Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra đọc

+ Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 22 đến tuần 24.

+ Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.

+ Kĩ năng đọc - hiểu: trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.

- Làm đúng bài tập điền về câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi.

3. Thái độ: yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 22 đến tuần 24. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1'

 

doc40 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nơi trên đất nước trong ngày này như thế nào?
- Hà Nội, Sài Gòn khắp nơi trên cả nước tràn ngập cờ hoa, biểu ngữ.
+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này như thế nào?
- Nhân dân cả nước phấn khởi quyền công dân của mình. Các cụ già cao tuổi, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình, các thanh niên từ 18 tuổi phấn khởi vì lần đầu tiên cầm lá phiếu bầu quốc hội thống nhất.
+ Kết quả của tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trên cả nước ngày 25- 4-1976?
- Chiều 25-4-1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.
+ GV tổ chức cho học sinh trình bày diễn biến của cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước.
- Học sinh trình bày – nhận xét.
+ Vì sao nói ngày 25- 4-1976 là ngày vui nhất của dân tộc ta?
- Vì ngày nay là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ hi sinh.
Hoạt động 2: (16') Nhóm
2. Nội dung, ý nghĩa của kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI. 
- GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, quốc hội khoá VI, quốc hội khoá thống nhất.
- Học sinh làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI đã quyết định:
- GV tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi về ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử quốc hội chung trong cả nước:
- Tên nước ta là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quyết định Quốc huy.
- Quốc kì là cờ đỏ sao vàng.
- Quốc ca là bài tiến quân ca.
- Thủ đô Hà Nội
- Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.
+ Sự kiện bầu cử quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó?
- Sự kiện bầu cử quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ đến cách mạng tháng tám thành công, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau đó, ngày 6-1-1946 toàn dân ta đi bầu cử quốc hội khoá I, lập ra nhà nước của chính mình.
+ Những quyết định của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
=>Sau kì bầu cử quốc hội thống nhất của quốc hội thống nhất nước ta có một bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Những quyết định của kì họp đầu tiên, quốc hội khoá VI thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và nhà nước.
Ghi nhớ: SGK.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
- GV tổ chức cho học sinh cả lớp chia sẽ thông tin, tranh ảnh về cuộc bầu cử Quốc Hội khoá VI ở địa phương mình.
- Nhận xét giờ học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán 
Tiết 137: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh củng cố cách tính thời gian, vận tốc, quãng đường của 1 chuyển động. 
- Biết cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán về tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Băng giấy viết sẵn đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
	Sĩ số: 27 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Nêu cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường của 1 chuyển động?
- Thời gian: Lấy quãng đường chia vận tốc.
- Quãng đường: Lấy vận tốc nhân thời gian.
- Vận tốc: Lấy quãng đường chia thời gian.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập chung.
b. Nội dung:
Hướng dẫn giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian: 7'
- GV dán băng giấy có ghi đề bài 1a.
+ Gọi học sinh đọc bài toán.
+ GV vẽ sơ đồ như SGK và hướng dẫn học sinh phân tích bài toán:
+ Quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?
- Quãng đường AB dài 180km.
+ Ô tô đi từ đâu đến đâu?
- Ô tô đi từ A đến B.
Xe máy đi từ đâu đến đâu?
Xe máy đi từ B đến A
+ Như vậy theo bài toán, trên cùng đoạn đường AB có mấy xe đang đi, theo chiều như thế nào?
- Theo bài toán thì trên cùng 1 đoạn đường AB có 2 xe đang đi ngược chiều nhau.
+ Bài yêu cầu gì?
- Tìm thời gian 2 xe gặp nhau.
=>Dạng bài như vậy ta gọi là dạng toán: Hai chuyển động ngược chiều gặp nhau.
+ Em hãy nêu vận tốc của hai xe?
- Ô tô đi với vận tốc 54km/giờ; Xe máy đi với vận tốc 36km/giờ.
+ Khi nào thì ô tô và xe máy gặp nhau?
- Khi hai xe đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau.
+ Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu ki-lô-mét?
