Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 đến 32 - Năm học 2013-2014

I) Mục tiêu :

 Sau bài học, HS biết :

 - Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng ( bướm cải, ruồi, gián ).

 - Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.

 - Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.

II) Đồ dùng dạy – học :

 Hình trang 114, 115 SGK.

III) Hoạt động dạy – học :

 A – Kiểm tra bài cũ.

 B – Dạy bài mới : Giới thiệu bài.

 

doc39 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 28 đến 32 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c theo cặp.
 Hai HS ngồi cạnh nhau dựa vào các câu hỏi trang 118 SGK để hỏi và trả lời nhau.
 GV gợi ý cho HS tự đặt ra những câu hỏi nhỏ để khai thác từng hình.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 GVgọi đại diện 1 số cặp đặt câu hỏi theo các hình kết hợp với các câu hỏi trong SGK và chỉ định các cặp bạn khác trả lời.
 Kết luận.
 Hoạt động 2 : Thảo luận. 
 * Mục tiêu : HS nói được về sự nuôi con của chim.
 * Cách tiến hành : 
 Bước 1 : Thảo luận nhóm.
 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGKvà thảo luận theo các câu hỏi.
 Bước 2 : Thảo luận cả lớp.
 Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.Các nhóm khác bổ sung.
 Kết luận.
 C – Củng cố, dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Tiết 29: Hoàn thành thống nhất đất nước
I) Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS biết :
 - Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất), năm 1976.
 - Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước.
II) Đồ dùng dạy học :
 ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 * Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
 HS nhắc lại sựu kiện ngày 30/04/1975 và ý nghĩa lịch sử của ngày đó.
 GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS.
 * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
 GV nêu thông tin bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (06/01/1946), từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khoá VI.
 * Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm. 
 Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976.
 Các nhóm trao đổi, tranh luận đi tới thống nhất ý kiến.
 * Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp.
 HS thảo luận làm rõ ý : Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI là sự thống nhất đất nước.
 * Hoạt động 5 : Làm việc cả lớp.
 - GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khoá VI.
 - HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2014
Toán
Tiết 145: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng(Tiếp theo)
I) Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập, củng cố về :
 - Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng STP.
 - Mối quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Kiểm tra bài cũ.
Dạy bài mới :
 GV hướng dẫn HS tự làm bài tập rồi chữa bài.
Bài 1 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 GV chú ý HS trình bày cách làm bài.
a) 4km 382 m = 4,382 km 2km 79 m = 2,079 m
b) 7m 4 dm = 7,4 m 5 m 9 cm = 5,09 m
Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
a) 2 kg 350 g = 2, 350 kg 1 kg 65 g = 1,065 kg
b) 8 tấn 760 kg = 8,760 tấn 2 tấn 77 kg = 2,077 tấn
Bài 3 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Chú ý : Khi HS chữa bài GV nên yêu cầu HS giải thích cách làm.
a) 0,5 m = 50 cm b) 0,075 km = 75 m
c) 0,064 kg = 64 g d) 0,08 tấn = 80 kg
Bài 4 : HS thực hiện tương tự như bài 1 và bài 2.
 Khi HS chữa bài, GV có thể yêu cầu HS nêu cách làm bài.
a) 3576 m = 3,576 km b) 53 cm = 0,53 m
c) 5360 kg = 5,360 tấn d) 657 g = 0,657 kg
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Tiết 29: Lắp máy bay trực thăng (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
-Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng, đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp tháo các chi tiết của máy bay trực thăng ,đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành.
-Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
-Nhận xét chung.
2.Bài mới: GTB.
HĐ1:Kiểm tra lại các bộ phân, nêu yêu cầu tiết hoc.
* Tiếp tục thực hành để hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu môn học.
* Yêu cầu HS mang các bộ phận đã lắp ghép ở tiết trước, kiểm tra nhận xét.
- Nêu yêu cầu tiết học :
+ Tích cực trong học tập, để hoàn thành sản phẩm đúng yêu cầu.
+ Cần chú ý làm việc, không đùa nghịch trong tiết học.
HĐ2: HS thực hành lắp ghép máy bay trực thăng. 
