Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng

Tập đọc

CHUỖI NGỌC LAM

I. Mục tiêu

- Đọc diễn cảm toàn bài phân biệt lời người kể và lời các nhân vật thể hiện tính cách từng nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK )

- GD: HS biết quan tâm, giúp đỡ người khác.

II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK

III. Hoạt động dạy và học

1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)

- Kiểm tra theo nhóm 4. Đọc nối tiếp bài: Trồng rừng ngập mặn và nêu nội dung chính của bài.

Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.

Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.

2/ Giới thiệu bài (3 Phút): GV cho HS quan sát tranh chủ điểm và giới thiệu về chủ điểm Vì hạnh phúc con người Chủ điểm của tuần này là “Vì hạnh phúc con người”. Các bài học trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, hậu, bệnh tật, vỡ sự tiến bộ, hạnh phúc của con người. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy được tình cảm yêu thương giữa con người.

3/ Bài mới: ( 25 Phút). Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 

docx20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của CN.
- Chỉ 1 số trung tâm CN lớn trên bản đồ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
II-Đồ dùng: -Máy chiếu
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 phút) : -Kể tên một số ngành công nghiệp nước ta và sản phẩm của các nghành đó?
2- Bài mới:
HĐ 1: ( 9 phút) Sự phân bố của các ngành công nghiệp.
-HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên,tác dụng của lược đồ.
-Tìm trên lược đồ nơi có ngành khai thác than,dầu mỏ,a-pa tít,công nghiệp nhiệt điện,thủy điện.
-GV tổ chức cho HS ghép kí hiệu vào lược đồ (Tổ chức cho hai đội ghép nối tiếp).
-GV nhận xét cuộc thi và kết luận :
+ Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, vùng ven biển.
Phân bố các ngành : -Khai thác khoáng sản : than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu khí ở thềm lục địa phía nam của nước ta.
-Điện: Nhiệt điện ở phả lại, Bà rịa Vũng Tàu...
 Thuỷ điện ở Hoà Bình, Y-a-li, Trị An 
HĐ 2: ( 9 phút)Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phát triển của một số ngành công nghiệp.
-HS làm việc cá nhân hoàn thành BT: Nối ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp.
B
Phân bố 
 a. ở nơi có khoáng sản
 b. ở gần nơi có than dầu khí
 c. ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
 d. ở nơi có nhiều thác ghềnh
A
 Ngành công nghiêp
1.Nhiệt điện
2.Thủy điện
3.Khai thác khoáng sản
4.Cơ khí ,dệt may,thực phẩm

HS trình bày kết quả trước lớp.
HĐ 3 ( 9 phút) Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
-HS hoàn thành BT trong VBT:
+Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.

Các trung tâm công nghiệp của nớc ta.

Trung tâm rất lớn
Trung tâm lớn
Trung tâm vừa



+Nêu các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.( Hình 4)
GV nhận xét và kết luận: Các trung tâm công nghiệp lớn: TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng,Thái Nguyên,....
3-Củng cố,dặn dò: (3 phút) -GV tổng kết giờ học.
-HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:Giao thông vận tải .
---------------------------------------------------------
Khoa học.
BÀI 26: ĐÁ VÔI.
I-Mục tiêu: Giúp HS :
-Nêu được 1 số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát , nhận biết đá vôi
II-Đồ dùng dạy học: -HS sưu tầm tranh, ảnh về các hang động đá vôi; Hình SGK.
 -Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: ( 5 phút) 
- Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nó?
- Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
2-Bài mời:
HĐ 1: ( 10 phút) Một số vùng núi đá vôi của nớc ta.
MT : HS kể được tên 1 số vùng núi đá vôi, cùng hang động của chúng 
+Làm việc theo nhóm 4
-HS quan sát hình minh họa trang 54 SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
-Em còn biết ở nước ta vùng nào có nhiều núi đá vôi và đá vôi?
+ Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
GV nhận xét và kết luận: Nước ta có nhiều vùng đá vôi với những hang động nổi tiếng như :Hương Tích( Hà Tây);Bích Động(Ninh Bình);Phong Nha(Q Bình) và các hạng động khác ở Vịnh Hạ Long (Q Ninh);Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) ; Hà Tiên (Kiên Giang)
Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trờng ở những hang động vì đây là những điểm du lịch nổi tiếng. Là điểm thu hút khách du lịch như : Động Phong Nha Kẻ Bàng : Động Hương Tích ; Vịnh Hạ Long. 
HĐ 2: ( 10 phút) Tính chất của đá vôi.
MT: HS biết QS hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
-HS hoạt động theo nhóm 2, cùng QS hình 4 ; 5 SGK trang 55.để hoàn thành bảng
Hình 4 và 5
 Mô tả hiện tượng
 kết luận
H 4. Cọ xát 1 hòn đá vôi vào 1 hòn đá cuội
Trên mặt đá vôi chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn, trên mặt đá cuội chỗ cọ xát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào. 
 đá vôi mềm hơn đá cuội.
H 5. Nhỏ vài giọt giấm(a xít loãng)lên 1 hòn đá vôi và 1 hòn đá cuội. 
Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì.Giấm hoặc a xít bị chảy đi.
Đã vôi t/d với giấm ( A xít loãng) tạo thành 1 chất khác và khí các bô ních sủi lên.
Đá cuội không có phản ứng với a xít
HS báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng và kết luận:
 Đá vôi không cứng lắm, dới tác dụng của a xít (giấm) thì đá vôi sủi bọt.
HĐ 3: ( 5 phút) ích lợi của đá vôi.
 MT : HS nêu đợc ích lợi của đá vôi.
-HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:Đá vôi dùng để làm gì?
HS trả lời, HS khác nhận xét và trả lời lại.
GV kết luận: Có nhiều loại đá vôi được dùng vào những việc khác nhau như : Lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, Tạc tượng, làm phấn viết...
3- Củng cố,dặn dò: (3 phút) 
-Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ,ta làm thế nào?
-GV nhận xét tiết học.Dặn HS học thuộc mục Bạn cần biết.
----------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu: Giúp HS: 
 Biết chia STP cho số tự nhiên. (BT 1 và 3)
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:(5phút) Gọi HS chữa bài.
Gọi 2 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào giấy nháp. 
 a. 45,5 : 12 b. 112,56 :21
2- Giới thiệu bài: (1 phút)
3- Thực hành: Hướng dẫn HS luyện tập: (28 phút)
46,827 9
 1 8 5,203
 027
 0
Bài 1: 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, GV giúp đỡ HS yếu rồi chấm chữa bài
 67,2 7
 4 2 9,6
 0
 3,44 4
 24 0,86
 0
 42,7 7
 0 7 6,1
 0
Bài 2 (HS NK): HS làm rồi chữa bài trên bảng lớp.
 22,44 18
 44 1,24
 84
 12
+Nếu rõ thương và số dư của phép chia (Thương là 1,24 ; số dư là 0,12 )
- Vì sao em xác định số dư là 0,12? (Chữ số 1ở hàng phần 10 , chữ số 2 hàng phần trăm
 Yêu cầu hs nêu số dư của phép chia 43,19 : 21 (HS trả lời : dư : 0,14)
Bài 3: Một HS làm một phép tính.
•Lưu ý : Khi chia mà còn số dư, ta có thể viết thêm số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia. 
GV nhận xét bài, sửa sai a/ 26,5 : 25 = 1,06 b/ 12,24 : 20 = 0,612
Bài 4: (HS NK) HS đọc đề toán, xác định dạng toán.
-HS tóm tắt bài toán và tự giải
Một bao gạo cân nặng số Kg là: 243,2 : 8 =30,4 (kg)
12 bao gạo cân nặng là: 30,4 x 12 = 364,8 (kg)
