Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011

I) Mục tiêu :

 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa m3, dm3, cm3; viết số đo thể tích dưới dạng STP; chuyển đổi số đo thể tích.

II) Các hoạt động dạy học :

 A Kiểm tra.

 B Dạy bài mới :

 GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các BT.

Bài 1 :

 GV kể sẵn bảng trong SGK lên bảng của lớp rồi cho HS viết số thích hợp vào chỗ trống, trả lời các câu hỏi của phần b. Khi HS chữa bài, GV nên cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa 3 đơn vị đo thể tích và quan hệ của 2 đơn vị liên tiếp nhau.

Bài 2 :

 GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.

1 m3 = 1000 dm3

7,268 m3 = 7268 dm3

0,5 m3= 500 dm3

3 m3 2 dm3 = 302 dm3

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 59: Mở rộng vốn từ : Nam và nữ
I) Mục tiêu: 
 1. Mở rộng vốn từ : nam và nữ.
 2. Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn : không coi thường phụ nữ.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Bảng lớp.
 - Từ điển HS.
III) Các hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới : 
 1.Giới thiệu bài. 
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài tập 1 : 
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
 - Lớp đọc thầm lại nội dung bài.
 - HS cả lớp phát biểu ý kiến...
 Bài tập 2 :
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - Cả lớp đọc thầm lại truyện...
 - HS phát biểu ý kiến – Lớp và GVnhận xét thống nhất ý kiến.
 Bài tập 3 : 
 - Một HS đọc nội dung bài tập 3
 - GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài tập
 - HS đọc thầm lại từng thành ngữ, tục ngữ, suy nghĩ, thực hiện từng yêu cầu của bài tập.
 - HS nhẩm đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ; một vài em thi đọc thuộc các thành ngữ, tục ngữ trước lớp.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Tiết 30: Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
I) Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS biết :
 - Việc xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
 - Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân 2 nước Việt – Xô.
 - Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là 1 trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II) Đồ dùng dạy học :
 - ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Phiếu học tập.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
 - GV giới thiệu bài - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS.
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
 HS thảo luận các ý nhiệm vụ 1.
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm và cả lớp.
 - HS đọc SGK, làm việc theo nhóm.
 - Thảo luận chung cả lớp về nhiệm vụ học tập 2.
 - GV nhấn mạnh ý chính, kết luận.
Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân và cả lớp.
 - HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập (Nhiệm vụ 3).
 - Thảo luận chung cả lớp, thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 5 : Làm việc cả lớp.
 - GV nhấn mạnh ý : Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
 - HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
 - HS nêu 1 số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước đã và đang được xây dựng.
 C – Củng cố, dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học 
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều Thứ ba ngày 5 tháng 04 năm 2011
Kĩ thuật 
Tiết 30: Lắp rô bốt (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 HS cần phải:
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắprô bốt.
 - Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
 - Rèn luyện tính khéo léo kiên nhẫ khi lăp, tháo các chi tiết rô bốt, cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành.
- Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu và thực tế tác dụng của rô bốt trong cuộc sống.
- Một số yêu cầu trong tiết lắp ghép rô bốt.
HĐ1:Quan sát nhận xét mầu.	
- Cho HS quan sát mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
- HD HS quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi : Để lắp được rô bốt, theo em cần lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
HĐ2: HD thao tác kĩ thuật.
a) HD chọn các chi tiết :
-Gọi 1-2 HS gọi tên, chọn đúng, đủ các chi tiết theo banỷg SGK.
* Nhận xét chung các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận :
* Lắp chân rô bôt : ( H2- sgk):
-Yêu cầu HS quan sát hình sgk.
-một hs lên thực hành lắp ghép.
- Chú ý các bộ phận của chân rô bốt.
* Lắp thân rô bốt ( H3- SGK):
-Yêu cầu HS quan sát H3 để trả lời câu hỏi SGK.
-Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi và lắp thân rô bốt.
+ Nhận xét bổ sung cho hoàn thiện.
* Lắp đầu rô bốt ( H4 –SGK):
