Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có thương là một số thập phân.

- Bước đầu thực hiện được phép chia qua những số tự nhiên cụ thể.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia

GV nêu bài toán ở ví dụ1, rồi hướng dẫn HS nêu phép tính giải toán và hướng dẫn HS thực hiện các phép chia theo 4 bước như SGK.

 GV có thể đặt tính 4 lần ứng với 4 bước thực hiện phép chia. Nhấn mạnh các câu trong ngoặc ở SGK.

Tương tự ở VD 2

 Cho HS tự nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.

GV nêu miệng những nội dung cơ bản trong quy tắc để HS ghi nhớ.

GV treo bảng quy tắc và giải thích kĩ các bước thực hành chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.

 

docx23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam 
VD: Nguyễn Huệ, Bế văn đàn, Võ Thị Sáu, Chợ Rẫy, Cửu long,..
VD: Pa -ri, An-Pơ, Đa-nuýp, Vích-to Huy- gô,..
VD: Quách Mạt Nhược, Bắc Kinh, Tây Ban Nha,
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời một vài HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ. 
Đại từ xưng hô từ được người nói đúng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp; tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó.
Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ nhân xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, chị, em, cháu, thầy, bạn,..
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung đoạn văn ở BT1: trao đổi cùng bạn để tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn - gạch dưới các đại từ xưng hô tìm được.
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải : (Lời giải: chị, em, chúng tôi)
Bài tập 4 : - Một HS đọc yêu cầu của BT4
- GV nhắc các em chú ý thực hiện yêu cầu của bài tập theo các bước sau:
+ Đọc từng câu trong đoạn văn, xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? hay Ai thế nào? Ai là gì?
+ Tìm xem trong mỗi câu đó, chủ ngữ là danh từ hay đại từ.
+ Với mỗi kiểu câu chỉ cần nêu 1 VD (HS giỏi có thể nêu 2-3 vd)
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài tập: làm bài cá nhân. 
-4 HS - mỗi em thực hiện một ý a , b, c, d trên bảng. 
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp NX và GV chốt lại lời giải đúng: 
a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
b) Danh từ hoặc đạị từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?
c) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
d)Danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gi?
1)Nguyên(danh từ) quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
2)Tôi(đại từ)nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má.
3)Nguyên (danh từ)cười rồi đưa tay lên quệt má.
4)Tôi(đại từ) chẳng buồn lau mặt nữa.
5)Chúng tôi(đại từ)đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu..
Một năm mới (cụm danh từ)là chị gái của em nhé!
1) Chị (đại từ gốc danh từ)là chị gái của em nhé!
2)Chị(đại từ gốc danh từ) sẽ là chị của em mãi mãi.
1)Chị là chị gái của em nhé!
2) Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
Danh từ là vị ngữ (từ chị trong hai câu trên) phải đứng sau từ là.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 4 tháng 12 năm 2019
BUỔI SÁNG
Toán:
Tiết 68: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Nắm được cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách biến đổi để đưa về phép chia các số tự nhiên.
Vận dụng để giải toán có liên quan
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Thực hiện phép tính ở phần a và rút ra nhận xét 
- Cho cả lớp tính kết quả các phép tính ở phần a và gọi lần lượt học sinh trả lời kết quả so sánh kết quả tính. - Rút ra nhận xét như SGK
Hoạt động 2: Hình thành quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân
a. Ví dụ 1:
- 1 hoặc 2 học sinh đọc ví dụ 1.
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để học sinh tìm ra phép chia 57:9,5; đồng thời GV viết phép chia lên bảng (viết to hoặc phấn mầu).
- GV thực hiện từng bước, dẫn dắt từ nhận xét trên, HS làm vào giấy nháp.
- Gọi 1 số HS nêu miệng các bước. Cần nhấn mạnh chuyển phép chia 57 : 9,5 thành 570 : 95
b. Giới thiệu phép chia 99 : 8,25
GV hướng dẫn học sinh tìm ra 99: 8,25 = 9900 : 825 ; thực hiện phép chia.
c. Nêu quy tắc
- GV đặt câu hỏi để gợi ý HS tìm ta quy tắc
- Treo bảng quy tắc lên bảng.
- Gọi một số HS nhắc lại
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: - GV lần lượt viết phép chia lên bảng và cho HS cả lớp thực hiện từng phép chia trong Vở.
- Gọi một số HS nêu miệng kết quả sau khi đã giải vào vở.
Bài 3 : HS tự tóm tắt rồi giải
III. Dặn dò. Về làm bài tập cũn lại trong SGK
Kể chuyện
Pa-xtơ và em bé
I- Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé bằng lời của mìmh.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Lắng nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện.
- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II - Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ SGK 
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ
HS kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em dã làm hoặc đã chứng kiến.
- Giới thiệu bài
Câu chuyện Pa-xtơ và em bé giúp các em biết tấm gương lao động quên mình vì hạnh phúc con người của nhà khoa học Lu-i Pa-xtơ. Ông đã có công tìm ra loại vắc xin cứu loài người thoát khỏi một căn bệnh nguy hiểm mà từ rất lâu con người bất lực không tìm ra được cách chữa trị - đó là bệnh dại
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm yêu cầu của bài KC trong SGK trước khi nghe thầy (cô) KC.
Hoạt động 2. GV kể lại câu chuyện(2 hoặc 3 lần) ( 10 phút )
 - giọng kể hồi hộp, nhấn giọng những từ ngữ nóivề cái chết thê thảm đang đến gần với cậu bé Giô- dép, nỗi xúc động của Lu-i Pa-xtơ khi nghĩ đến cái chết của cậu; tâm trạng lo lắng, day dứt, hồi hộp của Pa-xtơ khi quyết định tiêm những giọt vắc - xin đầu tiên thử nghiệm trên cơ thể ntgười đểcứu sống cậu bé.
- GV kể lần 1, HS nghe. Kể xong, viết lên bảng các tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ: bác sĩ Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc – xin, 6-7-1885 (ngày Giô-dép được đưa đến gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7-7-1885 (ngày những giọt vắc - xin chống bệnh dại đầu tiên được tiêm thử nghiệm trên cơ thể con người). GV giới thiệu ảnh Pa-xtơ (1822-1895).
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào 6 tranh minh hoạ (ứng với 6 đoạn trong SGK) hoặc yêu cầu HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
-GV kể 3 (nếu cần).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS đọc lần lượt theo yêu cầu của từng bài tập.
- GV nhắc HS kết hợp với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) KC theo nhóm: HS kể lại từng câu chuyện đoạn câu chuyện theo nhóm 2 em hoặc 3 em (mỗi em kẻ 2 tranh hoặc 3 tranh). Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi KC trước lớp
- Một vài tốp HS (mỗi tốp 2 hoặc 3 em) tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Hai HS đại diện 2 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện - mỗi em kể cả câu chuyện hoặc tiếp nối nhau - mỗi em kể 1/2 câu chuyện.
Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong, trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc –xin cho Giô-dép? (Vì vắc - xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con con người Pa-xtơ muốn em bé khỏi nhưng không dám lấy làm vật thí nghiệm. Ông sợ có tai biến)
+Câu chuyện muốn nói điều gì? (Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.)
GV: Để cứu em bé bị chó dại cắn, Pa-xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc. Ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị. Cuối cùng Pa-xtơ đã chiến thắng, khoa học đã chiến thắng. Loài người có thêm một thứ thuốc chữa bệnh mới. Một căn bệnh bị đẩy lùi. Nhiều người mắc bệnh sẽ được cứu sống.
- Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn KC hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị nội dung cho tiết KC tuần 15
Tập đọc
Hạt gạo làng ta
I- Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1	( 5 phút )
 	- kiểm tra bài cũ
HS bài Chuỗi ngọc lam, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài	 ( 33 phút )
a) Luyện đọc
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 1 lượt bài thơ.
-Từng tốp (mỗi tốp 5 HS) tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. GV kết hợp giúp HS giải nghĩa các từ ngữ: Kinh Thầy, hào giao thông, trành,; sửa lỗi phát âm, hướng dẫn các em nghỉ hơi linh hoạt giữa cácdòng thơ, phù hợp với từng ý thơ. VD: Từ dòng thơ 1 (Hạt gạo làng ta) chuyển sang dòng 3 (Cửa sông Kinh Thầy) hai dòng thơ đọc gần liền mạch Những dòng thơ sau ( Những trưa tháng sáu, Nước như ai nấu, Chết cả cá cờ) đọc khá liền mạch. Hai dòng tiếp có ý đối lập (Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy) cần đọc ngắt giọng, nhưng lại rõ rệt gây ấn tượng về sự chăm chỉ, vất vả của mẹ để làm ra hạt gạo.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một, hai em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết; nhấn giọng tự nhiên những từ ngữ nói đến vị phù sa, hương sen, lời hát, bão, mưa, giọt mồ hôi chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của những người làm ra hạt gạo.
b) Tìm hiểu bài
- Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
(hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất (có vị phù sa); của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy); và công lao của con người, của cha mẹ - có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.)
- Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
(Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu./ Nước như ai nấu / Chết cả cá cờ / cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy)
GV: Hai dòng thơ cuối của khổ thơ vẽ hai hình ảnh trái ngược (cua sợ nước nóng phải ngoi lên bờ tìm chỗ mát; mẹ lại bước chân xuống ruộng để cấy) có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, sự chăm chỉ của người nông dân không quản nắng mưa, lăn lộn trên ruộng đồng để làm nên hạt gạo.
- Tuổi nhỏ đã góp sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
 (Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến. Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gầu, bắt sâu lúa cao ráo mặt, gánh phân quang trành quết đất là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của thiếu nhi, dù nhỏ và chưa quen lao động vẫn cố gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo.)
-Vì sao tác giả giọi hạt gạo là “hạt vàng”?
(Hạt gạo được gọi là “hạt vàng” vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên nhờ đất, nhờ nước: nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc)
- HS nêu ND, ý nghĩa bài thơ.
c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, cả bài thơ.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 khổ thơ tiêu biểu.
- HS nhẩm HTL bài thơ. GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Cả lớp hát bài Hạt gạo làng ta (hoặc nghe băng, nghe GV hát)
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV mời 1 HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ .
BUỔI CHIỀU
 Lịch sử: Bài 14
Thu - Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
I - Mục tiêu : 
 Học xong bài này, HS biết: 
- Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ các địa danh ở Việt Bắc)
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
III. Các hoạt động dạy - học 
 Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
- GV giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc ?
+ Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947
 Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì ?
+ Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp.
 Hoạt động 3 (làm việc cả lớp và theo nhóm)
- GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- GV sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, sau đó hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tóm tắt các ý dưới dây:
+ Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc.
+ Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả ra sao?
+ Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
HĐ nối tiếp:
 GV củng cố kiến thức- nhận xét tiết học
Tập làm văn
Làm biên bản cuộc họp
I- Mục tiêu:
HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản; trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản.
II- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1	( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ
GV mời 2-3 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp đã được viết lại.
- Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Phần Nhận xét	( 12 phút )
- Một HS đọc nội dung BT1 - toàn văn Biên bản đại hội chi đội. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
- HS đọc lướt Biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời lần lượt 3 câu hỏi của Bt2.
- Một vài đại diện trình bày (miệng) kết quả trao đổi trước lớp. GV nhận xét, kết luận:
a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
b) Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu đơn?
Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách kết thúc đơn?
c) Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản.
Chi đội ghi biên bản cuộc họp dễ nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhấtnhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.
- Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
- Khác: biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi): thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
- Giống : có tên, chữ kí của người có trách nhiệm
- Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí (của chủ tịch và thư kí), không có lời cảm ơn như đơn.
Thời gian, địa điểm họp; thành phần tham dự; chủ toạ, thư kí; nội dung họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp); chữ kí của chủ tịch và thư kí.
Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ	 ( 3 phút )
- Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Hai, ba HS không nhìn SGK, nói lại nội dung cần Ghi nhớ.
Hoạt động 4. Phần Luyện tập ( 18 phút )
Bài tập 1
 - Một HS đọc nội dung BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn để trả lời các câu hỏi : Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần? Vì sao?
- HS phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận. 
-1 HS lên bảng khoanh tròn chữ cái trước trường hợp cần ghi biên bản. GV kết luận:
Trường hợp cần ghi biên bản
a) Đại hội chi đội
c) Bàn giao tài sản
e) Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông
g) Xử lí việc xây dựng nhà trái phép
Trường hợp không cần ghi biên bản
b) Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử.
d) Đêm liên hoan văn nghệ
Lí do
Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
Cần ghi lại tình hình vị phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
 Lí do
Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại làm bằngchứng.
Đây là một sinh hoạt vui, không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng.
Bài tập 2
 HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở BT1. 
-HS nêu ý kiến - HS khác NX .GV chốt ý kiến đúng: VD: Biên bản đại hội chi đội. Biên bản bàn giao tài sản, Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông, Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò	( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học.
ÂM NHẠC: 
 ÔN TẬP 2 BÀI HÁT :
NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ.
I. Mục tiêu.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động.
- Tập biểu diễn bài hát.
* TCTV: Nội dung bài.
II. Chuẩn bị.
- Máy tính, loa.
- Thanh phách.
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Khởi động.
- Mời ban văn nghệ và ban học tập lên cho lớp khởi động.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
Ôn tập bài: Những bông hoa những bài ca.
- Gv mở máy tính cho Hs nghe một đoạn trong bài hát cho hs đoán tên bài.
- Gv bắt nhịp cho hs hát theo trình tự: 
+ Hát cả bài.
+ Hát kết hợp vỗ tay.
- Cho hs trình bày bài hát: 
+ Tổ. + Nhóm. + Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.	
- Gv bắt nhịp cho hs hát kết hợp vận động.
* Hoạt động 2: 
Ôn tập bài: Ước mơ.
- Gv ghi tiết tấu lên bảng và gõ hình tiết tấu đó cho hs nghe và đoán tên bài hát.
- Gv bắt nhịp cho hs hát theo trình tự: 
+ Hát cả bài.
+ Hát kết hợp vỗ tay.
+ Hát kết hợp vận động.
- Cho hs trình bày bài hát kết hợp vận động.
+ Tổ. + Nhóm. + Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.	
3. Củng cố- dặn dò.
- Ban học tập lên củng cố bài học.
- Gv bắt nhịp cho hs hát bài: Ước mơ kết hợp vận động.
- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ.
Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2019
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại
I- Mục tiêu:
1. Hệ thống hoá những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
II- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ
HS tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong 4 câu sau:
Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe:
- Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
(danh từ chung: bé, vườn, chim, tổ: danh từ riêng: Mai, Tâm; đại từ chúng, cháu)
- Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Phần nhận xét ( 33 phút )
Bài tập 1
- Hai HS đọc nội dung BT1 (đọc cả bảng phân loại và M:) Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV mời HS nhắc lại những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. 
+ Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,..
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
- HS làm việc cá nhân. Các em đọc kĩ đoạn văn, phân loại từ, ghi kết quả vào bảng phân loại vào VBT 
- 2-3 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em trình bày kết quả phân loại. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm.
- Một HS đọc kết qủa của bảng phân loại đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
- Một, hai HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
- HS làm việc cá nhân. Từng em dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. Sau đó, chỉ ra 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ dùng trong đoạn văn (GV khuyến khích HS giỏi tìm được nhiều từ hơn.)
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài. GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại (đã yêu cầu) trong đoạn văn.
Động từ
đổ, nấu, chết, nổi, chịu, ngoi, lội, cấy, đội, cúi, phơi, chứa
Tính từ
Nóng, lềnh bềnh, nắng, chang chang, đỏ bừng, ướt đẫm, vất vả
Quan hệ từ
ở, trên, như, còn, thế mà, giữa, dưới, mà, của
Hoạt động 3.Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
Toán:
Tiết 69: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Củng cố quy tắc và rèn kỹ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân 
- Cho HS nêu cách chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân
Bài 1: GV gọi 3 HS lên bảng và lần lượt thực hiện 3 phép tính:
- Cả lớp làm vào Vở , nêu kết quả:
- GV nhậ xét và chữa từng bài làm trên bảng.
Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- HS nêu cách tìm thừa số chưa biết
Bài 2: - GV gọi 2 HS lên bảng giải 2 bài:
- HS tự làm vào vở, GV nhận xét và chữa bài

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx