Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011
I /Mục tiêu :Học xong bài này HS biết :
- Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne- vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Vì sao nhân dân ta cầm súng đứng lên chống Mĩ-Diệm.
II / Đồ dùng dạy- học :
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
III/ Các hoạt động dạy và học :
* Hoạt động1. ( làm việc cả lớp ).
- GV nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và vào bài mới.
- GV nêu nhiệm vụ bài học :
91 ( m ) Diện tích tam giác BGC là: 91 x 30 : 2 = 1365 ( m2 ) Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833( m2 ) Đáp số: 7833 m2 * Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chính tả Tiết 21: Nghe- viết :Trí dũng song toàn I/ Mục tiêu : 1. Nghe - viết đúng chính tả một đoạn của truyện Trí dũng song toàn. 2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r,d, gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã. II/ Đồ dùng dạy học : Bút dạ và 3- 4 tờ phiếu phô tô nội dung BT2,BT3 III/ Các hoạt động dạy và học : A, Kiểm tra bài cũ. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc đoạn văn cần viết . Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS trả lời câu hỏi : Đoạn văn kể điều gì ? - HS đọc thầm lại đoạn văn. Gv nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong dấu ngoặc kép, những chữ cần viết hoa những chữ HS dễ viết sai chính tả. - HS gấp SGK . GV đọc cho HS nghe viết. - GV chấm bài, nêu nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2. - GV chọn cho HS làm bài a. - HS đọc yêu cầu của bài . - HS làm bài độc lập. - GV dán 3-4 phiếu lên bảng lớp, mời 3-4 HS lên bảng làm. - HS tiếp nối đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận người thắng cuộc . Bài tập 3 - GV nêu yêu cầucủa bài tập. - HS làm bài - các em viết vào vở chữ cái thích hợp. - GV dán lên bảng 3- 4 tờ phiếu ; mời HS 3- 4 nhóm HS lên thi tiếp sức. HS cuối cùng của nhóm đọclại bài. Cả lớp và GV nhận xétkết quả bài làm. - HS nêu nội dung bài thơ ( BT3a hoặc tính khôi hài của BT3b. 4. Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc bài thơ Dáng hình ngọn gió . ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 41: Mở rộng vốn từ : công dân I /Mục tiêu: 1. Mở rộng, hệ thống hoả vốn từ gắn vói chủ điểm Công dân : các từ nói về nghĩa vụ quyền lợi, ý thức công dân. 2. Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. II / Đồ dùng dạy học : Bút dạ, giấy khổ to. III/ Các hoạt động dạy và học : A, Kiểm tra bài cũ B, Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1. - HS đọc YC của bài tập. - HS làm bài cá nhân .GV phát phiếu bút dạ cho 3HS . - HS làm phiếu lên dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 2. - Một HS đọc yêu cầu cua BT2. - Cả lớp đọc thầm YC BT , suy nghĩ, làm bài cá nhân. Các em nối nghĩa ỏ cột A với cụm từ thích hợp ở cột B. - GV dán 3 phiếu kẻ sẵn bảng BT2; mời 3 HS lên bảng làm, sau đó từng em trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giả đúng. Bài tập 3. - HS đọc yêu cầu BT. - GV giải thích : Câu văn ở BT3 là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác đến thăm đền Hùng. Dựa vào câu nói của Bác, mỗi em viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân. - Một hai HS khá giỏi làm mẫu. - HS suy nghĩ, viết bài vào vở. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm, biểu dương những HS viết hay. 3. Củng cố, dặn dò :GV nhận xét tiết học --------------------------------------------------------------------------------------------------------- lịch sử Tiết 21: : nước nhà bị chia cắt I /Mục tiêu :Học xong bài này HS biết : - Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne- vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. - Vì sao nhân dân ta cầm súng đứng lên chống Mĩ-Diệm. II / Đồ dùng dạy- học : - Bản đồ hành chính Việt Nam - Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam. III/ Các hoạt động dạy và học : * Hoạt động1. ( làm việc cả lớp ). - GV nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và vào bài mới. - GV nêu nhiệm vụ bài học : * Hoạt động2( làm việc theo nhóm) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. - Gv nêu câu hỏi cho HS thảo luận : Hãy nêu các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne- vơ. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận. - GV kết luận, chú ý nhấn mạnh nội dung chính . * Hoạt động 3( làm việc cả lớp ). GV hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ 1,2: - Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không ? Tại sao ? - Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne- vơ của Mĩ- Diệm được thể hiện qua những hành động nào ? * Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm và cả lớp) - GV hướng dẫn các nhóm HS thảo luận để giải quyết nhiệm vụ 3 ( Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc ? ) + Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao? + Cầm súng đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ? + Lựa chọn cầm súng đánh giặc của nhân dân ta thể hiện điều gì ? - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung. * Hoạt động5( làm việc cả lớp ). Gv củng cố để HS nắm được nội dung bài . --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chiều thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2010 Kĩ thuật Tiết 21: Vệ Sinh Phòng Bệnh Cho Gà I. Mục tiêu :HS cần phải: - Nêu được mục đích tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. - Có ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi. II. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK - Phiếu đánh giá kết quả học tập. - Chỉ khâu, chỉ thêu khác màu. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Tổ chức 2.Bài mới HĐ1:Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. * HD HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi: -Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà ? + Nhận xét chung : Vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các công việc làm sạch và giữ vệ sinh sạch sễ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm nhỏ thuốc cho gà. -Yêu cầu HS nêu mục đích tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà ? * Nhận xét tổng kết hoạt động 1. ( SGK) a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống : -HD HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi : + Kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống, nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống cho gà ? * Nhận xét rút kết luận chung. b) Vệ sinh chuồng nuôi : -Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi ? -Nếu không vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào ? * Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng và cách bảo vệ chuồng nuôi nêu trong SGK. c) Tiêm nhỏ thuốc phòng dịch cho nuôi gà ? * Nhận xét tổng kết hoạt động 1. ( SGK) HĐ2:Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống : -HD HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi : + Kể ten các dụng cụ cho gà ăn uống, nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống cho gà ? * Nhận xét rút kết luận chung. b) Vệ sinh chuồng nuôi : -Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi ? -Nếu không vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào ? * Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng và cách bảo vệ chuồng nuôi nêu trong SGK. c) Tiêm nhỏ thuốc phòng dịch cho gà : -Giải thích để HS hiểu như thế nào là phòng dịch. -Yêu cầu HS đọc mục 2 và quan sát hình nêu tác dụng của việc tiêm nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà. HĐ3: Nhận xét, đánh giá. * Nêu một số cách phòng bệnh cho gà ? -Yêu cầu HS ttrả lời câu hỏi. + Nhận xét kết quả học tập của HS. * Nhận xét tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị bài sau “ Ôn tập KT chương2” --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011 Kể chuyện Tiết 21: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. I Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói : - HS kể được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử- văn hoá ; ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sỹ . 2. Rèn kỹ năng nghe : Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II / Đồ dùng dạy học :Tranh, ảnh III / Các hoạt động dạy- học : A, Kiểm tra bài cũ. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. - Một HS đọc 3 đề bài. - GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp. - Ba HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng gợi ý ( 1, 2, 3 ) cho 3 đề . cả lớp theo dõi trong SGK. - GV yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý cho đề các em chọn . - GV hỏi phần chuẩn bị ở nhà của HS . - Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể. - HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện 3. Thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. a. Kể chuyện theo nhóm. Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập , kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV tới từng nhóm giúp dỡ. b.Thi kể chuyện . - Các nhóm cử đại diện thi kể . Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung , ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, bạn KC hấp dẫn nhất . 4. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể cho mọi người nghe. - Dặn HS xem trức bài tuần sau. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tập đọc Tiết 42: Tiếng rao đêm I / Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảytoàn bài. Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt phù hợp với tình huống trong mỗi đoạn : Khi chậm, trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ. 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. một gia đình thoát nạn. II / Đồ dùng dạy- học :Tranh minh hoạ bài đọc SGK III / Các hoạt động dạy học : A, Kiểm tra bài cũ. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiếu bài . a. Luyện đọc . - HS giỏi đọc bài. - Từng tốp HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV kết hợp giúp HS đọc và tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài, sửa lỗi phát âm và cách đọc cho hay. - HS luyện đọc theo cặp . - Hai HS đọc lại cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng kể chuyện chậm, trầm buồnở đoạn đầu đồn dập, căng thẳng, bất ngờ ở đoạn tả đám cháy; trở lại giọng trầm, ngỡ ngàng ở đoan cuối . b. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1,2 trả lời các câu hỏi sau. + Tác giả ( nhân vật "tôi") nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào ? + Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào ? + Đám cháy xảy ra vào lúc nào ? + Đám cháy được miêu tả như thế nào ? - Một HS đọc thành tiếng đoạn còn lại, suy nghĩ, trả lời : + Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? + Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ? - HS cả lớp đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ, trả lời : Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ? * GV nói thêm về cách dẫn dắt câu chuyện rất đặc biệt của tác giả- tác giả đưa người đọc đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. - Rút ra nọi dung bài C, Đọc diễn cảm. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. Gv giúp các em đọc thể hiện đúng nội dung tững đoạn ( theo gợi ý ) - Gv hướng dẫn HS cả lớp đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu. 3 .Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện . --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 103: Luyện tập chung I) Mục tiêu : Giúp HS : Rèn kĩ năng tính độ dài đoạn thẳng; tính diện tích các hình đã học như HCN, hình thoi, ....; tính chu vi hình tròn và vận dụng giải các bài toán có liên quan. II) Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Bài1 : HS nhận xét : áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là d, chiều cao 1/2 m, diện tích 5/8 m vuông. Từ đó tính được độ dài của đáy hình tam giác. Giải: Độ dài cạnh đáy tam giác là: ( 5/2 x 2 ) : 1/2 = 5/2 ( m ) Đáp số: 5/2 m Bài 3 : Hướng dẫn HS nhận biết độ dài sợi dây chính là tổng độ dài của 2 nửa đường tròn cộng với 2 lần khoảng cách giữa 2 trục. Giải: Chu vi hình tròn có đường kính 0,35 m là: 0,35 x 3,14 = 1,099 ( m ) Độ dài sợi dây là: 1,099 + 3,1 x 2 = 7,29 ( m ) Đáp số: 7,299 m * Củng cố, dặn dò : - GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011 Khoa học Tiết 41: Năng lượng mặt trời I) Mục tiêu :Sau bài học, HS biết : - Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. - Kể tên 1 số phương tiện, máy móc, hoạt động... của con người sử dụng năng lượng mặt trời. II) Đồ dùng dạy - học : - Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời. - Tranh ảnh về các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời. III) Hoạt động dạy - học : Hoạt động 1 : Thảo luận. Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - HS thảo luận câu hỏi GV đưa ra. - GV cung cấp thêm thông tin về các nguồn năng lượng có liên quan tới mặt trời. Bước 2 : Làm việc cả lớp. GV cho 1 số nhóm trình bày và cả lớp bổ sung, thảo luận. Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận. Bước 1 : Làm việc theo nhóm. HS quan sát các hình2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận nhóm các nội dung GV yêu cầu. Bước 2 : Làm việc cả lớp. GV cho từng nhóm trình bày và cả lớp thảo luận. Hoạt động 3 : Trò chơi. : 2 nhóm tham gia ( Mỗi nhóm 5 HS ) - GV hướng dẫn luật chơi cách chơi. - HS chơi theo hướng dẫn của GV. * Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 41: Lập chương trình hoạt động I / Mục tiêu : - Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể. - GDKNS: + Hợp tác ( ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt đông.) + Thể hiện sự tự tin. + Đảm nhận trách nhiệm. II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của một CTHĐ : Mục đích - Phân công chuẩn bị - chương trình cụ thể. III / Các hoạt động dạy- học : A, Kiểm tra bài cũ. B, Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động a. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Một HS đọc to, rõ đề bài. - GV nhắc HS lưu ý: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 HĐ mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho một HĐ khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức. - Cả lớp đọc thầm lại đè bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình. - Một số HS tiếp nối nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ. - Gv mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, HS nhìn bảng đọc lại. b. HS lập CTHĐ. - HS tự lập CTHđ- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu. - GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng. - Một số HS đọc kết quả làm bài. Những HS làm bài trên giấy trình bày. Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. - GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt nhất cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. - Mỗi HS dựa theo góp ý chung của thầy cô và các bạn, tự chỉnh sửa CTHĐ của mình. GV mời 1 HS đọc lại sau khi hoàn chỉnh. - Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc , tổ chức các hoạt động tập thể. 3 Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét chung --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 42: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I / Mục tiêu: 1. Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả. 2. Biết điền QHT thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyen nhân - kết quả. II / Đồ dùng dạy - học :Bút dạ giấy khổ to III / Các hoạt động dạy học : A,kiểm tra bài cũ B, Dạy bài mới. 1, Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét Bài tập 1. - Một HS đọc yêu cầu của BT1 - GV nhắc HS trình tự làmbài. - HS đọc thầm lại 2 câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV mời HS chỉ vào 2 câu văn đã viết trên bảnglớp nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2. - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài. Các em viết nhanh ra giấy nháp những QHT, cặp QHT tìm được ( có thể dựa vào ghi nhớ) có thể minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. 3. Ghi nhớ. - Một HS đọc ghi nhớ. - Ba HS nhắc lại nội dung ghi nhớ ( không nhìn sách) 4. Phần luyện tập. Bài tập 1. - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 -HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi . - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảnglớp, trình bày. Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2. - HS đọc yêu cầu BT - GV mời 2 HS giỏi làm mẫu. - HS làm bài, mỗi em làm miệng hoặc viết nháp câu ghép mới tạo được. GV phát bút dạ ,giấy khổ to cho 3 HS làm - Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểuý kiến. GV nhận xét những HS làm bài trên giấy dán trên bảng lớp. GV kiểm tra, Khen những HS làm bài đúng. Bài tập 3. - HS đọc yêu cầu BT - HS tự làm bài - GVmời 2 HS lên bảng làm ,HS làm xong giải thích vì sao mình chọn từ ầỳnm không chọn từ kia. Bài tập 4. - HS đọc yêu cầu BT, tự làm bài - GV nhắc HS : vế câu điền vào chỗ trống không nhất thiết phải kèm theo QHT. - HS làm bài độc lập. Gv phát phiếu cho 3HS . - HS phát biểu ý kiến. Một, hai HS làm bài trên phiếu có kết quả đúng dàn bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung phương án trả lời. 5. Củng cố, dặn dò.- GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương I) Mục tiêu :Giúp HS : - Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan. II) Đồ dùng dạy - học : - Một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Bảng phụ có hình vẽ triển khai. III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1) Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương. a) GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp hoạt động để tự hình thành biểu tượng về hình hộp chữ nhật. b) Hình lập phương giới thiệu tuơng tự. 2) Thực hành : Bài 1 : - GV yêu cầu 1 số HS đọc kết quả. - HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2 : - HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABNM, BCPN của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS tự làm. - HS 1 số em nêu kết quả - HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của HS và nêu kết quả. * Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chiều thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011 Mĩ thuật Tiết 21:Tập nặn tạo dáng đề tàI tự chọn I. Mục tiêu - Hs có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối. - HS biết cách nặn được hình người, con vật, đồ vật..và tạo dáng theo ý thích. - Hs cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.Thích sáng tạo II. Chuẩn bị. - GV : SGK,SGV - chuẩn bị một một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ - HS :SGK, vở ghi, đất nặn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động 1: quan sát , nhận xét (5’0 GV : yêu cầu Hs quan sát một số dáng người qua các bức tượng + GV yêu cầu nêu các bộ phận cơ thể con người( đầu, thân, chân, tay.) + gợi ý h\s cách nêu hình dạng của từng bộ phận +nêu một số dáng hoạt động của con người Hoạt động 2: cách nặn (5’) GV giới thiệu hướng dẫn hs cách nặn như sau: + Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách nặn theo các bước: + Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau Hoat động 3: Thực hành (20’) GV yêu cầu hs tìm dáng người và cách nặn khác nhau để cho bài phong phú và đa dạng Hoạt động 4: nhận xét đánh giá (5’) GV nhận xét chung tiết học Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp Nhắc hs sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo. ---------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2010_2011.doc