Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU:

Biết: - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,

- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

* Bài 1, bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Học sinh: Bảng con, SGK

2. Giáo viên: Bảng phụ viết Nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc46 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cách chơi: Lần lượt mội đội đưa câu hỏi cho đội bạn trả lời, theo vòng tròn, đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội 3 đố đội 4, đội 4 đố đội 1. Chơi như vậy 3 vòng. Các câu hỏi phải hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp, hoặc các sản phẩm của ngành này. Mỗi câu hỏi đúng tính 10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu đặt câu hỏi sai bị trừ 2 điểm, nếu trả lời sai bị trừ 2 điểm.
Khi kết thúc cuộc thi, đội nào có nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ về một số câu hỏi, câu trả lời:
1. Ngành khai thác khoáng sản nước ta khai thác được loại khoáng sản nào nhiều nhất (than).
2. Kể một số sản phẩm của ngành luyện kim (gang, thép, ...)
3. Cá hộp, cá đông lạnh, ... là sản phẩm của ngành nào? (Chế biến thuỷ, hải sản).
4. Ngành hoá chất tạo ta sản phẩm nào (Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng, sợi tổng hợp, nhựa tổng hợp....)
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3: Nghề thủ công
+ Dựa vào hình 2 em hãy kể tên một số nghề nổi tiếng của nước ta?
- HS Q/S SGK và nêu.
+ Nghề thủ công nước ta có vai trò
đặc điểm gì?
- Vai trò: Tận dụng lao động nguyên liệu, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, SXvà xuất khẩu.
- Đặc Điểm: Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng rãi khắp cả nước dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
Tranh ảnh
 (nếu có)
Tên nghề
thủ công
Các sản phẩm
Vật liệu
Địa phương có nghề
Gốm sứ
Bình hoa, lọ hoa, chậu cảnh, lọ lục bình, ....
Đất sét
Bát tràng (Hà Nội), Biên Hoà (Đồng Nai)
Cói
Chiếu cói, làn cói, hòm cói, tranh cói, ...
Sợi dây cói
Nga Sơn (Thanh Hoá); Kim Sơn (Ninh Bình).
Lụa Hà Đông
Vải lụa, khăn lụa, quần áo lụa, ...
Lụa tơ tằm
Hà Tây
Mây, tre, đan
Tủ mây, làn mây, lọ hoa, mành.
Cây mây, song, cây tre, ...
Kết luận: Nước ta có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm thủ công có giá trị xuất khẩu cao, nghề thủ công lại tạo nhiều việc làm cho nhân dân, tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. Chính vì thế mà Nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
+ Em hãy nêu một số nghề thủ công ở Sơn La mình?
- Dệt thổ cẩm, Gốm Mường chanh, Mây tre đan. gạch XD C/Xôm
- Tiểu kết toàn bài: HS nêu bài học.
4. Củng cố:
+ Ngành công nghiệp nước ta phát triển như thế nào?
Học sinh nêu
5. Dặn dò:
- Tổng kết tiểt học (khái quát ND bài).
- Dặn dò về nhà học bài, tìm hiểu và liên hệ thực tế địa phương.
- Chuẩn bị bài sau: Công nhgiệp (tiếp)
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe ghi nhớ.
Ngày dạy: Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
BUỔI SÁNG
Tiết 1
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.
* Bài 1 (a, c), bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, Bảng con, 
2. Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn ghi nhớ và nội dung bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
80, 9 x 10... 8, 09 x 100
13, 5 x 50... 1, 35 x 500
0, 456 x 1000... 4, 56 x 10
- HS lên bản làm bài tập.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Nhân một số thập phân với một số thập phân”
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b. Dạy học nội dung:
* Hướng dẫn nhân một số thập phân với một số thập phân:
Ví dụ 1
* Hình thành phép tính nhân một số thập phân với một số thập phân
- GV nêu ví dụ:
- HS nghe và nêu lại bài toán.
- Muốn tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- GV: Hãy đọc phép tính tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật.
