Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thực hành các phép tính cộng, từ, nhân, chia với các số đo thời gian.

- Giải bài toán có liên quan đến số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng nhóm, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1'

Sĩ số 27 vắng:.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................................................................... ============================
Ngày soạn: 30-4-2019
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2019
Luyện từ và câu
Tiết 64: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu hai chấm)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm.
- Thực hành sử dụng dấu hai chấm.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số 27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh lên bảng đặt 1 câu có dấu phẩy và nêu tác dụng của dấu phẩy đó.
- Đúng 7 giờ, lớp em đi lao động.
=>Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về dấu câu.
b. Nội dung:
Bài 1: 8'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
 Trong mỗi trường hợp dấu hai chấm được dùng làm gì?
+ Gọi học sinh đọc câu văn và suy nghĩa làm bài.
a, Một chú công an vỗ vai em:
 - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
=>Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b, Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
=>Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Dấu hai chấm dùng để làm gì?
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng trước nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật?
- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
Bài 2: 10'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
 Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong khổ thơ, câu văn.
- Yêu cầu học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, Thằng giặc cuống cả chân
 Nhăn nhó kêu rối rít:
+ Giải thích vì sao dặt dấu 2 chấm vào chỗ đó?
 - Đồng ý là tao chết
=>Vì câu sau là câu nói trực tiếp của nhân vật nên dấu hai chấm phải được đặt ở cuối câu trước.
b, Tôi đã ngửa cổ...cầu xin: "Bay đi diều ơi, Bay đi"
=>Vì câu sau là lời nói trực tiếp của nhân vật nên dấu phẩy phải được đặt ở cuối câu trước.
c, Từ Đèo Ngang ... thiên nhiên kì vĩ: Phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía Đông là...
=>Vì bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài 3: 8'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Gọi học sinh đọc mẩu chuyện: Chỉ vì quên một dấu câu và hiểu nghĩa từ SGK.
- Tổ chức cho học sinh làm bài tập theo cặp.
- Các nhóm làm bài – đại diện trinh bày – nhận xét.
+ Người bán hàng hiểu lầm ý của khách là "nếu còn chỗ trên thiên đàng" nên ghi trong băng khăn tang "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng"
 + Để người bán hàng khỏi bị hiểu lầm, ông khách cần ghi thêm dấu hai chấm vào câu như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: 
 Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
- Dấu hai chấm có tác dụng gì? 
- Nhận xét tiết học.
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng trước nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ===================================
Tập làm văn
Tiết 64: TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thực hành viết bài văn tả cảnh.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài mà HS lựa chọn, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách sử dụng nhiều giác quan khi quan sát, biết cách dùng các từ ngữ, hình ảnh so sánh nhân hoá thể hiện được vẻ đẹp của cảnh và tình cảm của mình đối với cảnh vật. Diễn đạt tốt, mạch lạc.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết văn
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	Sĩ số 27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Kiểm tra giấy bút của học sinh.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Tả cảnh
b. Nội dung: 30’
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn 4 đề văn.
- Gọi học sinh đọc.
Lưu ý: Các em đã học về cấu tạo của văn tả cảnh, luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp, cách kết bài mở rộng, tự nhiên. Từ các kĩ năng đó. Em hãy viết bài văn tả cảnh.
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- Học sinh viết bài.
- Gv thu bài – nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 1’
- Nêu cầu tạo bài văn tả cảnh?
- Gồm 3 phần:
1. Mở bài: giới thiệu bao quát cảnh cần tả.
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- Nhận xét giờ học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ==========================
Toán 
Tiết 159: ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tính chu vi và diện tích của các hình đã học.
2. Kĩ năng: Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành giải các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	Sĩ số 27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian?
- Nhận xét – đánh giá.
 - Cộng, trừ, nhân, chia giống như số tự nhiên, chỉ thêm đơn vị vào kết quả từng loại.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về tính chu vi, diện tích 1 số hình.
b. Nội dung:
Ôn tập về công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học: 8'
- Các nhóm nêu công thức tính chu vi và diện tích của các hình đã học.
- Diện tích hình chữ nhất: dài x rộng.
- Chu vi hình chữ nhật : (dài + rộng) x 2
- Diện tích hình vuông: a x a
- Chu vi hình vuông : a x 4 
- Diện tích hình tam giác: a x h : 2
- Chu vi hình tam giác: a + b + c 
Luyện tập:
Bài 1: 7'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
 Chiều dài : 120m
 Chiều rộng : dài
 a, P :... ?m
 b, S : ... ?m2 ; ... ?ha
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Chiều rộng của khu vườn là:
120 = 80(m)
a, Chu vi của khu vườn là:
(120 + 80) 2 = 400(m)
b, Diện tích của khu vườn là:
12080 = 9600(m2)
9600m2 = 0,96ha
 Đáp số: a, 400m; 
 b, 9600m2, 0,96ha
+ Nêu cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật?
