Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013 - Lê Quý Tính

Kĩ Thuật

LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (T3)

I.MỤC TIÊU: HS cần phải

 - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.

 - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.

 - Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.

II. CHUẨN BỊ.

- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài.

2.2.HĐ3 (tiếp): HS thực hành lắp máy bay trực thăng.

 c)Lắp giáp máy bay trực thăng (H1- SGK)

 - HS lắp giáp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.

 - Nhắc HS khi lắp giáp cần lưu ý:

 + Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và càng máy bay phải lắp đúng vị trí.

 + Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải thật chặt

2.4.HĐ 4:Đánh giá sản phẩm:

 - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

 - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).

 - GV nhận xét đánh giá lại.

 - Nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.

 3. Củng cố, dặn dò

- GV tổng kết ND bài, NX giờ học.

 - Dặn HS CB bài sau: Lắp rô- bốt.

- HS lắp giáp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.

 - HS khi lắp giáp cần lưu ý:

 + Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và càng máy bay phải lắp đúng vị trí.

 + Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải thật chặt

- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).

 - Cử 1 nhóm HS dựa vào tính chất đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.

 - Tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.

 HS CB bài sau: Lắp rô- bốt.

 

doc26 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013 - Lê Quý Tính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm 3 loại dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện. 
+ Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng để làm gì?
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Tính khôi hài của mẩu chuyện là ở chỗ nào?
*Bài tập 2:
+ Bài văn nói điều gì?
- GV gợi ý: Các em đọc lại bài văn, phát hiện một tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu; điền dấu chấm vào cuối tập hợp từ đó.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3:
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
+ Em hiểu tỉ số chưa được mở nghĩa là thế nào?
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số học sinh trình bày.
*Lời giải :
- Dấu chấm đặt cuối câu 1, 2, 9 ; dùng để kết thúc các câu kể. (câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.)
- Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11; dùng để kết thúc các câu hỏi.
- Dấu chấm than đặt ở cuối câu 4, 5 ; dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến (câu 5).
+ Vận động viên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kỉ lục nên bác sĩ nói anh ta sốt 41 độ anh hỏi ngay: Kỉ lục thế giới là bao nhiêu?
- 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi.
+ Bài văn kể chuyện Thành phố Giu- chi-tan ở Mê- hi- cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng đặc quyền, đặc lợi.
- Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
*Lời giải:
Câu1: Thành phố ...của phụ nữ.
Câu 2: ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai mạnh mẽ.
Câu 3: Trong mỗi gia đìnhđấng tối cao.
Câu 4: Nhưng điều đáng nói ....của phụ nữ.
Câu 5: Trong bậc thang xã hộiđàn ông.
Câu 6: Điều này thể hiện xã hội .
Câu 7: Chẳng hạn, muốn tham gia 70 pê-xô.
Câu 8: Nhiều chàng trai mới lớn  con gái. 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Một số nhóm trình bày. 
*VD về lời giải:
Nam: - Hùng này, bài kiểm tra TV và Toán hôm qua cậu được mấy điểm?
Hùng: - Vẫn chưa mở được tỉ số.
Nam: - Nghĩa là sao?
Hùng: - Vẫn đang hoà không - không.
Nam: ?! 
+ Hùng được điểm 0 cả hai bài kiểm tra TV và toán.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 27 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
Con gái
I/ Mục đích yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
+ Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
+) Rút ý 1:
+ Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
+) Rút ý 2:
+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
+ Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
+) Rút ý 3:
+ Nội dung chính của bài là gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 5.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau
- HS đọc bài Một vụ đắm tàu và trả lời các câu hỏi về bài
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- Chia đoạn.
+ Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
-1- 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1:
+ Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa- thể hiện ý thất vọng; cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn- vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
+) Tư tưởng xem thường con gái ở quê Mơ.
- HS đọc đoạn 2,3,4:
+ ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ, trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.
+) Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
- HS đọc đoạn còn lại:
+ Có thay đổi, các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt đến nghẹt thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt thương Mơ; dì Hạnh nói: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.” – dì rất tự hào về Mơ.
+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang./ Tư tưởng xem thường con gái là vô lí, bất công, lạc hậu./ Sinh con trai hay con gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm vui lòng mẹ cha. 
+) Sự thay đổi quan niệm về “con gái”.
+ Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
- HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
--------------------------------------------------------------------
Toán
Ôn tập về số thập phân 
