Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011

I) Mục tiêu :

 1) Nghe - Viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà NộẻpTình bày đúng khổ thơ 5tiếng ,rõ ba khổ thơ

 2) Biết tìm và viết đúng danh từ riêng ( DTR ) là tên người, tên địa lí Việt Nam.Viết được ba đến năm tên người ,tên địa lý theo yêu cầu

II) Đồ dùng dạy - học :

 Bảng phụ viết quy tăc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

III) Các hoạt động dạy - học :

 A - Kiểm tra bài cũ.

 B - Dạy bài mới :

 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

 2) Hướng dẫn HS nghe - viết :

 - GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội, Cả lớp theo dõi trong SGK.

 - GV hỏi HS về nội dung bài thơ.

 - HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ cần viết hoa.

 - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.

 - GV đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi; chấm chữa bài; nêu nhận xét chung.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Toán
 Tiết 107: Diện tích xung quanh và diện tích 
toàn phần của hình lập phương
I) Mục tiêu : Giúp HS :
 - Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt
- Tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương 
 - Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải 1 số bài tập có liên quan.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV chuẩn bị 1 số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III) Các hoạt động day. - học chủ yếu :
 1) Hình thành công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương.
 - GV tổ chức cho HS quan sát các mô hình trực quan để HS nhận xét rút ra kết luận:
 Hình lập phương là HHCN đặc biệt ( Có 3 kích thước bằng nhau ).
 - HS tự rút ra kết luận về công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương.
 2) Thực hành :
Bài 1 : 
 - Vận dụng trực tiếp công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương.
 - HS tự làm bài tập theo công thức.
 - GV gọi 2 HS nêu kết quả.
 - HS khác nhận xét.
 - GV đánh giá bài làm.
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương là
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó 
 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 ( m2 )
 Đáp số : 9 m2; 13,5 m2
Bài 2 : 
 - GV yêu cầu HS nêu hướng giải.
 - HS tự giải bài.
 - GV đánh giá bài làm của HS.
 Giải: Diện tích một mặt cái hộp là
 2,5 x 2,5 =6,25 ( dm2 )
 Diện tích tấm bìa cần dùng là
 6,25 x 5 = 31,25 ( dm2 )
 Đáp số: 31,25 dm2
 * Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học - Dặn dò học sinh.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả
Tiết 22: Nghe - viết : Hà Nội
I) Mục tiêu :
 1) Nghe - Viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà NộẻpTình bày đúng khổ thơ 5tiếng ,rõ ba khổ thơ
 2) Biết tìm và viết đúng danh từ riêng ( DTR ) là tên người, tên địa lí Việt Nam.Viết được ba đến năm tên người ,tên địa lý theo yêu cầu
II) Đồ dùng dạy - học :
 Bảng phụ viết quy tăc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
III) Các hoạt động dạy - học :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 B - Dạy bài mới :
 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 2) Hướng dẫn HS nghe - viết :
 - GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội, Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - GV hỏi HS về nội dung bài thơ.
 - HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ cần viết hoa.
 - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
 - GV đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi; chấm chữa bài; nêu nhận xét chung.
 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài tập 2 : 
 - Một HS đọc nội dung.
 - HS phát biểu ý kiến.
 - HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. GV mở bảng phụ mời 1 - 2 HS nhìn bảng đọc lại.
 Bài tập 3 :
 - HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào vở bài tập.
 - Chia lớp làm 3 nhóm mời các nhóm thi tiếp sức. GV giải thích cách chơi.
 - GV lập nhóm trọng tài để đánh giá kết quả cuộc chơi.
 - HS các nhóm thi tiếp sức - hết thời gian đại diện nhóm đọc kết quả...
 - HS viết thêm vào vở tên 2 anh hùng nhỏ tuổi, 2 tên dòng sông.
 4) Củng cố, dặn dò :
 GV nhận xét tiết học; nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 43: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I) Mục tiêu :
 1) HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện (ĐK)- Kết quả (KQ), giả thiết (GT) - Kết quả (KQ).
 2) Biết tạo các câu ghép có quan hệ ĐK - KQ, GT - KQ bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
3)Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép
II) Đồ dùng dạy - học :
 Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy - học :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 B - Dạy bài mới :
 1) Giới thiệu bài.
 2) Phần Nhận xét :
Bài tập 1 :
 - Một HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV nhắc HS trình tự làm bài.
