Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2014-2015 - Phạm Thị Ngọc Thúy

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

- HS lên bảng làm: Điền số thích hợp vào chỗ trống.

 0,75 ngày =. phút 300 giây =.giờ

 1,5giờ =.phút ; 2giờ15phút =.giờ

- GV nhận xét .

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài:

b. Phát triển bài :

Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số đo thời gian:

* VD 1:

- GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết ô tô đi cả quãng

 đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- Gọi HS trình bày cách cộng của mình.

- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó giới thiệu cách đặt tính như SGK.

- Yêu cầu HS trình bày lại cách giải bài toán.

* VD 2:

- Gọi HS đọc và tóm tắt bài toán.

- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?

- Nêu phép tính thời gian đi cả 2 chặng?

- Tương tự như cách đặt tính ở VD1, Em hãy đặt tính và thực hiện tính.

- HS nhận xét bài của HS trên bảng.

- 83giây có thể đổi ra phút không? Nêu cách đổi?.

- Yêu cầu một HS lên giải bài toán.

* GV lưu ý HS: Khi viết số đo TG này dưới số đo TG kia thì các số cùng một loại đơn vị đo thẳng cột với nhau và cộng từng cột như phép cộng số TN. Sau khi được kết quả một số đo có đơn vị thấp hơn có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề, dựa vào bảng đơn vị đo TG.

Luyện tập:

Bài 1:

 HS đọc yêu cầu bài

- HS tự làm bài.

- GV nhận xét và chữa bài, củng cố về cách cộng số đo TG.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- HS tự làm bài

- GV nhận xét và chốt cho HS về cách cộng số đo thời gian

4. Củng cố :

- Nhắc lại cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.

5. Hướng dẫn về nhà :

- Chuẩn bị bài sau

 