+ Vậy để biết sau bao lâu thì ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau ta làm thế nào?
- Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được: 54 + 36 = 90 (km)
- Ta lấy độ dài quãng đường chia cho tổng quãng đường 2 xe đi trong 1 giờ: 
180 : 90 = 2 (giờ)
+ Thời gian để ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau chính là thời gian đi để ô tô gặp xe máy.
+ Em hãy nêu lại các bước tính thời gian để ô tô gặp xe máy?
- Tính quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ.
- Tính thời gian để hai xe gặp nhau.
+ Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ ta còn gọi là gì?
- Là tổng vận tốc của hai xe.
+ Nêu ý nghĩa của 180km và 90km trong bài toán?
+ 180km là quãng đường AB, 90 là tổng vận tốc của hai xe.
+ Vậy với dạng toán: Hai chuyển động ngược chiều gặp nhau, muốn tìm thời gian ta làm thế nào? 
- Thời gian gặp nhau = quãng đường chia tổng vận tốc.
Bài tập:
Bài 1: 6'
- Gọi học sinh đọc phần b. 
+ Đoạn đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?
- Đoạn đường AB dài 276km.
+ Hai ô tô đi như thế nào?
- Hai ô tô khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau, một xe đi từ A đến B còn xe kia đi từ B đến A.
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
- Bài toán yêu cầu tính thời gian để hai xe gặp nhau.
+ Bài thuộc dạng toán nào?
- Hai chuyển động ngược chiều gặp nhau.
+ Làm thế nào tính được thời gian để hai xe gặp nhau?
- Để tính được thời gian hai xe gặp được nhau ta tính tổng vận tốc của hai xe, sau đó lấy độ dài quãng đường AB chia cho tổng vận tốc vừa tìm được.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc nhận xét.
Bài giải
Sau mỗi giờ, cả hai xe ô tô đi được là:
42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để hai ô tô gặp nhau là:
=>Củng cố dạng toán: Hai chuyển động ngược chiều gặp nhau.
276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3giờ
Bài 2: 6'
- Gọi học sinh đọc bài toán: 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào?
- Tính thời gian ca nô đi hết quãng đường AB.
Bài giải
Thời gian ca nô đi hết quãng đường AB là
11giờ15phút - 7giờ30phút = 3giờ45phút
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
 Quãng đường AB dài là:
12 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km
+ Nêu cách tính quãng đường của 1 chuyển động?
- Lấy vận tốc nhân thời gian.
Bài 3: 5'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
 s:15km
 t: 20 phút
 v: ...?m/phút
+ Muốn tính vận tốc của con ngựa đó ta làm như thế nào?
- Lấy quãng đường chia thời gian.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
Bài giải
15km = 15000m
Vận tốc chạy của con ngựa đó là:
15000 : 20 = 750 (m/phút)
 Đáp số : 750 m/phút
- Ai có cách làm khác?
Vận tốc chạy của ngựa là:
15 : 20 = 0,75 (km/ phút)
Đổi: 0,75km/phút = 750m/phút
 Đáp số: 750m/phút.
Bài 4: 5'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết sau 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B bao xa chúng ta phải làm thế nào?
- Chúng ta tính quãng đường xe máy đi được, sau đó lấy khoảng cách AB trừ đi quãng đường xe máy đã đi.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường xe máy đã đi là:
42 2,5 = 105 (km)
Sau 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B là:
135 - 105 = 30 (km)
 Đáp số: 30km
4. Củng cố, dặn dò: 1’
+ Để tìm hai chuyển động ngược chiều gặp nhau ta làm thế nào?
+ Nhận xét tiết học.
- Thời gian gặp nhau = quãng đường chia tổng vận tốc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................===============================
Ngày soạn: 1/ 4/2019
Ngày giảng: Thứ Tư, ngày 4 / 4 / 2019
Toán
Tiết 138: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
- Rèn kĩ năng giải các bài toán về tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Chuyển đổi các đơn vị trong toán chuyển động.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Băng giấy viết sẵn đề bài 1a. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1' 
	Sĩ số: 27 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Để tìm 2 chuyển động ngược chiều gặp nhau ta làm như thế nào?
- Thời gian gặp nhau = quãng đường chia tổng vận tốc.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập chung.
b. Nội dung:
Hướng dẫn giải bài toán về chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
Bài 1 phần a: 7'
- Treo bảng phụ đã chép sẵn phần a bài toán:
- Gọi học sinh đọc.
- GV vẽ sơ đồ bài toán và hướng dẫn học sinh phân tích bài toán:
- Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời:
xe máy	xe đạp
 A 48km B C 
+ Người đi xe đạp bắt đầu đi từ đâu và đến đâu với vận tốc là bao nhiêu?
+ Người đi xe máy bắt đầu đi từ đâu và đến đâu với vận tốc là bao nhiêu?
+ Như vậy theo bài toán, vào cùng thời
- Người đi xe đạp bắt đầu đi từ B đến C với vận tốc 12km/giờ.
