Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Trân

I. MỤC TIÊU:

- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học(BT1).

- Tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc(BT2) .Tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Tổ quốc.

- Biết đặt câu có những từ ngữ nói về Tổ quốc , quê hương( BT4).

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm, phiếu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là từ đồng nghĩa

 ? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn?

B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài

 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

 

doc47 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Trân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nhân của đất nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: - Gọi HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng.
 - Nhận xét
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Tìm hiểu đề bài.
- GV chép đề lên bảng, Gọi HS đọc đề bài.
? Những người ntn thì được gọi là anh hùng, danh nhân ?
- HS đọc phần gợi ý.	
* Lưu ý: Em nào sưu tầm được chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm tốt.
HĐ2: Thực hành kể chuyện.
a) Kể trong nhóm lớn: Yêu cầu các nhóm kể chuyện và trao đổi với nhau ý nghĩa câu chuyện sau mỗi bạn kể. 
b) Thi kể chuyện trước lớp: 
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện:
 + Nội dung có hay không?
 + Giọng kể ntn (cử chỉ, điệu bộ)
 + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể? 
* GV nhận xét, HDHS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề bài
- Danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ.
- Anh hùng: là người lập nên công trạng đặc biệt, lớn lao đối với nhân dân, đất nước.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc phần “gợi ý”.	
Nhóm lớn
- HS kể theo nhóm trước lớp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS xung phong kể chuyện trước lớp, kể xong có thể đặt câu hỏi cho các bạn trả lời quanh câu chuyện mình kể:
VD: + Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện mình kể?
+ Qua câu chuyện bạn hiểu được điều gì? ...
Hoặc cả lớp có thể hỏi:
+ Tại sao bạn chọn câu chuyện này để kể?
+ Theo bạn, chúng ta cần làm gì để noi gương anh hùng, danh nhân này? ...
- HS bình chọn.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh, bổ sung ..
.
LỊCH SỬ: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs nêu được:
- Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Hiểu được Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước và muốn canh tân đất nước giàu mạnh để tránh họa ngoại xâm.
- Cảm phục và tôn trọng nhà yêu nước Nguyễn Trường Tộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chân dung Nguyễn Trường Tộ, 1 số ảnh, tư liệu.
 - Vở bt, máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Bài cũ:
? Nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh của vua?
? Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trước sự xâm lược của TD Pháp, một số người yêu nước muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh họa xâm lăng Một trong số đó là Nguyễn Trường Tộ. Nguyễn Trường Tộ là ai, ông mong muốn điều gì? 
 2. Tìm hiểu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
Phương pháp minh họa
- Trình chiếu, cho HS quan sát ảnh NTT, tìm hiểu những thông tin về Nguyễn Trường Tộ mà em biết qua các câu hỏi sau:
+ NTT sinh, mất năm nào?
+ Ông quê ở đâu?
+ Thuở nhỏ ông là người như thế nào?
(Ghi bảng: - Ông quê ở Nghệ An
 - Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, nhân dân gọi ông là Trạng Tộ)
? Ông đã có những suy nghĩ gì để cứu nước nhà?
HĐ2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ:
- GV giải nghĩa từ “canh tân” (SGK)
? Tại sao thực dân Pháp dễ dàng xâm lược nước ta?
? Tình hình đất nước ta lúc bấy giờ ntn?
GV: Yêu cầu tất yếu với hoàn cảnh của nước ta lúc bấy giờ là phải thực hiện đổi mới đất nước. Hiểu được đó, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên nhà vua nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước.
* Yêu cầu HS đọc thầm: “Ông đề nghị  máy móc” – thảo luận làm bài vào vở bt:
1. NTT đã đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước?
