Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số.

II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ ghi Cách cộng trừ 2 phân số.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1. Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số

- GV h¬ớng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số và hai phân số có mẫu số khác nhau.

- Chẳng hạn, GV nêu các ví dụ: rồi gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.

 

docx31 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ha đất tổ của tôi/ Việt Nam là nơi chôn rau cắt rốn của tôi.
- HS làm bài vào VBT.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, GV nhận xét nhanh, khen ngợi những HS đặt được những câu văn hay.
Quê hương tôi ở Cà Mau - mỏm đất cuối cùng của tổ quốc.
- Nam Định là quê mẹ của tôi.
Vùng đất Phú Thị, Gia Lâm là quê cha đất tổ của chúng tôi.
Bác tôi chỉ mong được về sống nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét tiết học 
 Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2019
BUỔI SÁNG
Toán :
Tiết 8: ÔN TẬP PHÁP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động 1: Ôn tập về phép nhân và phép chia hai phân số
- GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.
- Chẳng hạn, GV nêu ở ví dụ ở trên bảng: rồi gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài. Sau khi chữa bài, gọi vài HS nêu lại cách thực hiện phép nhân hai phân số.
- Làm tương tự với ví dụ .
- Sau hai ví dụ trên nên cho HS nêu lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số để ghi nhớ và tránh nhầm lẫn.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Khi chữa bài, lưu ý HS các trường hợp nhân, chia với số tự nhiên.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
1 HS lên bảng làm bài,
 GV chữa chung
Bài 3:Cho HS nêu bài toán rồi giải 
1 HS lên bảng làm, GV chữa chung
 Diện tích tấm bìa là
 x = ( m2 )
 Diện tích mỗi phần là
 : 5 = ( m2 )
 Đáp số : m2
.
III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. 
Hs nhắc lại cách nhân, chia hai phân số
Về làm bài tập chuẩn bị cho bài tiếp theo
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC TIÊU
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- CHUẨN BỊ
- Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước (GV và HS sưu tầm được): truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, Truyện đọc lớp 5 (NXB giáo dục), báo Thiếu niên tiền phong.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV mời 2 HS (tiết trước chưa thi KC trước lớp) tiếp nối nhau kể lại truyện Lý Tự Trọng và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giới thiệu bài
Tuần trước, qua lời kể của thầy cô, các em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh hùng Lý Tự Trọng. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể những chuyện mình tự sưu tầm được về các anh hùng, danh nhân khác của đất nước.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 	
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Hãy kể một câu chuyện đã nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại) hay đã đọc (tự em tìm đọc được) về một anh hùng, danh nhân của nước ta; giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề tài.
- GV giải nghĩa từ danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ. HS kể 1 truyện đã đọc trong các SGK ở lớp dưới.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1 - 2 - 3 - 4 trong SGK.
- GV nhắc HS:
+ Một số truyện viết về các anh hùng, danh nhân được nêu trong Gợi ý là những truyện các em đã học. Ví dụ: Trưng Trắc, Trưng Nhị (truyện Hai Bà Trưng), Phạm Ngũ Lão (chuyện trai làng Phù Ủng), Tô Hiến Thành (truyện một người chính trực).
+ Kể lại những chuyện đã đọc trong SGK là bài tập dành cho HS lớp 2 - 3. Là HS lớp 5, các em cần tự tìm truyện ngoài SGK. Chỉ khi không tìm được, các em mới kể một câu chuyện đã học. Khi đó các em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được câu chuyện cho mình.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này theo lời dặn của thầy (cô) như thế nào. (Đọc trước yêu cầu của tiết kể chuyện, suy nghĩ, tìm trước câu chuyện mình sẽ kể trước lớp)
- Một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện các em mang đến lớp - nếu có). Nói rõ đó là truyện về anh hùng hoặc danh nhân nào.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- KC trong nhóm:
+ HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ GV nhắc HS: Với những truyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại, các em chỉ kể 1 - 2 đoạn truyện (để dành Thời gian cho bạn khác được kể). Các em có thể kể cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc.
- Thi KC trước lớp.
- HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể. GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết lần lượt lên bảng (không viết sẵn, không chọn trước) tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu cùng với các bạn trong lớp, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của thầy (cô), của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
(VD: Bạn thích nhất hành động nào của người anh hùng trong câu chuyện tôi vừa kể? Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện?, Qua câu chuyện, bạn hiểu điều gì)
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn:
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngoài SGK được cộng thêm điểm)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK (bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 3) để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về một người trong đời thực) có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Lưu ý: người làm việc tốt ấy có thể là người em thấy trên ti vi, phim ảnh, cũng có thể là chính em.
Tập đọc
SẮC MÀU EM YÊU
I – MỤC TIÊU : 
1. đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
2. Hiểu nội dụng, ý nghĩa của bài thơ; Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn với quê hương, đất nước.
II- MỤC TIÊU : - Tranh minh hoạ trong bài thơ 
- Bảng phụ đề ghi những câu cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1. -Kiểm tra bài cũ
HS đọc lại bài Nghìn năm văn hiến và trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK.
- Giới thiệu bài : Bài thơ sắc màu em yêu nói về tình yêu của một bạn nhỏ với rất nhiều màu sắc. Điều đặc biệt là sắc màu nào bạn cũng yêu thích. Vì sao lại như vậy? Đọc bài thơ các em sẽ hiểu rõ điều ấy.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài	 
a) Luyện đọc : - Một HS khá, giỏi đọc bài thơ.
- Hai, ba tốp HS (mỗi tốp 4 hoặc 8 em) tiếp nối nhau đọc 8 khổ thơ. GV kết hợp sửa lỗi về cách đọc cho HS, chú ý các từ: óng ánh, bát ngát.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối.
b) Tìm hiểu bài :
 HS cả lớp đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ, cùng suy nghĩ, trao đổi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ dưới sự điều khiển của 1 - 2 HS khá, giỏi.
- Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào?
(Bạn yêu tất cả các sắc màu: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu)
- Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào?
- Màu đỏ: màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên.
- Màu xanh: màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả và bầu trời.
- Màu vàng: màu của lúa chín, của hoa cúc mùa thu, của nắng.
- Màu trắng: màu của trang giấy, của đoá hoa hồng bạch, của mái tóc bà.
- Màu đen: màu của hòn than óng ánh, của đôi mắt em bé, của màn đêm yên tĩnh.
- Màu tím: màu của hoa cà, hoa sim: màu của chiếc khăn của chị, màu mực.
- Màu nâu: màu của chiếc áo sờn bạc của mẹ, màu đất đai, gỗ rừng.
Câu hỏi thêm: Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó?
(Vì các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh, con người bạn yêu quý)
- Bài thơ nói	 lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?
(Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước)
c) Đọc diễn cảm và HTL những khổ thơ em thích
- HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ (theo gợi ý ở mục 2a). Chú ý cách nhấn giọng, ngắt nhịp. VD:
Em yêu màu đỏ	Trăm nghìn cảnh đẹp
Như màu con tim,	Dành cho em ngoan
Lá cờ tổ quốc,	Em yêu/tất cả
Khăn quàng đội viên	Sắc màu Việt Nam 
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ tiêu biểu theo trình tự đã hướng dẫn (GV đọc diễn cảm 2 khổ thơ để làm mẫu
- HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp).
 - HS nhẩm HTL những khổ thơ mình thích. GV tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học , dặn HS HTL những khổ thơ em thích và đọc trước vở kịch : “ lòng dân “
BUỔI CHIỀU
LịCH SỬ
Bài 2
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I – MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
- Những đề nghị chủ yếu canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
- GV giới thiệu bài mới nhằm nêu được:
+ Bối cảnh nước ta sau thế kỷ XIX.
+ Một số người có tinh thần yêu nước, muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh hoạ xâm lăng (trong đó có Nguyễn Trường Tộ)
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì ?
+ Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không ? Vì sao ?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) 
GV tổ chức cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trên.
Gợi ý trả lời:
Ý 1: + Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
+ Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc ..
Ý 2: + Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ.
+ Vì sao vua nhà Nguyễn bảo thủ.
Ý 3: + Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển.
+ Khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV có thể trình bày thêm lý do triều đình không muốn canh tân đất nước.
