Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I. MỤC TIÊU:

 Sau bài học, HS :

 - Kể được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.

 - Nêu được tác hại của việc phá rừng.

 - Có ý thức bảo vệ rừng.

* Mục tiêu của HSKT

- HS quan sát tranh

- HS có ý thức trong giờ học

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh SGK.

 - SGK, vở ghi đầu bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định tổ chức: (1’)

 - Sĩ số 35, vắng .

 

doc48 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 : 200 = 30 (cm)
 Đáp số : 30cm
HS chép bài vào vở
Bài 3:( 10')
- HS đọc đề bài và quan sát hình.
+ Để tính được chu vi và diện tích của mảnh đất có dạng như trên chúng ta cần biết những gì ?
- Chúng ta cần biết độ dài các cạnh của mảnh đất trong thực tế sau đó mới tính được chu vi và diện tích của nó.
+Mảnh đất có dạng phức tạp nên để tính được diện tích của nó ta phảI làm thế nào?
 - chia thành một hình chữ nhật và một tam giác vuông (như hình vẽ)
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Độ dài cạnh AB trong thực tế là:
1000 5= 5000 (cm); 5000cm = 50m
Độ dài của cạnh BC trong thực tế là:
1000 2,5 = 2500 (cm); 2500cm = 25m
Độ dài của cạnh CD trong thực tế.
1000 3= 3000 (cm); 3000cm = 30m
Độ dài của cạnh DE trong thực tế.
1000 4= 4000 (cm); 4000cm = 40m
Chu vi của mảnh đất là:
50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m)
Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật ABCE
50 25 = 1250 (m2)
Diện tích của phần đất hình tam giác CDE là
30 40 : 2 = 600(m2)
Diện tích cả mảnh đất hình ABCDE là:
1250 + 600 = 1850(m2)
Đáp số : Chu vi 170m; 
diện tích 1850m2
HS đọc số, chép bài vòa vở
- GV nhận xét bài làm và đánh giá bài của HS.
4. Củng cố - dặn dò:( 2')
+ Nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật? 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=================================
Kể chuyện
Tiết 33: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể, ý nghĩa hành động, việc làm của gia đình, nhà trường và xã hội trong truyện.
2. Kỹ năng:
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn.
3. Thái độ:
- HS có ý thức đọc truyện, nghe truyện.
* Mục tiêu của HSKT
- HS lắng nghe kể chuyện
- HS có ý thức trong giờ học
II. CHUẨN BỊ
- HS và GV chuẩn bị một số truyện có nội dung như đề bài.
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. ổn định tổ chức: (1') Sĩ số: 35 - Vắng:
Hoạt động cảu thầy
Hoạt động của trò
HSKT
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Kể lại câu chuyện: Nhà vô địch.
- Nêu ý nghĩa của truyện?
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: (1') Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
b. Hướng dẫn kể chuyện
a, Tìm hiểu đề bài:( 8')
- Câu chuyện khen ngợi Tôm, Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phầm chất đáng quý.
HS lắng nghe
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: được nghe, đã đọc, gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, trẻ em thực hiện bổn phận.
2 HS đọc đề bài kể chuyện.
- Phân tích: Các em có thể kể câu chuyện về gia đình, nhà trường và xã hội thực hiện quyền trẻ em hoặc câu chuyện về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng
- Gọi HS giới thiệu những câu chuyện mà mình đã chuẩn bị, khuyến khích HS kể chuyện về những người thật, việc thật mà em được đọc qua các câu chuyện hay xem trên truyền hình.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu. Ví dụ:
+ Em xin kể câu chuyện về các bác ở khu phố chuẩn bị ngày lễ Trung thu cho trẻ em ở khu phố em.
+ Em xin kể chuyện các bác trong hội khuyến học ở khu tập thể nơi em ở đi vận động quỹ khuyến học để mua phần thưởng cho HS giỏi và HS nghèo vượt khó...
HS lắng nghe
c, Kể trong nhóm:( 8')
- HS thực hành kể trong nhóm.
4 HS ngồi cùng bàn tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- GV đi hướng dẫn từng nhóm yếu. Gợi ý HS cách làm việc.
+ Giới thiệu truyện.
+ Kể những chi tiết, hành động của nhân vật có nội dung như yêu cầu.
+ Nêu cảm nghĩ của mình khi được nghe, được đọc câu chuyện này.
d, Kể trước lớp. (15')
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gợi ý HS dưới lớp hỏi lại bạn ý nghĩa của câu truyện, cảm xúc của bạn về việc làm đó.
- Nhận xét, tổ chức bình chọn HS có câu chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
4. Củng cố, dặn dò:( 2')
+ Những câu chuyện hôm nay các em kể có nội dung gì? Em học tập được gì từ những gương người có việc làm tốt đó?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các bạn kể cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
