Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016
(Đã soạn Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2015 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950
I.MỤC TIÊU:
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn cụm cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4 đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử của cha ông và kính yêu Bác Hồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông.
- HS: Các hình minh hoạ trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HS nêu lại kết luận. - Hoàn thành bài tập theo cá nhân, đọc kĩ câu hỏi và làm bài. - 3 HS trình bày kết quả qua phiếu của HS. - Nhận xét nêu chung. - Lắng nghe. Tiết 3: Địa lí THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta: + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển. - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,... Học sinh khá, giỏi: - Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế. - Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,: các dịch vụ du lịch được cải thiện. - Giáo dục HS giữ gìn đường làng, ngõ xóm, giữ gìn vệ sinh chung khi đi du lịch, giáo dục lòng tự hào, có ý thức phấn đấu. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Phiếu học tập của HS. HS: - Sưu tầm các tranh ảnh về các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị, các điểm du lịch, di tích lịch sử, III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra - Giới thiệu bài mới - GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét . - HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Dựa vào hình 2 và bản đồ hành chính Việt Nam, cho biết tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A đi từ đâu đến đâu. Kể tên một số thành phố mà đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A đi qua? Hoạt động 1: Làm việc cả lớp, cá nhân. - GV yêu cầu HS cả lớp nêu ý hiểu của mình về các khái niệm trên: Em hiểu thế nào là thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu? - 5 HS lần lượt nêu ý kiến, mỗi HS nêu về 1 khái niệm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm: Thương mại: là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá • Nội thương: buôn bán ở trong nước. • Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài. • Xuất khẩu: bán hàng hoá ra nước ngoài. • Nhập khẩu: mua hàng hoá từ nước ngoài về nước mình. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận: + Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta? + Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố,. . . + Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước? + Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước. + Nêu vai trò của các hoạt động thương mại. + Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp,. . . bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. + Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta. + Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ,..); hàng công nghiệp nhẹ (giầy da, quần áo, bánh kẹo,. . .); các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu,. . .; các nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,. . .); hàng thuỷ sản (cá, tôm đông lạnh, cá hộp,. . .). + Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu? + Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, để sản xuất, xây dựng. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS. - 1 số HS đại diện cho các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình (mỗi đại diện chỉ trình bày về 1 câu hỏi), các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để tìm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở nước ta. - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4- 6 HS cùng trao đổi và ghi vào phiếu các điều kiện mà nhóm mình tìm được. - GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến. - 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ các điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta lên bảng để HS ghi nhớ nội dung này. Hoạt động 4: Thi làm huớng dẫn viên du lịch. - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thi làm hướng dẫn viên du lịch”. + Chia HS thành 7 nhóm. +Đặt tên cho các nhóm theo các trung tâm du lịch. + Mỗi nhóm được đặt 1 trong các tên: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,. . . + Yêu cầu các em trong nhóm thu thập các thông tin đã sưu tầm được và giới thiệu về trung tâm du lịch mà nhóm mình được đặt tên. + HS làm việc theo nhóm: · Nhóm Hà Nội: giới thiệu về du lịch ở Hà Nội. · Nhóm Thành phố Hồ Chí Minh: giới thiệu về du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh. · Nhóm Hạ Long: giới thiệu về du lịch ở Hạ Long. · Nhóm Huế giới thiệu về du lịch ở Huế . + GV mời các nhóm lên giới thiệu trước lớp. + Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu hoặc tiếp nối nhau giới thiệu. + GV tổng kết, tuyên dương nhóm làm việc tốt. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết tiết học, tuyên dương các HS, các nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài. - GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Ôn tập”. Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2015 Buổi sáng Tiết 2: Khoa học (5A) THỦY TINH (Đã soạn Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2015 ) Tiết 3: Lịch sử (5B) CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 I.MỤC TIÊU: - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới trên lược đồ: + Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Mở đầu ta tấn cụm cứ điểm Đông Khê. + Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4 đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê. + Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. + Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. - Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử của cha ông và kính yêu Bác Hồ. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - GV: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông. - HS: Các hình minh hoạ trong SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra - Giới thiệu bài mới - GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét. - HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? + Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - GV giới thiệu bài . Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? - HS trao đổi và nêu ý kiến : Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt - Trung thì Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế. - Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? - Lúc này chúng ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK sau đó sử dụng lược đồ kể một số sự kiện về chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950. GV đưa các câu hỏi gợi ý để HS định hướng các nội dung cần trình bày: - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau. Các nội dung cần trình bày : + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào ? Hãy thuật lại trận đánh đó. + Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là trận Đông Khê. Ngày 16 - 9 - 1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê. + Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? + Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy. + Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950. + Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt - rung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới Thu -đông 1950. - 3 nhóm HS cử đại diện lên bảng vừa trình bày vừa chỉ lược đồ (mỗi nhóm có thể cử 3 hoặc 3 HS tiếp nối nhau trình bày theo các gợi ý trên), HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét phần trình bày của từng nhóm HS, sau đó tổ chức cho HS bình chọn nhóm trình bày đúng, hay nhất. - HS cả lớp tham gia bình chọn. - GV tuyên dương HS trình bày hay. - GV hỏi : Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950 không? (Gợi ý: Đông Khê ở vị trí như thế nào trong tuyến phòng thủ Biên giới của địch?) - HS trao đổi sau đó một số em nêu ý kiến trước lớp. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cùng trả lời các câu hỏi sau để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi để tìm câu trả lời cho từng câu hỏi. Câu trả lời tốt là: + Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến ? + Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc Thu - đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng. Chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch. + Chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta ? + Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền. + Chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch ? Mô tả những điều em thấy trong hình 3. + Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù bình mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại. - GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp. - Lần lượt từng HS nêu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh. - GV kết luận : Thắng lợi của chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động tiến công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình minh hoạ 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950. - Một vài HS nêu ý kiến trước lớp. Ví dụ: Trong chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận, kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ động viên cán bộ, chiến sĩ dân công tham gia chiến dịch. Hình ảnh Bác Hồ - GV: Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta? - HS nêu ý kiến trước lớp. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết bài: chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tiết 4: Khoa học (5B) CAO SU I. MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất của cao su. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. - Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. + Giáo dục HS bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Hình minh họa trang 62, 63 SGK. - HS: Chuẩn bị bóng cao su và dây chun. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Gọi Hs lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước, nhận xét. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu về “Cao su”. b.Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Hãy kể tên các đồ dùng bằng cao su mà em biết? - Ghi nhanh các đồ dùng lên bảng. - Em thấy cao su có tính chất gì? Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. - Nhóm trưởng kiểm tra đồ dùng TN của mỗi nhóm. - Yêu cầu làm TN theo hướng dẫn của GV. - Quan sát và hướng dẫn các nhóm. - Qua các TN trên em thấy cao su cáo những tính chất gì? * Kết luận: Cao su có hai loại: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. - Giúp HS nhận biết cần khai thác, sản xuất và sử dụng hợp lý cao su. 4.Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa vào tiết sau “Chất dẻo”. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau : + Hãy nêu tính chất của thủy tinh? + Kể tên các đồ dùng làm bằng thủy tinh mà em biết? - Nghe và nhắc lại tên bài. - Tiếp nối nhau kể. - HS trả lời. - 4 nhóm HS hoạt động dưới sự điều khiển của GV. - HS nghe GV hướng dẫn. - Làm TN trong nhóm, thư kí ghi kết quả quan sát của các bạn. - Đại diện các nhóm trình bày TN. - HS nêu. - Lắng nghe. Buổi chiều dạy lớp 5C Tiết 1: Kĩ thuật LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHĂN NUÔI GÀ. (Đã soạn Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2015 ) Tiết 2: Ôn Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. - Củng cố về phép chia số thập phân - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân, ta làm thế nào? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV nhận xét. Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: a) 7,2 : 6,4 b) 28,5 : 2,5 c) 0,2268 : 0,18 d) 72 : 6,4 Bài tập 2: Tính bằng 2 cách: a)2,448 : ( 0,6 x 1,7) b)1,989 : 0,65 : 0,75 Bài tập 3: Tìm x: a) X x 1,4 = 4,2 b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5 Bài tập 4: (HS có NL) Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 161,5m2, chiều rộng là 9,5m. Tính chu vi của khu đất đó? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải: a) 1,125 b) 11,4 c) 1,26 d) 11,25 Lời giải: a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7) = 2,448 : 1,02 = 2,4 Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7) = 2,448 : 0,6 : 1,7 = 4,08 : 1,7 = 2,4 b) 1,989 : 0,65 : 0,75 = 3,06 : 0,75 = 4,08 Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75 = 1,989 : ( 0,65 x 0,75) = 1,989 : 0,4875 = 4,08 Lời giải: a) X x 1,4 = 4,2 X = 4,2 : 1,4 X = 3 b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5 2,8 : X = 0,04 X = 2,8 : 0,04 X = 70 Lời giải: Chiều dài mảnh đất đó là: 161,5 : 9,5 = 17 (m) Chu vi của khu đất đólà: (17 + 9,5) x 2 = 53 (m) Đáp số: 53 m. - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN 1- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG. - Giúp HS hiểu được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của “Phong trào Trần Quốc Toản”. - Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức; tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể mang tính xã hội do chi đội và liên đội nhà trường tổ chức, phát động. - Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội. 2- Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường 3- Tài liệu và phương tiện - Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản từ khi ra đời (Tháng 02/1948) đến nay. - Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được của chi đội và liên đội nhà trường, của cá nhân HS trong thực hiện phong trào Trần Quốc Toản; - Âm Thanh, loa đài. 4- Các bước tiến hành Bước 1: Tổ chức thực hiện * Phát động phong trào Buổi phát động phong trào Trần Quốc Toản nên được tổ chức trong lớp học (chi đội) sân trường (liên đội) Người dân chương trình. - ổn định tổ chức, tạo không khí cho buổi phát động phong trào bằng một bài hát, - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.. - Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của phong trào Trần Quốc Toản. * Tiến hành hoạt động - Thăm nghĩa trang liệt sĩ (hoạt động này diễn ra ngay sau khi nghe nói chuyện về hoàn cảnh ra đời của phong trào Trần Quốc Toản). - Đại diện ban tổ chức hướng dẫn các em thăm nghĩa trang liệt sĩ. Bước 2: Tổng kết, đánh giá hoạt động - Sau các hoạt động này, Ban tổ chức tiến hành tổng kết, đánh giá, tuyên dương các em tích cực tham gia hoạt động. - Nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể. 4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN Thứ Tư ngày 16 tháng 12 năm 2015 Buổi sáng dạy lớp 5C Tiết 3: Địa lí THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Đã soạn Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2015 ) Tiết 4: Lịch Sử CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 (Đã soạn Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2015 ) Buổi chiều dạy lớp 5A Tiết 1: Đạo đức TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (TIẾT 2) I.MỤC TIÊU: - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - GV và HS sưu tầm truyện, thơ, bài hát ca ngợi phụ nữ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn đinh: 2.Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Em hãy kể về những công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết. + Tại sao phụ nữ là những đáng được tôn trọng? + Người phụ nữ có vai trò như thế nào trong gia đình và xã hội? 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : b.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài: * Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 3 SGK) - GV chia cho các nhóm và cho các nhóm thảo luận xử lí các tình huống của bài tập 3 - GV kết luận: Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ lí do bạn Tiến là con trai. + Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu. * Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. - GV Kết luận: Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày 20 tháng 10 là ngày Truyền thống Phụ nữ Việt Nam, Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. * Hoạt động 3: Ca ngợi những phụ nữ Việt Nam (bài tập 5, SGK) - GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn. 4. Dặn dò: - Thực hiện tốt nội dung bài học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Hợp tác với những người xung quanh”. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời câu hỏi của GV. - HS nhắc lại. - Các nhóm thảo luận bài tập 3 - Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 4 đến 5 HS trình diễn trước lớp (hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ) Tiết 2: Lịch sử CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 (Đã soạn Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2015 ) Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN (Đã soạn Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2015 )
File đính kèm:
- tuần 15.doc