Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.

- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng trình bày.

3. Thái độ: có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài cây, con vật có ích.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Hình trang 124, 125, 126 - SGK. Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1'

Sĩ số: 27 vắng:.

 

doc49 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với 1 số thập phân ta nhân như nhân các số tự nhiên, đếm xem trong phần thập phân của cả 2 thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Muốn nhân 1 số thập phân với 10, 100, 1000,...ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải 1, 2, 3,... chữ số.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. =======================
Tập đọc
Tiết 62: BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
2. Kỹ năng: 
- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
3. Thái độ:
- Lòng biết ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- GD quốc phòng: Sự hi sinh của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa, Bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:( 1') 
 Sĩ số:27 Vắng:.......
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
2. Kiểm tra bài cũ: 
2HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo SGk
- HS1 đọc đoạn 1, 2 bài “ Công việc đầu tiên” 
+ Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
- HS2 đọc đoạn 2,3 bài “ Công việc đầu tiên” 
+ Qua việc rải truyền đơn lần đầu em thấy chị Út là người như thế nào? 
- GV nhận xét, đánh giá bài của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:(1')
b. Nôi dung
Luyện đọc:( 10')
- bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi dậy nghĩ cách giấu truyền đơn. 
- Chị út thông minh, dũng cảm, nghĩ ra cách để che mắt kẻ thù. 
- Gọi 1 hS đọc toàn bài.
1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu ..... nhớ thầm
- Đoạn 2: Tiếp ..... bấy nhiêu
- Đoạn 3: Tiêp .....sáu mươi
- Đoạn 4: Tiếp ....mẹ hiền
- HS đánh dấu vào SGK
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1: sửa lỗi phát âm, ngắt nhịp câu dài.
4 HS đọc bài theo thứ tự 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú giải.
- HS đọc thầm chú giải.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ
4 HS đọc 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần: nhận xét, đánh giá bài của HS.
4 HS đọc 
 - Yêu cầu HS đọc theo nhóm
- HS luyện đọc nhóm bàn
- GV đọc mẫu
Tìm hiểu bài:(13')
- Cho HS đọc khổ thơ 1, 2:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc.. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy lúa, mẹ run
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu tranh.
+Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+ Nội dung thứ nhất của bài tập đọc em vừa tìm hiểu là gì?
1. Tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
- Cho HS đọc khổ thơ 3, 4:
+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ? Nêu nghệ thuật sử dụng trong cách nói của anh chiến sĩ?
Anh đã dùng cách nói so sánh: 
Con đi trăm núi ngàn khe
...
Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi.
-> Cách dùng từ theo nghĩa chuyển chỉ số nhiều=>Cách nói của anh chiến sĩ đã làm yên lòng mẹ: mẹ ơi, mẹ đừng lo nhiều cho con. Những việc con đang làm không thể so sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà.
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
- Người mẹ của anh chiến sĩ là một người phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương, chịu khó
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
- Anh là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ
+Nội dung đoạn thứ 2 mà em vừa tìm hiểu là gì?
2. Cách nói của anh chiến sĩ để làm yên lòng mẹ.
+ Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.- Cho 1-2 HS đọc lại.
-Tình cảm thắm thiết sâu nặng của anh chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
Hướng dẫn đọc diễn cảm: (8')
- 4 HS nối tiếp đọc bài thơ.
+ Nêu giọng đọc toàn bài?
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Giọng trầm lắng, thiết tha, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con với mẹ...
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2 trong nhóm 2.
+ Tìm từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS tìm.
-Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
- GV nhận xét đánh giá bài của HS.
4. Củng cố, dặn dò:( 2')
 + Qua bài học con có nhận xét gì về anh chiến sĩ và người mẹ với anh chiến sĩ?
 - GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Út Vịnh.
- HS thi đọc.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất
- Tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
========================
Địa lý
Tiết 31: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh tiếp tục tìm hiểu về địa lí của địa phương để hiểu rõ hơn về quê hương mình.
2. Kĩ năng : rèn kĩ năng trình bày.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu quê hương.
- Học sinh phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với quê hương mình.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV : Bản đồ Quảng Ninh ( bản đồ Cẩm Phả)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	- Sĩ số: 27 vắng:..................