Đáp số: 364,8 (kg)
3-Củng cố,dặn dò: ( 2 phút) Nhận xét chung tiết học
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020.
Toán
Tiết 66 CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT
SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp cho HS;
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân và vận 
dụng trong giải toán có lời văn. ( BT số 1a; 2)
2- KN: Rèn kĩ năng thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tỡm được là một số thập phân và giải toán có lời văn
3- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong học tập.
 II. Hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)
- Kiểm tra theo nhóm 4. Nêu cách chia nhẩm 1STP cho 10, 100, 1000...
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.
2/ Giới thiệu bài (3 Phút): Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng, HS nối tiếp nêu tên bài học. 
3/ Bài mới (12 Phút) Hướng dẫn thực hiện phép chia. 
 VD1 HS đọc bài toán GV ghi bảng và HD để HS rút ra phép tính: 27 : 4=?
Yêu cầu HS thực hiện phép chia 27 : 4
Sau khi HS thực hiện phép chia còn dư, GV hướng dẫn cách thực hiện phép chia tiếp như sau:
 GV vừa nêu cách thực hiện phép chia vừa ghi lên bảng, HS theo dõi
 27 4 
 30 6,75(m) 
 20
 0	
HS nêu lại các bước thực hiện và cả lớp làm vào vở. 
VD2: GV nêu ví dụ: HS thực hiện vào vở, 1HS trình bày cách làm GV ghi bảng.
 43,0 52
 43 0 0,82
 140 
 36	
	• Thử lại: 0,82 x 52 + 0,36 = 43
 Hướng dẫn HS rút ra quy tắc, GV ghi bảng, 1 số HS đọc lại.
4/ Thực hành (13 Phút) 
Bài tập 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
	- Kết quả lần lượt là: a), 12 : 5 = 2,4 ; 23 : 4 = 5,75 ; 882 : 36 = 24,5
Bài tập 2: HS đọc đề toán, tóm tắt và giải.
	Tóm tắt	Giải
25 bộ hết: 70 m	 Số vải để may 1 bộ quần áo là: 70 : 25 = 2,8 (m)
6 bộ hết: ? m	 Số vải để may 6 bộ quần áo là: 2,8 x 6 = 16,8 (m)
	Đáp số: 16,8 m.
1b)HSNK 1,875; 6,25; 20,25.
Bài 3.(HS khá giỏi) HS nói rõ làm để viết các phân số dưới dạng STP. ( TS chia MS)
3 HS lên bảng trình bày, cả lớp nhận xét chốt lại KQ đúng. - HS làm 
 ; ; 
5/ . Củng cố dặn dò.(1 Phút) GV nhận xét chung tiết học
Tập đọc 
CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm toàn bài phân biệt lời người kể và lời các nhân vật thể hiện tính cách từng nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK )
- GD: HS biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)
- Kiểm tra theo nhóm 4. Đọc nối tiếp bài: Trồng rừng ngập mặn và nêu nội dung chính của bài.
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.
2/ Giới thiệu bài (3 Phút): GV cho HS quan sát tranh chủ điểm và giới thiệu về chủ điểm Vì hạnh phúc con người Chủ điểm của tuần này là “Vì hạnh phúc con người”. Các bài học trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, hậu, bệnh tật, vỡ sự tiến bộ, hạnh phúc của con người. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy được tình cảm yêu thương giữa con người..
3/ Bài mới: ( 25 Phút). Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
 HS1 Chiều hôm ấy tới cướp mất người anh yêu quý.
 HS2: Ngày lễ nô- en tới hi vọng tràn trề.
Hỏi: Truyên có những nhân vật nào? (Có 3 nhân vật: chú Pi-e,cô bé Gioan,chị cô bé.)
Tìm trong bài những từ ngữ khó đọc. HS nêu GV ghi bảng và hướng dẫn HS đọc từ khó: ( Pi-e, Nô-en, Gioan, chuỗi ngọc lam, rạng rỡ,...)
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
HS khác đọc phần chú giải; 
GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài 
Làm việc theo nhóm 4. Đọc bài, trả lời câu hỏi ở SGK và tìm ý mỗi đoạn?
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức các cá nhân báo cáo trong nhóm và rút ra câu trả lời đúng.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
1. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? (Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô kể từ khi mẹ mất).
Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?( Cô bé khônng đủ tiền mua chuỗi ngọc lam)
2. Chi tiết nào cho biết rõ điều đó? ( Cô bé mở khăn tay đổ lên bàn 1 nắm xu và nói đó 
là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô lúi húi gỡ mảnh giấy ghi 
giá tiền).
ý1: Cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và cô bé Gioan.
 3. Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi - e để làm gì? (Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé giá bao nhiêu tiền?)
