Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Địa lí

CHÂU ÂU

I.MỤC TIÊU:

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía Tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.

 + Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:

 . 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.

 . Châu Âu có khí hậu ôn hoà.

 . Dân cư chủ yếu là người da trắng.

 . Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.

 - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.

 + Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).

 + Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 15 tháng 2 năm 2016
Buổi chiều dạy lớp 5B
Tiết 1: Khoa học
	SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
	- Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
* GDKNS: + Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
 + Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
	* GDPTTNTT: Phòng tránh hoả hoạn, phòng tránh bị bỏng.
	- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Các hình minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi. Sau đó nhận xét 
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung bài.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi:
 + Ở nhà bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu?
+ Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
+ Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
+ Nêu một số biện pháp dập tắt lửa mà bạn biết?
+ Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
+ Nếu ví dụ về lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
+ Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và chốt lại nội dung HĐ1.
* Hoạt động 2: Củng cố.
Yêu cầu HS nêu lại toàn bộ nội dung bài học.
- Tổ chức cho HS thi đua: Kể tên các chất đốt theo nội dung tiết kiệm
4.Dặn dò:
Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy”.
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Than đá được sử dụng vào những việc gì?
+ Sử dụng khí sinh học có lợi gì?
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- Các nhóm thảo luận SGK và các tranh ảnh đã chuẩn bị liên hệ với thực tế.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp nhau nêu.
Tiết 2: Kĩ thuật
LẮP XE CẦN CẨU (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
	- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
	- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
* GDSDNLTKHQ: 
+ Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
	+ Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết thực hành.
- Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
- Nhận xét chung.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b. Phát triển hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV nêu: Tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế và cách lắp ghép xe cần cẩu.
- Cho HS quan sát mầu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
+ Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe cần cẩu theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy nêu các bộ phận đó?
- GDSDNLTKHQ: Giáo dục chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu. Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Hướng dẫn HS chọn các chi tiết:
- Chọn cùng HS đủ, đúng từng loại chi tiết trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chị tiết.
b) Lắp từng bộ phận:
- Lắp giá đỡ (H2 – SGK).
+ Để lắp giá đỡ cần những chi tiét nào? 
+ Yêu cầu HS quan sát hình 2 sau đó 1 HS lên lắp ráp.
+ Chú ý vị trí các thanh chữ U. Ốc vít dài cho ốc các lỗ dài.
- Lắp cần cẩu (H3 - SGK).
+ Gọi 2 HS lên lắp lại H 3a và H3b SGK.
+ Nhận xét qui trình lắp ghép của HS.
+ Hướng dẫn HS lắp ghép H3c 
- Lắp các bộ phận khác (H4 – SGK):
+ Yêu cầu HS quan sát H4 và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét toàn bộ các bước lắp.
c) Lắp ráp xe cần cẩu (H1 – SGK)
- Lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong sách.
- Lưu ý cách lắp ghép vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời vào trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay tời được dễ dàng.
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (Quay tai quay, dây tời quấn vào nhả ra dễ dàng)
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Xếp tháo gọn các chi tiết vào hộp.
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết thực hành.
- HS để các vật dụng lên bảng.
- Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo.
- Nghe và nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
- Xe cần cẩu dùng để cẩu hàng và bốc vác ở các cảng.
- Quan sát mẫu xe của GV.