- Người đi xe máy bắt đầu đi từ A đến C với vận tốc 36km/giờ.
- Vào cùng thời gian đó hai xe cùng chuyển 
 gian đó trên quãng đường từ A đến C có mấy xe cùng chuyển động? Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều với nhau?
động và chuyển động cùng chiều với nhau.
=>Trên quãng đường A đến C hai xe cùng chuyển động về phía C. Xe máy chạy nhanh hơn xe đạp nên sẽ đến lúc nó đuổi kịp xe đạp.
+ Khoảng cách ban đầu giữa hai xe là bao nhiêu km?
+ Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì khoảng cách giữa hai xe là bao nhiêu km?
- Khoảng cách ban đầu giữa hai xe là 48km.
- Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì khoảng cách giữa hai xe là 0 km.
=>Như vậy thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp chính là thời gian để khoảng cách hai xe rút ngắn khoảng cách từ 48km xuống 0km.
+ Sau mỗi giờ xe máy gần hơn xe đạp được bao nhiêu km?
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
36 - 12 = 24 (km/giờ)
- GV vừa chỉ sơ đồ vừa giảng: Vì xe máy mỗi giờ đi được 36km mà xe đạp chỉ đi được 12km nên cứ sau mỗi giờ thì xe máy sẽ gần hơn xe đạp được quãng đường là 24km .
+ Lúc đầu xe máy cách xe đạp 48km, biết sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp 24km,
muốn tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp ta làm thế nào?
- Lấy quãng đường xe đạp cách xe máy chia cho quãng đường mỗi giờ xe máy gần được xe đạp:
48 : 24 = 2 (giờ).
+ Vậy để tính được thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp chúng ta phải làm qua mấy bước, nêu rõ cách làm của từng bước?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Để tính thời gian 2 xe đuổi kịp nhau làm qua hai bước:
Bước 1: Tính xem sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp được bao nhiêu.
Bước 2: Tính thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp. 
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
36 - 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 24 = 2 (giờ)
 Đáp số : 3giờ
=>Đây là dạng toán: 2 chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
- Quãng đường xe đạp cách xe máy được gọi là “hiệu quãng đường.
+ Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp được bao nhiêu km, ta còn hiểu là gì?
- Là “hiệu vận tốc” của 2 chuyển động.
+ Muốn tìm “thời gian” đuổi kịp ta làm thế nào?
- Thời gian đuổi kịp = hiệu quãng đường chia hiệu vận tốc.
Bài 1b: 6'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Nêu dạng toán?
- Đây là dạng toán: 2 chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Hiệu quãng đường là:
12 3 = 36 (km)
Hiệu vận tốc của 2 xe là:
36 - 12 = 24 (km)
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:
36 : 24 = 1,5 (giờ)
 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
+ Nêu lại các bước giải dạng toán: 2 chuyển động cùng chiều đuổi nhau?
- Thời gian đuổi kịp = hiệu quãng đường chia hiệu vận tốc.
Bài 3: 7'
- Gọi học sinh đọc bài toán: 
+ Bài toán cho biết gì?
Tóm tắt:
 v: 120km/giờ
 t: giờ
+ Bài toán hỏi gì?
 s: ...?km
+ Muốn biết với vận tốc đó báo gấm chạy trong giờ được bao nhiêu km ta làm như thế nào?
- Lấy vận tốc nhân thời gian.
 +Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Quãng đường báo gấm chạy được là:
120 x = 4,8 (km)
 Đáp số: 4,8km
Bài 3: 8’
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài thuộc dạng toán nào?
+ 2 chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
+ Muốn biết thời gian ô tô đuổi kịp xe máy ta cần biết gì?
- Cần biết hiệu quãng đường (khoảng cách giữa ô tô và xe máy).
+ Muốn tìm được hiệu quãng đường ta làm thế nào?
- Tìm thời gian xe đạp đã đi trước, rồi lấy thời gian nhân vận tốc xe đạp.
+ Biết hiệu quãng đường, tìm thời gian đuổi kịp ta vận dụng công thức nào?
- Thời gian đuổi kịp = hiệu quãng đường chia hiệu vận tốc.
+ Yêu cầu học sinh làm bài -1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Đến khi ô tô khởi hành xe máy đã đi được quãng đường là:
36 25 = 90 (km)
Hiệu vận tốc của 2 xe là:
54 - 36 = 18 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là: 
90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc :
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút 
 Đáp số: 16 giờ 7 phút
4. Củng cố, dặn dò: 3’
+ Nêu cách giải bài toán dạng 2 chuyển động cùng chiều đuổi nhau xuất phát không cùng 1 lúc?
+ Nhận xét tiết học.
- Thời gian đuổi kịp = hiệu quãng đường chia hiệu vận tốc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
============================
Thực hành toán
TIẾT 1: LUYỆN TẬP TOÁN (39)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố lại cách nhân, chia số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có liên quan.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng thực hiện nhân, chia số đo thời gian với 1 sô.
3. Thái độ: giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Sĩ số: 27 vắng:.....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài:
10 giờ 48 phút : 9 24 phút 12 giây : 4
- Học sinh lên bảng làm bài.
10 giờ 48 phút 
9
 1 giờ = 60 phút 
 108 phút
 18 
 0
1 giờ 12 giây
24 phút 12 giây 
 4
0 12giây
 0
6 phút 3giây
- Khi chia số đo thời gian cho 1 số ta làm như thế nào?
- Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị đo cho số chia.
- Trong trường hợp nếu phần dư khác 0 thì ta chuyển sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề để gộp vào số đơn vị của hàng ấy và tiếp tục chia, cứ làm như thế cho đến hết.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập
b. Nội dung:
Bài 1: 6' Tính:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Nhận xét về các phép tính? 
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.
Tính:
- Nhân, chia số đo thời gian.
- Học sinh làm bài - đổi chéo vở kiểm tra.
a) 2 giờ 8 phút 4 = 8 giờ 32 phút
b) 5 phút 25 giây 3 = 16 phút 15 giây
c) 3,2 giờ 4 = 12,8 giờ 
d) 6,5 phút 7 = 45,5 phút
+ Nêu cách nhân số đo thời gian với 1 số?
- Học sinh nêu.
Bài 2: 6' Tính:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm. 
Tính:
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 4 học sinh làm bảng nhóm. 
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a) 12 giờ 15 phút : 3 = 4 giờ 5 phút
b) 21 phút 35 giây : 7 = 3 phút 5 giây
c) 16,5 ngày : 5 = 3,3 ngày
d) 9 phút 12 giây : 8 = 1 phút 9 giây
+ Nêu lại cách chia số đo thời gian cho 1 số?
- Học sinh nêu.
Bài 3: 8'
- Gọi học sinh đọc bài toán: 
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? 
1 buổi: 1 giờ 20 phút
4 buổi:  thời gian?
+ Muốn biết 1 tuần em được xem phim và đọc truyện bao nhiêu thời gian làm thế nào?
- HS trả lời.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Cách 1:
Bài giải
Trong 1 tuần em được xem phim và đọc truyện số thời gian là:
1 giờ 20 phút 4 = 5 giờ 20 phút
 Đáp số: 5 giờ 20 phút
Bài 4: 6' 
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ BT hỏi gì?
Tóm tắt:
4 vòng: 5 phút 20 giây
1 vòng:  thời gian?
+ Muốn biết chiếc đu quay đó quay 1 vòng hết bao nhiêu thời gian làm thế nào?
- HS trả lời
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng nhóm. 
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét
Bài giải
Chiếc đu quay đó quay 1 vòng hết số thời gian là:
5 phút 20 giây : 4 = 1 phút 20 giây
 Đáp số: 1 phút 20 giây
+ Nêu cách làm? 
- Học sinh trả lời.
4. Củng cố, dặn dò: 3'
+ Nêu cách cộng , trừ, nhân, chia số đo thời gian?
+ Nhận xét giờ học.
- Học sinh nêu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................===========================
Địa lí
Bài 26: CHÂU MĨ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được phần lớn người dân châu Mĩ là người nhập cư, kể được các thành phần dân cư châu Mĩ.
- Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng chỉ bản đồ.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ thế giới. Các hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
Sĩ số: 27 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2 Kiểm tra bài cũ: 5'
- Em hãy tìm và chỉ vị trí cuả châu Mĩ trên quả Địa cầu?
- Nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ?
- Kể những điều em biết về vùng rừng A-ma-dôn?
- Nhận xét – đánh giá.
- Học sinh chỉ trên quả địa cầu.
- Thay đổi từ tây sang đông: dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên. 
- A-ma-dôn là đồng bằng lớn nhất thế giới nằm ở vùng xích đạo. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, không chỉ của châu Mĩ mà còn của cả thế giới.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:( 1') Châu Mĩ
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (9') Cá nhân
1. Dân cư châu Mĩ
- Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
+ Nêu số dân của châu Mĩ. So sánh số dân 
- Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu
của châu Mĩ với các châu lục khác?
 người, đứng thứ ba trong các châu lục trên thế giới, chưa bằng số dân của châu Á. Nhưng diện tích chỉ kém châu Á có 2 triệu km2.
+ Dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ?
- Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau:
+ Người Anh-điêng: da vàng
+ Người gốc Âu: da trắng
+ Người gốc Phi: da đen.
+ Người gốc Á: da vàng
+ Người lai
+ Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
- Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
=>Sau khi Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, người châu Âu và và các châu lục khác đã di cư sang đây, chính vì vậy hầu hết dân cư châu Mĩ là người nhập cư, chỉ có người Anh-điêng là sinh sống

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_hu.doc