(tiếp theo)
I/ Mục tiêu
- HS biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.
- Làm được các bài tập 1, 2(cột 2, 3), 3(cột 3, 4), 4.
II/Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu cách so sánh số thập phân.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4: 
- Cho HS làm vở. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
* Kết quả:
; ; ; 
 ; ; ; 
- 1 HS nêu yêu cầu.
* Kết quả:
0,5 = 50% 8,75 = 875%
5% = 0,05 625% = 6,25
- 1 HS nêu yêu cầu.
* Kết quả:
a) giờ = 0,5 giờ ; giờ = 0,75 giờ 
 phút = 0,25 phút
 b) m = 3,5 m ; km = 0,3 km kg = 0,4 kg
- 1 HS nêu yêu cầu.
 * Kết quả:
 a) 4,203; 4,23; 4,5; 4,505
 b) 69,78; 69,8; 71,2; 72,1
--------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Lớp trưởng lớp tôi
I/ Mục đích yêu cầu
- HS kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện.
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người VN hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- GV kể chuyện:
- GV kể lần 1 và giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện; giải nghĩa một số từ khó: hớt hải, xốc vác, củ mỉ củ mì.
- GV kể lần 2, Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
2.3- Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) Yêu cầu 1:
- GV bổ sung, góp ý nhanh.
b) Yêu cầu 2, 3:
- GV giải thích: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, Vân. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em đã chỉ chọn nhập vai các nhân vật còn lại, kể lại câu chuyện theo cách nghĩ
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, bình chọn người kể chuyện hay nhất, người trả lời câu hỏi đúng nhất. 
3- Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe kết hợp quan sát tranh minh hoạ.
- HS đọc lại yêu cầu 1.
- HS kể chuyện trong nhóm 2 (HS thay đổi nhau mỗi em kể 3 tranh, sau đó đổi lại )
- HS lần lượt kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- Một HS đọc lại yêu cầu 2,3.
- HS nhập vai nhân vật kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trong nhóm 2.
- Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi đối thoại với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
--------------------------------------------------------------------
Đạo đức 
ôn tập bài 10, 11, 12
 I/ Mục tiêu * Học xong bài này, HS biết:
-Giá trị của hoà bình ; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gi các hoạt động bảo vệ hoà bình.
-Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- GDHS : Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
* Kĩ năng xác định giá trị, hợp tác tìm kiếm, xử lí các thông tin về các hoật động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh ở Việ Nam và trên thế giới.
IIĐồ dùng : - Phiếu học tập.
Iii/ hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 12.
- GV nhận xét đánh giá.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng.
2.2-Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình
-GV hướng dẫn và cho HS vẽ tranh theo nhóm :
+Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
+Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mội người nói chung.
-Mời đại diện các nhóm HS lên giới thiệu về tranh của nhóm mình. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, khen các nhóm vẽ tranh đẹp và
-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ.
3. Củng cố dặn dò.-GV nhận xét giờ học, nhắc HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng của bản thân.
1-2 HS nêu
- HS lắng nghe
- HS thực hành vẽ tranh theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 28 tháng 4 năm 2013
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
I/ Mục đích yêu cầu
- HS viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ, bảng nhóm.
- Tranh minh hoạ bài. Một số vật dụng để sắm vai diễn kịch.
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra đồ dùng học tập.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1: 
*Bài tập 2:
- GV nhắc HS:
+ SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại cho màn 1 hoặc màn 2 (dựa theo gợi ý) để hoàn chỉnh từng màn kịch.
+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Giu- li- ét- ta, Ma- ri- ô.
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất viết được những lời đối thoại hợp lí, hay và thú vị nhất.
*Bài tập 3:
- GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết lại đoạn kịch của nhóm mình vào vở.
- 1 HS đọc nội dung bài 1.
- Hai HS đọc nối tiếp hai phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
- Một HS đọc lại 4 gợi ý về lời đối thoại ở màn 1. Một HS đọc lại 5 gợi ý về lời đối thoại ở màn 2.
- HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 4, (1/2 lớp viết màn 1; 1/2 lớp viết màn 2)
- Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- Một HS đọc yêu cầu của BT3.
- Hs thực hành đóng vai hoặc đọc phân vai màn kịch.
--------------------------------------------------------------------
Toán
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
I/ Mục tiêu
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm được các bài tập 1, 2a, 3(a, b, c; mỗi câu một dòng). 
II/Các hoạt động dạy- học 
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV phát phiếu cho 3 nhóm làm vào phiếu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 2 Hs thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 2. 
- 3 nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày.
*Bài tập 2: 
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
* Kết quả:
1m = 10dm = 100cm = 1000mm
1km = 1000m 
1kg = 1000g
1tấn = 1000kg
*Bài tập 3: 
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1 HS nêu yêu cầu.
* Kết quả:
 a) 1827m = 1km 827m = 1,827km 
34dm = 3m 4dm = 3,4m
2065g = 2kg 65g = 2,065kg
--------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I/ Mục đích yêu cầu