GV trình chiếu câu trả lời.
2. Qua những đề nghị trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?
GV: Những đề nghị canh tân đất nước của NTT là những kế sách làm cho dân giàu, nước mạnh. Vậy những đề nghị đó có được triều đình Nhà Nguyễn thực hiện không -> tìm hiểu tiếp.
* Yêu cầu HS đọc: “Trước những  thực hiện được, thảo luận nhóm bàn theo các câu hỏi sau:
1. Vua quan nhà Nguyễn có thái độ ntn với những đề nghị của NTT ? 
2. Vì sao vua quan nhà Nguyễn không chấp nhận canh tân đất nước?
- Gọi đại diện nhóm trình bày
? Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân đất nước của NTT cho thấy họ là những người như thế nào?
GV: Chính vì điều đó đã góp phần làm cho đất nước thêm suy yếu, nghèo nàn, lạc hậu, chịu sự đô hộ của TDP.
? Nhân dân ta đánh giá ntn về con người và những đề nghị canh tân của NTT?
? Nêu cảm nghĩ của em về NTT .
3. Củng cố: 
? Tại sao NTT được người đời sau kính trọng?
? Kể tên một số đường phố, trường học mang tên ông?
- GV tổng kết bài – dặn dò
Nhóm bàn
* HS thảo luận và trả lời:
+ Nguyễn Trường Tộ sinh 1830 – mất năm 1871. 
+ Xuất thân từ một gia đình công giáo ở làng Bù Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 
+Từ nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi được gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, được sang Pháp. Ông đã chú ý quan sát, tìm hiểu sự thông minh, giàu có của nước Pháp.
+ Ông nghĩ phải thực hiện canh tân thì đất nước ta mới thoát đói nghèo.
- HS lắng nghe.
+ Triều đình Nguyễn nhu nhược luôn nhượng bộ chúng.
+ Kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu, đời sống khó khăn,.....Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường.
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm :
- Hs trình bày bài (GV ghi bảng):
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước. 
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
+ Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
+ Xây dựng quân đội hùng mạnh.
- Ông mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh.
- HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm bàn để tìm câu trả lời:
+ Vua quan nhà Nguyễn có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhiều người không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có có những thay đổi trong nước -> Vua Tự Đức không nghe theo NTT.
+ Vì Nhà Nguyễn không hiểu biết và muốn duy trì chế độ cũ.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Họ là người bảo thủ, lạc hậu, không hiểu gì về thế giới bên ngoài quốc gia. Ngay cả những việc như đèn treo ngược, xe đạp chạy 2 bánh mà không bị đổ,  vua quan nhà Nguyễn vẫn không tin là có thật.
+ Nhân dân rất kính trọng, coi ông là người có hiểu biết.
- HS suy nghĩ, tự nêu VD: Khâm phục tinh thần yêu nước của NTT./ Kính trọng NTT.
- Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước và mong muốn cho dân giàu nước mạnh.
- HS kể
Điều chỉnh, bổ sung .
GDKNS: DẠY BÙ 
 Thứ năm, ngày 13 tháng 9 năm 2018
TOÁN: HỖN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết về hỗn số
 - Biết đọc, viết hỗn số.
 - Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu về hỗn số:
- GV trình chiếu 3 hình tròn ( như sgk).
VD: Có hai hình tròn và ba phần tư hình tròn. Tìm cách viết số hình tròn có ?	
GV: Trong cuộc sống cũng như trong toán học, người ta có thể biểu diễn như sau: “2 và hay 2+ viết gọn thành 2”.
GV giới thiệu: 2 là hỗn số.	
- GV hướng dẫn cách đọc: 2 và hoặc hai, ba phần tư
- GV hướng dẫn HS tách phần nguyên và phần phân số 
? Mỗi hỗn số gồm có những bộ phận nào.
? Em có nhận xét gì về phần phân số so với đơn vị ?
- GV lấy thêm các ví dụ về hỗn số.
HĐ2: Luyện tập:	
Bài 1: Dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc
- Cho HS quan sát hình mẫu SGK:
? Hãy viết phân số chỉ hình tròn được tô màu?
? Vì sao em biết được tô màu 1 và hình tròn?
- Quan sát các hình a; b; c, thảo luận nhóm bàn: Viết rồi đọc các hỗn số thích hợp:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Gọi 1 em đọc lại 3 hỗn số, yêu cầu HS nêu phần nguyên , phần phân số.
Bài 2: Viết hỗn số thích hợp
- GV vẽ vào 2 bảng phụ tia số (sgk) và hướng dẫn HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà xem lại phần bài học và làm lại bài tập 2.