 4. Vì sao Pi - e lại nói rằng em bế đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? (Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được)
+ Em nghĩ gì về các nhân vật trong truyện?(HS KG): (Họ là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm đem lại người vui cho người khác)
Nội dung chính của bài là gì?: (Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.)
ý2: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
c. Luyện đọc diễn cảm
2 HS nối tiếp nhau đọc lại toàn bài.
-GV hướng dẫn đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng giọng của các nhân vật.
-Hướng dẫn luyện đọc phân vai theo nhân vật
- Tổ chức cho HS luyện đọc hai phần theo cách phân vai theo nhóm 4
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.GV và các nhóm nhận xét, bình 
chọn nhóm đọc diễn cảm nhất.
4/ Củng cố dặn dò.(5 Phút)
- Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của bài ? GV nhận xét ghi bảng, một số HS nêu lại .- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn. 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
 I-Mục tiêu:
-HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5phút) HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp
GV nhận xét .
2-Bài mới: 
HĐ 1: ( 2 phút) Giới thiệu bài:
HĐ 2: ( 25 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Cho HS đọc đề bài. GV ghi đề bài lên bảng. (2 HS đọc đề bài, 2 HS đọc gợi ý.)
- HS đọc dàn ý phần tả ngoại hình.
-HS nhắc lại y/c viết đoạn văn:
+ Câu mở đoạn đó giới thiệu được người em định tả chưa?
+ Thân đoạn đó xỏc định được những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó chưa?
+ Đôi mắt của người đó như thế nào?
+ Mái tóc của người đó ra sao?
+ Ngoại hình của người đó như thế nào?
+ Câu kết đoạn đã nêu được tình cảm của em đối với người định tả chưa 
 * Gợi ý:	
+ Màu sắc, độ dày, độ dài của mái túc
+ Màu sắc, đường nét, cái nhỡn  của đôi mắt
+ Dáng người : thon thả, uyển chuyển 
+ Giọng núi: ồm ồm, trầm trầm, thanh thoỏt 
 Hoạt động 3: Luyện tập.
 + HS viết bài, GV giúp đỡ HS yếu.
-HS đọc đoạn văn đã viết.
VD : Chú Ba vẻ ngoài không có gì đặc biệt . Quanh năm ngày tháng, chú chỉ có trên người bộ đồng phục công an. Dáng người chu nhỏ nhắn, giọng nói cũng nhỏ nhẹ. Công việc bận, lại phức tạp, phải tiếp xúc với cả những đối tượng xấu nhưng chưa bao giờ thấy chú nóng nảy với một người nào. Chỉ có một điều đặc biệt khiến ai mới gặp cũng nhớ ngay là chú có tiếng cười rất lôi cuốn và một đôi mắt hiền hậu, trông như biết cười 
-GV và cả lớp nhận xét, bình chọn các đoạn văn hay
3-Củng cố, dặn dò: (3 phút) -GV nhận xét tiết học.
-Những HS viết đoạn văn cha đạt về nhà viết lại.
-------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2020.
Toán
Tiết 67: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. ( BT số 1; 3; 4)
II. Đồ dùng dạy học : Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy và học
1/ Bài cũ: (5 Phút). Kiểm tra theo nhóm 4. Hôm qua học bài gì ? Nêu quy tắc?
 Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.
2/ Giới thiệu bài. (1 Phút) Giới thiệu tiết luyện tập
3/ Thực hành: (30 Phút) Luyện tập
Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm bài cá nhân vào vở sau đó báo cáo trong nhóm rồi báo cáo trước lớp.
GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS chữa bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
 Bài tập 1. HS Làm bài vào vở. Lần lượt HS lên bảng làm. GV chốt lại kết quả đúng 
trên bảng
a) 5,9 : 2 + 13,06 = 2,95 + 13,06 = 16,01; b) 35,04 : 4 – 6,87 = 8,76 – 6,87 = 1,89
c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67 ; d) 8,67 4 : 8 = 34,68 : 8 = 4,335
- GV nhắc lại quy tắc, thứ tự thực hiện các phép tính.
Bài tập 3. : HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng nhóm. 
GV nhận xét 1 số bài và nhận xột bài ở bảng nhóm.
	 Giải:
	Chiều rộng hình chữ nhật là: 24 x = 9,6 (m)
	Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: (24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m)
	Diện tích mảnh vườn là: 24 x 9,6 = 230,4 (m2)
	Đáp số: 67,2 m; 230,4 m.
Bài 4: Cho HS tự làm và chữa bài. 
Trung bình mỗi giờ xe máy đi được số km là: 93 : 3 = 31 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là:103 : 2 = 51,5 (km)
Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy số km là: 51,5 – 31 = 20,5 (km)
 Đáp số: 20,5 km
Bài 2 ( HSNK) : GV gọi hai HS lên bảng tính: 8,3 x 0,4 = ? và 8,3 x 10 : 25 = ?