 - HS đọc thầm lại 2 câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
 - GV mời 1 HS chỉ vào 2 câu văn đã viết trên bảng, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 :
 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát biểu - GV chốt lại.
 3) Phần Ghi nhớ :
 - Một, hai HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ.
 - Hai, ba HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 4) Phần luyện tập :
Bài tập 1 :
 - HS đọc yêu cầu của bài tập; suy nghĩ, làm bài cá nhân. 
 - GV mời 1 HS phân tích 2 câu văn trên bảng : Gạch dưới các vế câu chỉ ĐK (GT), vế câu chỉ KQ; khoanh tròn các QHT nối các vế câu. Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 :
 - HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - GV giải thích.
 - Ba HS lên bảng làm bài, lớp suy nghĩ làm bài.
 Bài tập 3 : ( Tương tự bài tập 2 ).
 5) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Tiết 22: Bến Tre đồng khởi
I) Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết :
- Cuối năm 1959 đầu 1960phong trào đồng khởi nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam
- Sử dụng bản đồ tranh ảnh để trình bày sự kiện
II) Đồ dùng dạy - học :
 - ảnh tư liệu về phong trào "Đồng khởi".
 - Bản đồ hành chính Việt Nam (Để xác định vị trí tỉnh Bến Tre).
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 A) Kiểm tra bài cũ.
 B) Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : (Làm việc cả lớp).
 - Giới thiệu bài mới.
 - GV nêu nhiệm vụ bài học.
Hoạt động 2 : (Làm việc theo nhóm).
 - GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung :
 Nhóm 1 : Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào "Đồng khởi".
 Nhóm 2 : Tóm tắt diễn biến chính của cuộc "Đồng khởi" ở Bến Tre.
 Nhóm 3 : Nêu ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi".
 - Sau khi HS thảo luận, GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3 : (Làm việc cả lớp)
 GV cho HS nêu thông tin về phong trào "Đồng khởi" ở quê hương.
 * Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
Kĩ Thuật
Tiết 22: Lắp xe cần cẩu(Tiết 1)
I. Mục tiêu :HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cân cẩu đúng kĩ thuật, đúng qui trình.xe lắp chắc chắn và có thể chuyển động được
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị :
- Mẫu xe cân cẩu đã lắp săừn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài mới
- GTB1:Tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế và cách lắp ghép xe cần cẩu.
a. HĐ1:Quan sát nhận xét mẫu
* Cho HS quan sát mầu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
-HD HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : Để lắp được xe cần cẩu theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy nêu các bộ phận đó ?
HĐ2: HD thao tác kĩ thuật * HD chọn các chi tiết :
- Chọn cùng HS đủ, đúng từng loại chi tiết trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chị tiết.
* Lắp từng bộ phận :
+ Lắp giá đỡ : 
-Để lắp giá đỡ cần những chi tiét nào ? 
-Yêu cầu HS quan sát hình 2 sau đó 1 HS lên lắp ráp.
-Chú ý vị trí các thanh chữ U. ốc vít dài cho ốc các lỗ dài.
+ Lắp cần cẩu ( H3-SGK):
- Gọi 2 HS lên lắp lại H 3a và H3b SGK.
- Nhận xét qui trình lắp ghép của HS.
- HD HS lắp ghép H3c 
+ Lắp các bộ phận khacs ( H4 – SGK):
-Yêu cầu HS quan sát H4 và trả lời câu hoỉ SGK.
* Nhận xét toàn bộ các bước lắp.
* Lắp ráp xe cần cẩu :
- Lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong sách.
-Lưu ý cách lắp ghép vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời vào trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay tời được dễ dàng.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
 Kiểm tra hoạt động của cần cẩu( Quay tai quay, dây tời quấn vào nhả ra dễ dàng )
3.Dặn dò.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư 26 - 1 -2011
Toán
Tiết 108: Luyện tập
I) Mục tiêu : Giúp HS :
 - Củng cố công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương.
 - Luyện tập vận dụng công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương để giải bài tập trong 1 số tình huống đơn giản.
II) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1) Kiểm tra bài cũ.
 2) Bài mới : Luyện tập.
 - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương.
 - Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1 :
 - Vận dụng công thức tính DTXQ, DTTP của hình lập phương để củng cố quy tắc tính.
 - HS tự làm bài.
 - GV gọi 2 HS nêu cách làm và đọc kết quả.
 - HS nêu - HS khác nhận xét.
 - GV đánh giá bài làm của HS
Giải: Đổi: 2m5cm = 2,05 m
 Diện tích xung quanh hình lập phương là:
 2,05 x 2,05 x 4 = 16,81 ( m2 )
 Diện tích toàn phần hình lập phương là 
 2,05 x 2,05 x 6 = 25,215 ( m2 )
 Đáp số: 16,81 m2 ; 25,215 m2 
Bài 2 :
 - Củng cố biểu tượng về hình lập phương và DTXQ, DTTP hình lập phương.
 - HS tự tìm ra các kết quả.
 - GV yêu cầu HS giải thích kết quả.
 - GV đánh giá bài làm cảu HS và nêu kết quả của bài toán.
