Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 (Bản 2 cột)

I/ Mục tiêu:

Giúp HS củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.

II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1-Kiểm tra bài cũ:

 Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

 2-Bài mới:

 2.1-Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 2.2-Luyện tập:

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y viết sai.
Tiết 3: Toán
$67: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (68): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (68): Tính rồi so sánh kết quả tính
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 (68): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4(68):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
16,01
1,89
1,67
4,38
*VD về lời giải:
 a) 8,3 x 4 = 3,32 8,3 x 10 : 25 = 3,32
 ( Các phần b, c thực hiện tương tự )
*Bài giải:
 Chiều rộng mảnh vườn là:
 24 x 2/5 = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
 (24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
 24 x 9,6 = 230,4 (m2)
 Đáp số: 67,2 và 230,4 m2
*Bài giải:
Trung bình mỗi giờ xe máy đi được số km là:
 93 : 3 = 31 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là:
 103 : 2 = 51,5 (km)
Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy số km là:
 51,5 – 31 = 20,5 (km)
 Đáp số: 20,5 km
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.
Tiết 4: Kĩ thuật
$14: Cắt, khâu, thêu
 túi xách tay đơn giản (tiết1)
I/ Mục tiêu: HS cần phải :
Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khhả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
- Một số mẫu thêu đơn giản.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 50 cm x 70 cm.
+ Kim khâu, kim thêu.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu, chỉ thêu các màu.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu túi xách tay, HS quan sát. -GV nêu câu hỏi để HS nhận xét đặc điểm, hình dạng của túi.
-Túi xách tay dùng để làm gì?
 2.3-Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
-Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và quan sát các hình để nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng bước.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu các yêu cầu, thời gian thực hành
-GV tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm hoặc theo cặp.
-GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
-Nhận xét: 
+Túi hình chữ nhật, bao gômg thân túi và quai túi. Quai túi được đính vào hai bên miệng túi.
+Túi được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.
+Một mặt của thân túi có hình thêu trang trí.
-HS nêu ứng dụng của túi xách tay.
-HS nêu các bước thực hiện:
+Đo, cắt vải.
+Thêu trang trí trên vải.
+Khâu miệng túi.
+Khâu thân túi.
+Khâu quai túi.
+Đính quai túi vào miệng túi.
-HS nêu.
-HS thực hành đo, cắt vải.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau thực hành.
Tiết 5: Đạo đức
$14: Tôn trọng phụ nữ (tiết 1)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
	-Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
	-Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
	-Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 6.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 22-SGK)
*Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Các nhóm quan sát và giới thiệu nội dung một bức ảnh.
-Các nhóm thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr. 36.
-Thảo luận cả lớp:
+Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong XH mà em biết?
+Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng?
-Mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
-nhóm 1: Bức ảnh bà Nguyễn Thị Định.
-Nhóm 2: Bức ảnh tiến sĩ Nguyễn Thị Trầm.
-Nhóm 3: Bức ảnh cô gái vàng Nguyễn Thuý Hiền.
-Nhóm 4: Bức ảnh mẹ địu con làm nương.
-Nội trợ, làm quả lý, nghiên cứu khoa học
-Tại vì phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gia đình và XH.
	2.3-Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiệ sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳnggiữa trẻ em gái và trẻ em trai.
*Cách tiến hành: -Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 	-Cho HS làm việc cá nhân.
	-Mời một số HS trình bày.
	-GV kết luận: + Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là a, b.
 + Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là c, d.
	2.4-Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2-SGK)
*Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
*Cách tiến hành:
-GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
-GV lần lượt nêu từng ý kiến.
-Mời một số HS giải thích lí do.
-GV kết luận: 
+Tán thành với các ý kiến: a, d
+Không tán thành với các ý kiến: b, c, đ
-HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
-HS giải thích lí do.
	3-Hoạt động nối tiếp: 
	-Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến.
	-Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ VN.
Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Thể dục
$27: Động tác nhảy 
Trò chơi “Thăng bằng”
I/ Mục tiêu:
 -Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung y êu cầu thực hiện động táctương đối chính xác.
 -Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 -Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi và kẻ sân.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
 Nội dung
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Chạy một hàng dọc quanh sân tập
-Khởi động xoay các khớp.
-Trò chơi : “Kết bạn”
2.Phần cơ bản.
* Học động tác điều hoà 3-4 lần mỗi lần 2x8 nhịp.