- HS nêu: 6, 4 4, 8
- HS trao đổi với nhau và thực hiện:
6, 4m = 64dm 4, 8m = 48dm
 64
 48
 512
 256
 3072 (dm2 x)
3072dm2 = 30, 72m2
Vậy: 6, 4 x 4, 8 = 30, 72 (m2)
- Vậy 6, 4m nhân 4, 8m bằng bao nhiêu?
- HS: 6, 4 x 4, 8 = 30, 72 (m2)
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK.
 512
 216
 30, 72 (m²)
Em hãy so sánh tích 6, 4 4, 8 ở cả hai cách tính.
- Nêu điểm giống nhau và khác nhau ở hai phép tính này.
- Trong phép tính 6, 4 4, 8 = 30, 72 chúng ta đã tách phần thập phân ở tích như thế nào?
- Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của các thừa số và của tích.
* Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên:
+ 8 nhân 4 bằng 32, viết 2 nhớ 3.
+ 8 nhân 6 bằng 48, nhớ 3 là 51 viết 51.
+ 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1.
+4 nhân 6 bằng 24, nhớ 1 là 25 viết 25 + Hạ 2
+ 1 cộng 6 bằng 7 viết 7
+ 5 cộng 5 bằng 10, viết 0 nhớ 1.
- +2 thêm 1 là 3, viết 3
* Đếm thấy phần thập phân của cả hai thừa số có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra hai chữ số kể từ phải sang trái.
- Cách đặt tính cũng cho kết quả
6, 4 4, 8 = 30, 72 (m²)
- Giống nhau về đặt tính, thực hiện tính.
- Khác nhau ở chỗ 1 phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có.
- Đếm thấy ở cả hai thừa số có hai chữ số ở phần thập phân ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số từ trái sang phải.
- Các thừa số có tất cả bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân.
Ví dụ 2: Đặt tính và tính 4, 75 x 1, 3.
- 2 HS lên bảng, cả lớp vào giấy nháp.
 1425
 475
 6, 175
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét cách tính của HS.
- HS nhận xét bạn tính đúng/sai.
* Ghi nhớ
- Qua 2 ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số thập phân?
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
* Luyện tập - thực hành
Bài 1a, c HS K, G làm thêm b, d
- YC HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu yêu cầu
- Gọi HS lên bảng làm
- 4 HS lên bảng làm.
- Gọi học sinh nhận xét.
- HS nhận xét bài làm của bạn
- GVnhận xét và rút ra đáp án đúng:
c) a, 
- HS lắng nghe, sửa bài làm của mình lại cho đúng.
Bài tập 2: Gọi HS nêu YC bài.
- HS nêu YC bài
- GV treo bảng nội dung bài tập 2, YC HS tự làm bài tập.
- HS làm bài tập 2a
- GV chữa bài đưa ra đáp án đúng:
a
b
a × b
b × a
2, 36
4, 2
2, 36 × 4, 2 = 9, 912
4, 2 × 2, 36 = 9, 912
3, 05
2, 7
3, 05 × 2, 7 = 8, 235
2, 7 × 3, 05 = 8, 235
- HS theo dõi chữa bài.
+ Em hãy so sánh tích a x b và b x a khi a = 2, 36 và b = 4, 2.
+ Hai tích a x b và b x a bằng nhau và bằng 14, 112 khi a = 2, 36 và b = 4, 2.
+ Như vậy ta có a x b = b x a.
+ Hãy phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân.
+ Khi đổi chỗ các thừa số của một tích thì tích đó không thay đổi.
b) GV yêu cầu HS tự làm phần b.
- HS làm bài vào vở bài tập.
+ Vì sao khi biết 4, 34 x 3, 6 = 15, 624 em có thể viết ngay kết quả tính.
4, 34 x 3, 6 = 15, 624?
+ Vì khi đổi chỗ các thừa số của tích 4, 34 x 3, 6 ta được tích 3, 6 x 4, 34 có giá trị bằng tích ban đầu.