- HS trao đổi và trình bày cách viết:	 
2 hình tròn + hình tròn
 2 hình tròn và hình tròn.
 (2+) hình tròn.
- Cho HS đọc nhiều lần
- HS quan sát.
- Mỗi hỗn số có hai bộ phận: phần nguyên và phần phân số.
. Phần phân số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
- HS đọc, nêu phần nguyên, phần phân số vừa lấy. 
* Hs nêu yêu cầu
- HS thảo luận, tự làm bài
- HS viết nháp: (đọc là: một và một phần hai).
- Vì đã tô màu 1 hình tròn, tô thêm nửa hình tròn nữa. Vậy đã tô màu 1 và hình tròn.
- HS thảo luận, làm bài:
a) 2 ; b) 2; c) 3
- HS báo cáo.
- HS thực hiện.
* HS nêu yêu cầu
- HS vẽ tia số, làm bài, chữa bài:
a) Các hỗn số viết lần lượt: 
Điều chỉnh, bổ sung .
KHOA HỌC: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Cơ thể của chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
- Nêu được một vài giai đoạn phát triển của bào thai.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp, động não.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng vở bài tập thay cho phiếu học tập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ: ? Nêu vai trò của nam và nữ trong xã hội hiện nay?
 ? Vì sao không nên phân biệt, đối xử nam và nữ?
Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Phát triển bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Sự hình thành của cơ thể.
- Yêu cầu HS đọc thầm mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi:
? Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
? Cơ quan sinh dục nam tạo ra gì?
? Cơ quan sinh dục nữ tạo ra gì?
? Cơ thể chúng ta được hình thành từ đâu? 
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì ?	
- Trứng đã được thụ tinh gọi là gì ? 
GVKL
* HS quan sát sơ đồ hình 1. thảo luận theo nhóm bàn nội dung sau: Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.	
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 HS khá lên bảng chỉ vào sơ đồ và thuyết trình lại.
GVKL: (Chỉ vào hình minh họa) Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng khỏe nhất. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
HĐ2: Các giai đoạn phát triển của thai nhi:
- GV: “Tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. hợp tử phát triển thành phôi rồi tạo thành bào thai”.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4,5 để tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi.
- HS quan sát ảnh chụp, bằng ngôn ngữ của mình, mô tả cho bạn nghe đặc điểm của thai nhi trong mỗi giai đoạn.
- Gọi đại diện một số cặp trình bày.
- Gọi 1- 2 em đọc lại mục “bạn cần biết”
3. Tổng kết: 
- GV nhận xét và kết thúc giờ học. 
- Dặn dò
- HS đọc thầm mục “Bạn cần biết”.
- Cơ quan sinh dục.
- ... tinh trùng
- ... trứng.
- Từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố 
- Quá trình đó gọi là sự thụ tinh. 
- Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử.
- HS thảo luận, trả lời:
H1a: Các tinh trùng gặp trứng 
H1b: một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
H1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
- HS thực hiện
- HS làm việc theo nhóm bàn: Tìm và xác
định 4 hình vẽ phù hợp với 4 giai đoạn phát triển của thai.
H5: thai 6 tuần.
H3: thai 8 tuần.
H4: thai 3 tháng.
H2: thai 9 tháng.
- HS mô tả:
H2: Ta thấy được một cơ thể hoàn chỉnh.
H3: Thai đã có hình dạng một con người nhưng chưa hoàn chỉnh.
H4: Đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể.
H5: Thai nhi có đuôi, đã có hình thù của đầu.
- HS trình bày, lớp nhận xét, 
Điều chỉnh, bổ sung .
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết phát hịên những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1). 
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được 1 đoạn văn tả các chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp, luyện tập
III. ĐỒ DUNG DẠY HỌC : - Máy chiếu, Vở bài tập.
- Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Bài cũ: - Gọi 2 HS trình bày miệng dàn ý tiết trước
 - Nhận xét
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: Phương pháp minh họa.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Gọi 2 em nối tiếp nhau đọc bài “Rừng trưa” và “Chiều tối”.
- GV giới thiệu tranh, ảnh về rừng .
? Nêu câu mình thích nhất và giải thích vì sao?
