Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh

Kiểm tra – Giới thiệu bài mới

- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau :

+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua.

+ Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định.

+ Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định.

- GV giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu được về Nguyễn Trường Tộ theo hướng dẫn : - HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 - 8 học sinh, hoạt động theo hướng dẫn của GV.

+ Từng bạn trong nhóm đưa ra các thông tin, bài báo, trang ảnh về Nguyễn Trường Tộ mà mình sưu tầm được.

+ Kết quả thảo luận, tìm hiểu tốt là :

+ Cả nhóm chọn lọc thông tin và thư kí ghi vào phiếu theo trình tự như sau :

- Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.

- Quê quán của ông.

- Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì ?

- Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ ? -Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871 (theo Nguyễn Thị Côi – Kiến thức Lịch sử dành cho GV tiểu học). Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé, ông đã nổi tiếng là người thông minh, học giỏi được dân trong vùng gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông được sang Pháp. Trong những năm ở Pháp, ông đã chú ý quan sát, tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp. Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân đất nước thì nước ta mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu vực có dãy núi và một số dãy núi có hướng tây bắc đông nam, cánh cung.
- Nắm được các kí hiệu và biểu tượng trên bản đồ (lược đồ).
- Biết và tự hào về tài nguyên thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, có hiệu quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Lược đồ địa hình Việt Nam; Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.
	- Các hình minh hoạ trong SGK.
	- Phiếu học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới:
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên quả Địa cầu.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:
Địa hình Việt Nam.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát Lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.
Kết quả làm việc tốt là:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần (gấp khoảng 3 lần).
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi ở nước ta. Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Nêu tên đến dãy núi nào thì chỉ vào vị trí của dãy núi đó trên lược đồ:
 • Các dãy núi hình cách cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (ngoài ra còn có dãy Trờng Sơn Nam).
• Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
+ Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây-ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
+ GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ 4 HS lần lượt lên bảng thực hiện 4 nhiệm vụ trên, cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu cần).
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV hỏi thêm HS cả lớp: Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào?
- 1 HS phát biểu ý kiến, cả lớp nghe và bổ sung ý kiến (nếu cần):
 Núi nước ta có hai hướng chính đó là hướng tây bắc - đông nam và hình vòng cung.
- 3 HS xung phong lên bảng thi thuyết trình (vừa thuyết trình vừa chỉ trên bản đồ), HS cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn thuyết trình hay, đúng nhất.
- GV kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên.
Hoạt động 2:
Khoáng sản Việt Nam.
- GV treo Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- HS quan sát lược đồ, xung phong trả lời câu hỏi. Mỗi HS chỉ trả lời 1 câu hỏi, các HS khác theo dõi và bổ sung cho bạn để có câu trả lời đúng nhất:
+ Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
+ Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam giúp ta nhận xét về khoáng sản Việt Nam (có các loại khoáng sản nào? Nơi có loại khoáng sản đó?).
+ Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô-xít,vàng,a-pa-tít, ..
Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt,
a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.
+ HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu tên vị trí đó.
• Mỏ than: Cẩm Phả, Vàng Danh ở Quảng Ninh.
• Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Thạch Khê (Hà Tĩnh).
• Mỏ a-pa-tít: Cam Đường (Lào Cai).
• Mỏ bô-xít có nhiều ở Tây Nguyên.
• Dầu mỏ đã phát hiện các mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng trên biển Đông...
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS vừa chỉ lược đồ trong SGK vừa nêu khái quát về khoáng sản ở nước ta cho bạn bên cạnh nghe.
- HS làm việc theo cặp, lần lượt từng HS trình bày theo các câu hỏi trên, HS kia theo dõi và nhận xét, sửa chữa, bổ sung phần trình bày cho bạn.
- GV gọi HS trình bày trước lớp về đặc điểm khoáng sản của nước ta.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
- GV nêu kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tít, trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
Hoạt động 3:
Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và yêu cầu các em cùng thảo luận để hoàn thành phiếu.
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu sau:
Phiếu học tập
Bài: Địa hình và khoáng sản.
Nhóm: ..
Hãy cùng trao đổi với các bạn trong nhóm để hoàn thành các bài tập sau:
1. Hoàn thành các sơ đồ sau theo các bước
	Bước 1: Điền thông tin thích hợp vào chỗ “.”
	Bước 2: Vẽ mũi tên để hoàn thành sơ đồ.
a) Các đồng bằng châu thổ Thuận lợi cho phát triển 
 ngành..
b) Nhiều loại khoáng sản Phát triển ngành
	Cung cấp nguyên liệu cho ngành
2.	Theo các em chúng ta phải sử dụng đất, khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lí? Tại sao phải làm như vậy?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nêu khó khăn và nhờ GV giúp đỡ (nếu có).
- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận,
mỗi nhóm trình bày theo 1 bài tập. GV theo dõi HS báo cáo và sửa chữa hoàn thiện câu trả lời của HS.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.