* HD HD lắp ghép theo các bước trong SGK.
-Nhắc HS khi lắp ráp cần chú ý:
+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
* Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
-Nêu những yêu cầu đánh giá sản phẩm.
-Cử đại diện các thành viên nhóm đánh giá sản phẩm.
3.Dặn dò:
 - Nhận xét chung các sản phẩm.
 - Tháo gỡ các chi tiết và sắp xếp vào vị trí.
 - Nhận xét tinh thần học tập của HS.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết lắp ghép “ rô bốt” 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 30
Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết 146: Ôn tập về đo diện tích
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng STP.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
Bài 1 :
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV có thể kẻ sẵn bảng các đơn vị đo diện tích ở trên bảng của lớp rồi cho HS điền vào chỗ chấm trong bảng đó.
 - Cho HS học thuộc tên các đơn vị đo diện tích thông dụng như : m2, km2, ha và quan hệ giữa ha, km2 với m2,...
Bài 2 :
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chú ý củng cố về mối quan hệ của 2 đơn vị đo diện tích liền nhau, về cách viết số đo diện tích dưới dạng STP.
Giải: a) 1 m2 = 100 dm2 = 10000 cm2 = 1000000 mm2
1 ha = 10000 m2
1 km2 = 100 ha = 1000000 m2
 Bài 3 :
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
a) 65000 m2 = 6,5 ha
b) 6 km2 = 600 ha
 C Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết 147: Ôn tập về đo thể tích
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa m3, dm3, cm3; viết số đo thể tích dưới dạng STP; chuyển đổi số đo thể tích.
II) Các hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các BT.
Bài 1 :
 GV kể sẵn bảng trong SGK lên bảng của lớp rồi cho HS viết số thích hợp vào chỗ trống, trả lời các câu hỏi của phần b. Khi HS chữa bài, GV nên cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa 3 đơn vị đo thể tích và quan hệ của 2 đơn vị liên tiếp nhau.
Bài 2 :
 GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
1 m3 = 1000 dm3
7,268 m3 = 7268 dm3
0,5 m3= 500 dm3
3 m3 2 dm3 = 302 dm3
Bài 3 : 
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
6 m3 272 dm3 = 6,272 m3
8 dm3 439 cm3 = 6,439 dm3
 C Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Tiết 30: Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
I) Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS biết :
 - Việc xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
 - Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân 2 nước Việt – Xô.
 - Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là 1 trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II) Đồ dùng dạy học :
 - ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Phiếu học tập.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
 - GV giới thiệu bài - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS.
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
 HS thảo luận các ý nhiệm vụ 1.
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm và cả lớp.
 - HS đọc SGK, làm việc theo nhóm.
 - Thảo luận chung cả lớp về nhiệm vụ học tập 2.
 - GV nhấn mạnh ý chính, kết luận.
Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân và cả lớp.
 - HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập (Nhiệm vụ 3).
 - Thảo luận chung cả lớp, thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 5 : Làm việc cả lớp.
 - GV nhấn mạnh ý : Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
 - HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
 - HS nêu 1 số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước đã và đang được xây dựng.
 C – Củng cố, dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học 
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Tiết 59: Sự sinh sản của thú
I) Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết :
 - Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
 - So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
 - Kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, 1 số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Hình trang 120, 121 SGK.
 - Phiếu học tập.
III) Hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát.
 * Mục tiêu : 
 - Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
 - Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim, ếch,...
 * Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1, 2 trang 120 SGK để trả lời câu hỏi.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận.
Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập.