- HS tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được các dấu câu sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2); đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học
 Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- GV hướng dẫn: Các em đọc từng câu văn: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm, câu khiến thì điền dấu chấm than.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- GV gợi ý: Các em đọc từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Trên cơ sở đó, em phát hiện lỗi rồi sửa lại, nói rõ vì sao em sửa như vậy.
- GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3
- GV hỏi: Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào?
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số học sinh trình bày.
*Lời giải :
Tùng bảo Vinh:
- Chơi cờ ca-rô đi!
- Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm!
- A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm!
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình cho Vinh xem.
- ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế?
- Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy!
- Ông cậu?
- ừ! ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.
- 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi.
- Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
*Lời giải:
- Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu.
- Câu 4: Chà!
- Câu 5: Cậu tự giặt lấy cơ à?
- Câu 6: Giỏi thật đấy!
- Câu 7: Không!
- Câu 8: Tớ không có anh tớ giặt giúp.
- Ba dấu chấm than được sử dụng hợp lí – thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm.
- Một số HS trình bày. 3 HS treo bảng nhóm
*VD về lời giải:
a) Chị mở cửa sổ giúp em với!
b) Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
c) Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!
d) Ôi, búp bê đẹp quá!
--------------------------------------------------------------------
Địa lí
Châu đại dương và châu Nam Cực
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:
+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+ Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
+ Châu Nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương: 
+ Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.
+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu long cừu, lẹn, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, 
- Liờn hệ xử lớ chất thải cụng nghiệp để bảo vệ mụi trường.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực, quả địa cầu.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
2.2.Châu Đại Dương:
 a) Vị trí địa lí và giới hạn:
* Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
- Lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo , quần đảo.
+ Cho biết lục địa Ô- xtrây- li- a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc?
+ Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương?
+ Lục địa Ô- xtrây- li- a nằm ở bán cầu Nam, có đường chí tuyến Nam 
đi qua giữa lãnh thổ.
- Đảo Niu Ghi-nê, giáp châu á; quần đảo Bi-xăng-ti-mé-tác; quần 
- HS trả lời và chỉ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên bản đồ.
- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên quả Địa cầu
b) Đặc điểm tự nhiên: 
* Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 7)
- GV phát phiếu học tập, HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng trong phiếu.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
đảo Xô-lô-mô; quần đảo Va-nu-u-ta; quần đảo Niu Di-len...
- HS thảo luận nhóm 7 theo hướng dẫn của giáo viên.
Tiêu chí
Châu Đại dương
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Địa hình
Phía tây là các cao nguyên có độ cao dưới 1000m, phần trung tâm và phía nam là đồng bằng do sông Đác-linh và một số con sông bồi đắp. phía đông có dãy Trường Sơn ô-xtrây-li-a độ cao trên dưới 1000m.
ácHauf hết các đảo có địa hình thấp, bằng phẳg. đảo Ta-xma-ni-a, quần đảo Niu Di-len, đảo Niu Ghi nê có một số dãy núi, cao nguyên độ cao trên dưới 1000m.
Khí hậu
Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc.
Khí hậu nóng ẩm.
Thực vật và động vật
Chủ yếu là xa-van, phía đông lục địa ở sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có một cánh rừng rậm nhiệt đới.
TV: bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi.
ĐV: có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la.
Rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
c) Dân cư và hoạt động kinh tế:
 2.4- Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
 + Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô- xtrây- li- a và các đảo có gì khác nhau?
+ Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô- xtrây- li- a?
2.3.Châu Nam Cực:
* Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm)
- HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+Cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực?
+ Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu NC?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- ít nhất trong các châu lục của thế giới.
+ Dân cư ở lục địa Ô- xtrây- li- a chủ yếu là người da trắng, còn trên các đảo thì
+ Ô- xtrây- li- a là nước có nền KT phát triển
- Nằm ở vùng địa cực nam.
- Khí hậu lạnh nhất thế giới.
+ Vì sao CNC không có dân cư sinh sống thường xuyên?
- HS trình bày, GV nhận xét, kết luận 
- GD thỏi độ: Liờn hệ xử lớ chất thải cụng nghiệp để bảo vệ mụi trường.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- ĐV: Tiêu biểu là chim cánh cụt.
- Dân cư: không có dân cư sinh sống.
- Vì khí hậu lạnh , quanh năm đóng băng.
--------------------------------------------------------------------
Thể dục
môn thể thao tự chọn
Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
I/ Mục tiêu:
- Ôn ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm- Phương tiện.
- 

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc