Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Lịch sử (5B)

BẾN TRE ĐỒNG KHỞI

I.MỤC TIÊU:

- Biết cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng Khởi").

 - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

- Giáo dục HS lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Bản đồ hành chính Việt Nam.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

Kiểm tra - Giới thiệu bài mới

- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét . - HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?

+ Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt?

- GV giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào "Đồng khởi" Bến Tre

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK và trả lời câu hỏi: Phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? - HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát của Mĩ - Diệm. Bến Tre là nơi diễn ra "Đồng khởi" mạnh mẽ nhất và rút ra câu trả lời.

- GV gọi HS phát biểu ý kiến. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. Câu trả lời hoàn chỉnh là: Mĩ - Diệm thi hành chính sách "tố cộng", "diệt cộng" đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua-bin.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Phát dụng cụ thực hành cho từng nhóm: Mô hình tua-bin nước, cốc, xô, nước.
- Hướng dẫn HS cách đổ nước để làm tua-bin quay.
- Giải thích: Đây chính là mô hình thu nhỏ của nhà máy phát điện. Khi nước chảy làm quay tua-bin. Khi tua-bin quay sẽ làm rô-to của nhà máy phát điện quay và tạo ra dòng điện.
4.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Sử dụng năng lượng điện”.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than?
+ Tại sao phải sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm?
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- HS các nhóm quan sát hình trong SGK, liên hệ thực tế địa phương, trao đổi thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS các nhóm quan sát hình trong SGK, liên hệ thực tế địa phương, trao đổi thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Thực hành làm quay tua-bin.
- Quan sát, lắng nghe.
Tiết 2: Kĩ thuật
LẮP XE CẦN CẨU (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu theo mẫu.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
* GDSDNLTKHQ: 
+ Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
	+ Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Mẫu xe cân cẩu đã lắp sẵn
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết thực hành.
- Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
- Nhận xét chung.
3.Bài mới:
* Hoạt động 1: Thực hành lắp xe cần cẩu.
a) Chọn chi tiết:
- Yêu cầu HS chọn đúng, đủ các chi tiết sắp vào nắp hộp theo yêu cầu.
- Kiểm tra việc lựa chọn các chi tiết của HS.
b) Lắp từng bộ phận:
- Trước khi HS thực hành giáo viên cần:
+ Gọi 1 đọc phần ghi nhớ SGK để toàn lớp nắm vững qui trình lắp xe cần cẩu.
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
- Trong quá trình thực hành các bộ phận .Nhắc HS cần lưu ý:
+ Vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanh giằng ở giá đỡ cần cẩu.
+ Phân biệt mặt phải và trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu.
- Quan sát giúp đỡ HS yếu.
c) Lắp ráp xe cần cẩu: ( H1- SGK):
- Yêu cầu HS quan sát SGK và lắp ráp.
- Xiết chặt các ốc vít có độ nghiêng để giữ vững khi vận hành.
- Hoàn thành sản phẩm cần kiểm tra lại xe xem có vận động được không.
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- Cho HS đọc yêu cầu nhận xét đánh giásản phẩm theo SGK.
- Cử 2-3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo tiêu chí đã nêu.
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS.
- Yêu cầu HS tháo rời ngăn nắp các chi tiết xếp đúng vị trí vào trong ngăn hộp.
-GDSDNLTKHQ: Giáo dục chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu. Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
4.Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Lắp xe ben.
- HS để các vật dụng lên bảng.
- Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo.
- Chọn chi tiết theo yêu cầu SGK.
- Để vào hộp theo yêu cầu thứ tự cần lắp ghép.
- HS thực hành lắp ghép theo nhóm.
- Trước khi nộp sản phẩm, HS kiểm tra độ vận hành của xe.
- Trình bày sản phẩm theo nhóm.
- 1 HS đọc yêu cầu cần đánh giá.
- HS tham gia đánh giá sản phẩm của bạn.
- Tháo rời các chi tiết vầ sắp xếp vào hộp đồ dùng theo đúng thứ tự.
- HS lắng nghe
Tiết 3: Địa lí
MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU.
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga:
+ Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế.
+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu, la nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
- Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
- Biết cố gắng học để sau này giúp nước ta theo kịp các nước trên thế giới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Lược đồ kinh tế một số nước châu Âu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra – Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- GV giới thiệu bài.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Người dân châu Âu có đặc điểm gì?
+ Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu.
Hoạt động 1: Liên Bang Nga.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu sau:
+ Em hãy xem lược đồ kinh tế một số nước châu Á (trang 106, SGK) và Lược đồ một số nước châu Âu, đọc SGK để điền các thông tin thích hợp vào bảng thống kê sau:
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài thống kê bạn làm trên bảng lớp.
- GV hỏi HS: Em có biết vì sao khí hậu của Liên bang Nga, nhất là phần thuộc châu á rất lạnh, khắc nghiệt không?
- Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào?
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng vào vở và hoàn thành bảng. 1 HS lên bảng làm bài vào bảng GV đã kẻ sẵn.
- Kết quả làm việc đạt yêu cầu là:
Liên Bang Nga
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính của các ngành sản xuất
Vị trí địa lí