doc33 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2014-2015 - Phạm Thị Ngọc Thúy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-> đồng cỏ và cây bụi phát triển -> là thức ăn cho động vật ăn cỏ -> động vật ăn cỏ phát triển.
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I . / Mục tiêu :
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu(ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ .
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các bài tập ở mục III .
- GD học sinh biết áp dụng thực tế khi nói và viết.
II . / Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ 
- HS : SGK, vở bài tập.
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đặt câu ghép có cặp từ hô ứng?
- GV cùng HS nhận xét.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Phát triển bài:
I.Ví dụ:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn làm bài.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
- GV gợi ý HS: Thử thay thế các từ in đậm vào câu sau, sau đó đọc lại xem 2 câu đó có ăn nhập với nhau không? Vì sao?
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, kết luận: Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung 2 câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói về một sự vật khác nhau...
Bài 3:
- Việc lặp lại từ trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
- Kết luận.
II.Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đặt 2 câu có liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ để minh họa cho ghi nhớ.
III.Luyện tập:( Bỏ BT1)
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đặt câu.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS thảo luận nhóm làm bài .
- 1 HS trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
 + Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt, xòe hoa.
 + Từ đền là từ đã được dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau.
- 1 HS đọc.
- HS trao đổi, thảo luận làm bài.
- 4 HS nối tiếp nhau phát biểu trước lớp.
 + Nếu thay từ nhà thì 2 câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà.
 + Nếu thay từ chùa thì 2 câu không ăn nhập với nhau, mỗi câu nói một ý. Câu đầu nói về đền Thượng, câu sau nói về chùa.
- HS lắng nghe.
- Việc lặp lại từ đền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 2 câu.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc 
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
 + Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp. Bộ lông ấy như tấm áo choàng giúp chú ấm áp suốt mùa đông.
+ ...
- 1 HS đọc.
- 2 HS lên làm bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
 [] Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn hình chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang.[]
 Chợ Hòn Gai buổi sáng sớm la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba []
4. Củng cố :
- Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần Ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
________________________________________________
Tập làm văn
Tả đồ vật 
(Kiểm tra viết)
I . / Mục tiêu :
 HS viết được bài văn đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ),rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên . 
- GD học sinh tự giác khi làm bài.
II . / Chuẩn bị :
- GV: Một số tranh, ảnh minh họa nội dung đề văn .
- HS : Giấy kiểm tra .
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của HS
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài:
- GV nêu đề bài.
- GV nhắc HS: Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc lại dàn ý.
c. HS viết bài:
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
4. Củng cố :
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị trước tiết sau
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài 
- HS lắng nghe
- 2, 3 HS đọc lại dàn ý bài.
- Cả lớp làm bài
___________________________________________________
Thể dục
Bật cao – trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh”
I . / Mục tiêu :
 Giúp học sinh:
- Thực hiện được động tác bật nhảy lên cao .
- Biết cách phối hợp chạy và bật nhảy( chạy chậm kết hợp bật nhảy lên cao ).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
- GD học sinh có ý thức rèn luyện thân thể.
II . / Địa điểm, phương tiện :
Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, 2- 4 quả bóng
III ./ nội dung và phương pháp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học
- GV cho HS khởi động
- Ôn lại một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 
a. Kiểm tra bật cao:
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra động tác bật cao
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra làm nhiều đợt, mỗi đợt 3- 4 HS
- Cách đánh giá:
+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng động tác, bật nhảy tích cực
+ Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng động tác, không duỗi thẳng chân khi bật lên cao
+ Chưa hoàn thành: Thực hiện sai động tác.
b. Chơi trò chơi:
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, thống nhất hình thức thi đua thưởng phạt.
3. Phần kết thúc: 
- GV công bố kết quả kiểm tra, hệ thống lại bài học
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà- bật cao có vật chuẩn để cố gắng tăng cường sức bật 
X x x x x x x
 x x x x x x
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
- HS ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Mỗi HS bật cao 1 lần
- Những HS được GV gọi tên, lên đứng vào vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị, khi có lệnh của GV, HS đồng loạt thực hiện động tác bật cao với 2 tay hoặc 1 tay lên chỗ treo bóng hoặc khăn, khi rơi xuống, 2 chân chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động, 2 tay đưa ra trước để giữ thăng bằng, rồi đứng lên.
- Cả lớp tập hợp thành 2 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 1,5 m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6 m
- HS chơi thử
- HS chơi chính thức 1- 2 lần
X x x x x x
 x x x x x
- HS thả lỏng .
_________________________________________________________
Thứ tư, ngày25 tháng 2 năm 2015
Mĩ thuật
______________________________________________
Âm nhạc
_____________________________________________
Toán
Cộng số đo thời gian
I . / Mục tiêu :
 HS biết :
- Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản .
Bài tập cần làm : Bài 1(dòng 1,2).Bài 2 .
- GD học sinh biết áp dụng thực tế.
II . / Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ viết VD.
- HS: SGK, vở bài tập.
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS lên bảng làm: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
 0,75 ngày =.... phút 300 giây =...giờ 
 1,5giờ =...phút ; 2giờ15phút =...giờ
- GV nhận xét . 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Phát triển bài :
Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số đo thời gian:
* VD 1:
- GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
- Muốn biết ô tô đi cả quãng
 đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?
- Gọi HS trình bày cách cộng của mình.
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó giới thiệu cách đặt tính như SGK.
- Yêu cầu HS trình bày lại cách giải bài toán.
* VD 2: 
- Gọi HS đọc và tóm tắt bài toán.
- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- Nêu phép tính thời gian đi cả 2 chặng?
- Tương tự như cách đặt tính ở VD1, Em hãy đặt tính và thực hiện tính.
- HS nhận xét bài của HS trên bảng.
- 83giây có thể đổi ra phút không? Nêu cách đổi?.
- Yêu cầu một HS lên giải bài toán.
* GV lưu ý HS: Khi viết số đo TG này dưới số đo TG kia thì các số cùng một loại đơn vị đo thẳng cột với nhau và cộng từng cột như phép cộng số TN. Sau khi được kết quả một số đo có đơn vị thấp hơn có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề, dựa vào bảng đơn vị đo TG. 
Luyện tập:
Bài 1: 
 HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài, củng cố về cách cộng số đo TG.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
- Muốn biết Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?
- HS tự làm bài
- GV nhận xét và chốt cho HS về cách cộng số đo thời gian
4. Củng cố :
- Nhắc lại cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị bài sau
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp. HS nhận xét bài của bạn.
- HS đọc nội dung trên bảng phụ.
- 1 HS lên bảng tóm tắt 
- HS nêu
- Ta thực hiện phép cộng: 
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
- HS thảo luận theo cặp để thực hiện phép cộng và nêu trước lớp
- HS theo dõi.
- 1 HS lên bảng giải bài toán
+
 3 giờ 15 phút 
 2 giờ 35 phút
 5 giờ 50 phút
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm và tóm tắt bài toán
- HS nêu
- Phép cộng:
 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây
- HS lên bảng thực hiện tính, HS khác nhận xét bài của bạn
Kết quả: 45 phút 83 giây
- 83 giây = 1 phút 23 giây
- 1 HS lên trình bày lại bài toán
- HS nghe
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài:
+
 7 năm 9 tháng
 5 năm 6 tháng
 12 năm 15 tháng
hay 13 năm 3 tháng
+
 *12 giờ 18 phút
 8 giờ 12 phút
 20 giờ 30 phút
+
 3 giờ 5 phút
 6 giờ 32 phút
 9 giờ 37 phút
+
 * 4 giờ 35 phút 
 8 giờ 42 phút
 12 giờ 77 phút
Hay 13 giờ 17 phút
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS nêu
- Thực hiện phép cộng: 
 35 phút và 2 giờ 20 phút
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài
 Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng Lịch sử là:
 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút 
 Đáp số: 2 giờ 55 phút 
________________________________________________
Kể chuyện
Vì muôn dân
I . / Mục tiêu :
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa . 
- GD học sinh học tập đức tính của Trần Hưng Đạo.
II . / Chuẩn bị :
- GV: Tranh SGK; bảng phụ.
- HS: SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS kể một việc làm tốt góp phần bảo về trật tự an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em chứng kiến hoặc tham gia .
- GV nhận xét .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. GV kể chuyện :
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK .
- GV kể lần 1: Giọng kể thong thả và chậm chãi
- GV viết bảng và giải thích các từ
+ Tị hiềm: nghi ngờ, không tin nhau
+ Quốc Công Tiết chế, Chăm -pa, Sát Thát .
- GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ .
+ Kể đoạn 1:(giọng chậm rãi trầm lắng), giới thiệu tranh 1:
+ Kể đoạn 2: (giọng nhanh hơn, căm hờn). Kể xong giới thiệu tranh2, 3, 4 
+ Kể đoạn 3: Giới thiệu tranh 5:
và giới thiệu tranh 6:
c. Hướng dẫn kể chuyện:
*Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ nêu nội dung của từng tranh
- Gọi HS phát biểu GV ghi nhanh lên bảng
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm, mỗi HS kể theo nội dung từng tranh. GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
- Yêu cầu HS: Sau khi kể, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
*Thi kể chuyện trước lớp:
- Tổ chức cho các nhóm thi kể theo hình thức nối tiếp
- HS thi kể theo toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét và cho điểm HS kể hay
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- HS hỏi - đáp nhau để trao đổi nội dung truyện theo gợi ý của GV.
+ Câu chuyện kể về ai?
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? Có ý nghĩa gì?
+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vua tôi nhà Trần không đoàn kết chống giặc?
+ Em biết câu ca dao tục ngữ nào nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc?
4. Củng cố :
- Vì sao câu chuyện có tên là "Vì muôn dân"?
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị trước tiết sau.
- 2 HS kể chuyện trước lớp, lớp nghe và nhận xét .
- HS quan sát tranh và đọc thầm các yêu cầu trong SGK .
- HS nghe GV kể
- HS nghe
- Tranh 1 : Vẽ cảnh Trần Liễu- thân phụ Trần Quốc Tuấn trước khi mất trối trăng lại những lời cuối cùng cho Trần Quốc Tuấn..
- Tranh 2: Cảnh giặc Nguyên ồ ạt sang xâm lược nước ta; Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải và ông tự tay dội nước lá thơm tắm cho Trần Quang Khải... 
- Tranh 3 : Cảnh họp các bô lão trong điện Diên Hồng
- Tranh 4 : Cảnh giặc Nguyên tan tác thua chạy về nước .
HS nêu nội dung từng tranh
- HS nối tiếp nhau phát biểu bổ sung nội dung chính cho từng tranh
- HS kể chuyện theo nhóm 4
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện trong nhóm
- 2 nhóm HS thi kể, mỗi nhóm 6 HS nối tiếp nhau kể
- 3 HS kể toàn bộ câu chuyện
+ Câu chuyện kể về Trần Hưng Đạo
+ Giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc ta...
+ Nếu không đoàn kết thì mất nước
...
+ HS nêu: Chị ngã em nâng....