	- Gọi HS nhận xét kết quả hai phép tính vừa tìm được.
	- GV giải thích lí do: Vì 10 : 25 = 0,4
.a) 8,3 0,4 = 3,32 ; 8,3 10 : 25 = 3,32 b) 4,2 1,25 = 5,25 ; 4,2 10 :8 = 5,25
 c) 0,24 2,5 = 0,6 ; 0,24 10 : 4 = 0,6
4/ Củng cố dặn dò ( 2 Phút) GV nhận xét dặn dò
-------------------------------------------------
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu
- Nhận biết được các danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học BT2; Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu BT3; thực hiện được yêu cầu của BT 4 a, b, c.
- Thực hành sử dụng danh từ, đại từ trong các kiểu câu đã học.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút) Kiểm tra theo nhóm 4. Đăt một câu với một trong các cặp quan hệ từ đã học.
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.
2/ Giới thiệu bài (3 Phút): Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng, HS nối tiếp nêu tên bài học. 
3/ Thực hành ( 25 Phút) Hướng dẫn làm bài tập
Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm bài cá nhân vào vở sau đó báo cáo trong 
nhóm rồi báo cáo trước lớp.
GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS chữa bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
Bài tập 1: HS đọc nội dung BT. Trình bày định nghĩa danh từ chung và danh từ riêng 
đã học ở lớp 4. GV dán lên bảng tờ phiếu nội dung cần ghi nhớ, HS đọc lại.
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
- HS đọc lại đoạn văn và gạch 2 gạch dưới danh từ riêng, 1 gạch dưới danh từ chung.
- Gợi ý: + Danh từ riêng: Nguyên.
	 + Danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng, đàn, hát, mùa xuân, năm.
Chú ý: Các từ : Chị là chị gái của em nhé ! Chị là chị của em mãi mãi. là danh từ còn lại là đại từ xưng hô.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng. GV dán lên bảng tờ phiếu nội dung cần ghi nhớ, HS đọc lại.
Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
VD: Nguyễn Huệ, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Chợ Rẫy, Cửu Long, 
Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
VD: Pa-ri, An-pơ, Đa-nuýp, Vích-to Huy-gô, 
Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết hoa tên riêng Việt Nam.
VD: Quách Mạt Nhược, Bắc Kinh, Tâ Ban Nha, 
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc kiến thức cần ghi nhớ về đại từ. GV dán lên bảng tờ phiếu nội dung cần ghi nhớ, HS đọc lại.
+ Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày, nó, chúng nó, 
+ Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị em, cháu, thầy, bạn, 
- HS gạch dưới các đại từ xưng hô: chị, em, tôi, chúng tôi.
Bài tập 4: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GVHDHS xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? hay Ai thế nào? Ai là gì? Tìm xem trong mỗi câu đó, chủ ngữ là danh từ hay đại từ.
Gợi ý:
a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt.
b) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào? 
Một năm mới bắt đầu.
Nó đang đi chơi.
c) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
Chị là chị gái của em nhé!
d) Danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
Chị là chị gái của em nhé!
Chị sẽ là chị gái của em mãi mãi.
4/ Củng cố dặn dò:( 2 Phút) - Gv nhận xét tiết học
Về nhà học thuộc các kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
Đạo đức
Bài 6: KÍNH GIÀ,YÊU TRẺ(TIẾT 2)
I-Mục tiêu:
-HS nêu đợc những biểu hiện của lòng kính già,yêu trẻ.
-Thực hiện đợc một số việc làm thể hiện lòng kính trọng ngời già và yêu trẻ em. KNS: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ở ngoài xó hội.
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 phút) GV hỏi 1-2 HS:
- Vì sao chúng ta cần phải kính trọng người già, yêu quý em nhỏ?
- Chúng ta cần thể hiện lòng kính trọng người già, yêu quý em nhỏ như thế nào?
- Nhận xét chung
2-Bài mới:
HĐ 1: ( 8 phút) Nhận xét hành vi. Thảo luận nhúm
 -HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành BT nhận biết những hành vi,việc làm đúng; những hành vi việc làm sai trái trong VBT.
 -HS nêu kết quả thảo luận bằng cách giơ tay. Giáo viên kết luận 
 a: Em nên dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn 
công an để nhờ tỡm gia đỡnh của bộ. Nếu nhà em ở gần, em cú thể dẫn em bộ về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.
b: Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_phan_tri_du.docx