P = (a + b) x 2; S = a x b
Bài 2: 7'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào?
+ Hãy giải thích tỉ lệ này?
- Tỉ lệ 1: 1000
- Nghĩa là 1cm trên bản đồ thì trên thực tế bằng 1000cm
+ Muốn tính được diện tích của mảnh đất trước hết chúng ta phải tính được gì?
- Cần tính được các kích thước của mảnh đất trong thực tế.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Đáy lớn của mảnh đất đó là:
5 1000 = 5000(cm) = 50m
Đáy nhỏ của mảnh đất đó là:
3 1000 = 3000(cm) = 30m
Chiều cao của mảnh đất đó là
2 1000 = 2000(cm) = 20m
Diện tích của mảnh đất hình thang là :
(30 + 50) 20 : 2 = 800(m2)
 Đáp số: 800m2
Bài 3: 8'
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài -1 học sinh làm bảng phụ.
+ Nêu cách tính diện tích hình tròn?
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Diện tích hình vuông ABCD bằng diện tích 4 tam giác có diện tích bằng diện tích tam giác AOB và bằng:
(4 4 : 2) 4 = 32(cm2)
Diện tích của hình tròn tâm O là:
4 4 3,14 = 50,24(cm2)
Diện tích của phần hình tròn tô màu là :
 50,24 – 32 = 18,24(cm2)
 Đáp số : 32cm2 ; 18,24cm2
- Lấy bán kính nhân bán kính nhân 3,14
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Nêu cách tính độ dài thật khi đã biết tỉ lệ bản đồ?
+ Nhận xét giờ học.
- Lấy độ dài thu nhỏ nhân tỉ lệ bản đồ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ============================
SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nhận ra những ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục.
- Có biện pháp phù hợp giúp học sinh thực hiện tốt hơn.
- Có ý thức học và tinh thần tự quản tốt.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng theo dõi tình hình lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
	- Kiểm tra sĩ số: 27 HS, vắng..............
2. Nhận xét:
* Ưu điểm: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Nhược điểm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần tới:
+ Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Giữ gìn vệ sinh trường lớp.
+ Có ý thức thực hiện tốt ATGT, ANVSTP.
+ Phòng tranh tai nạn thương tích, đuối nước
==========================
Ngày soạn: 1- 5-2019
Ngày giảng: Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2019
Tập đọc
Tiết 64: NHỮNG CÁNH BUỒM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: rực rỡ, rả rích, chắc nịch, lênh khênh...
- Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ là cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với người con.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: Xây dựng cho học sinh biết ước mơ vươn tới tương lai tốt đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh đọc bài: Út Vịnh 
- Đoạn đường sắt nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
- Em học tập được Út Vịnh điều gì?
- Nhận xét – đánh giá.
- Lúc thì tảng đã nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.
- Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Những cánh buồm.
b. Nội dung:
Luyện đọc: 10'
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: Mỗi khổ thơ là 1 đoạn.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn cách đọc câu văn dài.
 Con bỗng lắc tay cha / khẽ hỏi:
 “Cha ơi!
 Sao xa kia chỉ thấy nước / thấy trời
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chú giải SGK.
- Gọi học sinh đọc nói tiếp đoạn lần 2 kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ SGK.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 3 – nhận xét.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm – nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn.
Tìm hiểu bài: 10'
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài.
+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển?
- Sau trận mưa đêm; bầu trời và bãi biển như vừa gột rửa. Mặt trời nhuộm hồng tất cả bằng những tia nắng rực rỡ, cát mịn, biển xanh lơ. Hai cha con dạo chơi trên bãi biển. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, bóng tròn, chắc nịch.
+ Em hãy đọc những câu thơ thể hiện cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
- Những câu thơ:
Con: Cha ơi!
 Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
 Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha: 
 Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
 Sẽ có cây, có cửa, có nhà.
 Những nơi đó cha chưa hề đi đến.
Con: Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi.....
+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con bằng lời của em.
- Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng. Bỗng cậu bé lắc tay cha khẽ hỏi: “Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người? Người cha mỉm cười bảo: “ Cứ theo cánh buồm kia đi mãi sẽ thấy cây, thấy cửa, thấy nhà. Những nơi đó cha cũng chưa hề đi đến”,....
