV đọc vài đoạn văn mẫu và cho HS nhận xét
C-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học 
Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết TLV sau 
-2 HS đọc dàn ý của mình 
-Lớp nhận xét 
*Hoạt động cả lớp
-HS lắng nghe
-1HS đọc đề bài nêu y/c
-HS phát biểu ý kiến 
-Một s

File đính kèm:

  • docGiao an T4.doc