-GV nêu tên động tác.Phân tích kĩ thuật động tác và làm mẫu cho HS làm theo
*Ôn7động tác: đã học
-Lần 1: Tập từng động tác.
-Lần 2-3: Tập liên hoàn 7động tác.
-Chia nhóm để học sinh tự tập luyện
*Trò chơi “Thăng bằng”
-GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác hồi tĩnh
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
Định lượng
6-10 phút
2 phút
2phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
 5-6 phút
4-5 phút
5 phút 
5-6 phút
4-5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 Phương pháp tổ chức
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: GV @ 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * *
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
-ĐHTL:
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
ĐHTC: GV
 * * * * *
 * * * * *
-ĐHKT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Tiết 2: Kể truyện
$14: pa-xtơ và em bé
I/ Mục tiêu.
1- Rèn kỹ năng nói:
Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện Pa-xtơ và em bé bằng lời kể của mình.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
2- Rèn kỹ năng nghe:
Nghe cô kể truyện, ghi nhớ truỵên.
Nghe bạn kể truyện , nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- HS kể một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến.
 2- Dạy bài mới:
 2.1-Giới thiệu bài:
 -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
 2.2-GV kể chuyện:
	-GV kể lần 1, giọng kể hồi hộp. Kể xong viết lên bảng những tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ.
	-GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ.
	2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK.
-Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh.
a) KC theo nhóm:
-Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại )
-HS kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
b) Thi KC trước lớp:
-Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá.
-Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện:
+Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô-dép?
+Câu chuyện muốn nói điều gì ?
-Cả lớp và GV bình chon bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
-HS nêu nội dung chính của từng tranh:
-HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh.
-HS kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp.
-Các HS khác NX bổ sung.
-HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Vì Vắc-xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào
-Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng
	3-Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS phải biết yêu quí thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý
	-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
$68: chia một số tự nhiên 
cho một số thập phân
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	-Nắm được cách thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên.
	-Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con: 35,04 : 4 = ?
	2-Bài mới:
	2.1-Kiến thức:
a) Tính rồi so sánh kết quả tính: 
-GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm thực hiện 1 vế của các phép tính, so sánh kết quả.
-Yêu cầu HS rút ra nhận xét.
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: 57 : 9,5 = ? (m)
-Hướng dẫn HS:
Đặt tính rồi tính. 570 9,5
 6 (m)
-Cho HS nêu lại cách chia.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
-Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Quy tắc:
-Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?
-GV chốt ý, ghi bảng, cho HS đọc.
-HS theo dõi và thực hiện phép tính ra nháp.
-HS rút ra nhận xét như SGK-Tr. 69
-HS theo dõi và thực hiện phép chia ra nháp.
-HS nêu.
-HS thực hiện: 9900 8,25
 1650 12 
 0
-HS tự nêu.
-HS đọc phần quy tắc SGK-Tr.69.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (70): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (70): Tính nhẩm
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó chữa bài. 
-Muốn chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ta làm thế nào?
*Bài tập 3 (70):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 7 : 3,5 = 2 b) 702 : 7,2 = 97,5
 c) 9 : 4,5 = 2 c) 2 : 12,5 = 0,16
*Kết quả:
 a) 320 3,2
 b) 1680 16,8
 c) 93400 9,34 
-HS nêu: Ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó lần lượt một, hai, ba,chữ số 0
*Bài giải:
 1m thanh sắt đó cân nặng là:
 16 : 0,8 = 20 (kg)
 Thanh sắt cùng loại dài 0,18 m cân nặng là:
 20 x 0,18 = 3,6 (kg)
 Đáp số: 3,6 kg
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tiết 4: Tập làm văn
$27: Làm biên bản cuộc họp
I/ Mục tiêu:
	HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp ; thể thứccủa biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản ; trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học: 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.
	-Một tờ phiếu viết nội dung bài tập 2 (phần luyện tập).
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.	
 2.2-Phần nhận xét:
-Một HS đọc nội dung bài tập 1
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-Cho HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh theo các câu hỏi:
+Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
+Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
+Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản?
 2.3-Phần ghi nhớ:
Cho HS đọc sau đó nói lại nội dung cần ghi nhớ.
 2.4-Phần luyện tập:
*Bài tập 1(142):
-Mời một HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời HS phát biểu ý kiến, trao đôỉ, tranh luận.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2(142):
