Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà

I. Mục tiêu

- Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1). Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.

- GD HS yêu thích môn học

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

II. Chuẩn bị

 - GV: Tranh ảnh 1số đồ vật.

 - HS: Sách vở học tập

III. Hoạt động dạy - học:

 

docx32 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa tên các cơ quan đơn vị
Bài 3: tr.137
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
HĐ nhóm
- HS nêu 
- Các nhóm thảo luận và làm bài, chia sẻ kết quả
* Lời giải:
a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao
- Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì : Huy chương Bạc
- Giải ba :Huy chương Đồng
b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng:
- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm:
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng,
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
- HS nêu lại quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu
HĐ cặp đôi
- HS nêu yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm đôi
* Lời giải:
a. Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b. Huy chương Đồng Toán quốc tế, Huy chương Vàng.
HĐ nhóm
- HS nêu yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận và làm bài :
Tên các cơ quan, đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn
Trường Trung học Đoàn Kết
Trường
Trung học cơ sở
Đoàn Kết
Công ti Dầu khí Biển Đông
Công ti
Dầu khí
Biển Đông
+ Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó 
HĐ cá nhân
- Viết tên các cơ quan đơn vị sau cho đúng
- Cả lớp làm vở , 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
Nhà hát Tuổi trẻ
Nhà xuất bản Giáo dục
 c) Trường Mầm non Sao Mai
* Hoạt động viết bài chính tả: 
- GV hướng dẫn HS tự viết bài chính tả ở nhà.
- HS lắng nghe
4. Ứng dụng:
- Cho HS ghi tên các giải thưởng theo đúng quy tắc viết hoa:
+ quả cầu vàng
+ bông sen bạc
+ cháu ngoan bác Hồ
- HS viết:
+ Quả cầu Vàng
+ Bông sen Bạc
+ cháu ngoan Bác Hồ
- Về nhà viết lại đoạn chính tả cho đẹp hơn
* Giao việc về nhà:
- Chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 TOÁN
 Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tr.152; tr.153)
I. Mục tiêu:
- HS biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân (BT1 tr.152; BT2a tr.152; BT3 tr.153 – a,b,c mỗi câu 1 dòng); BT1a tr.153; BT2 tr.153. HS có NL tốt: làm các bài tập còn lại. (Không làm BT3 tr.153 – dưới)
* Góp phần phát triển năng lực: NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. Chuẩn bị
 - GV: Bảng phụ, SGK.
 - HS: SGK, vở viết 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động:
- Cho HS hát 1 bài
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: tr.152
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài tập 
- GV nhận xét chữa bài
* GV cho học sinh chốt lại kiến thức 
- Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần . 
Bài 2a: tr.152
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng.
Bài 3: (a,b,c; mỗi câu một dòng) tr.153
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lại kiến thức
Bài 1a: tr.153
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài câu a. HS có NL khá, tốt làm cả bài
- GV nhận xét, kết luận
- Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
Bài 2: tr.153
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài 
- GV nhận xét, kết luận
- Củng cố cách viết số đo khối lượng
 dưới dạng số thập phân . 
Bài 4: (HS có NL tốt)
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận
HĐ nhóm
- 2 HS đọc 
- HS hoạt động nhóm 
- 1 nhóm chia sẻ trước lớp
HĐ cá nhân
- Viết theo mẫu
- HS làm bài. 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
 1km = 1000m 1kg = 1000g
 1 tấn = 1000kg
HĐ cá nhân
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- HS làm bài vào vở. 
- 3 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1827m = 1km 827m = 1,827km
b. 34dm = 3m 4dm = 3,4m
c. 2065g = 2kg 65g = 2,065kg
HĐ cá nhân
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a. 4km 382m = 4,382km
 2km 79m = 2,079km
 700m = 0,7km
HĐ cá nhân
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 2kg 350g = 2,35 kg
 1kg 65g = 1,065kg
b. 8 tấn 760kg = 8,76 tấn
 2 tấn 77kg = 2,077 tấn
HĐ cá nhân
- HS làm bài
- HS chia sẻ kết quả
a) 3576m = 3,576km
b) 53cm = 0,53m
c) 5360kg = 5,36 tấn
d) 657g = 0,657kg
3. Ứng dụng:
- GV cho HS vận dụng làm bài:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
2030m = ....km	 150 g .... 0,15kg
750m = .....km 3500g .... 3,5kg
- HS làm bài
2030m = 2,03km	 150 g = 0,15kg
750m = 0,75km 3500g = 3,5kg
* Giao việc về nhà:
- Xem lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
KHOA HỌC (Mô hình trường học mới)
 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 3 tháng 6 năm 2020
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. Mục tiêu
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1). Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
- Yêu thích môn học
* Góp phần phát triển năng lực: NL ngôn ngữ, NL văn học, NL thẩm mĩ, NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách giáo khoa, bảng phụ
- HS: Sách vở học tập