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Kể tên các châu lục và đại dương trên thế giới?
- Nhận xét – đánh giá.
- Gồm 4 đại dương : Ấn Độ Dương ; Thái Bình Dương ; Bắc Băng Dương ; Đại Tây Dương.
- Gồm 6 châu lục: Á ; Âu ; Phi ; Mĩ ; Nam Cực, Đại Dương 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1’) Địa lí địa phương.
b. Nội dung:
Tìm hiểu về thị xã Cẩm Phả: 30’
- GV giới thiệu cho học sinh biết:
a, Đặc điểm tự nhiên:
- Cẩm Phả cách Hà Nội hơn 200km về phía đông bắc và cạnh thành phố Hạ Long. Phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía đông giáp huyện Vân Ðồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là biển Đông.
- Thị xã Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623. Tính từ tây sang đông, 13 phường của thị xã nằm dọc trên quốc lộ 18A và 3 xã Dương Huy, Cộng Hoà, Cẩm Hải. 
- Địa hình đồi núi. Núi non chiếm 55,4% diện tích. (Trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi chính là vùng vịnh Bái Tử Long xinh đẹp. Cẩm Phả có một số di tích và thắng cảnh rất nổi tiếng như đền Cửa Ông, đảo Rều (đảo Khỉ), đảo Thẻ Vàng, Hòn Hai, di tích Vũng Đục, động Hang Hanh,...
b, Dân số
- Cẩm Phả có 176.005 người (30/7/2010) với mật độ dân cư: 517 người/km². Hầu hết là người Kinh (95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%). Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dân số Cẩm Phả có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ.
c, Tình hình phát triển kinh tế:
 Các nguồn tài nguyên:
- Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh. Chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Chính vì vậy mà kinh tế chủ yếu ở thị xã Cẩm Phả là sản xuất than. Ðây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thị xã chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất.
- Cẩm Phả có vùng núi đá vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Cẩm Phả có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp.
- Cảng Cửa Ông là cảng nước sâu và có thể tiếp nhận các tàu có sức chứa 5-7 vạn tấn vào cảng tiếp nhận hàng. Ngoài biển, Cẩm Phả còn có cảng nổi như Hòn Nét, là điểm bốc rót hàng triệu tấn than hàng năm phục vụ cho xuất khẩu. Ngoài ra còn có các cảng lẻ như Km6, 10-10, Khe dây, Cẩm Y... cũng là các cảng lẻ phục vụ cho việc bốc rót than cho nội địa và vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng...
- Trong tương lai Thị xã Cẩm Phả sẽ trở hành một khu công nghiệp điện. Tổng công suất đạt trên 3.000MW. Hiện nay, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh) có công suất 300MW đã được xây dựng từ năm 2006 và đến tháng 4 năm 2009 sẽ phát điện. Tiếp theo là Dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 2 có công suất tương đương trên cơ sở mở rộng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả đã được khởi công xây dựng vào cuối năm 2007. Ngoài ra, tại phường Mông Dương sẽ xây dựng 02 nhà máy nhiệt điện khác có tổng công suất 2400MW, tại Phường Cẩm Thịnh sẽ có dự án Nhà máy điện Cẩm Thịnh với công suất 400MW- 450MW.
- Nhà máy xi măng Cẩm Phả được xây dựng tại Km6, đây là nhà máy có công suất lớn nhất trong nước hiện nay. Nhà máy này sẽ sản xuất Clanh ke phục vụ sản xuất xi măng tại Cẩm Phả và tại Vũng Tàu để phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước.
- Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch,...
- Cẩm Phả trong nhiều năm gần đây luôn tăng trưởng trên 15%. Thu nhập bình quân đầu người 2010 của Cẩm Phả rất cao đạt 2100USD gấp gần 2 lần trung bình cả nước.