Đáp án: Hình 3 và Hình 4
Bài 3 :
 - HS liên hệ tính công thức tính DTXQ, DTTP của hình lập phương và dựa trên kết quả tính so sánh diện tích. HS tự rút ra kết luận.
 - 4 HS đọc kết quả và giải thích cách làm.
 - GV đánh giá bài làm của HS.
Đáp án: b, d
 * Củng cố, dặn dò :- GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Tiết 22: Ông Nguyễn Khoa Đăng
I) Mục tiêu :
 1) Rèn kĩ năng nói :
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
 - Biết trao đổi với các bạn về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng.
 2) Rèn kĩ năng nghe :
 - Nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện.
 - Theo dõi bạn KC, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 
II) Đồ dùng dạy - học :
 Tranh minh hoạ câu chuyện SGK kèm theo lời gợi ý.
III) Các hoạt động dạy - học :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 B - Bài mới
 1) Giới thiệu bài.
 2) GV kể chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng (hai lần) :
 - GV kể lần 1, viết lên bảng những từ ngữ khó được chú giải sau truyện : truông, sào huyệt, phục binh; giải nghĩa từ cho HS hiểu.
 - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ yêu cầu HS lắng nghe và quan sát tranh.
 3) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 a) KC trong nhóm.
 b) Thi kể KC truớc lớp
 4) Củng cố, dặn dò :
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 44: Cao Bằng
I) Mục tiêu:
 1) Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu.
 2) Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
 3) Học thuộc lòng bài thơ.
II) Đồ dùng dạy - học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc.
 - Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS.
III) Các hoạt động dạy - học :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 HS đọc lại bài Lập làng giữ biển, trả lời câu hỏi về bài đọc.
 B - Dạy học bài mới.
 1) Giới thiệu bài.
 2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc :
 - Một HS khá, giỏi đọc bài thơ.
 - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ. GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng các từ ngữ dễ đọc sai; giúp HS hiểu các địa danh : Cao Bằng, Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Hai HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm bài thơ.
 b) Tìm hiểu bài :
- Gv lần lượt đặt câu hỏi 
- Hs trả lời
- Nhận xét và bổ sung
 GV giảng : Không thể đo hết chiều cao của núi non Cao Bằng cũng như không thể đo hết lòng yêu đất nước rất sâu sắc mà giản dị, thầm lặng của người Cao Bằng.
 c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ :
 - Ba HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 6 khổ thơ. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
 - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một vài khổ thơ. Có thể chọn 3 khổ thơ đầu.
 - HS nhẩm HTL từng khổ thơ, cả bài thơ.
 - HS thi HTL một vài khổ, cả bài thơ.
3) Củng cố, dặn dò :
 - HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
 - GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm 27 - 1 -2011
Khoa học
Tiết 43: Sử dụng năng lượng chất đốt ( Tiết 2 )
I) Mục tiêu :
 Như tiết 1.
II) Đồ dùng dạy - học :
 Như tiết 1
III) Hoạt động dạy - học :
 1) Kiểm tra :
 2) Bài mới : Tiếp theo.
Hoạt động 3 : Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
 * Mục tiêu :
HS nêu được sự cần thiết và 1 số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
 * Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 - Các nhóm thảo luận ( HS dựa vào SGK; các tranh ảnh,...đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở điah phương, gia đình HS ).
 - HS nêu tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
 * Củng cố, dặn dò : - GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 43: Ôn tập văn kể chuyện
I) Mục tiêu :
- Hs nắm vững các kiến thức đã học về cấu tạo một bài văn kể chuyện
- Nắm vững tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện
II) Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở bài tập 1.
 - Một vài tờ phiếu khổ to viết các câu hỏi trắc nghiệm của bài tập 2.
III) Các hoạt động dạy - học :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 GV chấm đoạn văn viết lại của 4 - 5 HS.
 B - Dạy bài mới :
 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 2) Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1 :
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS các nhóm làm bài. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý. GV mở bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết.
Bài tập 2 :
 - Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài : HS 1 đọc phần lệnh và truyện Ai giỏi nhất ?, HS 2 đọc các câu hỏi trắc nghiệm.
 - Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, suy nghĩ, làm bài vào vở.
 - GV dán3 - 4 tờ phiếu đã viết các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng; mời 3 - 4 HS thi làm đúng, nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