- 5 đến 7 HS thi kể chuyện.
- HS nêu
HS lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:
.
============================
Ngày soạn: 4/5/2018
Ngày giảng:Thứ năm, 
Luyện toán
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
=========================
Tập đọc
Tiết 66: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung của bài: Bài thơ là lời người cha muôn nói với con: khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: sang năm, lon ton, lớn khôn, giành lấy...
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ, thể hiện được tâm trạng của bạn nhỏ. .
3. Thái độ: Tự giác học thuộc lòng bài thơ.
* Mục tiêu của HSKT
- HS đọc từ theo GV
- HS có ý thức trong giờ học
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ ghi sẵn câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức ( 1') 
- SĨ số 35, vắng.. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh đọc bài: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Trẻ em có những quyền gì?
+ Trẻ em có những bổn phận gì?
+ Bài nói lên điều gì?
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Sang năm con lên bảy.
b. Luyện đọc:( 10') 
,Đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc toàn bài.
-> GV chia đoạn
- Đ1: Sang năm con...muôn loài với con.
- Đ2: Mai rồi con...chuyện ngày xưa.
- Đ3: Đi qua thời ...hai bàn tay con.
- Quyền được chăm sóc, bảo vệ, học tập và vui chơi.
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,...
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
HS lắng nghe
- Nêu theo suy nghĩ riêng của từng em.
1 HS đọc
Đọc nối tiếp đoạn
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1.
 3 HS đọc nối tiếp lần 1
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú giải.
 - HS đọc thầm chú giải.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ khó.
3 HS đọc nối tiếp lần 2 
- HS tìm nghĩa từ khó.
HS đọc từ theo GV
- Gọi S đọc nối tiếp lần 3.
 HS đọc nối tiếp lượt 3.+ nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá bài của tuyên dương
- Luyện đọc trong nhóm
 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- HS lắng nghe.
c. Tìm hiểu bài: ( 13')
- Yêu cầu các em đọc thầm lại bài.
+ Em có nhận xét gì về thế giới tuổi thơ?
- Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp.
+ Những câu thơ nào trong bài thơ cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Những câu thơ:
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
- Tuổi thơ rất vui và đẹp. Khi đó chúng ta ngây thơ hồn nhiên. Chúng ta tin rằng có thể nói chuyện với cây cối, con vật tin rằng những câu chuyện cổ là có thật. Niềm tin ngây thơ đó đã tạo nên hạnh phúc trong tâm hồn trẻ thơ.
HS lắng nghe
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi ngược lại với tất cả những gì mà trẻ em cảm nhận:
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa 
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
+ Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời thật, phải tìm hạnh phúc từ cuộc sống khó khăn, bằng chính bàn tay của mình.
+ Bài thơ là lời của ai nói với ai?
- Bài thơ là lời của cha nói với con.
+ Qua bài thơ người cha muốn nói gì với con?
- Người cha muốn nói với con: khi lớn lên, giã từ thế giới tuổi thơ, thế giới của những câu chuyện cổ tích con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự, hạnh phúc thật khó khăn nhưng do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
HS lắng nghe
- GV giảng: Điều người cha muốn nói với con chính là nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
d. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
( 8')
- Đọc lại cả bài.
+ Nêu giọng đọc toàn bài?
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2
+ Treo bảng phụ viết đoạn thơ.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
Sang năm con lên bảy
Cha đưa con tới trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
Mai rồi/ con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa.
Chuyện ngày xưa, ngày xửa,
Chỉ là chuyện ngày xưa.
HS lắng nghe
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét đánh giá bài của HS.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng bài thơ.
- HS tự học thuộc lòng.
 - 5 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ (3 lượt).
 3 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
Nhận xét đánh giá bài của 
4. Củng cố, dặn dò:( 2')
+Bài thơ cho em biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ; chuẩn bị bài : Lớp học trên đường