 * Mục tiêu : HS biết kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con; mỗi lứa nhiều con.
 * Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả - GV tuyên dương.
 C Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết 148: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích(Tiếp theo)
I) Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập, củng cố về :
 - So sánh các số đo diện tích và thể tích.
 - Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra bài cũ.
 B Dạy bài mới :
 GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV cho HS viết vào vở rồi đọc kết quả - giải thích cách làm.
Bài 2 :
 Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán.
Giải: Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là:
 150 x 2/3 = 100 ( m )
 Diện tích thửa ruộng là
 150 x 100 = 15000 ( m2)
 Số thóc thửa ruộng đó thu là
 15000 : 100 x 60 = 9000 ( kg )
 Đáp số: 9000 kg
Bài 3 : 
 GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán.
Giải: Thể tích bể nước là: 4 x 3 x 2,5 = 30 ( m3)
 Thể tích nước có trong bể là: 30 : 100 x 80 = 24 ( m3)
 Đổi 24 m3 = 24000 dm3 = 24000 l
 Chiều cao mức nước chứa trong bể là
 24 : ( 4 x 3 ) = 2 ( m )
 C Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
Tiết 30: Các đại dương trên thế giới
I) Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS :
 - Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu và trên Bản đồ Thế giới.
 - Mô tả được 1 số đặc điểm của các đại dương.
 - Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ để tìm 1 số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II) Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ Thế giới.
 - Quả Địa cầu.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 1. Vị trí của các đại dương :
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm.
Bước 1 : HS quan sát hình 1, 2 SGK và quả Địa cầu hoàn thành bảng.
Bước 2 : 
 - Đại diện từng cặp HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp, chỉ vị trí các đại dương trên Bản đồ Thế giới và quả Địa cầu.
 - GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 2. Một số đặc điểm của các đại dương :
Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp.
Bước 1 : HS trong nhóm dựa vào bảng số liệu thảo luận.
Bước 2 :
 - Đại diện 1 số HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
 - HS khác bổ sung – GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Bước 3 : GV yêu cầu 1 số HS chỉ trên quả địa cầu vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự : Vị trí địa lí, diện tích.
Kết luận.
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết 149: Ôn tập về đo thời gian
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,...
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa BT.
Bài 1 :
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 - GV yêu cầu HS nhớ các kết quả của bài 1.
Giải:
1 thế kỉ = 100 năm 1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng 1 ngày = 24 giờ
1 năm không nhuận có 365 ngày 1 giờ = 60 phút
1 năm nhuận có 366 ngày 1 phút = 60 giây
1 tháng có 30 ( hoặc ) 31 ngày 
Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày
Bài 2 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bàấng)
a)2 năm 6 tháng = 30 tháng
3 phút 40 giây = 220 giây
b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng
 150 giây = 2 phút 30 giây
c) 60 phút = 1 giờ
 45 phút = 3/4 giờ = 0,75 giờ
1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
90 phút = 1,5 giờ
Bài 3 :
 GV lấy mặt đồng hồ cho HS thực hành xem đồng hồ khi cho các kim di chuyển.
Bài 4 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khoanh vào B.
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Tiết 60: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I) Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết :
 Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
II) Đồ dùng dạy học :
 Thông tin và hình trang 122, 123 SGK.
III) Hoạt động dạy học :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
 * Mục tiêu : HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
 * Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
 GV chia lớp thành 4 nhóm. Hai nhóm tìm hiểu vè sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
Bước 2 : Làm việc theo nhóm.
 Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK.
Bước 3 : Làm việc cả lớp.
 Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2 : Trò chơi Thú săn mồi và con mồi.
 * Mục tiêu :
 - Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của 1 số loài thú.