- HS trả lời
____________________________________________________________
Thứ năm, ngày 26 tháng 2 năm 2015
Tập đọc
Cửa sông
 ( Quang Huy )
I . / Mục tiêu :	 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha gắn bó . 
- Hiểu nội dung bài thơ : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn . ( Trả lời được cáccâu hỏi 1,2,3; thuộc 3,4 khổ thơ )
- Học thuộc lòng bài thơ.
- GD học sinh nhớ về cội nguồn.
II . / Chuẩn bị :
GV: Tranh SGK, bảng phụ ghi câu thơ cần luyện đọc, ảnh về cửa sông.
HS: SGK, đọc trước bài.
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ.
- Em hãy mô tả những gì em thấy trong tranh?
- GV giới thiệu.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có), chú ý ngắt nhịp các câu thơ:
+ Là cửa / nhưng không then khoá
+ Mênh mông/ một vùng sóng nước
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu
Tìm hiểu bài:
- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
 - GV: Cách nói của sông của tác giả rất đặc biệt. Làm cho người đọc thấy cửa sông rất thân quen. Biện pháp độc đáo là lối chơi chữ, tác giả nói cửa sông giống như một cái cửa của dòng sông mở ra để sông đi vào biển lớn.
- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
- GV nhận xét và chốt cho HS thấy được địa điểm đặc biệt của cửa sông
- Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
 - GV nhận xét
- Qua hình ảnh của cửa sông tác giả muốn nói đến điều gì? 
c.Luyện đọc diễn cảm :
- Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi và tìm cách đọc hay
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5 (GV treo bảng phụ)
 + GV đọc mẫu
 + Gọi HS luyện đọc theo cặp
 + HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng khổ thơ 4, 5
- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ.
- Nhận xét
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại nội dung bài .
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà chuẩn bị bài sau
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát tranh.
- Tranh vẽ cảnh một cửa sông, có nhiều con sông lớn chảy từ các ngả, thuyền bè qua lại tấp nập...
- HS theo dõi.
- HS khá, giỏi đọc bài
- 6 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ, mỗi HS đọc 1 khổ thơ (đọc 2 lượt)
- 1 HS đọc to
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi.
- HS theo dõi.
+ Những từ ngữ: Là cửa nhưng không then khoá; Cũng không khép lại bao giờ. Cách nói đó rất hay làm cho ta thấy cửa sông như một cái cửa nhưng khác với những cái cửa khác...
+ Cửa sông là những dòng sông gửi phù sa bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt của những những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá dưới trăng...
+ Phép nhân hoá giúp tác giả nói được "Tấm lòng" của cửa sông là không quên cội nguồn.
- Tác giả muốn ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
- 6 HS đọc nối tiếp bài thơ và tìm, thống nhất cách đọc hay
- HS nghe để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc diễn cảm và HTL
- 3 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài thơ
__________________________________________
Toán
Trừ số đo thời gian
I . / Mục tiêu :
 HS biết :
- thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 Bài tập cần làm : Bài 1 , 2* Bài tập phát triển mở rộng : bài 3
- GD học sinh biết áp dụng những điều đã học vào thực tế.
II . / Chuẩn bị :
- GV: Hai băng giấy chép sẵn đề bài toán của ví dụ 1, ví dụ 2
- HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Phát triển bài:
Lí thuyết:
Ví dụ 1:
- GV dán băng giấy có đề bài toán của VD 1
+ Ô tô khởi hành từ Huế lúc nào?
+ Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào?
+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào?
- GV nhận xét bài làm của HS
+ Vậy 15 giờ 55 phút trừ 13 giờ 10 phút bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?
Ví dụ 2:
- GV dán băng giấy có ví dụ 2 lên bảng
+ Để tìm được Bình chạy hết ít hơn Hòa bao nhiêu giây chúng ta phải làm như thế nào?
+ Vậy 3 phút 20 giây trừ 2 phút 45 giây bằng bao nhiêu phút bao nhiêu giây?
+ Bạn Hòa hay bạn Bình chạy nhanh hơn, nhanh hơn bao lâu?
Luyện tập:
Bài 1:
- GV cho HS đọc đề bài
+ Bài tập yêu cầu các em làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em đặt tính để tính
-
- GV nhận xét .
Bài 2:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 theo nhóm bàn
* Bài tập phát triển mở rộng
Bài 3:
+ Người đó bắt đầu đi từ A vào lúc nào?
+ Người đó đến B lúc mấy giờ?
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét .
4. Củng cố :
- Nhắc lại cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau
+ HS trả lời
- 2 HS đọc ví dụ
+ Lúc 13 giờ 10 phút
+ Lúc 15 giờ 55 phút
+ Chúng ta phải thực hiện phép trừ :
15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở
 -
 15 giờ 55 phút
 13 giờ 10 phút
 2 giờ 45 phút
+ Bằng 2 giờ 45 phút
- HS đọc ví dụ 2
+ Chúng ta cần thực hiện phép trừ:
 3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây
- HS làm việc theo cặp, sau đó 1 số em nêu cách làm của mình trước lớp.
+ Bằng 35 giây.
+ Bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Hòa 35 giây.
- HS đọc đề bài
+ Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép trừ các số đo thời gian.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
23 phút 25 giây
15 phút 12 giây
 8 phút 13 giây
hay
54 phút 21 giây
21 phút 34 giây
-
 53 phút 81 giây
 21 phút 34 giây
 32 phút 47 giây
Đáp án:
20 ngày 4 giờ
10 ngày 22 giờ
4 năm 8 tháng 
- HS đọc yêu cầu của đề bài
+ Người đó đi từ A lúc 6 giờ 45 phút.
+ Người đó dến B lúc 8 giờ 30 phút.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
Bài giải:
Không tính thời gian nghỉ thì thời gian cần để người đó đi từ A đến B là:
8 giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
________________________________________________
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I . / Mục tiêu :
- hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ(ND ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (Làm được BT1 ở mục III ).
- GD học sinh biết áp dụng vào thực tế trong khi nói và viết.
II . / Chuẩn bị :
- GV: Giấy khổ to
- HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt dộng của thầy
Hoạt dộng của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Liên kết câu trong bài bằng c

File đính kèm:

  • docTuan 25- TH.doc