GV trình chiếu câu trả lời.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu: Viết đoạn văn theo dàn bài đã lập tiết trước - GV nhắc HS: mở bài, kết bài cũng là một phần trong dàn ý nhưng em nên chọn phần thân bài để viết . 
- Yêu cầu HS dán bài lên bảng, nhận xét
- GV + cả lớp nhận xét.
 -Trình chiếu đoạn văn mẫu.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại quan sát. (mưa rào, mưa phùn, mưa ngâu, mưa gió dữ dội trong những ngày có bão).
Cá nhân
- 1 em đọc.
- 2 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp phát biểu.
VD: . Thích hình ảnh “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời ... phất phơ” -> tg quan sát rất kỹ để so sánh thân cây tràm trắng như cây nến
. Hoặc: “Trong im ắng ... những thân cành” -> tg đã nhân hóa hương thơm trong vườn như một em bé trốn mẹ đi chơi ...
* 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS viết vào vở bài tập, 2 HS làm bảng nhóm.
- HS gắn bài và trình bày, lớp nhận xét.
- Nhiều HS đọc đoạn văn.
 - Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất.
- HS lắng nghe.
-HS đọc đoạn văn mẫu.
Điều chỉnh, bổ sung .
 KĨ THUẬT: ÑÍNH KHUY HAI LOÃ (tt)
I. MUÏC TIEÂU:
	- Ñính ñöôïc ít nhất một khuy hai lỗ.
	- Khuy đính tương đối chắc chắn.
	- Giaùo duïc tính caån thaän .
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp, luyện tập
III. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: 
	- Maãu ñính khuy hai loã .
	- Moät soá saûn phaåm may maëc ñöôïc ñính khuy hai loã .
	- Vaät lieäu vaø duïng cuï caàn thieát .
IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC : 
 1. Khôûi ñoäng : Haùt . 
 2. Baøi cuõ :.
	- Neâu laïi ghi nhôù baøi hoïc tröôùc .
 3. Baøi môùi : Ñính khuy hai loã (tt) .
 a) Giôùi thieäu baøi : 
	Neâu muïc ñích , yeâu caàu caàn ñaït cuûa tieát hoïc .
 b) Caùc hoaït ñoäng : 
Hoaït ñoäng 1 : HS thöïc haønh .
- Nhaéc laïi caùch ñính khuy hai loã .
- Nhaän xeùt vaø nhaéc laïi moät soá ñieåm caàn löu yù khi ñính khuy hai loã .
- Kieåm tra keát quaû thöïc haønh ôû tieát 1 vaø vieäc chuaån bò duïng cuï , vaät lieäu thöïc haønh cuûa HS .
- Neâu yeâu caàu vaø thôøi gian thöïc haønh : Moãi em ñính 2 khuy trong thôøi gian khoaûng 50 phuùt .
- Quan saùt , uoán naén cho nhöõng HS thöïc hieän chöa ñuùng thao taùc kó thuaät hoaëc nhöõng em coøn luùng tuùng .
Hoaït ñoäng lôùp , caù nhaân .
- Ñoïc yeâu caàu caàn ñaït cuûa saûn phaåm ôû cuoái baøi ñeå theo ñoù thöïc hieän cho ñuùng 
- Thöïc haønh ñính khuy hai loã .
Hoaït ñoäng 2 : Ñaùnh giaù saûn phaåm .
- Toå chöùc cho HS tröng baøy saûn phaåm 
- Neâu caùc yeâu caàu cuûa saûn phaåm .
- Cöû 2 , 3 em ñaùnh giaù saûn phaåm cuûa baïn theo caùc yeâu caàu ñaõ neâu .
- Ñaùnh giaù , nhaän xeùt keát quaû thöïc haønh cuûa HS .
4. Cuûng coá : 
	- Neâu laïi ghi nhôù SGK .
	- Giaùo duïc HS tính caån thaän .
 5. Daën doø : Nhaän xeùt tieát hoïc .
- Xem tröôùc baøi sau .
Hoaït ñoäng lôùp .
- Döïa vaøo ñoù ñaùnh giaù saûn phaåm .
 Điều chỉnh, bổ sung .
 Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2017
TOÁN: HỖN SỐ( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh biết cách thực hành chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập. 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp, động não, luyện tập
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tấm bìa như hình vẽ sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: - Gọi HS làm BT2 – Vở BT
 - Nhận xét.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài
 2. Tìm hiểu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Chuyển hỗn số thành phân số.
Phương pháp hỏi đáp, động não.
- GV treo hình lên bảng.
? Em hãy đọc hỗn số chỉ số phần hình vuông đã được tô màu ? Vì sao em biết?
? Tô màu 2 hình vuông, tức là đã tô màu bao nhiêu phần bằng nhau?
? Tô màu thêm mấy phần nữa?
? Vậy đã tô màu tất cả mấy phần?
? Hãy viết phân số chỉ số phần đã tô màu?
? Hãy so sánh: 2 và ? Vì sao?
 ? Hãy viết hỗn số 2 thành tổng của phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này.
 - GV giới thiệu cách đổi từ hỗn số ra PS:
 2 = = 
? Nêu cách chuyển 1 hỗn số thành phân số? 
- GV lấy VD, yêu cầu HS chuyển đổi từ hỗn số ra PS:
 =  ; 3 =  ; 10 =  
* GV giới thiệu thêm cho HS cách chuyển đổi từ phân số thành hỗn số.