Gợi ý: Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi ở các nước trên thế giới. Ngay cả những việc như: đèn treo ngược, không có dầu mà vẫn sáng (đèn điện): xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ, vua quan nhà Nguyễn vẫn không tin điều đó là sự thật. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn có một sự thay đổi. Vua Tự Đức cho rằng: Không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp) 
- GV hỏi: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng ?
- GV tổ chức thảo luận để HS nhận thức được: Trước hoạ xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I – MỤC TIÊU
 1. Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh (rừng trưa, Chiều tối).
 2. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn 
tả cảnh một buổi trong ngày.
 II- CHUẨN BỊ
 - VBT Tiếng Việt 5, tập một .Tranh, ảnh rừng tràm (nếu có)
 - Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát một buổi trong ngày.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động 1 : - Kiểm tra bài cũ
 HS trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày đã cho về nhà ở tiết TLV trước.
 -Giới thiệu bài
 Trong tiết Tập làm văn trước, các em đã trình bày dàn ý của bài tả cảnh một buổi trong ngày. Trong tiết học hôm nay, sau khi tìm hiểu hai bài văn hay, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập	
Bài tập 1:
 - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT 1 (mỗi em đọc một bài văn)
 - GV giới thiệu tranh, ảnh rừng tràm (nếu có)
 - HS cả lớp đọc thầm 2 bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích
 - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Các em có thể thích những hình ảnh khác nhau. GV tôn trọng ý kiến của HS; đặc biệt khen ngợi những HS tìm được những hình ảnh đẹp và giải thích lí do vì sao mình thích hình ảnh đó (yêu cầu không bắt buộc).
Bài tập 2
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV nhắc HS: mở bài, hoặc Kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài.
 - Một, hai HS làm mẫu: đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
 - HS cả lớp viết bài vào VBT.
 - Nhiều HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm một số bài, đánh giá cao những bài viết sáng tạo, có ý riêng, không sáo rỗng.
 Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 	
- GV nhận xét tiết học, Cả lớp bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị làm BT 2 trong tiết TLV tuần 3 
Âm chạc
Tiết 2: HỌC HÁT BÀI: REO VANG BÌNH MINH
( Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước )
I. Mục tiêu.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- biết hát kết hợp vận động.
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu hoà bình, yêu tổ quốc, tự hào gắn bó với quê hương.
* TCTV: Học sinh đọc lời ca, hát. 
II. Chuẩn bị. Máy tính, loa nhỏ
- Thanh phách.
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút )
- Cho lớp hát một bài . 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.	
3. Bài mới. ( 30 phút )
* Hoạt động 1: ( 20 phút )
Dạy hát bài: Reo vang bình minh.
- Giới thiệu bài: treo tranh minh hoạ lên bảng và nêu nội dung của bài hát.
- Cho hs nghe băng hát mẫu.
- Cho hs đọc lời ca đồng thanh.
- Chia bài hát thành nhiều câu hát ngắn.
- Gv cho học sinh nghe giai điệu từng câu một, mỗi câu đàn 2 - 3 lần và bắt nhịp cho hs hát theo.
- Dạy hs hát từng câu một theo lối móc xích đến hết bài.
- Sau khi đã hướng dẫn hs hát từng câu một Gv đàn và bắt nhịp cho hs hát cả bài.
* Hoạt động 2: ( 10 phút )
Hát kết hợp gõ đệm.
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
 Reo vang reo ca vang ca.
 x x x xx
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. 
 Reo vang reo ca vang ca.
 x x x xx
- Cho hs trình bày bài hát theo hình thức: + Tổ.
+ Nhóm.
+ Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.	
4. Củng cố- dặn dò.( 4 phút )
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát bài: Em yêu hoà bình kết hợp vận động.
- Bồi dưỡng hs lòng yêu hoà bình, yêu tổ quốc, tự hào gắn bó với quê hương theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ.
 Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2019
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I – MỤC TIÊU
1. Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa.
2. Biết viết một đoạn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa đã cho.
II- CHUẨN BỊ : - VBT Tiếng Việt 5, tập một
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : -kiểm tra bài cũ :HS làm lại BT 2 - 4 (tiết LTVC trước)
-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm Bài tập. 	
Bài tập 1 ; - Một HS đọc yêu cầu của Bài tập.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp
- HS phát biểu ý kiến, HS nhận xét ,GV chốt lại lời giải đúng.