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở bài tập.
-Mời một số HS phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
-HS đọc.
-Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất
-Cách mở đầu:
+Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
+Khác: Biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần ND.
-Cách kết thúc:
+Giống: Có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+Khác: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn.
-Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung, chữ kí của chủ tịch và thư kí.
*VD về lời giải:
-Trường hợp cần ghi biên bản: (a, c, e, g)
a) Đại hội chi đội. Vì cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
.
- Trường hợp không cần ghi biên bản: (b, d).
*VD về lời giải:
-Biên bản đại hội chi đội.
-Biên bản bàn giao tài sản.
-Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về GT.
-Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Lịch sử
$14: thu-đông 1947,
việt bắc “mồ chôn giặc pháp”
I/ Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS biết:
	-Diễn biến sơ lược của chiến dich Việt Bắc thu-đông 1947.
	-Biết ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bản đồ Hành chính Việt Nam.
-Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
	-Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
	-Phiếu học tập cho Hoạt động 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 13.
	2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV giới thiệu bài.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nguyên nhân tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc:
+Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì?
+Tại sao Căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp?
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc cả lớp và theo nhóm).
-GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về chiến dịch VB thu-đông.
-GV sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến.
-GV phát phiếu HT cho HS thảo luận nhóm 2: 
+Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc như thế nào?
+Sau hơn một tháng, quân đich như thế nào?
+Sau 75 ngày đêm, ta thu được KQ ra sao?
+Chiến thắng có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
-GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
a) nguyên nhân của chiến dich thu-đông:
-TDP muốn tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta để kết thúc chiến tranh.
-Chủ tịch HCM và Trung ương Đảng đã họp và quyết định phải phá tan cuộc tấn công của giặc.
b) Diễn biến:
-Tháng 10-1947 TDP tấn công lên Việt Bắc.
-Quân ta chặn đánh địch ở cả ba mũi tấn công.
-Sau hơn một tháng địch phải rút lui.
c) Kết quả: 
Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
d) Y nghĩa:
Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
	3-Củng cố, dặn dò:
	-GV cho HS đọc phần ghi nhớ, nhắc lại nội dung chính của bài.	
	-GV nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Tập đọc 
$28: hạt gạo làng ta
I/ Mục tiêu:
1-Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
2-Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3-Thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Chuỗi ngọc lam.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc khổ thơ 1:
+Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+) Rút ý1:
-Cho HS đọc khổ thơ 2:
+Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc khổ thơ 3:
+Hạt gạo được làm ra trong h/c nào?
+)Rút ý3:
-Cho HS đọc khổ thơ 4,5:
+Tuổi nhỏ đã góp gì để làm ra hạt gạo?
+Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
+)Rút ý 4:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 5 HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
và luyện đọc thuộc lòng.
-Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
-Đoạn 1: Từ đầu đến đắng cay
-Đoạn 2: Tiếp cho đến xuống cấy
-Đoạn 3: Tiếp cho đến giao thông
-Đoạn 4: Tiếp cho đến quết đất.
-Đoạn 5: Đoạn còn lại
-Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất
-“Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy”
-Hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ cứu nước
-Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường
-Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên nhờ 
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Luyện từ và câu
$28: Ôn tập về từ loại
I/ Mục tiêu:
-Hệ thống hoá kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
-Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Một tờ phiếu viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ.
	-Một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ - bài tập 1.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ:
HS tìm DT chung, DT riêng trong 4 câu sau: 
Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe:
-Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đó.
(Danh từ chung: bé, vườn, chim, tổ ; danh từ riêng: Mai, Tâm ; đại từ: chúng, cháu)
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
Lớp 4 và lớp 5, các em đã học 5 từ loại. Chúng ta đã ôn tập về danh từ, đại từ. Trong tiết này, sẽ ôn tập 3 từ loại nữa là động từ, tính từ, quan hệ từ.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trình bày những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ
-GV dán tờ phiếu ghi định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ, mời một HS đọc.
-Cho HS làm vào vở bài tập.
-GV dán 3 tờ phiếu mời 3 HS lên thi làm, sau đó trình bày kết quả phân loại.
-Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một vài HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_ban_2_cot.doc