3) Củng cố, dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn KC vừa ôn luyện. Chuẩn bị tiết TLV tới.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 44: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I) Mục tiêu :
 1) HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.Biết phân tích cấu tạo của câu ghép
 2) Biết tạo ra các câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.Biết xác định chủ ngữ vị ngữ trong từng vế câu
II) Đồ dùng dạy - học :
 Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy - học :
 A - Kiểm tra bài cũ.
 B - Dạy bài mới :
 1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2) Phần nhận xét.
Bài tập 1 :
 - Một HS đọc nội dung bài tập 1.
 - HS làm việc độc lập, phát biểu ý kiến. Một HS làm bài trên bảng lớp. GV kết luận.
Bài tập 2 :
 - GV gợi ý, hướng dẫn HS tự đặt câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
 - HS đặt câu ghép vào vở bài tập.
 - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét nhanh.
 3) Phần ghi nhớ :
 - Một, hai HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - Hai HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 4) Phần luyện tập :
Bài tập 1 :
 - Một HS đọc nội dung bài tập.
 - Cả lớp làm bài vào vở. hai HS lên bảng làm. GV nhận xét, chốt lại.
Bài tập 2 :
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài vào vở. GV mời 2 HS lên bảng lớp thi làm bài đúng, nhanh.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 :
 - Một HS đọc yêu cầu của bài.
 - Cả lớp làm bài tập vào vở.
 - GV mời 1 HS làm bài trên bảng lớp phân tích câu ghép.
 5) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 22:Vẽ trang trí
Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được đặc đIểm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- Hình gợi ý cách vẽ 
- bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: quan sát nhận xét (5’) 
+ Sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu chữ.
+ Đặc điểm riêng củ từng kiểu chữ.
+ Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm?
 GV: Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong cùng một con chữ có nét thanh và nét đậm( nét to và nét nhỏ)
Hoạt động 2: tìm hiểu cách kẻ chữ (5’)
- Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ:
+Những nét đưa lên nét ngang là nét thanh.
+Nét kéo xuống( nét nhấn mạnh) là nét đậm.
+ GV kẻ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát từ Quang Trung
Yêu cầu HS tìm khuôn khổ chữ xác định vị trí nét thanh nét đậm
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
+ Tập kẻ các chữ A,B,M,N
+ Vẽ màu vào các con chữ và nền
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp. Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp
+ Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 109: Luyện tập chung
I) Mục tiêu : Giúp HS :
 - Hệ thống và củng cố lại cách tính DTXQ, DTTP của HHCN và hình lập phương.
 - Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải 1 số bài tập liên quan đến hình lập phương và HHCN.
II) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1) Kiểm tra bài cũ.
 2) Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
 * Thực hành :
Bài 1 :
 - Vận dụng công thức tính DTXQ và DTTP của HHCN có các số đo không cùng đơn vị đo.
 - HS tự làm bài.
 - GV gọi 1 số HS nêu cách tính, kết quả.
 - HS nhận xét.
 - GV đánh giá bài làm của HS.
Giải: 
 Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là:
 ( 2,5 + 1,1 ) x 2 x 0,5 = 3,6 ( m2 )
 Diện tích đáy hình hộp chữ nhật là:
 2,5 x 1,1 = 2,75 ( m2 )
 Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
 3,6 + 2,75 x 2 = 9,1 ( m2 )
Bài 3 :
 - GV tổ chức dạy học theo nhóm, đánh giá kết quả của từng nhóm. Tổ chức thi tìm kết quả nhanh theo nhóm.
 - GV đánh giá bài làm của HS.
 * Củng cố, dặn dò :
 - GV tổng kết tiết học.
 - Dặn dò HS.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu 28 - 1 -2011
Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I) Mục tiêu :
 Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
 Bài viết của hs rõ cốt truyên ,ý nghĩa , lời kể tự nhiên
II) Đồ dùng dạy - học :
 Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
III) Các hoạt động dạy - học :
 1) Giới thiệu bài.
 2) Hướng dẫn HS làm bài :
 - Một HS đọc 3 đề bài trong SGK.
 - GV : Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
 - Một số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em đã chọn.
 - GV giải đáp những thắc mắc của HS.
 3) HS làm bài.
 4) Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV Tuần 23.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 110: Thể tích của một hình
I) Mục tiêu :Giúp HS :
 - Có biểu tượng về thể tích của 1 hình.
 - Biết so sánh thể tích của 2 hình trong 1 số tình huống đơn giản.
II) Đồ dùng dạy - học :
 Bộ đồ dùng dạy học To

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2010_2011.doc
Giáo án liên quan