(mẹ, má, u, bầm, mạ là các từ đồng nghĩa)
Bài tập 2- Một HS đọc yêu cầu của Bài tập
- Một HS giải thích cho các bạn hiểu yêu cầu của Bài tập; đọc 14 từ đã cho xem từ nào đồng nghĩa với nhau thì xếp vào 1 nhóm. VD: xếp bao la cùng nhóm với bát ngát)
- HS trao đổi cùng bạn bên cạnh.
 nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lại lời giải đúng cho 1 HS đọc lại kết quả.
 + Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
+ Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Bài tập 3
 GV nêu yêu cầu của BT: nhắc HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
+ Viết 1 đoạn miêu tả trong đó có dùng một số từ đã nêu ở BT 2, không nhất thiết phải là các từ thuộc cùng một nhóm đồng nghĩa.
+ Đoạn văn khoảng 5 câu. Cũng có thể viết 4 câu hoặc nhiều hơn 5 câu. Sử dụng được càng nhiều từ ở BT càng tốt.
- HS làm việc cá nhân vào VBT.
- Từng HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, biểu dương, khen gợi những đoạn viết hay, dùng từ đúng chỗ.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	 
- GV nhận xét tiết học 
- yêu cầu những HS viết đoạn văn (BT3) chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.; những HS viết bài này chưa hay viết lại cho hay hơn.
Toán :
Tiết 9: HỖN SỐ
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết về hỗn số.
- Biết đọc, viết hỗn số.
 II. Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa cắt và vẽ nh hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bớc đầu về hỗn số.
- GV vẽ lại hình vẽ của SGK lên bảng (hoặc gắn 2 hình tròn và hình tròn lên bảng, ghi các số, phân số nh SGK) rồi cho HS tự nêu, chẳng hạn, ở trên bảng có bao nhiêu cái bánh (hoặc có bao nhiêu hình tròn) (?). Sau khi HS đã nêu các câu trả lời, GV giúp HS tự nêu đợc, chẳng hạn: Có 2 cái bánh và cái bánh, ta viết gọn lại thành 2; có 2 và hay 2 + ta viết thành 2; 2 gọi là hỗn số (cho vài HS nêu lại).
- GV chỉ vào 2 giới thiệu, chẳng hạn: 2 đọc là hai và ba phần t (cho vài HS nhắc lại).
- GV chỉ vào từng phần của hỗn số để giới thiệu tiếp: hỗn số 2 có phần nguyên là 2, phần phân số là , phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị (cho vài HS nhắc lại).
- GV hớng dẫn HS cách đọc và viết hỗn số: đọc hoặc viết phần nguyên đọc hoặc viết phần phân số.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS nhìn hình vẽ, tự nêu các hỗn số và cách đọc (theo mẫu). Khi chữa bài nên cho HS nhìn vào hỗn số, đọc nhiều lần cho quen.
Bài 2: Cho HS làm bài rồi chữa bài. Nên vẽ lại hình trong Vở bài tập lên bảng để cả lớp cùng chữa bài (gọi HS lên điền hỗn số thích hợp vào ô trống).
1
2
3
0
Kết quả là:
Cho HS đọc các phân số, các hỗn số trên trục số. Nếu còn thời gian và nếu thấy cần thiết, GV nên xoá một hoặc một vài phân số, hỗn số ở các vạch trên trục số, gọi HS lên bảng viết lại rồi đọc.
Bài 3 : HS thảo luận để giải thích 3 = 
GV giúp HS cách trình bày : 3 = 3 + = + = 
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
KĨ THUẬT: 
Bài 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
 II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ)với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.
+ 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
+ Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30cm.
+ Chỉ khâu, len hoặc sợi.
+Kim khâu len và kim khâu thường.
+ Phấn vạch, thước(có vạch chia thành từng xăng-ti-met), kéo.
III- Các hoạt động dạy học – học 
Tiết 2, 3
Hoạt động 3. HS thực hành
- HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 (vạch dấu các điểm đính khuy) và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của HS.
- GV nêu yêu cầu và Thời gian thực hành: Mỗi HS đính 2 khuy trong Thời gian khoảng 50 phút. Hướng dẫn HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng.
- HS thực hành đính khuy hai lỗ. GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm để các em trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.
- GV quan sát, uốn nắn cho những H

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx
Giáo án liên quan