+ Quan sát mẫu và nêu các bộ phận:
+ 5 bộ phận: giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe.
- HS lắng nghe.
- Đọc SGK và chọn các chi tiết theo HD SGK.
- Xếp gọn các chi tiết theo thứ tự lắp ghép sản phẩm.
+ Quan sát GV hướng dẫn lắp ghép các bộ phận và liên hệ đens các sản phẩm.
+ Quan sát hình SGK
+ 1HS lên thực hành.
+ Quan sát các thanh chữ U và vị trí lằp ghép cho đúng kĩ thuật.
+ Quan sát cần cẩu, chuẩn bị bộ phận cho việc lắp.
- 2 HS lên lắp ghép:
+ HS 1 hình 3a.
+ HS 2 hình 3b.
- Nêu lại các bước lắp ghép cần cẩu.
- Quan sát qui trình lắp ráp của GV xem các vật dụng cần có.
- Đối chiếu các vòng hãm với trục quay để nhận xét cho đúng.
- Nêu lại các bước trong qui trình lắp ghép, nhớ lại các việc cần làm và một số lưu ý cho tiết sau.
- Thu dọn đồ dùng để vào theo đúng qui định.
- Chuẩn bị cho tiết 2.
Tiết 3: Địa lí
CHÂU ÂU
I.MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía Tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
 + Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
 . 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
 . Châu Âu có khí hậu ôn hoà.
 . Dân cư chủ yếu là người da trắng.
 . Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
 - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
 + Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
 + Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn.
+ Mở SGK trang 102, xem lược đồ các châu lục và đại dương tìm và nêu vị trí của châu Âu 
+ Các phía đông, bắc, tây, nam giáp những gì?
+ Chỉ theo đường bao quanh châu Âu và giới thiệu: 
• Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc.
• Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương; phía Tây giáp Đại Tây Dương...
+ Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103, SGK so sánh diện tích của châu Âu với các châu lục khác.
+ Diện tích của châu Âu là 10 triệu km2, đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1 triệu km2, diện tích châu Âu chưa bằng diện tích châu Á.
+ Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
+ Châu Âu nằm trong vùng có khí hậu ôn hoà.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
- Mỗi câu hỏi 1 HS lên trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiêu Châu Âu.
+ Địa hình phía Bắc Trung Âu là gì?
+ Phía Nam Trung Âu là vùng núi hay đồng bằng? Có dãy núi lớn nào?
+ Phần chuyển tiếp giữa đồng bằng Tây Âu và vùng núi Nam Tây Âu là gì?
+ Khu vực này có con sông lớn nào?
+ Cảnh tiêu biểu của thiên nhiên vùng này là gì?
: Khu vực Đông Âu là vùng đồng bằng rộng lớn. Xen giữa các đồng bằng là các vùng cao nguyên thấp độ cao dưới 500 m. Phía đông là dãy U-ran, phía Nam là dãy Cáp-ca, hai dãy núi này là ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Con sông lớn nhất Đông Âu là sông Von-ga. Đông Âu có nhiều rừng lá kim xanh quanh năm
- GV hỏi thêm: Em có biết vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu chỉ trừ dải đất phía Nam?
- HS nối tiếp nhau nêu ý của mình:
+ Vì châu Âu nằm gần Bắc Băng Dương nên mùa đông có tuyết phủ. Trên đỉnh các dãy núi cao thì khí hậu thường lạnh, có nơi quanh năm tuyết phủ (đỉnh An-pơ).
+ Những dải đất phía nam ít chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương lại có những dãy núi lớn chắn không khí lạnh của phía Bắc không cho tràn xuống nên mùa đông ấm áp.
Hoạt động 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ sau (Sau mỗi lần HS nêu ý kiến, GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS): 
- HS tự làm việc theo yêu cầu, sau đó mỗi nhiệm vụ 1 em nêu ý kiến, các HS khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh:
1 Đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
• Nêu số dân của châu Âu.
• So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác.
1. Dân số châu Âu (kể cả dân số Liên bang Nga) theo số liệu năm 2004 là 728 triệu người, chưa bằng dân số của châu Á.
2. Quan sát hình minh hoạ 3 trang 111 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Âu. Họ có nét gì khác so với người châu Á?
2. Người châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có các màu đen, vàng, nâu, mắt xanh. Khác với người châu Á sẫm màu hơn, tóc đen.
3. Kể tên một số hoạt động sản xuất, kinh tế của người châu Âu?
3. Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì, làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc,
4. Quan sát hình minh hoạ 4 và cho biết hoạt động sản xuất của người châu Âu có gì đặc biệt so với hầu hết hoạt động sản xuất của người châu Á? Điều đó nói lên điều gì về sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế châu Âu?