- Thị xã Cẩm Phả còn có đất nông nghiệp khoảng 1.196ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315ha. Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp. Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094. Xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã kiệt quệ. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.
d, Giao thông
- Quốc lộ 18 A từ thành phố Hạ Long qua đèo Bụt chạy suốt lòng thị xã đến cực đông là cầu Ba Chẽ và đường nội thị kéo dài từ Phường Cẩm Thịnh tới phường Cẩm Đông là tuyến đường song song trục giao thông chính của Cẩm Phả. Đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Tuyến xe buýt 01 chạy xuyên suốt thị xã. Cẩm Phả cũng có đặc thù đường sắt để vận chuyển than rất riêng biệt.
đ, Du lịch
- Thị xã Cẩm Phả còn có các khu du lịch đa năng Bến Do (phường Cẩm Trung), khu công viên văn hóa "Cao Sơn Lưu Thuỷ" (phường Cẩm Sơn), khu di tích Bến Đục (phường Cẩm Đông), khu đền Trần Quốc Tảng (Phường Cửa Ông)...các khu du lịch này phục vụ nhu cầu của người dân địa phưong và khách thập phương. Tiềm năng du lịch biển đảo của Cẩm Phả chưa được khai thác tốt. Vịnh Bái Tử Long là một Vịnh rất đẹp, nó có đặc điểm và cấu tạo địa chất, địa hình như Vịnh Hạ Long. Hai Vịnh này nằm cạnh nhau và chỉ chia ranh giới theo bản đồ hành chính. Song Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến nhưng Vịnh Bái Tử Long thì ngay trong nước cũng đã ít người biết tên. Mùa hè, người dân và những người công nhân trong vùng thường có các chuyến đi thăm quan các hang động castơ, núi đá, đảo rồi tắm biển và nghỉ ngơi trên những hòn đảo nằm trên Vịnh Bái Tử Long.
4, Củng cố- dặn dò: 4'
- Cẩm Phả được công nhận là thành phố khi nào? 
- Em biết gì về tình hình kinh tế của thị xã Cẩm Phả?
- Là người dân Cẩm Phả em cần làm gì để Cẩm Phả ngày càng giàu đẹp?
- Nhận xét giờ học.
- Ngày 21-2-2012
- Ngành than phát triển mạnh.
- Học giỏi,...
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.===========================
Ngày soạn: 20-4-2019
Ngày giảng: Thứ Năm, ngày 25 tháng 4 năm 2019
Tập làm văn
Tiết 61: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì 1. Trình bày được dàn ý của một trong các bài văn đó.
2. Kỹ năng: Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
3. Thái độ: Có ý thức viết văn
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh đọc bài văn tả cây cối.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về tả cảnh.
b. Nội dung:
Bài 1: 12' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?
 Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì 1. Trình bày dàn ý của một trong các bài văn đó.
Thực hiện yêu cầu 1:
- GV đưa lên bảng tờ phiếu để học sinh trình bày theo mẫu, hướng dẫn 1/2 lớp liệt kê những bài văn tả cảnh đã học từ tuần 1 đến tuần 5 còn, 1/2 lớp còn lại – từ tuần 6 đến tuần 11.
- Học sinh trao đổi nhóm bàn, làm bài vào VBT ... 2 nhóm làm bài trên phiếu – trình bày – nhận xét.
Tuần
Các bài văn tả cảnh
Trang
1
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Hoàng hôn trên sông Hương
- Nắng trưa
- Buổi sớm trên cánh đồng
10
11
12
14
2
- Rừng trưa
- Chiều tối
21
22
3
- Mưa rào
31
6
- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam
- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi
62
62
7
- Vịnh Hạ Long
70
8
- Kì diệu rừng xanh
75
9
- Bầu trời mùa thu
- Đất Cà mau
87
89
- Yêu cầu dựa vào bảng liệt kê, mỗi em tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn.
Thực hiện yêu cầu 2:
 - Mỗi em tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn – học sinh nối tiếp nhau trình bày miệng dàn ý – nhận xét.
VD: 
 Bài: Hoàng hôn trên sông Hương
1. Mở bài: giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn.
2. Thân bài: tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn.
- Thân bài có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: tả sự thay đổi của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Đoạn 2: tả hoạt động của con người bên sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
3. Kết bài: sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
Bài 2: 14' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
- Gọi 1 học sinh đọc bài văn: Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh và hiểu nghĩa của từ “xe lam”.