HĐ2: Luyện tập: phương pháp luyện tập
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu
? Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài rồi đổi chéo kiểm tra bài nhau.
- GV nhận xét bổ sung.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu
? Bài tập có mấy yêu cầu?
- GVHD bài mẫu
- GV nhận xét, chữa bài.
? Ai có cách làm khác?
- GV giới thiệu thêm: Lấy phần nguyên cộng phần nguyên, phần PS cộng phần PS
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại kiến thức bài học.
- Chuẩn bị: “Luyện tập.
Cá nhân, nhóm bàn
- Đã tô màu hình vuông.
(HS tự giải thích)
- ... 16 phần bằng nhau
- ... 5 phần nữa.
- 21 phần
- HS viết: 
- 2 = . HS tự giải thích
- HS làm nháp: 
- HS theo dõi.
- HS nêu: . Lấy phân nguyên nhân với MS cộng với TS làm TS. Giữ nguyên MS.
- HS làm nháp
 = ; 3 = 10 = 
- HS theo dõi và thực hành.
Cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- Chuyển các hỗn số thành phân số:
- 2 HS lên bảng làm:
 2 = ; 4 = ; 3 = 
 5 = ; 3 = 
- HS đọc đề .
- Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện.
- HS làm vở, 3 HS lên bảng và nêu cách làm của mình.
- HS khác nhận xét
a) 
b) 
c) 
- HS có thể phát hiện cách làm khác.
- HS đọc.
- Cả lớp làm vở,1HS làm bảng phụ:
 a) 
c) 
Điều chỉnh, bổ sung .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1), xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2)
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp, động não, luyện tập
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - VBT, từ điển, bảng nhóm, bảng phụ. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: ? Tìm từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”
 ? Đặt câu với từ đồng nghĩa em vừa tìm.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. HDHS luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
? Bài tập yêu cầu gì?
- GV gắn đoạn văn lên bảng, yêu cầu HS làm bài
- GV dán tờ phiếu trên bảng lớp, gọi HS trình bày.
? Những từ này chỉ đối tượng nào?
? Ta gọi những từ đồng nghĩa nay là gì?
? Ở nhà, em gọi người sinh ra mình là gì?
GV: Tiếng Việt của chúng ta thật phong phú và đa dạng.
Bài 2: 
? BT yêu cầu điều gì?
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm , làm bài
- GV nhận xét, bổ sung
? Tại sao em xếp các từ như thế (...) vào chung một nhóm?
? Ta gọi những từ này là gì?
? Khi sử dụng những từ này chúng ta cần lưu ý điều gì?
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GVHD cách làm: Viết đoạn văn cần có câu mở đoạn, câu kết thúc, các ý trong đoạn cần liên kết với nhau.
- GV nhận xét, biểu dương HS có bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò: Từ đồng nghĩa trong BT1 và2 có gì khác nhau?
- GV nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- HS trình bày: mẹ, má, bu, u, bầm mạ.
- mẹ
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- HS trả lời.
Nhóm bàn
- HS thảo luận, làm bài vào phiếu, 2 nhóm làm bảng nhóm, sau đó dán kết quả thảo luận lên bảng: Xếp 3 nhóm:
N1: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
N2: lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
N3: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
- Vì: N1: đều chỉ một không gian rộng lớn đến mức tưởng như vô cùng vô tận
N2: Đều gợi tả vật có ánh sáng phản chiếu vào.
N3: Đều gợi tả sự vắng vẻ, không có biểu hiện hoạt động của con người.
-  đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Cần chọn từ ngữ phù hợp với văn cảnh.
- 1 em đọc.
- Viết một đoạn văn miêu tả trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.
- HS làm việc cá nhân vào vở bài tập, 2 HS làm bảng nhóm.
 - HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS so sánh.
Điều chỉnh, bổ sung .
TỰ HỌC: HỌC BÙ
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào bài “Nghìn năm văn hiến”, học sinh hiểu được cách trình bày các số liệu thống kê, tác dụng của các số liệu thống kê (giúp thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quả có tính so sánh). 
- Biết thống kê các số liệu đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ trong lớp, trình bày kết

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_buoi_sang_lop_5_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_vu.doc
Giáo án liên quan