- 2 nhóm HS lên bảng và trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần).
Đáp án:
1. a) nông nhiệp (trồng lúa)
 b) khai thác khoáng sản; công nghiệp
Vẽ mũi tên theo chiều 
Sử dụng đất phải đi đôi với việc bồi bổ đất để đất không bị bạc màu, xói mòn,..Khai thác và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, có hiệu quả vì khoáng sản không phải là vô tận.
- GV kết luận: Đồng bằng nước ta chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp, từ hàng nghìn năm trước nhân dân ta đã trồng lúa trên các đồng bằng này, tuy nhiên để đất không bạc màu thì việc sử dụng phải đi đôi với bồi bổ cho đất. Nước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng khoáng sản không phải là vô tận nên khai thác và sử dụng cần tiết kiệm và hiệu quả.
Củng cố, dặn dò
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Những nhà quản lí khoáng sản tài ba”.
• Chuẩn bị: Lược đồ khoáng sản Việt Nam không có kí hiệu các loại khoáng sản (2 bản); các miếng bìa nhỏ cắt, vẽ theo hình các kí hiệu của các loại khoáng sản than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.
• Cách chơi, luật chơi: Chọn 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 5 HS. Phát cho mỗi HS một số miếng bìa hình kí hiệu khoáng sản, mỗi em chỉ cầm kí hiệu của một loại khoáng sản. Yêu cầu các em trong đội tiếp nối nhau dán các kí hiệu của khoáng sản lên lược đồ. Nhóm nào làm nhanh, dán đúng vị trí là nhóm thắng cuộc, được nhận danh hiệu “Những nhà quản lí khoáng sản tài ba”.
- GV tổng kết bài: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi, diện tích là đồng bằng. Nước ta có nhiều khoáng sản như than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, sắt ở Hà Tĩnh, bô-xít ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở biển Đông,
- GV dặn dò HS về nhà học bài, chỉ lại vị trí của các dãy núi, các mỏ khoáng sản trên lược đồ và chuẩn bị bài sau “Khí hậu”
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
Bài 2: NAM HAY NỮ? (tiếp theo)
(Đã soạn)
Tiết 3: Lịch sử (5B)
Bài 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN
CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh.
- Giáo dục HS kính trọng Nguyễn Trường Tộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- HS tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra – Giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua.
+ Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định.
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu được về Nguyễn Trường Tộ theo hướng dẫn :
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 - 8 học sinh, hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ Từng bạn trong nhóm đưa ra các thông tin, bài báo, trang ảnh về Nguyễn Trường Tộ mà mình sưu tầm được.
+ Kết quả thảo luận, tìm hiểu tốt là :
+ Cả nhóm chọn lọc thông tin và thư kí ghi vào phiếu theo trình tự như sau :
- Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.
- Quê quán của ông.
- Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì ?
- Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ ?
-Nguyễn Trờng Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871 (theo Nguyễn Thị Côi – Kiến thức Lịch sử dành cho GV tiểu học). Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé, ông đã nổi tiếng là người thông minh, học giỏi được dân trong vùng gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông được sang Pháp. Trong những năm ở Pháp, ông đã chú ý quan sát, tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp. Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân đất nước thì nước ta mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được.
- GV cho HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Đại diện 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất một số điều về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ như đã nêu trên.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS và ghi một số nét chính về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ.
- GV nêu tiếp vấn đề: Vì sao lúc đó Nguyễn Trường Tộ lại nghĩ đến việc phải thực hiện canh tân (đổi mới) đất nước. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
Hoạt động 2: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi sau :
- HS hoạt động trong nhóm cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.
HS có thể nêu :
 + Theo em, tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta ? Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào ?
 Thực dân Pháp có thể dễ dàng vào xâm lược nước ta vì :
- Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ thực dân Pháp.
- Kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
- Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường... 
- GV cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- Đại diện 1 nhóm HS phát biểu ý kiến trớc lớp, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có)
- GV hỏi cả lớp: Theo em, tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu ? 
- HS trao đổi và nêu ý kiến: Nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.
- GV nêu kết luận : Vào nửa cuối thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ chúng, trong khi đó nước ta cũng rất nghèo nàn, lạc hậu không đủ sức tự lực, tự cường. Yêu cầu tất yếu đối với hoàn cảnh của nước ta lúc bấy giờ là phải thực hiện đổi mới đất nước. Hiểu được điều đó, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên vua Tự Đức và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về những đề nghị của ông.
Hoạt động 3: Những đề nghị canh tân đất nước của nguyễn trường tộ
- GV yêu cầu HS tự làm việc với SGK và trả lời các câu hỏi sau :
- HS đọc SGK và tìm câu trả lời cho các câu hỏi. Câu trả lời tốt là :
+ Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước?
+ Nguyễn Trường Tộ đề nghị thực hiện các việc sau để canh tân đất nước :
- Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
- Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
- Xây dựng quân đội hùng mạnh.
- Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng
+ Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao?