- HS nêu
IV. Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=========================
.Tập làm văn
Tiết 65: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS: Ôn tập về văn tả người.
2. Kỹ năng:
- Ôn tập kỹ năng lập dàn ý cho bài văn tả người.
- Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người: trình bày rõ ràng, rành mạch, tự tin, tự nhiên
3. Thái độ: Sử dụng từ đặt câu hay
II. ĐỒ DÙNG
Giấy khổ to và bút dạ (hoặc bảng nhóm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức: ( 1') 
 Sĩ số 35, Vắng:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
- Gọi học sinh đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
- HS đọc
HS lắng nghe
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập văn tả người.
b. Nội dung:
Bài 1: 20'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
 Lập dàn ý chi tiết cho 1 trong các đề bài:
+ Em định tả ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết?
- Nối tiếp nhau nêu đề bài mình chọn.
- Yêu cầu học sinh đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu học sinh tự lập dàn ý.
- Học sinh làm bài – đọc - nhận xét.
- Gợi ý học sinh: Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.
Ví dụ:1. Dàn ý bài văn tả cô giáo:
1. Mở bài: Năm nay em đã học lớp 5. Em vẫn nhớ mãi về cô Vân. Cô giáo dạy em hồi lớp 1.
2. Thân bài:
+ Cô Vân vừa mới ra trường.
+ Dáng người cô tròn lẳn.
+ Làn tóc mượt, xoã ngang lưng.
+ Khuôn mặt tròn, trắng hồng.
+ Đôi mắt to, đen láy thật ấn tượng.
+ Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà.
+ Giọng nói của cô ngọt ngào, dễ nghe.
+ Cô kể chuyện rất hay.
+ Cô luôn để ý uốn nắn cho chúng em từng con số, nét chữ.
+ Cô chăm sóc chúng em từng bữa ăn, giấc ngủ.
3. Kết bài: Em đã theo bố mẹ ra thành phố học nhưng hè nào em cũng muốn về quê để thăm cô Vân.
HS lắng nghe
Bài 2: 10'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
- Tổ chức cho học sinh hoạt động trong nhóm. Gợi ý học sinh: Chọn đoạn em trình bày, sau đó từ các ý đã nêu trong dàn bài, em nói thành câu, giữa các câu có sự liên kết về ý.
Trình bày miệng 1 đoạn trong bài văn:
- Học sinh chon đoạn trình bày – nhận xét.
HS lắng nghe
4. Củng cố kiến thức: 4'
- Nêu cấu tạo bài văn tả người?
- Nhận xét tiết học.
- Gồm 3 phần:
1. Mở bài: giới thiệu người cần tả.
2. Thân bài:
- Tả ngoại hình:
- Tả tính tình, hoạt động:
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người mình tả.
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
========================
Toán
Tiết 164: MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐẶC BIỆT ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Giúp HS: Hệ thống hoá một số dạng toán có lời văn đặc biệt đã học.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện giải các bài toán có lời văn ở lớp 5.
3. Thái độ:
- Rèn cho HS tính cẩn thận khi làm bài.
* Mục tiêu của HSKT
- HS đọc số theo GV
- HS có ý thức trong giờ học
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức( 1'):
- Sĩ số 35, vắng..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
2. Kiểm tra bài cũ:( 5')
- Làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, đánh giá bài của HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:( 1')
- GV : Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về một số dạng toán có lời văn đã học ở lớp 5.
b. Tổng hợp một số dạng toán đã học:
( 10')
- HS làm bài
HS quan sát
+ Em hãy kể tên các dạng toán có lời văn đặc biệt mà em đã được học?
- GV: Chúng ta sẽ lần lượt ôn tập về cách giải các bài toán trên.
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:( 6') 
1. Tìm số trung bình cộng.
2. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
4. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
5. Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
6. Bài toán về tỉ số phần trăm.
7. Bài toán về chuyển động đều.
8. Bài toán có nội dung hình học.
- 1 HS đọc đề toán.
Tóm tắt:
Giờ thứ nhất: 12 km
Giờ thứ hai: 18 km
Giờ thứ ba: S 2giờ đầu
1 giờ:  km?
HS lắng nghe
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki- lô- mét làm thế nào?
- Lấy tổng độ dài quãng đường đi trong 3 giờ chia cho 3
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường là
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được là:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
 Đáp số : 15km
HS đọc số, chép bài vào vở
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi sau đó tự kiểm tra bài của mình.