- Yêu cầu quan sát H4 và trả lời câu hỏi SGK.
-HD thao tác các động tác mẫu về lắp ghép rô bốt.
* Lắp các bọ phận khác :
-Lắp tay rô bốt :
- Lắp ăng ten.
- Lắp trục bánh xe.
+ Yêu cầu HS quan sát và nêu lại các qui trình lắp ghép.
c) Lắp rô bốt ( H1-SGK) : 
-lắp rô bốt theo các bước SGK. Trong các bước lắp cần chú ý :
+ Khi lắp thân rô bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng tấm tam giác và giá đỡ.
+ Lắp ăng ten vào thân rô bốt phải đúng.
- Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của 2 tay rô bốt.
d) HD thao rới các chi tiết vào hộp :
-Tháo bộ phận- chi tiết – sắp xếp theo thứ tự vào hộp.
 HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
* Nhận xét tinh thần học tập của HS.
3. Dặn dò:
Chuẩn bị bài thực hành. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 6 tháng 04 năm 2011
Kể chuyện
Tiết 30: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I) Mục tiêu :
 1. Rèn kĩ năng nói :
 - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về 1 nữ anh hùng hoặc 1 phụ nữ có tài.
 - Hiểu và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe : Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Một số sách, truyện,... viết về nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
 - Bảng lớp viết đề bài.
III) Các hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS kể chuyện :
 a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
 - Một HS đọc đề bài – GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
 - Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý – Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS đọc thầm gợi ý 1.
 - GV kiểm tra HS sự chuẩn bị cho tiết học.
 b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
 - Một HS đọc lại gợi ý 2. Mỗi HS gạch nhanh trên nháp dàn ý câu chuyện sẽ kể.
 - HS cùng bạn bên cạnh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - HS thi kể chuyện trước lớp.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 60: Tà áo dài Việt Nam
I) Mục tiêu :
 1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.
 2. Hiểu nội dung của bài
II) Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh hoạ : Thiếu nữ bên hoa huệ SGK; tranh ảnh phụ nữ mặc áo tứ thân, 5 thân.
III) Các hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
 a. Luyện đọc :
 - Một HS KG đọc cả bài – HS xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ – GV giới thiệu thêm tranh ảnh.
 - HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 – 3 lượt) – chia bài làm 4 đoạn.
 - HS luyện đọc theo cặp – một HS đọc lại cả bài.
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
 b. Tìm hiểu bài :
 ? Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
 ? Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
 ? Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
 ? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phục nữ trong tà áo dài?
 c. Đọc diễn cảm :
 - Một tốp 4 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm – GV giúp các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn văn tiêu biểu.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - HS nhắc lại nội dung của bài văn.
 - GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 148: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích(Tiếp theo)
I) Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập, củng cố về :
 - So sánh các số đo diện tích và thể tích.
 - Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới :
 GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV cho HS viết vào vở rồi đọc kết quả - giải thích cách làm.
Bài 2 :
 Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán.
Giải: Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là:
 150 x 2/3 = 100 ( m )
 Diện tích thửa ruộng là
 150 x 100 = 15000 ( m2)
 Số thóc thửa ruộng đó thu là
 15000 : 100 x 60 = 9000 ( kg )
 Đáp số: 9000 kg
Bài 3 : 
 GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán.
Giải: Thể tích bể nước là: 4 x 3 x 2,5 = 30 ( m3)
 Thể tích nước có trong bể là: 30 : 100 x 80 = 24 ( m3)
 Đổi 24 m3 = 24000 dm3 = 24000 l
 Chiều cao mức nước chứa trong bể là
 24 : ( 4 x 3 ) = 2 ( m )
 C Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 7 tháng 04 năm 2011
Khoa học
Tiết 59: Sự sinh sản của thú
I) Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết :
 - Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
 - So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
 - Kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, 1 số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Hình trang 120, 121 SGK.
 - Phiếu học tập.
III) Hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát.
 * Mục tiêu : 
 - Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
 - Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim, ếch,...
 * Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1, 2 trang 120 SGK để trả lời câu hỏi.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận.
Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập.
 * Mục tiêu : HS biết kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con; mỗi lứa nhiều con.
 * Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả - GV tuyên dương.
 C Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Ôn tập về tả con vật
I) Mục tiêu :
 1. Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim họa mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật.
 2. HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Tờ phiếu viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.
 - Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1a.
 - Tranh, ảnh 1 vài con vật làm BT2.
III) Các hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS ôn tập :
Bài tập 1 :
 - Hai HS tiếp nối đọc nội dung BT1.
 - GV dán tờ phiếu viết cấu tạo 3 phần của bài văn – 1HS đọc.
 - Cả lớp đọc thầm lại bài, trao đổi theo cặp – HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT.
Bài tập 2 :
 - HS đọc yêu cầu của BT – một vài HS nói con vật em chọn tả, sự chuẩn bị.
 - HS viết bài.
 - HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Cả lớp và GV nhận xét; GV chấm điểm những đoạn viết hay.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn những HS viết đoạn văn tả con vật chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp chuẩn bị nội dung cho tiết viết bài văn tả 1 con vật mà em yêu thích.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 60: Ôn tập về dấu câu(Dấu phẩy)
I) Mục tiêu:
 1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy : Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được VD về tác dụng của dấu phẩy.
 2. Làm đúng BT luyện.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Bút dạ, 3 tờ phiếu kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu phẩy BT1.
 - Hai tờ phiếu khổ to viết câu, đoạn văn có ô để trống trong Truyện kể về bình minh.
III) Các hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS làm BT :
Bài tập 1 : 
 - Một HS đọc nội dung BT.
 - GV dán tờ phiếu kẻ bảng tổng kết lên bảng giải thích yêu cầu.
 - HS đọc từng câu văn, suy nghĩ làm bài vào vở.
 - Gọi HS lên làm phiếu trên bảng trình bày kết quả - Lớp và GV nhận xét kết luận.
Bài tập 2 : 
 - Một HS đọc nội dung BT.
 - GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của BT.
 - HS đọc thầm Truyện kể về bình minh, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống.
 - 2 – 3 HS làm phiếu tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - Cả lớp sửa bài trong vở BT.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Một HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
 - GV nhận xét tiết học.Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 149: Ôn tập về đo thời gian
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,...
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa BT.
Bài 1 :
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 - GV yêu cầu HS nhớ các kết quả của bài 1.
Giải:
1 thế kỉ = 100 năm 1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng 1 ngày = 24 giờ
1 năm không nhuận có 365 ngày 1 giờ = 60 phút
1 năm nhuận có 366 ngày 1 phút = 60 giây
1 tháng có 30 ( hoặc ) 31 ngày 
Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày
Bài 2 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bàấng)
a)2 năm 6 tháng = 30 tháng
3 phút 40 giây = 220 giây
b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng
 150 giây = 2 phút 30 giây
c) 60 phút = 1 giờ
 45 phút = 3/4 giờ = 0,75 giờ
1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
90 phút = 1,5 giờ
Bài 3 :
 GV lấy mặt đồng hồ cho HS thực hành xem đồng hồ khi cho các kim di chuyển.
Bài 4 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khoanh vào B.
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều Thứ năm ngày 7 tháng 04 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 30: vẽ trang trí đầu báo tường
I. Mục tiêu
- HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật hình chữ nhật có trang trí.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- Hình gợi ý cách vẽ 
- Một số bài trang trí hình chữ nhật , hình vuông , hình tròn để so sánh; một số đồ vật hoặc hình ảnh hình chữ nhật có trang trí
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung 
Hs quan sát, lắng nghe
Hoạt động 1: quan sát nhận xét (15’)
GV : Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá V ( 1929- 1934) trường mĩ thuật đông dương. ông vừa sáng tác vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật đân tộc 
+ ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm và là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại bắc Bộ phủ
+ kháng chiến bùng nổ, ông đã cung đoàn quân nam tiến vào nam trung bộ , kịp thời sáng tác , góp công sức vào cuộc cách mạng chông thực dân pháp của dân tộc , bức tranh du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh đó . Hoạ sĩ có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng như cây chuối , cổng thành huế, học hỏi lẫn nhau .
+ ông còn là người có công rất lớn trong việc xây dựng viên bảo tàng mĩ thuật Việt Nam , đào tạo đội ngũ hoạ sĩ , cán bộ nghiên cứu mĩ thuật 
+ với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuạt năm 1996 ông được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật 
Hs nghe
Hoạt động 2: xem tranh du kích tập bắn (20’)
GV đặt câu hỏi:
+ hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?
+ có những mầu chính nào?
GV kết luận : đây là tác phẩm tiêu biểu của đề tài chiến tranh cách mạng 
HS lắng nghe và thực hiện
- Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích 5 nhân vật trung tâm được sắp xếp với những tư thế khác nhau rất sinh động
- phía sau là nhà , cây , núi , bầu trời tạo cho bố cục chặt chẽ sinh động 
- mầu vàng của đất , mầu xanh của trời, mầu trắng bạc của mây diễn tả cái nắng chói chang và thời tiết nóng nực của nam trung bộ 
H\s lắng nghe
Hoạt động 3: nhận xét đánh giá (5’)
GV nhận xét chung tiết học , khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
Nhắc nhở h\s quan sát các đồ vật có dạng hình chữ nhật có trang trí
Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật
Hs lắng nghe
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 8 tháng 04 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 60: Tả con vật(Kiểm tra viết)
I) Mục tiêu:
 Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được 1 bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Giấy kiểm tra hoặc vở.
 - Tranh vẽ hoặc ảnh chụp 1 số con vật.
III) Các hoạt động dạy học :
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS làm bài :
 - Một HS đọc Đề bài và Gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
 - GV nhăc HS : Dùng lại đoạn văn tả hình dáng, hoạt động của con vật đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm 1 số phần để hoàn chỉnh bài văn.
 3. HS làm bài.
 4. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 150: ôn Phép cộng
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các STP, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 1. GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung : Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, 1 số tính chất của phép cộng...
 2. GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các BT.
Bài 1 :
 Cho HS tự tính rồi chữa bài.
3 + 5/7 = 21/7 + 5/7 = 26/7 5/6 + 7/12 = 10/12 + 7/12 = 17/12
Bài 2 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chọn mỗi phần 1 BT.
a) ( 689 + 875 ) + 125 = 689 + ( 875 + 125 ) = 689 + 1000 = 1689
b) ( 2/7 + 4/9 ) + 5/7 = ( 2/7 + 5/7 ) + 4/9 = 1+ 4/9 = 13/9
Bài 3 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Lên cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài.
Giải: x = 0 vì bất kỳ số nào cộng với 0 thì vẫn bằng chính nó
Bài 4 :
 Cho HS tự đọc bài rồi giải bài toán.
Giải: Trong 1 giờ cả hai vòi chảy được là;
 1/5 + 3/10 = 1/2 (thể tích bể nước )
 1/2 = 50%
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
Tiết 30: Các đại dương trên thế giới
I) Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS :
 - Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu và trên Bản đồ Thế giới.
 - Mô tả được 1 số đặc điểm của các đại dương.
 - Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ để tìm 1 số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ Thế giới.
 - Quả Địa cầu.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 1. Vị trí của các đại dương :
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm.
Bước 1 : HS quan sát hình 1, 2 SGK và quả Địa cầu hoàn thành bảng.
Bước 2 : 
 - Đại diện từng cặp HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp, chỉ vị trí các đại dương trên Bản đồ Thế giới và quả Địa cầu.
 - GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 2. Một số đặc điểm của các đại dương :
Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp.
Bước 1 : HS trong nhóm dựa vào bảng số liệu thảo luận.
Bước 2 :
 - Đại diện 1 số HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
 - HS khác bổ sung – GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Bước 3 : GV yêu cầu 1 số HS chỉ trên quả địa cầu vị trí từng đại dương và mô 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2010_2011.doc
Giáo án liên quan