+ Triều đình không cần thực hiện các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Vua Tự Đức bảo thủ cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp: GV nêu từng câu hỏi cho HS trả lời
- 2 HS lần lượt nêu ý kiến của mình trước lớp, sau mỗi lần có bạn nêu ý kiến, HS cả lớp cùng nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV hỏi thêm: Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối để nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào?
- Một số HS nêu ý kiến trớc lớp:
+ Họ là người bảo thủ.
+ Họ là người lạc hậu, không hiểu gì về thế giới bên ngoài quốc gia
- GV yêu cầu HS lấy những ví dụ chứng minh sự lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn.
 (Nếu HS không nêu được, GV kể cho HS nghe)
- Một số HS nêu ví dụ trước lớp. Chẳng hạn :
- Vua quan nhà Nguyễn không tin rằng đèn treo ngược, không có dầu (đèn điện) mà vẫn sáng.
- Vua quan nhà Nguyễn cho rằng chuyện xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ là chuyện bịa. 
- GV nêu kết luận về nội dung của hoạt động : Với mong muốn canh tân đất nước, phụng sự quốc gia, Nguyễn Trường Tộ đã gửi đến nhà vua và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị cải cách những điều mà các em vừa được tìm hiểu. Tuy nhiên, những nội dung hết sức tiến bộ đó của ông không được vua Tự Đức và triều đình chấp nhận vì triều đình quá bảo thủ và lạc hậu. Chính điều đó đã góp phần làm cho đất nước ta thêm suy yếu, chịu sự đô hộ của thực dân Pháp.
Củng cố, dặn dò
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời :
- HS tiếp nối nhau trả lời trước lớp.
+ Nhân dân ta đánh giá như thế nào về con người và những đề nghị canh tân đất nớc của Nguyễn Trường Tộ?
+ Nhân dân ta tỏ lòng kính trọng ông, coi ông là người có hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước và mong muốn dân giàu nước mạnh. 
+ Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và sưu tầm thêm các tài liệu về Chiếu Cần Vương, nhân vật lịch sử Tôn Thất Thuyết và ông vua yêu nước Hàm Nghi.
+ HS nêu ý kiến. Chẳng hạn: Em rất kính trọng Nguyễn Trường Tộ, thông cảm với hoàn cảnh của ông khi phải sống với thói bảo thủ, lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn. Họ đã chôn vùi các đề nghị canh tân đất nước của ông. Chính sự lạc hậu, bảo thủ của họ làm nước ta thêm nghèo nàn, lạc hậu và rơi vào tay thực dân Pháp. Họ phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Tiết 4: Khoa học (5B)
Bài 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của người bố và trứng của người mẹ. 
 	- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
	- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu và nghiên cứu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các ảnh trong SGK trang 10- 11.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài trước.
- Nhận xét, ghi điểm từng HS.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Cơ quan sinh dục của nữ có khả năng tạo trứng. Nếu gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng mang thai và sinh con. Vậy quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? Sự phát triển của báo thai ra sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?”
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người
- GV nêu câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
- GV giảng bài: Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ với tinh trùng cuả người bố. Qúa trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là thụ tinh. Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
* Hoạt động 2: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
- Yêu cầu HS làm theo cặp: cùng quan sát kĩ hình minh họa sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Gọi 1 HS lên bảng gắn giấy ghi chú thích dưới mỗi hình minh họa và mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài mình làm.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét.
- Gọi 2 HS mô tả lại.
- Kết luận: (Chỉ vào từng hình minh họa) Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
* Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi
- Hãy đọc mục Bạn cần biết trang 11- SGK và quan sát các hình minh họa 2, 3, 4, 5 và cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- Gọi HS nêu ý kiến.
- Yêu cầu HS mô tả đặc điểm của thai nhi, em bé ở từng thời điểm được chụp trong ảnh.
- Nhận xét và kết luận: Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12 hai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Đến khoảng tuần thứ 20, bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
* Hoạt động: Kết thúc
- Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Qúa trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
+ Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ HS 1: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
+ HS 2: Hãy nói về vai trò của người phụ nữ?
+ HS 3: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- HS tiếp nối nhau trả lời, HS khác nhận xét.
+ Cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ với tinh trùng của người bố.
+ Tạo ra tinh trùng
+ Tạo ra trứng
+ Bào thai được hình thành từ sự thụ tinh.
+ Sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
- HS lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. Dùng bút chì nối vào các hình với chú thích thích hợp trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài và mô tả.
- Nhận xét.
- 2 HS mô tả lại.
+ H1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ H1b: Một tinh trùng đã chui được vào trứng.
+ H1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
- HS làm việc theo từng cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp.
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 4 HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS lắng nghe
- HS xung phong trả lời:
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
Bài 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ ( tiết 2)
(Đã soạn)
Tiết 2: Ôn Toán
ÔN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Rèn kỹ năng thực hiện 4 phép tính về phân số.
- Áp dụng để tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán . 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1: Củng c

File đính kèm:

  • docTuần 2.doc