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
+ Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
 - Theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
+ Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế?
VD: 2 câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi! là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quí của tác giả đối với vẻ đẹp của thành phố.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Khi tả cảnh ta cần lưu ý điều gì?
+ Nhận xét giờ học.
- Quan sát thật kĩ cảnh mình cần tả,...
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
===============================
Toán
Tiết 154: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
2. Kỹ năng: kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
3. Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5' 
+ Nêu cách nhân hai phân số, số thập phân?
+ Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000?
+ Nhận xét – đánh giá.
- Muốn nhân 2 phân số ta lấy tử số nhân với tử số mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân ta nhân như nhân các số tự nhiên, đếm xem trong phần thập phân của cả 2 thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Muốn nhân 1 số thập phân với 10, 100, 1000,...ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải 1, 2, 3,... chữ số.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập
b. Nội dung:
Bài 1: 6' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
Chuyển thành phép nhân rồi tính:
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, 6,75kg + 6,75kg + 6,75kg = 6,75kg 3
 = 20,25kg
b, 7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 x 3
 = 7,14m2 x (1+ 1 + 3)
 = 7,14m2 x 5 = 35,7m2
c, 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 
 = 9,26dm3 x (9 + 1)
 = 9,26dm3 x 10 =92,6dm3 
=>Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép nhân? 
Bài 2: 6' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
Tính:
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, = 3,125 + 4,15 = 7,275
b, = 5,2 2 = 10,4
+ So sánh sự giống và khác nhau của hai biểu thức? Nhận xét?
- Thứ tự thực hiện phép tính khác nhau nên giá trị biểu thức cũng khác nhau.
+ Nêu cách tính giá trị biểu thức?
- Học sinh nêu.
Bài 3: 6’
- Gọi học sinh đọc bài toán: 
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Cuối năm 2000: 100% : 7755000 người.
Số dân tăng hằng năm: 1,3%
Cuối năm 2001: ... người? 
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
 Bài giải
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
 77515000 : 100 1,3 = 1007695 (người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
 77515000 + 1007695 = 78522 695 (người)
 Đáp số: 78 522 695 người 
Bài 4: 8' 
- Gọi học sinh đọc bài toán. 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
Bài giải
Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
 22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
Thuyền máy đi từ bến A đến bến B hết 1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ.
 Độ dài quãng sông là:
24,8 1,25 = 31 (km)
 Đáp số: 31 km
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Nêu lại các tính chất của phép nhân?
+ Nhận xét giờ học.
- Tính chất giao hoán; kết hợp; nhân 1 tổng với 1 số; phép nhân có thừa số = 1; phép nhân có thừa số = 0.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ============================
Khoa học
Tiết 62: MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu khái niệm về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng trình bày.
3. Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Hình trang 128, 129 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng:..... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
+ Kể tên một số loài thực vật có hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
+ Kể tên một số loài động vật đẻ con?
+ Nhận xét – đánh giá. 
- Hoa râm bụt, mướp, 
- Trâu, bò, lợn,...
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Môi trường.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (13') Quan sát và thảo luận.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK.
+ Môi trường bao gồm những thành phần nào?
- Môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên và những thành phần do con người tạo ra.
- Cho học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 thảo luận tìm ra các hình tương ứng với các thông tin.
- Hình 1- c; hình 2-d ; hình 3 - a; hình 4 - b.
=>Các thành phần trong hình 3, 4 là môi trường nhân tạo; các thành phần trong hình 1, 2 là môi trường tự nhiên.
+ Thế nào là môi trường tư nhiên? Thế nào là môi trường nhân tạo?
- Môi trường tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra.
- Môi trường nhân tạo là do con người tạo ra.
Hoạt động 2: (13') Liên hệ
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
- Ở đô thị.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn.
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
- Các thành phần: nước, không khí, ánh sáng, đất, thực vật, động vật, con người, nhà, phố xá, nhà máy,..

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_hu.doc