+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
- Muốn tính trung bình cộng của các số ta tính tổng các số đó rồi lấy tổng chia cho số hạng của tổng.
Bài 2:( 8')
- 1 HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
P: 120 m
a - b: 10 m
S:?
+ Muốn tìm diện tích mảnh đất đó ta làm thế nào?
- S = a b
+ Muốn tìm diện tích mảnh đất đó ta cần phải tìm gì trước?
- Tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh đất.
+ Tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là đi giải loại toán nào?
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật (hay tổng chiều dài và chiều rộng) hình chữ nhật là:
120 : 2 = 60 (m)
Chiều rộng của mảnh đất là:
(60 - 10) : 2 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh đất là:
25 + 10 = 35 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
25 35 = 875 (m2)
 Đáp số : 875 m2
HS đọc số, chép bài vào vở
1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi sau đó tự kiểm tra bài của mình.
+ Nêu lại cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
- HS nêu
Bài 3:( 7')
- 1 HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
3,2 cm2: 22,4 g
4,5 cm2:? Gam
+ Nêu cách giải bài toán?
- 1 HS nêu
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Khối kim loại 4,5cm3 cân nặng là:
22,4 : 3,2 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số : 31,5g
HS chép bài vào vở
- GV nhận xét và đánh giá bài của HS.
- HS nhận xét.
- Em đã vận dụng dạng toán nào để làm bài tập này?
4. Củng cố - dặn dò:( 2')
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- .. dạng tìm tỉ số.
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
KHOA HỌC
Tiết 66: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS: 
 - Nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
 - Phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
* Mục tiêu của HSKT
- HS quan sát tranh
- HS có ý thức trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh SGK.
 - SGK, vở ghi đầu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 - Sĩ số 35 HS - Vắng:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HSKT
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- Những nguyên nhân nào dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
- Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Nêu biện pháp hạn chế những hậu quả đó.
- GV nhận xét, 
3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài: (1’)
- GV giới thiệu bài: Con người là nguyên nhân chính gây nên việc rừng bị tàn phá trong khi rừng cung cấp cho con người rất nhiều tài nguyên phục vụ cho lợi ích của bản thân con người cũng như cộng đồng. Với môi trường đất thì sao? Con người đã làm gì mà môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá? Các em cùng học bài hôm nay để tìm hiểu rõ hơn vấn đề đó. 
- Ghi đầu bài lên bảng.
b. Hoạt động 1: (15’) Nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
* Mục tiêu: HS biết nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 (136), thảo luận cặp đôi (5phút) và trả lời 2 câu hỏi mục “Quan sát” SGK.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
? Hình 1 và 2 con người sử dụng đất trồng vào những việc gì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS.
* Liên hệ:
? Ở địa phương em, nhu cầu về sử dụng đất thay đổi như thế nào?
+ Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
- Nhận xét.
* Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích để ở hơn. Ngoài ra, ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đời sống của con người được nâng cao cũng cần diện tích đất vào trong những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông... Do đó, diện tích đất trồng đang ngày càng bị thu hẹp.
c. Hoạt động 2: (14’) Nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.s
* Mục tiêu: HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị suy thoái.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 (137), suy nghĩ và trả lời câu hỏi SGK (137).
? Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,... đối với môi trường đất.
? Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
? Em còn biết những nguyên nhân nào làm cho môi trường đất bị suy thoái?
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS.
- Gọi HS nêu nội dung mục “Bạn cần biết” SGK (137).
4. Củng cố kiến thức: 4’
- Nêu hậu quả của nạn phá rừng?
- Cần làm gì để phòng tránh nạn phá rừng?
- Nhận xét tiết học.
- Con người khai thác. 
- Cháy rừng.
- Đất bị xói mòn, bạc màu.
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_hu.doc