- GV hỏi tương tự với trường hợp còn lại.
- Yêu cầu học sinh rút ra tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân (như SGK)
- Rút ra t/c giao hoán của phép nhân các số thập phân
4. Củng cố:
- Qua bài các em đã được học về kiến thức gì?
- Nhân một số thập phân với một số thập phân và tính chất giao hoán của phép nhân.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe.
Tiết 2
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC TIÊU:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
* GDBVMT: GD HS kể lại Câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung về bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK
2. Giáo viên:chuẩn bị một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 5 HS kể nối tiếp từng đoạn truyện người đi săn và con nai
- 5 HS kể
- GV nhận xét
- HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
* Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài:
- 1 học sinh đọc đề bài:
Đề bài: Kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh đọc gợi ý ở SGK.
- HS đọc nối tiếp gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình đã chuẩn bị.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể.
- GV nhận xét, điều chỉnh nếu HS chọn truyện không đúng yêu cầu.
- HS nghe, sửa chữa.
- HS nhắc trình tự một câu chuyện theo gợi ý 2 trong SGK và treo bảng phụ có ghi các tiêu chí đánh giá và YC HS đọc to:
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ
+Câu chuyện ngoài SGK: 1đ
+Cách kể hay phối hợp giọng điệu tự nhiên, nét mặt, cử chỉ: 3đ
+Nêu đúng nội dung ý nghĩa câu chuyện: 1đ
+Trả lời được các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1đ
- Một HS đọc to trước lớp. Cả lớp theo dõi trên bảng.
* Thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- GV lưu ý HS trức khi kể:
+ Kể tự nhiên, nhìn các bạn đang nghe mình kể.
+ Với những chuyện dài các em chỉ kể 1- 2 đoạn để giành thời gian cho bạn khác kể.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi về câu chuyện.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- HS kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh thi kể chuyện trước lớp.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Mỗi học sinh kể xong đều trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cùng học sinh bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có nội dung câu chuyện hay nhất.
- HS nhận xét chọ bạn kể hay.
4. Củng cố:
+ Các câu chuyện các em kể có ý nghĩa chung là gì?
- Bảo vệ môi trường.
5. Dặn dò:
- Liên hệ thực tế việc làm.
- Tổng kết tiết học (nhăc lại ND bài). - Dặn dò HS về nhà kể cho người thân
- HS lắng nghe.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1
TẬP ĐỌC
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG 
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài).
* HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Học sinh: SGK
 2. Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết câu khó, đoạn khó, ý nghĩa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc bài thơ Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Em có cảm nhận gì về loài ong?
GV đưa tranh minh họa giới thiệu tên bài mới: Hành trình của bầy ong.
+ Ong là con vật chăm chỉ, chuyên cần, làm nhiều việc có ích, hút nhuỵ hoa làm nên mật ngọtcho người. thụ phấn cho cây đơm hoa kết trái. Loài ong rất đoàn kết làm việc có tổ chức.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b. Dạy học nội dung:
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc cả bài.
- Một HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.
- Bài có thể chia thành mấy đoạn?
- HS nhận biết 4 đoạn trong bài. Mỗi khổ thơ là 1 đoạn:
+ Đoạn 1: Với đôi cánh... ra sắc màu
+ đoạn 2: Tìm nơi thăm... không tên....
+ Đoạn 3: Bầy ong... vào mật thơm.
+ Đoạn 4: Chắt trong.... tháng ngày
- Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV đưa từ khó đọc: đẫm, thăm thẳm, bập bùng, rong ruổi, rù rì
- HS quan sát.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- HS lăng nghe, đọc cá nhân, đồng thanh.
- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc.
- HS nhận xét.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- GV đưa câu khó đọc
- HS quan sát.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
- HS đọc câu khó đọc
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Một HS đọc.
- GV giải thích thêm từ khó hiểu cho HS.
- HS lắng nghe.