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
- Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, được nhìn thấy cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.
+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
- Ước mơ của người con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
+ Nêu nội dung chính của bài?
- Bài thơ ca ngợi cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.
Luyện đọc diễn cảm - học thuộc lòng: 7'
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Nêu giọng đọc toàn bài?
- Giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người con với người cha.
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn khổ thơ – Nêu những từ cần nhấn giọng?
Sau trận mưa đểm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà.
Những nơi đó cha chưa hề đi đến.
+ Gọi học sinh thể hiện lại.
+ Yêu cầu học sinh nhẩm lại đoạn thơ theo nhóm.
+ Gọi đại diện nhóm đọc – nhận xét.
+ Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
4. Củng cố, dặn dò: 3'
+ Em có nhận xét gì về những câu hỏi của bạn nhỏ trong bài?
+ Hãy nói về mơ ước của mình?
+ Nhận xét tiết học.
- Bạn nhỏ muốn khám phá thế giới.
- Học sinh nói ước mơ của mình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. =================================
Toán 
Tiết 160: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh tính và giải toán có liên quan đến tính chu vi và diện tích của một số hình đã học.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY VÀ HỌC: 
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số 27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Kể tên các hình đã học?
- Nhận xét – đánh giá.
- Hình vuông hình tròn, hình tam giác, hình thang, hình chữ nhật, hình thoi,...
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập
b. Nội dung:
Bài 1: 8'
- Gọi học sinh đọc bài:
+ Nêu cách làm bài?
- Chúng ta phải tính được các số đo của sân bóng trong thực tế, sau đó mới tính chu vi và diện tích của sân bóng
 +Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Chiều dài sân bóng trong thực tế là:
11 1000 = 11000(cm) = 110m
Chiều rộng sân bóng trong thực tế là:
9 1000 = 9000(cm) = 90m
a, Chu vi của sân bóng là:
(110 + 90) 2 = 400(m)
b, Diện tích của sân bóng là:
110 90 = 9900(m2)
 Đáp số: 400m; 9900m2
+ Để giải được bài tập, con đã vận dụng kiến thức nào?
- Tỉ lệ bản đồ; chu vi; diện tích hình chữ nhật.
Bài 2: 7’
- Gọi học sinh đọc bài toán:
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài yêu cầu gì?
 P: 48m
 S:...?m2
+ Để tính được diện tích của hình vuông ta phải biết gì ?
- Biết số đo của cạnh
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Cạnh của hình vuông là :
48 : 4 = 12(m)
Diện tích của hình vuông là :
12 12 = 144(m2)
 Đáp số : 144m2
 +Nêu cahc tính diện tích hình vuông?
- Lấy số đo 1 cạnh nhân với chính nó.
Bài 3: 7’
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
Tóm tắt:
Chiều dài: 100m
Chiều rộng: dài
100m2: 55kg
+ Bài toán hỏi gì?
Thu: ...kg thóc?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
100 3 : 5 = 60(m)
Diện tích của thửa ruộng là:
100 60 = 6000(m2)
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng đó là:
6000 : 100 55 = 3300(kg)
 Đáp số: 3300kg
Bài 4: 6’
- Gọi học sinh đọc bài toán:
 +Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
Tóm tắt:
Đáy lớn: 12cm
Đáy bé: 8cm
S thang = S hình vuông: 10cm
h hình thang:...?cm
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Diện tích hình thang là:
10 10 = 100(cm2)
Chiều cao hình thang là:
100 : (12 + 8) 2 = 10(cm)
 Đáp số: 10cm
+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
- Tổng 2 đáy nhân chiều cao rồi chia 2 hay trung bình cộng 2 đáy nhân chiều cao.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Nêu cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật?
+ Nhận xét giờ học.
- Hình vuông: canh nhân cạnh.
- Hình chữ nhật: dái nhân rộng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ================================
Chính tả
Tiết 32: BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn thơ Ai về thăm mẹ quê ta .... Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm trong bài thơ Bầm ơi.
- Luyện viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
3. Thái độ: có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	Sĩ số 27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2.Kiểm tra bài cũ: 4'
- GV đọc cho học sinh viết: Huân chương Sao vàng; Huân chương Độc lập hạng Nhất.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Bầm ơi.
b. Nội dung:
Hướng dẫn viết chính tả: 19'
a, Trao đổi về nội dung bài thơ:
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
- Cảnh chiều đông mưa phùn gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.
+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_hu.doc
Giáo án liên quan