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu các dấu câu đã học và tác dụng của mỗi dấu (Mỗi HS chỉ nêu một dấu)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS theo dõi
- HS ghi vở
2. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV nhắc HS nắm yêu cầu của bài: Các em phải đọc kỹ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong các câu văn đó. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy.
- Yêu cầu HS làm bài
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
HĐ cặp đôi
 - Cả lớp đọc thầm 
- HS làm việc cá nhân hay trao đổi theo cặp, nhóm vào vở.
- Trình bày kết quả, chia sẻ trước lớp
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
b.Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lự
 và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
a. Khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
c. Thế kỉ XX là thế kỉ giả
 phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc mẩu chuyện: Truyện kể về bình minh.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài
HĐ cá nhân
- Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.
- 1 HS (M3,4) đọc mẩu chuyện Truyện kể về bình minh, đọc giải nghĩa từ khiếm thị.
- HS làm việc cá nhân. Các em vừa đọc thầm bài văn, vừa dùng bút chì điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống trong SGK.
- HS chia sẻ kết quả
3. Ứng dụng:
- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
- HS nghe và thực hiện
* Giao việc về nhà:
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các dấu câu trên.
- Chuẩn bị bài sau
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 TẬP ĐỌC
 BẦM ƠI
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục tình yêu thương cha mẹ
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* GDAN-QP: Sự hi sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. Chuẩn bị
 - GV: Tranh minh hoạ bài trong SGK.
 - HS: Sách vở học tập 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động:
- Cho cả lớp hát 1 bài
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động luyện đọc:
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài 
- Cho HS chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu toàn bài
* Hoạt động tìm hiểu bài: 
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả trước lớp:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+ Anh chiến đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?
+ Qua lời tâm tình anh chiến sĩ, em suy nghĩ gì về người mẹ của anh?
- GV cho HS nêu nội dung chính của bài.
(Dành cho HS có NL khá, tốt)
HĐ nhóm - cả lớp
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS chia đoạn: 4 đoạn (Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
- 1 HS đọc
- HS nghe
HĐ nhóm 4
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó báo cáo kết quả:
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ thầm tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
+ Tình cảm mẹ với con: 
 Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
+ Tình cảm của con với mẹ:
 Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.
 + Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con.
- HS nêu: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
3. Thực hành kĩ năng:
Hoạt động đọc diễn cảm: 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: đọc đúng câu hỏi, các câu kể; đọc chậm 2 dòng thơ đầu, nhấn giọng, nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ.
- Luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
HĐ cả lớp
- HS theo dõi
- HS nghe
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng
4. Ứng dụng:
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh? 
- HS nêu: Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / 
- Về nhà đọc lại bài tập đọc cho gia đình nghe
* Giao việc về nhà:
- Luyện đọc lại bài
- Chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 TOÁN
 Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tr.154 – tr.154)
I. Mục tiêu:
- HS biết: Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với đơn vị đo thông thường) 
- Quan hệ giữa xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối, mét khối.
- Viết các số đo diện tích, số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thể tích
- HS cả lớp làm BT1 tr.154; BT2 (cột 1) tr.154; BT3 (cột 1) tr.154; Bài 1 tr.155; Bài 3 tr.155 (cột 1). HS có NL tốt làm thêm các bài còn lại.
- Yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài. 
* Góp phần phát triển năng lực: NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. Chuẩn bị
 - GV: Bảng phụ, SGK
 - HS: Sách vở học tập
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: tr.154
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích
HĐ cá nhân
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài, 1 HS lên điền vào bảng phụ, sau đó chia sẻ trước lớp
- HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích.
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1 km 2 
= 100hm2 
1 hm 2 
= 100dam2
= km2
1 dam 2 
= 100m2
= hm2
1m 2 
= 100dm2
= dam2
1 dm 2 
= 100cm2
= m2
1 cm 2 
= 100mm2
= dm2
1 mm 2 
= cm2
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 2 (cột 1): tr.154
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 (cột 1): tr.154
- HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự làm 
- GV nhận xét chữa bài. 
- Yêu cầu HS chi sẻ nêu cách làm cụ thể một số câu
Bài 3(cột 2,3): (HS có NL tốt)
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ
+ Nêu các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé ?
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé tiếp liền nó ?
+ Đơn vị đo thể tích bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần. 
HĐ cá nhân
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS tự làm bài. 
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ
a.1m2 = 100dm2 = 10000cm2 
1m2 = 1000000mm2 
 1ha = 10000 m2
 1km2 = 100ha = 1000000 m2
b.1m2 = 0,01dam2 
1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha 
1m2 = 0,000001km2 
HĐ cá nhân
- Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta
- HS tự làm bài 
- 2 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả
a) 65 000 m = 6,5 ha 
b) 6 km = 600 ha
HĐ cá nhân
- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV
 846000m2 = 84,6ha 
 5000m2 = 0,5ha 
 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
HĐ cả lớp
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Các đơn vị đo thể tích đã học là : mét khối ; đề-xi-mét khối ; xăng-ti-mét khối.
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp 1 000 lần đơn vị bé tiếp liền nó.
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị bé bằng đơn vị lớn tiếp liền nó.
- HS làm bài,
- 1 HS lên điền vào bảng lớp, chia sẻ cách làm
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
Mét khối
m3
1m3 = 1000dm3 = 1000 000 cm3
Đề-xi-mét khối
dm3
1dm3 = 1000 cm3
1dm3 = 0, 001m3
Xăng-ti-mét khối
cm3
1cm3 = 0,001dm3
Bài 2 (cột 1): tr.155
 - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận 
Bài 3 (cột 1): tr.155
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm việc theo cặp đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2(cột 2): (HS có NL tốt)
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét
Bài 3(cột 2,3): (HS có NL tốt)
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét
HĐ cá nhân
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
- HS làm bài bảng con, chia sẻ cách làm
 1m3 = 1000dm3
 7, 268 m3 = 7268 dm3 
 0,5 m3 = 500 dm3 
 3m3 2dm3 = 3,002 dm3
HĐ cặp đôi
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân 
- HS làm việc theo nhóm đôi
a. Có đơn vị là mét khối :
 6m3 272dm3 = 6,272 m3
b. Có đơn vị là đề- xi- mét khối :
 8dm3 439cm3 = 8439dm3
HĐ cá nhân
- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV
1dm3 = 1000cm3
4,351dm3 =4351 cm3
0,2dm3 = 200 cm3
1dm3 9cm3 =1009cm3
HĐ cá nhân
- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV
2105dm3 = 2,105m3 
3m3 82dm3 = 3,082m3
3670cm3 = 3,67 dm3 
5dm3 77cm3 =5,077dm3
3. Ứng dụng:
- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
- HS nêu
* Giao việc về nhà:
- Về nhà tìm hiểu thêm về các đơn vị đo diện tích khác
- Chuẩn bị bài sau
- HS nghe và thực hiện
- VD: sào, mẫu, công đất, a,...
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết so sánh các số đo diện tích, so sánh các số đo thể tích. Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học. HS làm bài 1, bài 2, bài 3 (a).
- Yêu thích học toán, cẩn thận, chính xác.
* Góp phần phát triển năng lực: NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
II. Chuẩn bị
 - GV: SGK
 - HS: Vở viết, SGK. 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu tên các đơn vị đo thể tích, diện tích đã học.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tham gia chơi
- HS ghi vở
2. Thực hành kĩ năng:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài 
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3a: 
- Gọi HS đọc đề bài 
- HS tóm tắt và nêu cách làm. Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3b: (HS có NL khá, tốt)
- Cho HS đọc bài và tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
HĐ cá nhân
- Cả lớp theo dõi
- HS tự làm bài, chia sẻ cách làm
8m2 5dm2 = 8,05m2
 8,05m2	
8m2 5dm2 < 8,5m2
 8,05m2
8m2 5dm2 > 8,005m2
 8,05m2
7m3 5dm3 > 7,005m3
 7,005m2
7m3 5dm3 < 7, 5m3
 7,005m2
2,94dm3 > 2dm3 94cm3 
 2,094dm3 
HĐ cá nhân
- 1 HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS tóm tắt, nêu dạng toán và nêu cách giải.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
150 x 2/3 = 100 (m)
Diện tích thửa ruộng đó là:
150 x 100 = 15000 (m2)
15000m2 gấp 100m2 số lần là:
15000 : 100 = 150 (lần)
Số thóc thu được trên thửa ruộng đó là:
60 x 150 = 9000 (kg)
9000kg = 9 tấn
 Đáp số: 9 tấn
HĐ cá nhân
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
Bài giải
Thể tích của bể nước là:
4 x 3x 2,5 = 30 (m3)
Thể tích của phần bể có chứa nước là:
30 x 80 : 100 = 24 (m3)
a, Số lít nước mắm chứa trong bể là:
24 m3 = 24 000 dm3 = 24 000l
 Đáp số: a. 24000l 
HĐ cá nhân
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ cách làm
Bài giải
b) Diện tích đáy bể là:
 4 x 3 = 12 (m2)
Chiều cao của mực nước chứa trong bể là:
 24 : 12 = 2 (m)
 Đáp số: 2m
3. Ứng dụng:
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
6m2 7dm2 =... dm2 470dm2 =...m2
4m3 3dm3 =... dm3 234cm3=

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi.docx