- GV đọc mẫu cả bài, chú ý giọng đọc: giọng tha thiết, dàn trải, nhẹ nhàng cảm hứng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của bầy ong.
- HS lắng nghe.
*Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc toàn bài trả lời các câu hỏi.
- HS đọc nhẩm toàn bài.
+ Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
+ đẫm nắng trời, nẻo đường xa, bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
+ Hành trình: chuyến đi xa, dài ngày, nhiều gian nan vất vả
+ Thăm thẳm: nơi rừng rất sâu
GV: Hành trình của bầy ong là sự vô cùng tận của không gian và thời gian. Ong miệt mài bay đến trọn đời, con nọ nối tiếp con kia nên cuộc hành trình kéo dài không bao giờ kết thúc.
+ Bầy ong bay đến tìm mật ở nơi nào?
+ Ở rừng sâu, biển xa, quần đảo.
+ Những nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
* Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
* Nơi biển xa: hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
* Nơi quần đảo: loài hoa nở như là không tên.
+ Bập bùng: gợi tả màu hoa chuối đỏ như những ngọn lửa cháy sáng
+ Em hiểu câu thơ”Đâu nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”như thế nào?
+ Bầy ong rất chăm chỉ, giỏi giang, đến nơi nào cũng tìm ra được hoa để làm mật
+ Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói gì về công việc của bầy ong?
+ Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ chắt được vị ngọt, mùi hương những giọt mật tinh tuý
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài.
+ Ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời.
- Ghi nội dung chính của bài.
 (ý chính: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong)
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, cả lớp ghi nội dung của bài vào vở.
* Đọc diễn cảm
- Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc
- Nêu lại giọng đọc của bài
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn 4
- Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4.
- GV giúp HS xác định giọng đọc, đọc mẫu. nhấn giọng các từ:
Chất trong vị ngọt/ mùi hương//
Lặng thầm thay/ những con đường ong bay//
Trải qua mưa nắng với đầy/
Men trời đất/ đủ làm say đất trời//
Bầy ong giữ hộ cho người/
Những mùa hoa/ đã tàn phai tháng ngày. //
- HS lắng nghe.
- YC HS luyện đọc.
- HS làm theo YC.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm khổ thơ 4
- Thi đọc diễn cảm khổ 4
- Gọi HS nhận xét.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương bạn đọc hay.
- HS lắng nghe
4. Củng cố:
+ Qua hình ảnh của bầy ong tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Bảo vệ loài ong côn trùng có ích.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
- HS lắng nghe ghi nhớ.
Tiết 2
LỊCH SỬ
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO 
I. MỤC TIÊU:
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói", ”giặc dốt", ”giặc ngoại xâm".
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại”giặc đói", ”giặc dốt": quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ, ...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, 
2. Giáo viên: Phiếu thảo luận, các hình minh hoạ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: CM tháng tám năm 1945 thành công nước ta trở thành một nước độc lập. Song Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Dân tộc VN dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
* Hoạt động 1:Hoàn cảnh nước ta sau CM tháng 8
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu theo nhóm
- Làm bài vào phiếu theo nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cùng đọc SGK đoạn: từ cuối năm... nghìn cân treo sợi tóc
- HS thảo luận nhóm đôi, cùng đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao nói: ngay sau CM tháng 8 nước ta ở trong tình thế: Ngàn cân treo sợi tóc?
+ Nói nước ta ngàn cân treo sợi tóc là thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì:
- CM vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn, tưởng như không vượt nổi.
- Hoàn cảnh nước ta lúc đó như thế nào?
- Nạn đói 1945 làm hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn, hơn 90% người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe doạ nền độc lập
- GV nhận xét
- HS đàm thoại và trả lời câu hỏi sau:
- HS thảo luận cặp đôi đưa ra câu trả lời, lớp bổ sung.
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Ngày càng có nhiều đồng bào ta chết đói. Nhân dân ta không đủ hiểu biết để tham gia CM XD đất nước. Nguy hiểm hơn nếu không đẩy lùi được nạn đói và giặc dốt thì không đủ sức chống giặc ngoại xâm, nước ta lại có thể trở lại cảnh mất nước.