4. Người châu Âu làm việc có sự hỗ trợ rất lớn của máy móc, thiết bị khác với người châu Á, dụng cụ lao động thường thô sơ và lạc hậu. Điều này cho thấy các nước châu Âu có khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển cao, nền kinh tế mạnh.
Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Em có biết Việt Nam có mối quan hệ với các nước châu Âu nào không? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và tìm hiểu về các nước Liên bang Nga, Pháp để chuẩn bị bài sau “Một số nước ở châu Âu”.
Thứ ba ngày 16 tháng 2 năm 2016
(Nghỉ lễ hội Lồng Tồng)
Thứ Tư ngày 17 tháng 2 năm 2016
(Nghỉ lễ hội Lồng Tồng)
Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS biết:
	- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
	- Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
	+ Làm bài tập 1, 2, 3.
	- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập và luyện óc tưởng tượng hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Các mảnh giấy như các hình trong bài tập 2, trang 112 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS nêu quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương.
- Nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- GV nhận xét 
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề và quan sát hình trong SGK.
- Yêu cầu HS dự đoán xem trong 4 mảnh bìa của bài, mảnh nào sẽ gấp được hình lập phương.
- GV phát các mảnh bìa đã chuẩn bị cho các cặp HS.
- GV gọi HS nêu kết quả gấp tính.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi 1 HS nêu cách làm bài trước lớp.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét
4.Củng cố – dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau “Luyện tập chung”.
- 2 HS lần lượt nêu.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
2m5cm = 2,05m
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
 2,05 x 2,05 x 4 = 16,81 (m²)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
 2,05 x 2,05 x 6 = 25,215 (m²)
 Đáp số: 16,81m²
 25,215m²
- HS đọc đề và quan sát hình.
- Một số HS nêu dự đoán trước lớp.
- 2 HS tạo thành 1 cặp cùng gấp hình.
- HS trình bày cách gấp và nêu: Hình 3, 4 có thể gấp thành hình lập phương.
- HS nêu cách làm.
- HS tự làm bài.
- 1 HS nêu trước lớp.
a) Sai
b) Đúng
c) Sai
d) Đúng
Tiết 2: Kỹ thuật 
LẮP XE CẦN CẨU (TIẾT 1)
(Đã soạn Thứ hai ngày 15 tháng 2 năm 2016)
Tiết 3: Địa lí 
CHÂU ÂU
(Đã soạn Thứ hai ngày 15 tháng 2 năm 2016 )
Tiết 4: Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (TIẾP THEO)
(Đã soạn Thứ ba ngày 16 tháng 2 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 2C
Tiết 1: Ôn Tiếng việt
LUYỆN ĐỌC BÀI: MỘT TRÍ KHÔN, HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu
 - Đọc trơn toàn bài. 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
II. Đồ dùng dạy – học
 SGK
III. Hoạt động dạy – học 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc bài : Một trí khôn, hơn trăn trí khôn 
GV nhận xét
3. Bài ôn
GV đọc diễn cảm một lần
- Cho HS đọc từng câu 
- Cho HS nối tiếp đọc từng đoạn
- Thi đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm
GV nhận xét
- Thi đọc cả bài
GV nhận xét- Thi đọc phân vai
- Cả lớp đồng thanh
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài 
hát
- 1 HS đọc bài
- HS lắng nghe
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu
- HS đọc đoạn 
- HS đọc đoạn trong nhóm
HS nhận xét
- Các nhóm thi đọc 
HS nhận xét
- HS thi đọc cả bài
HS nhận xét
 - Mỗi nhóm 3 HS
HS bình chọn nhóm đọc hay nhất 
- Cả lớp đọc bài
Tiết 3: Ôn Toán
ÔN TẬP: PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
- Làm đúng các bài tập về phép chia
II. Đồ dùng dạy – học 
GV: Nội dung 
HS: Bút, vở, 
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
Tính : 20 : ? = 5
- GV nhận xét
3. Bài ôn
Bài 1: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó: 
12:2 16: 2 18:2
 6 4 9 7 5 8
 8 : 2 15 : 2 14 : 2
- GV làm mẫu 1 phép tính 
- GV nhận xét 
Bài 2: Cho phép nhân, viết hai phép chia: 
a) 3 x 10 = 30 b) 4 x 5 = 20
c) 5 x 5 = 25 d) 2 x 7 = 14 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm 
- GV nhận xét 
Bài 3: Mỗi bàn tay có 5 ngón. Hỏi 8 bàn tay thì sẽ có bao nhiêu ngón ? 
- GV cùng HS nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
Hát 
- 1 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con
- Đọc yêu cầu bài tập 
- HS quan sát 
- HS làm bảng con, làm vào vở
- Đọc yêu cầu bài tập 
- HS nối tiếp nhau nhắc lại 
- HS làm vào vở, làm bảng lớp 
- Đọc yêu câu bài tập 
- HS tóm tắt và làm bài vào vở 
- 1 HS làm bảng lớp 

File đính kèm:

  • doctuần 22.doc