Nằm ở Đông Âu và Bắc Á
Diện tích
17 triệu km2, lớn nhất 
thế giới.
Dân số
144,1 triệu người.
Khí hậu
Ôn đới lục địa 
TNKS
Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí 
tự nhiên, than đá, quặng sắt
SPCN
Máy móc, thiết bị, 
phương tiện giao thông,...
SPNN
Lúa mì, ngô, khoai tây, 
lợn, bò, gia cầm,...
- Nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ nếu gặp khó khăn.
- Một số HS nêu nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp: 
(1) Lãnh thổ rộng lớn Ò khô
(2) Chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương Ò lạnh. 
(1) + (2) Ò Khí hậu khắc nghiệt, khô và lạnh
- Khí hậu khô là lạnh nên rừng tai-ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở châu á đều có rừng tai-ga bao phủ.
- 1 HS trình bày trước lớp (lưu ý khi trình bày về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ phải chỉ trên lược đồ)
Hoạt động 2: Pháp
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS cùng trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu 
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV gọi nhóm đã làm bài trên giấy khổ to dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Các nhóm HS làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ.
- 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.
Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài: Liên bang Nga và Pháp là hai nước có quan hệ gần gũi với nước ta. Trong kháng chiến cũng như trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ rất quý báu của Liên bang Nga, nhiều công trình lớn của Việt Nam như Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, .
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NƯỚC CHẢY
(Đã soạn Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2016 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I.MỤC TIÊU:
- Biết cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng Khởi").
 - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
- Giáo dục HS lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?
+ Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào "Đồng khởi" Bến Tre
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK và trả lời câu hỏi: Phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? 
- HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát của Mĩ - Diệm... Bến Tre là nơi diễn ra "Đồng khởi" mạnh mẽ nhất và rút ra câu trả lời.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. Câu trả lời hoàn chỉnh là: Mĩ - Diệm thi hành chính sách "tố cộng", "diệt cộng" đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam... 
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó hỏi cả lớp:
+ Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?
- GV cung cấp thông tin và tóm tắt các ý của Hoạt động 1: Tháng 5 - 1959, Mĩ - Diệm đã ra đạo luật 10/59, thiết lập 3 toàn án quân sự đặc biệt, có quyền "đưa thẳng bị can ra xét xử, không cần mở cuộc thẩm cứu"...
+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
Hoạt động 2: Phong trào "Đồng khởi" của nhân dân tỉnh Bến Tre
+ Thuật lại sự kiện ngày 17 - 1 - 1960.
+ Ngày 17 - 1 - 1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho phong trào "Đồng khởi" tỉnh Bến Tre.
+ Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre.
+ Cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Trong 1 tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
+ Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào?
+ Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị...
+ ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi" Bến Tre.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
+ Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân tân miền Nam: ..
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo về một nội dung, sau đó các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ về phong trào "Đồng khởi" của nhân dân tỉnh Bến Tre (Nếu địa phương có phong trào "Đồng khởi", GV cho HS nêu các thông tin về phong trào này ở địa phương mà các em sưu tầm được)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau “Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”.
Tiết 4: Khoa học (5B)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN.
I. MỤC TIÊU:
	- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
- Vận động mọi người tiết kiệm điện ở mọi lúc, mọi nơi,
- Có ý thức tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
 - Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy. Sau đó nhận xét và .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1: Thảo luận.
- GV cho HS cả lớp thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết?
+ Tại sao ta nói “dòng điện” có mang năng lượng?
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
Tìm thêm các nguồn điện khác?
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ vật, máy móc dùng động cơ điện đã được sưu tầm đem đến lớp.
- GV kết luận nội dung hoạt động 2.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi củng cố.
- GV chia lớp thành 2 đội tham gia chơi.
® Giáo dục: Vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống con người.
4.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Lắp mạch điện đơn giản”.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Bóng đèn, ti vi, quạt
+ Ta nói ”dòng điện” có mang năng lượng vì khi có dòng điện chạy qua, các vật bị biến đổi như nóng lên, phát sáng, phát ra âm thanh, chuyển động ...
+ Do pin, do nhà máy điện,cung cấp.
- Ắc quy, đi-na-mô,
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận. Sau đó lần lượt báo cáo kết quả trước lớp.
Kể tên của chúng.
Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
- Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện, các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
LẮP XE CẦN CẨU (TIẾT 2)
(Đã soạn Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2016 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
 Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Chồng gạch này có bao nhiêu viên gạch?
A. 6 viên B. 8 viên
C. 10 viên D. 12 viên