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?
+ Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước...
GV: Sau khi phát xít Nhật đầu hàng theo quy định của đồng minh, khoảng hơn 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch sẽ tiến vào nước ta để tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Lợi dụng tình hình đó, chúng muốn chiếm nước ta đồng thời quân Pháp cũng lăm le. quay lại xâm lược nước ta.
Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc Đảng và chính phủ ta đã làm gì để lãnh đạo nhân dân ta đẩy lùi giặc đói, giặc dốt? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
* Hoạt động 2:Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 trang 25, SGK
- HS quan sát
+ Hình chụp cảnh gì?
+ Chụp cảnh nhân dân ta đang quyên góp gạo
Hình 3 chụp một lớp học bình dân học vụ, 
- Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?
- Lớp bình dân học vụ là lớp dành cho những người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.
GVKL: + Đẩy lùi giặc đói. Lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm, để dành gạo cho dân nghèo. Chia ruộng cho nhân dân, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp. Lập quỹ độc lập, quỹ đảm phụ quốc phòng, tuần lễ vàng...
+ Chống giặc dốt. mở lớp bình dân học vụ. Xây thêm trường học, trẻ em nghèo được cắp sách tới trường
+ Chống giặc ngoại xâm. Ngoại giao khôn khéo để đẩy Tưởng về nước. Hoà hoãn nhượng bộ với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài
* Hoạt động 3:Ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân ta đẩy lùi mọi khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
- Khi đảng lãnh đạo CM vượt qua cơn hiểm nghèo, uy tín của chính phủ, Bác Hồ như thế nào?
+Nhân dân ta một lòng tin tưởng vào chính phủ, vào BH để làm CM
- HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa...
- GV KL và ghi bảng ý nghĩa
+ HS nêu
- Gọi HS đọc câu chuyện về BH trong đoạn: Bác Hoàng Văn Tí... Làm gương cho ai được
1 HS đọc lớp theo dõi.
+ Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác qua câu chuyện trên?
- HS nêu ý kiến của mình.
4. Củng cố:
- Đảng và Bác đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo?
- Sức mạnh đoàn kết của toàn thể cán bộ và nhân dân vượt qua mọi khó khăn thử thách, ...
5. Dặn dò:
- Tổng kết tiết học (k/q ND bài)
- Dặn dò về nhà sưu tầm thêm những câu truyện về Bác trong những ngày cùng nhân dân diệt giặc đói giặc dốt. học kĩ ND bài, 
- Chuẩn bị bài sau:Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước
- HS lắng nghe.
Tiết 3
TIẾNG VIỆT (TC)
LUYỆN ĐỌC: MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU:
-RÌn kü n¨ng ®äc tr¬n toµn bµi , biÕt ng¾t nghØ hîp lÝ.
- KÌm ®äc cho hs ®äc yÕu.
II. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY- HOÏC CHUÛ YEÁU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giíi thiÖu bµi .
2. Ph¸t triÓn bµi .
H§1: LuyÖn ®äc .
*MT: RÌn kü n¨ng ®äc tr¬n toµn bµi , biÕt ng¾t nghØ hîp lÝ..KÌm ®äc cho hs ®äc yÕu.
- Gv tæ chøc cho hs luyÖn ®äc .
H§2: Hoµn thµnh kÕ ho¹ch bµi d¹y.
- Hs luyÖn ®äc theo h×nh thøc c¸ nh©n, tæ, nhãm.
- C¶ líp b×nh chän c¸ nh©n , nhãm ®äc hay.
- Gv kÌm ®äc cho hs ®äc yÕu ( yªu cÇu ®äc tr¬n toµn bµi ) .
- Cho hs ®äc yÕu ®äc cÆp ®«i.
- Gv nhËn xÐt giê häc.
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 19 tháng 11 năm 2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
TiÕt 1
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Bi

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2017_2018.doc