 - Gây hứng thú học tập cho HS.
 * Cách tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức chơi.
 Hướng dẫn luật chơi và cách chơi.
 Chọn địa điểm chơi.
Bước 2 : GV cho HS tiến hành chơi – các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
 C Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết 150: ôn Phép cộng
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các STP, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 1. GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung : Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, 1 số tính chất của phép cộng...
 2. GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các BT.
Bài 1 :
 Cho HS tự tính rồi chữa bài.
3 + 5/7 = 21/7 + 5/7 = 26/7 5/6 + 7/12 = 10/12 + 7/12 = 17/12
Bài 2 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chọn mỗi phần 1 BT.
a) ( 689 + 875 ) + 125 = 689 + ( 875 + 125 ) = 689 + 1000 = 1689
b) ( 2/7 + 4/9 ) + 5/7 = ( 2/7 + 5/7 ) + 4/9 = 1+ 4/9 = 13/9
Bài 3 :
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Lên cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài.
Giải: x = 0 vì bất kỳ số nào cộng với 0 thì vẫn bằng chính nó
Bài 4 :
 Cho HS tự đọc bài rồi giải bài toán.
Giải: Trong 1 giờ cả hai vòi chảy được là;
 1/5 + 3/10 = 1/2 (thể tích bể nước )
 1/2 = 50%
 C – Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật 
Tiết 30: Lắp rô bốt (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 HS cần phải:
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắprô bốt.
 - Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
 - Rèn luyện tính khéo léo kiên nhẫ khi lăp, tháo các chi tiết rô bốt, cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành.
- Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu và thực tế tác dụng của rô bốt trong cuộc sống.
- Một số yêu cầu trong tiết lắp ghép rô bốt.
HĐ1:Quan sát nhận xét mầu.	
- Cho HS quan sát mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
- HD HS quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi : Để lắp được rô bốt, theo em cần lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
HĐ2: HD thao tác kĩ thuật.
a) HD chọn các chi tiết :
-Gọi 1-2 HS gọi tên, chọn đúng, đủ các chi tiết theo banỷg SGK.
* Nhận xét chung các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận :
* Lắp chân rô bôt : ( H2- sgk):
-Yêu cầu HS quan sát hình sgk.
-một hs lên thực hành lắp ghép.
- Chú ý các bộ phận của chân rô bốt.
* Lắp thân rô bốt ( H3- SGK):
-Yêu cầu HS quan sát H3 để trả lời câu hỏi SGK.
-Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi và lắp thân rô bốt.
+ Nhận xét bổ sung cho hoàn thiện.
* Lắp đầu rô bốt ( H4 –SGK):
- Yêu cầu quan sát H4 và trả lời câu hỏi SGK.
-HD thao tác các động tác mẫu về lắp ghép rô bốt.
* Lắp các bọ phận khác :
-Lắp tay rô bốt :
- Lắp ăng ten.
- Lắp trục bánh xe.
+ Yêu cầu HS quan sát và nêu lại các qui trình lắp ghép.
c) Lắp rô bốt ( H1-SGK) : 
-lắp rô bốt theo các bước SGK. Trong các bước lắp cần chú ý :
+ Khi lắp thân rô bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng tấm tam giác và giá đỡ.
+ Lắp ăng ten vào thân rô bốt phải đúng.
- Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của 2 tay rô bốt.
d) HD thao rới các chi tiết vào hộp :
-Tháo bộ phận- chi tiết – sắp xếp theo thứ tự vào hộp.
 HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
* Nhận xét tinh thần học tập của HS.
3. Dặn dò:
Chuẩn bị bài thực hành. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 31
Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2014
Toán
Tiết 151: ôn Phép trừ
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, các phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A Kiểm tra.
 B Dạy bài mới :
 1. GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ : Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, 1 số tính chất của phép trừ... như SGK.
 2. Tương tự tiết ôn tập về phép cộng. 
Bài 1 : Cho HS tự tính, thử lại rồi chữa bài.
Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
a) x + 5,84 = 9,16 b) x – 0,35 = 2,55
 x = 9,16 – 5,84 x = 2,55 + 0,35
 x = 3,32 x = 2,9
Bài 3 : Cho HS tự giải rồi chữa bài.
Giải: Diện tích đất trồng hoa là: 540,8 – 385,8 = 155,3 ( ha )
 Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
 540,8 + 155,3 = 691,1 ( ha )
 C Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2014
Toán
Tiết 152: Luyện tập
I) Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố việc 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_28_den_32_nam_hoc_2013_2014.doc