Bài tập2: Hình chữ nhật ABCD có diện tích 2400cm2. Tính diện tích tam giác MCD?
 A B
 15cm
 M
 25cm
 D C 
Bài tập3: 
 Người ta đóng một thùng gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,6m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 0,9m.
a) Tính diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó?
b) Tính tiền mua gỗ, biết cứ 2 m2 có giá 1005000 đồng. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
* Sxq = chu vi đáy x chiều cao
* Stp = Sxq + S2 đáy
Hình lập phương : Sxq = S1mặt x 4
 Stp = S1mặt x 6.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án: Khoanh vào C. 
Lời giải:
 Chiều rộng hình chữ nhật ABCD là:
 25 + 15 = 40 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
 2400 : 40 = 60 (cm)
 Diện tích tam giác MCD là:
 25 x 60 : 2 = 7500 (cm2)
 Đáp số: 7500cm2
Lời giải:
Diện tích xung quanh của cái thùng là:
 (1,6 + 1,2) x 2 x 0,9 = 5,04 (m2)
Diện tích hai mặt đáy là:
 1,6 x 1,2 x 2 = 3,84 (m2)
 Diện tích toàn phần của cái thùng là: 
 5,04 + 3,84 = 8,88 (m2)
Số tiền mua gỗ hết là:
 1005000 : 2 x 8,88 = 4462200 (đồng)
	 Đáp số: 4462200 đồng
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
1.1. Mục tiêu hoạt động
- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3-2 và các truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Biết ơn và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng.
1.2 . Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
1.3. Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi liên quan đến chủ đề cuộc thi ;
- Chuông báo giờ của Ban giám khảo ;
- Micro, loa, âmli, bảng ghi đáp án, khăn lau, bút dạ, (dành cho học sinh), máy tính, phông, máy chiếu (nếu có điều kiện).
1.4. Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
- Soạn câu hỏi, câu đố, trò chơi và các đáp án. 
- Cử ban giám khảo (là thầy co có uy tín trong trường), thang điểm, thời gian cho mỗi câu hỏi, mỗi phần giao lưu.
* Đối với HS
Tích cực, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Bước 2. Tổ chức cuộc thi
- Người dẫn chương trình lần lượt đọc các câu hỏi, câu đố Sau 30 giây, các thí sinh giơ đáp án trả lời. Những thí sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời tự giác rời khỏi sàn thi đấu theo hướng dẫn của ban tổ chức và chờ cứu trợ.
- Đối với những câu trả lời khó, người dẫn chương trình sẽ mời thầy (cô) cố vấn cho lĩnh vực đó giải đáp.
- Trong quá trình cuộc thi, người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen kẽ. Ban giám khảo, ban cố vấn và người dẫn chương trình cần phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ làm cho cuộc giao lưu sôi nổi, hấp dẫn, động viên được nhiều HS tham gia.
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá - Trao giải thưởng
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội.
Thứ Tư ngày 24 tháng 2 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU.
(Đã soạn Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2016 )
Tiết 4: Lịch Sử
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
(Đã soạn Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM. (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 	- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
	+ Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
	- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
	- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
 II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Bảng phụ ghi tình huống.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1: Những việc làm ở UBND xã (phường).
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà: GV ghi lại kết quả lên bảng. Với những ý còn sai, tổ chức cho HS phát biểu ý kiến góp ý, sữa chữa.
(Tuỳ từng địa phương và thời điểm thực tế ở địa phương mà thêm thông tin gặp ai thì giải quyết việc đó).
- Yêu cầu HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện, giải quyết.
2.Hoạt động 2 : Xử lý tình huống.
- GV treo bảng phụ ghi 3 tình huống trong bài tập 2 trang 33 SGK.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV hỏi:
+ Đối với những công việc chung, công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường , xã em phải có thái độ như thế nào?
- Kết luận: Thể hiện sự tôn trọng với UBND em phải tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động chung của UBND để hoạt động đạt kết quả tốt nhất.
4.Củng cố - dặn dò:
- GV kết luận: UBND phường, xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất ở địa phương. UBND phải giải quyết rất nhiều công việc để đảm bảo quyền lợi của mọi người dân, chăm sóc và giúp đỡ họ có cuộc sống tốt nhất. Trẻ em là đối tượng được quan tâm chăm sóc đặc biệt.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa cố gắng.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”.
- HS đưa ra kết quả đã tìm hiểu ở nhà: mỗi HS nêu ý kiến, với những ý còn sai(việc không cần đến UBND nhưng gia đình lại đến), các HS khác phát biểu nhận xét góp ý.
- HS nhắc lại các ý đúng trên bảng.
- HS đọc các tình huống.
a) Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
b) Em ghi lại lịch, đăng ký tham gia và tham gia đầy đủ.
c) Em tích cực tham gia : Hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp.
- 1 HS trình bày cách giải quyết, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến phù hợp.
+ Em cần tích cực tham gia các hoạt động và động viên các bạn cùng tham gia .
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Tiết 2: Lịch sử
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
(Đã soạn Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2016 )
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
(Đã soạn Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2016 )
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Biết đọc, viết các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
	- Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
	+ Làm được bài tập 1(a, b dòng 1,2,3); 2; 3(a, b).
	- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 

File đính kèm:

  • doctuần 23.doc